• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:13 / 11 / 2020

TiÕt 8

Bài 7

YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

-HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên - Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Biết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

b Kĩ năng sống:

- Kĩ năng giao tiếp; ra quyết định, phên phán...

3. Thái độ:

- Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên thiên,và biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

* Giáo dục đạo đức: Yêu thiên nhiên, tích cực trong việc bảo vệ thiên nhiên.Trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống. Phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên

* Giáo dục PBGDPL: Pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

* Giáo dục bảo vệ môi trường

+ Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

+ Vai trò quan trọng của thiên nhiên.

+ Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.

+ Những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

+ Những việc làm phá hoại thiên nhiên cần phê phán, khắc phục.

4. Những năng lực cơ bản cần đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán.

II. Tài liệu và phương tiện.

(2)

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tư liệu.

- Cập nhật những thơng tin mới nhất về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và những số liệu mới nhất về mơi trường.

Ví dụ :

- Thiệt hại ở đồng bằng sơng Cửu Long do lũ lụt gây ra.

- Luật bảo vệ mơi trường của nhà nước CHXHCNVN

- Kế hoạch trồng 7 triệu ha rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn. Kế hoạch phủ xanh đồi núi trọc..

- Những lâm tặc phá rừng, những kẻ làm ăn phi pháp khai thác tài nguyên bừa bãi.

- Sưu tầm ảnh, băng hình về sự phá hoại rừng, tác hại của việc phá hoại thiên nhiên đã gây ra báo lụt, ơ nhiễm mơi trường, thiếu lương thực thiếu nước ngọt...

III. Phương pháp v à ki ̃ t huật da ̣ y ho ̣ c : 1. Phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhĩm - Giải quyết vấn đề.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình....

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật động não.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Phân tich video - Giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: ( 1').

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

6C 18 / 11 / 2020

6B 18 / 11 / 2020

6C 18 / 11 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5').

(? )Thế nào là biết ơn?

- Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, với đất nước.

( ?) Chúng ta cần biết ơn những ai?

-Tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dưỡng ta.

(3)

- Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta.

- Biết ơn những người đã giúp đỡ ta những lúc khó khăn, hoạn nạn. Những người đã mang đến cho ta điều tốt lành.

- Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

- Biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu vấn đề

GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đĩ GV dẫn dắt vào bài.

Ví dụ các cảnh đẹp về vịnh Hạ Long, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Động Phong Nha Kẻ Bàng, Bến Nhà Rồng..

? Thơng qua những cảnh đẹp đĩ em cĩ cảm xúc và suy nghĩ gì ?

- Để tìm làm tăng thêm vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên tươi đẹp quanh ta cơ cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hơm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần đặt vấn đề. (10’)

- Mục tiêu: phân tích thơng tin và quan sát ảnh thấy được những hành động, việc làm của việc sống chan hịa với mọi người.

- Hình thức dạy học: tình huống

- Phương pháp, kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận nhĩm,tự liên hệ, - Kĩ thuât: động não, chia nhĩm

Hoạt động của G và H Nội dung

GV: Gọi HS đọc truyện sgk.

GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận nhĩm

Nhĩm 1 :

? Ngày chủ nhật nhân vật “tơi”

được đi đâu? Tâm trạng như thế nào?

H: “Tơi” tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi.

? Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào?

H : Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng.

Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng.

GV chiếu hình ảnh cảnh Tam Đảo.

1. Truyện đọc :

“ Một ngày chủ nhật bổ ích ” ( SGK/16)

(4)

Giáo dục bảo vệ môi trường

-Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.

- Vai trò quan trọng của thiên nhiên

* Nhóm 2

? Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên?

H: Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất trước cảnh đẹp thiên nhiên.

? Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người?

- Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.

- Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, cung cấp cho con người vật chất để tồn tại.

* Nhóm 3

? Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì.

Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng.

? Qua truyện đọc em rút ra được bài học gì cho mình?

H: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

Giáo dục đạo đức: Yêu thiên nhiên, tích cực trong việc bảo vệ thiên nhiên.

(5)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (13’)

- Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện, việc làm,ý nghĩa và cách rèn luyện cách yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên

- Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

GV chiếu một số hình ảnh thiên nhiên

?Em hiểu thiên nhiên gồm những gì?

H : Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động - thực vật

GV chốt:

Thiên nhiên tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

Giáo dục bảo vệ môi trường

? Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết?

H : Hạ Long, Phong Nha, rừng Cúc Phương..

GV tích hợp Bình chọn Vịnh Hạ Long- Kì quan thiên nhiên mới của thế giới.

? Yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên là gì?

Lấy ví dụ cụ thể.

H trả lời: bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh...

GV nhận xét, chốt:

GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận Nhóm 1,2:

?Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của

2. Nội dung bài học a.Khái niệm

-Thiên nhiên :là một bộ phận của tự nhiên, bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động - thực vật, khoáng sản...

- Yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên là: sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ, không làm những điều có hại, biết khai thác từ thiên nhiên, khắc phục và hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. là sự

gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

(6)

con người như thế nào? Cho ví dụ?

Nhóm 3,4

?Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá?

Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm báo cáo Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, chốt.

- Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại .

- Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.

- Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

GV: Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm cho cuộc sống của con người gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thiệt hại về tài sản, tính mạng...

Vì vậy con người phải biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

GV: chiếu và cho hs quan sát 2 bức tranh và một đoạn video

Tranh 1: Rừng bị đốt phá

Tranh 2: Chúng em tham gia phủ xanh đồi trọc.

Clip: Trận lũ lịch sử ở Tiên Yên -2009

? Em hãy nhận xét hành động của con người đối với thiên nhiên qua các bức tranh và đoạn video trên?

HS: nhận xét từng bức tranh và đoạn clip.

GV: chốt lại:

* Tranh 1: Hành động tàn phá thiên nhiên của con người để phục vụ cuộc sống của mình, con người đã vô tình huỷ hoại rừng, làm mất cân bằng sinh thái. -> hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (vi phạm pháp luật)

*Tranh 2: Thể hiện hành động bảo vệ, giữ gìn và tái tạo thiên nhiên của con người-> thể hiện tình yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên của của con người.

b. Vai trò của thiên nhiên:

+ Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.

+ Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người.

(7)

*Tranh 3: Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên mà con người phải gánh chịu.

(GV nhấn để liên hệ thực tế địa phương:

? Suy nghĩ của em khi nhìn thấy cảnh Tiên Yên sau cơn lũ?

-> Sợ, buồn...

TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT

? Trách nhiệm của em và mọi người với thiên nhiên?

H : bản thân không phá hoại cây cối, tuyên truyền giải thích, vận động bạn bè, gia đình yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên...

GV: Để tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chúng ta cần nắm được một số những điều luật sau:

- Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Điều 6, điều 7- Những điều nghiêm cấm)

(GV chiếu nội dung điều luật lên máy chiếu, và giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường và thiên nhiên)

* Học sinh liên hệ.

? Nêu những tấm gương điển hình thể hiện tình yêu với thiên nhiên?

H: Bác Hồ (Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân)

Sau câu trả lời của H , GV chiếu một số hình ảnh tương ứng. Hình ảnh Bác Hồ trồng cây, gd HS học tập noi gương Bác.

GV y/c HS xử lí tình huống.

Tình huống: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đang định đổ một xô dầu nhớt cũ xuống sông.

? Em có đồng tình với việc làm của anh thanh niên không? Vì sao?

? Em sẽ xử lí thế nào? Vì sao lại xử lí như vậy?

H: Không đồng tình. Em sẽ khuyên người thanh niên không hành động như vậy và nói cho anh ta biết về vai trò của thiên nhiên cũng như những quy định của pháp luật về bảo vệ thiên nhiên. Nếu anh thanh niên đó vẫn đổ xô nhớt xuống sông thì em có thể đi báo cho

3. Trách nhiệm của con người:

- Phải tuyên truyên, bảo vệ thiên nhiên.

- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.

(8)

người có thẩm quyền để giải quyết ( trưởng thôn,trưởng khu phố...)

? Hãy đánh giá thái độ, hành vi của em và các bạn đối với thiên nhiên?Từ đó em rút ra được điều gì.?

H tự đánh giá: có bạn có ý thức tốt song bên cạnh đó có nhiều bạn chưa có ý thức giữ gìn , bảo vệ thiên nhiên->cần tích cực bảo vệ thiên nhiên...

? Hãy nêu các hoạt động của lớp, trường, địa phương em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường?

H trả lời : Đổ rác đúng nơi quy định, trồng cây xanh trong lớp tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, tắt máy khi gặp đèn đỏ ( đồng thời là hành vi tiết kiệm năng lượng)....

?Có bạn hs cho rằng làm điều đó vì đó là nội quy của trường. Thấy có GV thì để rác đúng nơi, không thấy thì vứt ngay ra hành lang...

Theo em các bạn đó có phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên ko? Vì sao

H: Các bạn đã không yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên vì cần gần gũi với thiên nhiên, tự

nguyện, nhiệt tình tham gia các hoạt động.

? Em đi qua thấy rác trên hành lang, em cúi xuống nhặt. Các bạn xung quanh trêu. Em sẽ làm gì?

H: Không xấu hổ, mà vẫn làm tiếp việc của mình. Sau đó em sẽ nói cho các bạn biết đấy là việc làm bảo vệ môi trường, khuyên các bạn lần sau cần làm như mình...

GVKL: Bằng những việc làm thiết thực, các em hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình.

Giáo dục những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên và những việc làm phá hoại đến thiên nhiên cần phê phán, khắc phục

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

(9)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm tự chủ và thiếu tự chủ, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính tự chủ. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

? Đọc yêu cầu BT a/ 22?

- Hai HS em lên bảng - so sánh, nhận xét.

- Bổ sung, định hướng, diễn giải.

?Xây dựng kế hoạch giữ gìn bảo vệ môi trường như thế nào?

- Không xả rác bừa bãi.

- Không phá hoại cây xanh.

- Không vứt rác xuống sông, làm ô nhiễm môi trường.

- Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Nhắc nhở bạn bè, mọi người giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

- Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không đốt phá rừng bừa bãi ( Yêu cầu về nhà hoàn thiện, bổ sung).

học sinh bộc lộ)

3. B ài tập Bài 1

A, Những đáp án đúng.

Câu 1, 2, 3, 4: X.

4. Củng cố:4’

- Gv yêu cầu HS trình bày sản phẩm tranh ảnh sưu tầm ( đã được yêu cầu chuẩn bị từ tiết trước) gắn lên bảng theo hai chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp và thiên nhiên nổi giận.

GV nhận xét phần chuẩn bị của HS.

? Chúng ta nên xây dựng một đất nước với khung cảnh thiên nhiên nào trong hai chủ đề trên?

GV Kết luận: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá, là nguồn sống của con người.

Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sống hoà hợp với thiên

nhiên là sống gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng, không làm trái quy luật thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con ngưòi, mặt khác biết tìm cách khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.

(10)

5. Hướng dẫn về nhà:1’

- Ôn lại bài “ Tiết kiệm, Tôn trọng kỉ luật, Biết ơn, Yêu thiên nhiên đã học để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 16 tháng 11 năm 2020

Vũ Thị Nhung

TiÕt 10

Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI

Ngày soạn: 21 / 11 / 2020

(11)

I. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người . - Nêu được ý nghĩa sống chan hoà với mọi người .

* Giỏo dục đạo đức:

- Thương yờu, chia sẻ và giỳp đỡ lẫn nhau một cỏch õn cần, chu đỏo.

- Cú nhu cầu sống đoàn kết chan hũa với tập thể, lớp, trường với mọi người trong cộng đồng và cú mong muốn giỳp đỡ bạn bố để xõy dựng tập thể đoàn kết.

2. Kĩ năng:

a.Kĩ năng bài học:

- Biết sống chan hoà với bạn bè và mọi người xung quanh b..Kĩ năng sống:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ - Kĩ năng giao tiếp ứng xử.

- Kĩ năng phản hồi,lắng nghe tích cực

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khác

3. Thái độ: ĐOÀN Kấ́T, HỢP TÁC, YấU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM

- Có kĩ năng giao tiếp, ứng cử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết là cha mẹ, anh em, thầy cô giáo, bạn bè.

- Yêu thích lối sống vui vẻ,chan hoà với mọi người.

4. Những năng lực cơ bản cần cú ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tỡm kiếm và xử lớ thụng tin, hợp tỏc, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phờ phỏn, đỏnh giỏ.

II.Tài liệu ph ư ơng tiện:

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- Sưu tầm báo, ảnh theo chủ đề.

- Tài liệu về các đợt giao lưu truyền thống của từng lớp, của thiếu nhi Việt Nam với bạn bè quốc tế.

