• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ……… Tiết 8 Ngày giảng:…………..

CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG (TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI) BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu

1 Kiến thức

- Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2 Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên.

- Bảo vệ thiên nhiên, tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

* Tích hợp kĩ năng sống

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

3 Thái độ

- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.

- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

4. Phát triển năng lực

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.

* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vài trò quan trọng của thiên nhiên.

- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

- Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục.

* Tích hợp tư tưởng HCM

- Lời dạy của Bác về tình yêu thiên nhiên: “Rừng là vàng...rất quý”.

* Giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

- Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vài trò quan trọng của thiên nhiên.

- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

- Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục

* Giáo dục pháp luật

- Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

- Thái độ: Biết chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: + SGK, SGV, giáo án, sử dụng máy chiếu, tranh ảnh về thiên nhiên, clip về Tam Đảo, hậu quả của thiên nhiên bị tàn phá.

(2)

+ Điều 12 – Luật bảo vệ rừng năm 2009, Điều 183 – Bộ luật Hình sự năm 2009, bản đồ Việt Nam.

* Học sinh: SGV, vở, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới.

III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp dạy học

- Quy nạp, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề, lấy ví dụ, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

2. Kĩ thuật dạy học

- Chia nhóm, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

- Năng lực: tự học, tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức (1) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

* Câu hỏi:

? Thế nào là biết ơn? Nêu một số hành vi của bản thân thể hiện sự biết ơn?

? Ý nghĩa của lòng biết ơn?

* Đáp án:

- Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm, những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình người có công với dân tộc, đất nước.

- HS lấy ví dụ đúng, hợp lí.

- Ý nghĩa: Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

3 Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’)

GV chiếu hình ảnh về thiên nhiên đất nước.

HS quan sát.

? Trước những bức tranh này em có cảm xúc gì?

HS: Vui và tự hào

HS: Thiên nhiêm xung quanh ta rất đẹp, con người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên GV giới thiệu bài

Môi trường, thiên nhiên xung quanh chúng ta rấ đẹp, vậy thiên nhiên là gì, chúng ta phải bảo vệ nó ra sao...-> tìm hiểu bài 7.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc - Thời gian: 10 phút

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc “Một ngày chủ nhật bổ ích”

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp,thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút - Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu

GV: Gọi HS đọc truyện “Một ngày chủ nhật bổ ích”.

HS: Đọc -> GV nhận xét.

? Truyện kể về sự việc gì?

HS: Truyện kể về chuyến tham quan Tam Đảo.

(Tích hợp kiến thức môn Địa lí)

? Tam Đảo thuộc tỉnh nào ở nước ta?

1 Truyện đọc

“Một ngày chủ nhật bổ ích”

* Đọc

* Nhận xét

(3)

HS: Vĩnh Phúc

GV: Chiếu bản đồ Việt Nam, giới thiệu cho HS vị trí

tỉnh Vĩnh Phúc và địa danh Tam Đảo.

? Những chi tiết nào trong bài nói lên cảnh đẹp của quê hương đất nước?

Thảo luận cặp đôi (2’) Đại diện cặp trình bày

HS: ... Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn.

Dãy núi Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương.

Càng gần Tam Đảo cây xanh càng nhiều.

GV: Chiếu hình ảnh thiên nhiên Tam Đảo HS: quan sát, phát biểu cảm nghĩ.

? Khi du lịch Tam Đảo, các bạn học sinh đã có cảm xúc và suy nghĩ gì?

HS: - Thốt lên “Ôi, đẹp quá! Thiên nhiên thật hùng vĩ”...

- Tâm trạng vui tươi, thoải mái, thấy người khỏe ra vì hít thở không khí trong lành.

- Thấm thía lời cô giáo chủ nhiệm: “Đi tham quan nhiều nơi...đẹp lắm”.

GV: Chiếu Clip về Tam Đảo.

? Qua đây, em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của Tam Đảo?

HS: Phát biểu

? Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì?

HS: Qua câu chuyện trên em thấy yêu quê hương, đất nước mình hơn, cần phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường khỏi bị tàn phá, ô nhiễm….

GV: Thiên nhiên nước ta thật đẹp, chúng ta phải có ý thức trách nhiệm, bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.

=> Thiên nhiên Tam Đảo rất đẹp và hùng vĩ.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học:

- Thời gian: 10 phút

- Mục đích: HS hiểu được thiên nhiên là gì? Vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống của chúng ta như thế nào.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, của Quảng Ninh mà em đã từng được đến tham quan? Cảm nghĩ của em về những nơi đó?

HS: Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Mũi Né, Tam Cốc Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương…. Khi thăm những danh lam thắng cảnh đó em thấy thật tự hào vì đất nước , quê hương mình tươi đẹp vô cùng.