III.Ph ư ơng pháp và cỏc kĩ thuọ̃t dạy học : 1.Phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhóm - Giải quyết tình huống

- Nghiên cứu trường hợp điển hình - Tổ chức trò chơi sắm vai.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật đọng não

- Kĩ thuật lược đồ tư duy - Kĩ thuật hỏi đáp

-Trình bày một phút IV.Tiến trình giờ dạy:

1.Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

6A 25 / 11 / 2020

(12)

6B 25 / 11 / 2020

6C 25 / 11 / 2020

2. Kiểm tra bài cũ ( Đan xen trong quá trình dạy)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(3phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

GV: Cho HS đọc câu chuyện.“Ở làng nọ, có 2 anh em sinh đôi. Người em dễ chịu, luôn gần gũi quan tâm đến mọi người ; người anh thì lạnh lùng, chỉ biết mình, không quan tâm đến ai. Trong một lần, xóm của 2 anh em ở xảy ra hỏa hoạn.

Cả làng ai cũng tham gia giúp đỡ người em, còn người anh chẳng ai để ý đến.

Trong lúc đó, chỉ có mỗi người em quan tâm giúp đỡ anh của mình, người anh thấy vậy buồn lắm, hỏi người em : “Vì sao mọi người không ai giúp đỡ anh nhỉ

?”

Ä Nếu là người em, em sẽ trả lời ra sao?

HS: Trả lời.

GV: Để làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, ta phải làm gì? => cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (12’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính liêm khiết qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

Hoạt động của G và H Nội dung

GV : Gọi học sinh có giọng đọc tốt đọc phần truyện đọc

? GV: tổ chức HS thảo luận nhóm

Chia lớp thảo luận nhóm ứng với 2 câu hỏi sau:

GV: Yêu cầu HS đọc truyện đọc.

- Sử dụng kĩ thuật chia nhóm: Cho học sinh Nhóm 1

? Những cử chỉ, lời nói nào của Bác Hồ chứng tỏ Bác sống chan hòa, quan tâm tới mọi người ?

- Đi thăm hỏi đồng bào vùng khó khăn.

Quan tâm đến cụ già, em nhỏ. Cùng ăn, làm

1. Truyện đọc:

“Bác Hồ với mọi người”

(13)

việc, vui chơi học tập, tập TDTT Nhóm 2

?Tình huống nào khiến em thêm yêu quý và cảm phục Bác?

- Việc Bác tiếp cụ già ân cần, chu đáo.

? Thể hiện qua những cử chỉ, lời nói nào?

- Thăm hỏi, mệt vẫn nhỏ nhẹ, ân cần.

Ä Có nhiều ý kiến khác nhau. Để biết ý kiến nào là đúng, các em vào bài học.

? Nhận xét về mối quan hệ bạn bè của lớp mình?

Nhiều bạn có lối sống chan hòa với mọi người.

- Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm

- Hs thảo luận rồi lên trình bày, các nhóm cử

đại diện lên trình bày

- Các nhóm quan sát, bổ sung - GV nhận xét, chốt kiến thức

ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM

* Nhận xét

- Bác Hồ: Quan tâm, chan hoà với mọi người.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là sống chan hòa với mọi người, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện biết sống chan hòa với mọi người như thế nào

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

GV cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM

?Vậy, em hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người?

Sống chan hòa là:

- Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người.

- Sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

2. Nội dung bài học:

a. Khái niệm:

(14)

Cho hs chơi trò tiếp sức trong 3p, tìm biểu hiện về lối sống chan hòa với mọi người.

HS:

- Đối xử chân thành, cởi mở vui vẻ.

- Trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau.

- Thương yêu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau một cách ân cần, chu đáo.

- Thường xuyên quan tâm và tham gia tích cực các hoạt động, công việc của lớp.

Ä Biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị, để bạn bè vui lòng chấp nhận, tiếp thu ; tránh tình trạng “bé xé ra to”.

? Hành vi thể hiện lối sống không chan hòa với mọi người ?

HS:

- Lợi dụng lòng tốt của nhau.

- Đố kị, ghen ghét, ganh tị với bạn.

- Không dám góp ý cho ai vì sợ mất lòng.

- Không dám phát biểu, nói lên quan điểm của mình.

- Nói xấu nhau, đối xử ích kỷ, nhỏ mọn, chấp nhặt.

? Vì sao cần sống chan hòa với mọi người ? HS: Cần sống chan hòa với mọi người, vỡ :

- Sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, gần gũi hơn.

- Tiếp thu kinh nghiệm, ý kiến của nhiều người -> học hỏi để tự nâng cao hiểu biết về cuộc sống cho chính mình.

? Chúng ta phải có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người vì sao?

- Có thể đóng góp ý kiến với mọi người ->

Sống chan hòa là:

- Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người.

- Sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

b.Biểu hiện:

- Sống gần gũi,quan tâm đến mọi người, không xa lánh không tạo ra sự tách biệt với mọi người.

VD: Có thái độ vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người.

- Cùng học tập cùng làm việc với mọi người.

- Sẵn sàng chia sẻ buồn ,vui và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

* Trái với sống chan hòa là:

- Sống khép kín,tách biệt, xa lánh mọi người.

VD: Ngại tiếp xúc, không có nhu cầu chia sẻ...

c. Ý nghĩa:

- Sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, gần gũi hơn.

- Tiếp thu kinh nghiệm, ý kiến của nhiều người -> học hỏi để tự

nâng cao hiểu biết về cuộc sống cho chính mình.

- Được mọi người quý mến và giúp đỡ.

(15)

xây dựng quan hệ tập thể, xã hội tốt đẹp lành mạnh.

- Bản thân có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

G: HS đang rèn luyện đạo đức, lối sống cho nên đây là yêu cầu quan trọng cần có ở người học sinh tạo nên tập thể đoàn kết, mối quan hệ tốt đẹp.

* Giới thiệu một số bức tranh sưu tầm về sự

giao lưu, về Đoàn, Đội.

? Đọc lại nội dung bài học?

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm liêm khiết và thiếu liêm khiết, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính liêm khiết. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

GV cho học sinh làm bài tập

? Đọc yêu cầu bài tập a?

? Những câu hỏi nào: người nào không biết chia sẻ với mọi người?

Câu 5, 6

? Để sống chan hoà với mọi người, em thấy cần phải học tập và rèn luyện như thế nào?

- Quan tâm, giúp đỡ, học hỏi bạn bè.

- Cởi mở, đoàn kết, biết chia sẻ, hoà đồng.

? Thế nào là người không biết sống chan hoà?

- Tách biệt; không quan tâm; không hoà dồng...

? Biểu hiện của người biết sống chan hoà?

- Vui vẻ, hoà nhã, quan tâm đến mọi người.

? Em hãy tìm hiểu những tấm gương về lối sống chan hoà?

- Rèn luyện : Chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh, chống lối sống ích kỉ...

- Liên hệ ở trường, lớp em? Sưu tầm ca dao, châm ngôn về nhường nhịn, chan hoà?

3. Bài tập:

a, Đánh dấu X: 1, 2, 3, 4, 7.

Gúp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

(16)

* VD: Thương nhau chín bỏ làm mười Một điều nhịn là chín điều lành.

* Tích hợp kĩ năng sống:

Yêu cầu học sinh lên thể hiện tiểu phẩm đã chuẩn bị trước: Thể hiện lối sống chan hòa hoặc không chan hòa với mọi người, qua tình huống cụ thể. HS nhận xét, gv đánh giá chung 4. Củng cố: (3’)

- Cho các nhóm hát các bài hát, bài thơ... về lối sống chan hòa với mọi người 5. Hướng dẫn về nhà:( 2’)

-Học bài theo các nội dung cơ bản -Hoàn thành các bài tập

- Liên hệ thực tế - Chuẩn bị: Bài 11:

“ Mục đích học tập của học sinh”

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 23 tháng 11 năm 2020

Vũ Thị Nhung

====================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu - Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các

Để bảo vệ sức khỏe cho người và động vật cũng như duy trì sự sống cho thực vật, chúng ta cần phải làm gì.. Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước

Thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên(sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí,…)... 1, Hiện

[r]

Câu hỏi trang 60 sgk Địa Lí 12: Nhà nước đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ đa dạng sinh vật của nước ta..

Câu hỏi trang 62 sgk Địa lí 12: Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta..

Bài 2 trang 23 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu vai trò, ý nghĩa kinh tế và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.. *

-Tài nguyên thiên nhiên (mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quí hiếm,…) do thiên nhiên ban tặng, có ích cho cuộc sống con người.. - Con