GV: Chiếu hình ảnh các cảnh đẹp của Việt Nam, tỉnh Quảng

2 Nội dung bài học

a Thiên nhiên là gì?

(4)

Ninh.

HS: Quan sát

? Những cảnh đẹp của thiên nhiên có phải do con người tạo ra không?

HS: Không, có sẵn trong tự nhiên.

? Vậy em hiểu thiên nhiên là gì?

HS: Suy nghĩ, trả lời Thảo luận bàn (2’)

? Vậy theo em, yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là

như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể?

HS: Trả lời

(VD: bảo vệ rừng, trồng rừng, ngăn chặn phá rừng, xây dựng thủy điện có kế hoạch, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí...)

GV: Nhận xét, chiếu một số biểu hiện đặc trưng của yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên: Sống gắn bó, gần gũi với thiên nhiên; tôn trọng bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục những hạn chế do thiên nhiên gây ra.

* Giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

- Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vài trò quan trọng của thiên nhiên.

- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

- Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục

? Thảo luận bàn: Vì sao chúng ta phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên (gợi ý: thiên nhiên có cần thiết cho cuộc sống con người không? Con người có thể tồn tại, phát triển nếu không có thiên nhiên hay không)? Vì sao?

HS: Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, không có thiên nhiên thì con người sẽ không tồn tại và phát triển được, thiên nhiên cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Vì thiên nhiên cho con người không khí để hít thở, để rèn luyện sức khỏe, để vui chơi giải trí, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu tinh thần. Thiên nhiên tốt là điều kiện để các nghành kinh tế công – nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch phát triển...

- Thiên nhiên bị ô nhiễm...sẽ gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu: đời sống khó khăn, thiệt hại về người và của...

GV: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng, là tài sản vô giá với cuộc sống con người. Nó cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống: tài nguyên đất, nước, không khí, động, thực vật, khoáng sản...; đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Không có thiên nhiên con người không thể tồn tại được.

=> Khẳng định: chúng ta phải yêu thiên nhiên, sống hòa

- Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi...

b Vai trò của thiên nhiên

- Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người.

(5)

hợp với thiên nhiên.

? Thực trạng thiên nhiên ở nước ta hiện nay như thế

nào?

HS: Thiên nhiên đang dần bị hủy hoại bởi các tác động tiêu cực của con người:

- Vứt rác bừa bãi, đỗ rác thải không đúng nơi quy định.

- Chặt phá rừng bừa bãi. Đốt rừng làm nương rẫy.

- Săn bắt động – thực vật quý hiếm.

- Ô nhiễm nguồn nước do rác, nước thải…

GV: Chiếu đoạn băng về cuộc sống của con người và động vật trên Trái Đất khi tự nhiên bị hủy hoại.

? Hậu quả của việc phá hoại thiên nhiên là gì?

HS: Thiên nhiên bị tàn phá, ảnh hưởng đến môi trường sống, thiên tai, lũ lụt đe dọa…. .

GV: - Liên hệ một số hậu quả do biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gây ra và do sự thai thác thiên nhiên, xây dựng... không hợp lí của con người + chiếu hình ảnh: mưa thất thường, cường độ lớn (Quảng Ninh và một số tỉnh miền núi phía Bắc), triều cường (TP HCM), hạn hán (Ninh Thuận, Bình Thuận)...

- Cung cấp thông tin: Theo thống kê của Ban phòng chống lụt bão Trung ương: trong năm 2013 cả nước ta có 245 người chết; 173 830 ha lúa bị ngập nước...Tổng thiệt hại do bão lũ gây ra là 12 520 tỷ đồng. Riêng trận mưa, lũ lịch sử tại Quảng Ninh vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015, ước tính thiệt hại lên tới gần 2000 tỉ đồng, hơn 17 người chết, nhiều vùng bị cô lập, khai thác than đình trệ.

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

? Thiên nhiên vô cùng quan trọng tuy nhiên nó đang bị hủy hoại từng ngày. Em hãy đề ra một số biện pháp nhằm phát triển và bảo vệ thiên nhiên (cho bản thân, gia đình và xã hội)?

* Giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường

- Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vài trò quan trọng của thiên nhiên.

- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

- Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục

HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày ->

các nhóm khác bổ sung ->

- Bảo vệ, phát triển: Tổ chức trồng cây; không vứt rác bừa bãi; không gây ô nhiễm môi trường; tiết kiệm tài nguyên; xây dựng trường lớp, địa phương “xanh, sạch, đẹp”; chống hiện tượng hiệu ứng nhà kính, tuân thủ các điều luật về môi trường...

- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Tố cáo,

c Trách nhiệm của công dân

- Cần phải yêu thiên nhiên, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.

(6)

phê phán... hành vi gây hại đến thiên nhiên.

- Yêu, sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên: Khai thác thiên nhiên phải gắn với khôi phục, phát triển, không làm mất cân bằng tự nhiên...Như xây dựng các không gian xanh trong thành phố, trong các khu công nghiệp,...; đi tham quan dã ngoại để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, biết thích ứng với thời tiết, điều kiện tự nhiên...

GV: Chiếu một số quy định của pháp luật:

Tích hớp giáo dục pháp luật

- Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

- Thái độ: Biết chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Điều 12: Luật bảo vệ rừng năm 2000

1. Cấm chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

2. Cấm săn, bắn, buôn bán, giết mổ động vật rừng trái phép.

3. Cấm khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng.

- Điều 183: Bộ luật hình sự năm 2009

Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù

từ 5 tháng đến ba năm.

? Ở địa phương, ở trường em đã tham gia những hoạt động gì để bảo vệ thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

HS: Lao động quét sân trường, chăm sóc bồn hoa, trồng cây, nhặt rác ở bãi biển... Cùng xây dựng, bảo vệ cảnh quan, sự

toàn vẹn của vịnh Hạ Long – Kì quan thiên nhiên thế giới, đưa hình ảnh Hạ Long tưới đẹp đến bạn bè năm châu.

Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh

? Bác Hồ của chúng ta đã có lời dạy nào về việc bảo vệ thiên nhiên môi trường? Em hiểu gì về lời dạy đó?

HS: Lời dạy của Bác về tình yêu thiên nhiên: - Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.

- Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

- ...phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình.

=> nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò to lớn của thiên nhiên (rừng) được ví như vàng, vừa giá trị, vừa quý hiếm: giúp phát triển lâm nghiệp, che chắn, bảo vệ mùa màng, làng quê, giữ nguồn

* Một số biện pháp:

+ Phải bảo vệ, phát hiển thiên nhiên: rừng, các loài động vật quý hiến...; khai thác thiên nhiên hợp lí.

+ Phản đối, tố cáo những hành vi phá hoại thiên nhiên.

+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

...

(7)

nước... Không chỉ khai thác mà còn phải biết bảo vệ, xây dựng, phát triển nó.

? Em làm gì để sống hòa hợp với thiên nhiên.

GV: Như vậy chúng ta phải biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên mà trước tiên đó chính là yêu vẻ đẹp tự nhiên của quê hương đất nước, từng tấc đất, mỗi rừng cây, biết phát huy các thế mạnh tự nhiên của địa phương đồng thời cùng chung tay bảo vệ, phát triển tự nhiên...

* Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian: 15 phút

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV: HS đọc bài tập a, HS xác định yêu cầu bài tập và đưa ra đáp án đúng.

Thảo luận nhóm bàn (5’)

- Mùa hè cả nhà Thuỷ thường đi tắm biển ở Sầm Sơn.

- Lớp Tuấn tổ chức đi cắm trại ở… cỏ xanh như tấm thảm.

Trường Kiên tổ chức đi tham quan Vịnh Hạ Long…

- Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây và hoa trong vườn.

GV: Nhận xét, cho điểm.

Bài b

Vẽ tranh cảnh đẹp thiên nhiên em đã từng đến.

HS vẽ tranh thuyết trình tranh Nộp bài cho GV chấm

3 Bài tập

Bài tập a (sgk/17) Đáp án : a, b, c, d

Bài b

4. Củng cố (1’)

HS: Nhắc lại những nội dung cần nhớ trong bài.

5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới (2’)

* Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc nội dung bài học và hoàn thành bài tập trong vở bài tập.

- Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh, vẽ tranh về phong cảnh thiên nhiên đất nước.

* Chuẩn bị bài mới: Ôn lại kiến thức các bài đã học: Bài 1 -> bài 7, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết V. Rút kinh nghiệm

………...

………

………...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học được bài học về tình yêu với thiên nhiên của Bác Hồ - Biết làm các công việc thể hiện tình yêu với thiên nhiên - Học sinh có thái độ yêu thiên nhiên và bảo

Các bạn được bình chọn, giới thiệu sản phẩm

- Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên thiên,và biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên

Để bảo vệ sức khỏe cho người và động vật cũng như duy trì sự sống cho thực vật, chúng ta cần phải làm gì.. Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước

Thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên(sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí,…)... 1, Hiện

C- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ quyền được sống và phát triển trong môi trường an toàn, trong lành của trẻ

C- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ quyền được sống và phát triển trong môi trường an toàn, trong lành của trẻ

Câu hỏi trang 60 sgk Địa Lí 12: Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta..