• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẰNG QUYỀN HƯỞNG DỤNG, QUYỀN BỀ MẶT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BẰNG QUYỀN HƯỞNG DỤNG, QUYỀN BỀ MẶT"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠt Cli tilt TlHlt

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA vụ

BẰNG QUYỀN HƯỞNG DỤNG, QUYỀN BỀ MẶT

NGUYỄN HOÀNG LONG

TÓM TẮT:

Quyền hưởng dụng và quyền bề mặt làhai bộ phậnquan trọngtrong nội hàm khái niệm

“quyền khác đối với tài sản” - mộtkhái niệm đượcsử dụng để phân biệt vớikhái niệm quyền sở hữuvàkhái niệm quyềntàisản. Các quyền nàycóthểđượcxáclậpthôngqua các giaodịch dân sự. Nghị định số 21/20217NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ cho phép sử dụngtài sảnđược tạolập từ quyềnhưởngdụng, quyền bề mặt làm tàisản bảo đảmthực hiện nghĩa vụ.

Tuy nhiên, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt cóphải làmộtdạng tồn tại của quyền tài sản không thìkhông thểtìm thấy câu trả lời trong các quy định của pháp luậthiện hành. Trong bài viết này, tác giả nêu lên những vướng mắc, bất cập khi sử dụng các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt làmtài sản bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ.

Từ khóa:quyền khác đối vớitài sản, quyền hưởng dụng, quyền bềmặt, quyền tài sản, thế chấptàisản.

1. Nhận diện quyền khác đối với tàisản Tiếp cận học thuyết “Vậtquyền” giống một số quốc gia theo truyền thốngpháp luật Civil Law, BLDS năm 2015đã ghi nhậncác quyền khác đối với tài sản, theo đó: “Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu của chủthể khác. Các quyền khác đối với tài sản bao gồm: quyền đốivới bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt”. Dấu hiệu dễ nhận biết để phân biệt giữa quyền sở hữu với quyền khác đối với tài sản là tư cách của người đang trực tiếp nắm giữ, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Nếu một người khôngphải là chủ sởhữu tài sản có quyền nắm giữ, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,lợi tứcđối với tài sản của người khác thì đượcxác định làngười có quyền khác đối vớitài sản (loại trừ những người có quyền sử dụng tài sản của người khác thông quahọp đồng thuê, hợp đồngmượn).

(i) Quyền đốivớibấtđộngsản liền kề làquyền được thực hiện trênmột bấtđộng sản nhằmphục vụchoviệc khai thác mộtbất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác. Với mục đích để quản lý xã hội, đảm bảo sự ổn định, trật tựcủa các quan hệ hàng xóm láng giềng, các quyền đối với bất động sản liền kề được thiết lập trên các bất động sản, không phụ thuộc vào chủ sở hữu của bất động sản.

(ii) Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng, hưởnghoa lợi, lợitức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Từ thời La Mã,người ta vẫn thường quan niệmquyền hưởng dụng làmộtvật quyền có thời hạntrêntàisản của người khác.Nóbao gồm quyềnsử dụng và quyền hưởng hoa lợi trên tàisản của ngườikhác. Quyền sử dụng cho phép người hưởngquyềnđược khai thác các lợi ích khác nhautừ tài sản như cưtrú, cấy cày, lái xe... Quyền hưởng hoa lợi cho phép

(2)

LUẠĨ

người hưởng quyền được thụ hưởng các hoa lợi tự nhiên (natural fruit)và hoa lợidânsự (civil fruit) từ tài sản.

(iii) Quyềnbề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủthểkhác. Chủ thểquyền bềmặt có quyền khai thác, sử dụngmặt đất, mặt nước, khoảng không giantrên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồngcây, canh tác nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủthểcó quyền bề mặt, trừ trườnghợpcác bên cóthỏa thuận khác.

Hiện nay, cóý kiến cho rằng, kháiniệm quyền khác đối với tài sản không phải là mộtbộ phận cấu thành của khái niệm quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 BLDS năm 2015. Lý giải cho cách tiếp cận này, các học giảcho rằng, cách tiếp cậnkhái niệm tài sản trong BLDS của Việt Nam xây dựng theo hướng “tài sản là đối tượng của quyền sở hữu”. Quyền sở hữu được BLDS quy định bằng cách liệtkê các quyền năngcụ thể của chủ sởhữu được thực hiện trên tài sản của mình.

Các quyền khácđối với tài sản, ở góc độ nào đó được hiểu là “sự phân rã”của quyền sở hữu(chủ sở hữu đã chuyển giao một số quyền năng của mình cho chủ thể hưởng quyền khác đối với tài sản nhưng vẫn giữ lại quyền định đoạttài sản của mình). Chính vì vậy, các quyền khác đối với tài sản có nội hàm hẹp hơn kháiniệm quyền sở hữu và không thể đồng nhất với khái niệm quyền tài sản.

Đối lập với ý kiến trên trên, một số học giả khác lại cho rằng, quyền khác đối với tài sản là một bộ phận trong nội hàm của khái niệm quyền tài sản. Tác giả bài viếtđồng tình với quan điểm này. Dưới góc độ pháp luật tài sản, quyền và vật được đặt đôi lập vớinhau, không thê phân ra hai loại tài sản khác nhau. Neu tiếp cận khái niệm tài sản dưới góc độ làvật, tài sản được phân loại theo tiêu chí vậtlý. Các vậtcóthể nhận biết được

bằng giác quan tiếp xúc được gọi làvậthữuhình;

ngược lại, các vật không thể nhận biếtđược bằng giácquan tiếp xúc được gọi làvật vô hình. Những quốc gia theo hệ thống Civil law (tiêu biểu như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức) chịu ảnhhưởngbởihọcthuyết “Luật tựnhiên” tiếp cận vàxây dựng khái niệm tài sản theo góc độ này.

Neu tiếp cận khái niệm tài sảndướigóc độ quyền, tài sản cũng được phân loại thành các nhóm: (i) Cácquyền được thực hiện trực tiếp trên một vật hữu hình mà không cần sự hỗ trợcủa mộtngười nào khác gọi là quyền đối vật, ví dụ như quyềnsở hữu, quyền hưởng dụng tài sản...; (ii) Các quyền được thực hiện thông qua hành vi của ngườikhác, gọi là quyền đối nhân. Ví dụ: quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán từ hợp đồng mua bán, hợp đồng cung cấp dịch vụ.,4 (iii) Các quyền không đượcthực hiệntrực tiếp trên một vật,cũng không thông qua hành vi của một người nào mà tồn tại theo quy định của luật. Ví dụ: các quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT. Nhữngquốc gia theo hệ thốngCommon Law (đại diện làHoa Kỳ) chịu ảnh hưởng bởi học thuyết “Thựcchứng pháp lý” (legal possitivism) tiếpcận vàxây dựng khái niệm tài sản theo góc độ này.

Có thể nhận thấy, tài sản vàquyền sở hữu là hai khái niệm không thể tách rời khi xây dựng pháp luật về tài sản của mồi quốc gia. Một chủ thể khi xác lậpquyềnsởhữuđốivới tài sảnkhông chỉquan tâm đến giá trị kinh tế của tài sản mình sẽ sở hữu mà còn quan tâmđến các quyền năng mình được xác lập, thực hiện trên tài sản đó. Các quyền khác đốivới tài sản khi đượcxác lập đều manglại những lợi íchkinh tế cụ thể cho chủ thể hưởng quyền, đồng thời các quyền này cũng có thế chuyến giao cho chù thể khác thông quagiao dịch dân sự hoặc theo quy định của luật, tức là chúngmang đầy đủ những đặc điểm của quyềntài sảntheo quyđịnh của BLDSnăm 2015.

2. Thế chấp quyền hưởng dụng, quyền bề mặt để đảm bảothực hiện nghĩa vụ

Như đã phântích ở trên, theo quan điểm của tác giả, các quyền khácđối với tài sản là một bộ phận cấu thành của khái niệm quyền tài sản, nói

SỐ 14-Tháng 6/2021 37

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THtftfNfi

cách khác khái niệm quyền tàisảncó phạm vi nội hàm rộng hơn khái niệm quyền khác đối với tài sản. Tuy nhiên, dođặc điểm riêng của từng loại quyền khác đốivới tài sản, chỉ có quyền hưởng dụng và quyền bề mặt cóthểđápứng được đầy đủ các yêu cầucủa một tài sản bảo đảm (đều mang lại những lợi íchkinhtế cụ thể cho chủ thểhưởng quyềnvà các quyềnnày cũngcó thể chuyển giao cho chủthểkhác thông qua giao dịchdân sựhoặc theo quy định củaluật). Quyềnđối với bất động sản liền kề, xuất pháttừ mục đích được luậtghi nhậnđể đảm bảosự ổn định và trật tựcủa các quan hệ hàng xóm láng giềng, nó luôntồn tại trêncác bất động sản (bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền) mà không phụ thuộc vào chủsởhữubất động sản. Vì lẽ đó,quyền đối với bất động sản liền kề không thể chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự, tức là không the trở thànhđốitượng của biện pháp bảo đảm.

BLDS năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm, bao gồm: cầm cố tàisản; thế chấp tài sản;

đặtcọc, ký cược, kýquỳ, bảolưu quyền sở hữu, bảolãnh, tín chấp, và cầm giữ tài sản(Điều292).

Mặc dù BLDSkhông đặt ra giớihạn phạmvi các tài sản là đối tượng của từng biện pháp bảo đảm, tuy nhiên dựa trên tính chất của biện pháp bảo đảm và đặc điểm của tài sản bảođảm, các quyền hưởng dụngvà quyền bề mặt chỉ phùhợp là đối tượng của biện pháp thế chấp tài sản, bởi: (i) Trong biện pháp thế chấp tài sản không cần có sự chuyển giaotài sản bảo đảm từ bên thế chấp sang cho bên nhận thế chấp nắmgiữ ; (ii) quyền hưởng dụngvà quyền bềmặt mang đặc điểm của quyền tài sản - tồn tạidưới dạng vôhình, vì vậy không thể chuyển giao về mặt vật lý từ bên bảo đảm sang cho bên nhậnbảo đảmnắmgiữ, tức là khôngthểtrở thành đối tượng củacác biện pháp:

cầm cố tài sản; đặt cọc, ký quỹ, cầm giữ tài sản.

Hiệnnay, tại Việt Nam, việc nhận thế chấp quyền hưởng dụng, quyềnbề mặt chưa thực hiện được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đếntình trạng này: Một là, BLDS năm 2015 không quy định một cách minhthị quyền hưởng dụng, quyền bề mặt có phải là quyền tài sản hay không. Điều 11 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP lại ghi nhận chủ thể quyền bề mặt, quyền hưởng dụng chỉ được sử dụng tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt,

quyền hưởng dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Hai là, các tổ chức tín dụng không dámmạo hiểm nhận thế chấp quyền hưởng dụng, quyền bề mặt bởi tính rủi pháp lý cao vìkhôngthểđi đăng ký biệnphápbảo đảm tại các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền được; không cóquy định cụ thểđểxử lý khi bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ...

Có thể khẳng định, quyền bề mặt và quyền hưởng dụng là các dạng tồn tại khác nhau của quyền tài sản, chúng mangđầy đủ các tính chất của quyềntài sản. Vì vậy, chúng hoàn toàn có thế được sử dụng làm tài sản đảm bào. Tuy nhiên, phạm vi các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt nào được phép sử dụng làmtài sản bảo đảm cần phải quyđịnh cụ thể trong cácvănbản hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015. Dựa trên căn cứ xác lập quyền, quyềnbề mặt và quyền hưởng dụng đều có thểxác lậpbởimộttrong các căncứ: theo quy định củaluật; theo thoảthuận hoặctheo di chúc.

(i) Theo quy định củaluật, đây là trường hợp luật quyđịnhcho một chủthểtrong những trường hợp nhất định có quyền hưởng dụng, quyền bề mặt đối vớitài sản của người khác.

(ii) Theo thỏa thuận giữa các bên, đây là trường hợp chủ sở hữu tài sảnthoảthuậnchuyển giao cho chủ thể khác quyền hưởng dụng hoặc quyền bề mặt. Thỏa thuận này có thể có đền bù hoặc không có đề bù.Neu chủ sở hữuchuyển giao quyền hưởng dụng, quyền bề mặt tài sản của mình cho chủ thể khác mà không yêu cầu phải trả phí thì đượcxác định làkhông có đền bù; ngược lại, trường hợp chủsởhữuchuyển giao quyền hưởng dụng, quyền bề mặt cho chủ thể khác mà có thu phí thì xácđịnh là có đền bù.

(iii) Theo di chúc,đâylà trườnghợp một người trước khichết lập di chúc định đoạt quyềnhưởng dụng, quyền bề mặt đốivới tài sản của mình cho người thừa kế sau khi người lập dichúc chết. Hậu quả là trên di sản do người chết để lại, sẽ tồn tại quyền củangười chủ sở hữu vàquyềncủa người có quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.

Một cách tổng quát,BLDS năm 2015ghi nhận quyền hưởng dụng,quyền bề mặt có thểphát sinh từ một giaodịchdânsựhoặc từ quyđịnh của luật.

Đối với các quyền hưởng dụng, quyền bề mặt phát sinh từ giao dịch dân sự có thể chia làm 2 nhóm: (i) quyền hưởngdụng, quyền bề mặtđược

(4)

LUẬT

phát sinh thông qua một giao dịchdânsựcó đề bù và (ii) quyền hưởngdụng,quyền bềmặt phát sinh thôngqua mộtgiao dịch dân sự không có đền bù.

Vớinhững quyền hưởng dụng,quyền bềmặt phát sinh từ giao dịch dân sự không có đềnbù, chủ sở hữuvà chủ thể quyềnbề mặt, quyền hưởng dụng thường là nhữngngười có quan hệ gần gũi,thân thiết; việc chuyển giao quyền hoàn toàn mang tính chất tươngtrợ, giúp đỡ.Khithực hiệnquyền hưởng dụng, quyền bề mặt ở góc độ nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợicủa chủsở hữutài sản. Vì vậy, cần đặt racơchế bảo vệđặc biệt cho chủ sởhữu tài sản. Văn bản hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015 cần quy định rõ phạm vi thực thi quyền của chủ thể quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, trong trường hợpnày chỉ nhằmmục đích phục vụ nhu cầu sống bình thường của họ.

Đối với quyền hưởng dụng, quyền bề mặt phát sinhtừ cácgiao dịchdânsựcóđền bù, để cóđược quyền hưởng dụng,quyền bềmặt, chủ thể đã phải trảphí cho chủ sở hữu tàisản. Vì lẽ đó, phạm vi thực thi quyền của chủ thể quyền hưởng dụng, quyền bề mặt trong trường hợp này phải được pháp luật ghi nhận “rộng hơn” phạmvi thực thi quyền của chủ thể quyền hưởng dụng, quyềnbề mặt trong trường hợp xác lập quyền thông qua giao dịch dân sự không có đền bù. Cụ thể, các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS năm 2015 cần quy định theo hướng quyền hưởng dụng, quyền bề mặtlàcác quyền tài sản. Đồngthời cho phép chủthểcóđược quyền hưởng dụng, quyền bề mặt thôngqua một giao dịch dân sự có đềnbù, được phép chuyểnnhượng, tặngcho,gópvốn,thếchấp, để thừa kếquyền hưởngdụng, quyềnbề mặtcho chủ thểkhác.

3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, Điều 11 Nghị định sổ 21/2021/NĐ-CP ghi nhận chủ thểquyềnbề mặt, quyền hưởng dụng chỉ được sử dụng tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt,quyền hưởng dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là không hợp lý, bởi: (i) Nhà làm luật chưanhìn nhậnđúng bản chất của quyềnbề mặt, quyền hưởng dụng là các quyền tài sản; (ii) Việc chỉ cho phép chủ thể quyền hưởng dụng, quyền bể mặt được sử dụng tài sản tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng làm tài sản thế chấp mà

chưa tính đến việc bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu tài sản, cũng như không giảiquyết được mốiquan hệ pháp lý giữa chủ sở hữu tài sản với người có quyền hưởngdụng, quyền bề mặt và bên nhậnthế chấp.

Kiến nghị: Sửa đổi Điều 11 Nghị định số 21/2021/NĐ-CPtheohướng:

“Điều 11. Quyển bềmặt, quyềnhưởng dụng ỉ. Quyềnhưởngdụng, quyền bề mặtphát sinh từgiao dịch dân sự có đên bù là đối tượng của biện pháp bảo đảm trongtrườnghợp các bên có thỏa thuận.

2. Chủ thể quyềnbềmặtphát sinh từ giao địch dân sự có đền bùcó quyền sửdụngquyền bề mặt tài sản được tạo lập trên quyền bề mặt thuộc sở hữu cùa mình làmtài sản bảo đảm ”.

Thứ hai, quy định thêm các trường hợp thế chấp quyền hưởng dụng, quyền bề mặtbắt buộc về hìnhthứcvà đăng ký. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉchútrọngquy định bắt buộcvềhìnhthức đối với biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, căn cứ vào đối tượng chịu tác động củaquyền tài sản, các quyền tài sản đượcchia làm 2 nhóm: (i) Nhóm quyền tài sản có đối tượngthực hiện làbất động sản (mang bản chất của bấtđộng sản),ví dụ: quyền sử dụng đất, quyền bề mặt...; (ii) Nhóm quyền tài sản có đối tượng thực hiện khôngphải bất độngsản (mang bản chất củađộng sản), ví dụ: các quyền tàisảnphátsinh từ hợp đồng,các quyền sở hữutrí tuệ... Việc các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mới chỉ quy định hình thức bắt buộc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thựcđốivới thechấp quyềnsử dụng đất làchưa hợp lý, không bao quáthét cácquyền tài sảncó cùng bản chấtlà bất động sảnkhi chúng cũng có thể được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Kiến nghị: bổ sung các biện pháp bảo đảm phải đăng ký tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số

102/2017/NĐ-CPvềĐăng ký biện phápbảo đảm ngày 01/09/2017 theo hướng:

“Việc thế chấp quyền bề mặt, quyền hưởng dụng bất động sản phát sinh từ giao dịch dân sự có đền bù bắtbuộc phải thế hiện bảngvăn bản cỏ côngchứng hoặc chứng thực và phải được đăng kýtại cơquannhà nướccó thẩmquyền”. ■

SỐ 14-Tháng 6/2021 39

(5)

TẠP CHÍ CÔNG THựơNG

TÀILIỆU THAM KHẢO:

1. Quốc hội (2015). Bộ luật Dãn sự Việt Nam năm 2015.

2. Nguyễn Ngọc Điện, (2005). cần xây dựng khái niệm quyền tài sản trong Luật Dân sự. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 03 năm 2005.

3. Ngô Huy Cương, (2010). Tổng quan về tài sản. Truy cập tại:

t%el%bb%95ng-quan-v%el%bb%81-lu%el%bao/oadt-ti-so/oel%ba%a3n/

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/10/01/

4. Ngô Hoàng Oanh (2016). Bình luận khoa học Bộ luật Dần sự năm 2015, Nxb Lao Động, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 7/4/2021

Ngày phản biệnđánh giá và sửa chữa: 7/5/2021 Ngày chấp nhận đăng bài: 27/5/2021

Thông tin tác giả:

ThS. NCS. NGUYỄN HOÀNG LONG

Giảngviên Khoa Pháp luật Dânsự, Đại học Luật Hà Nội

USING SUPERFICIES AND USUFRUCT RIGHTS AS COLLATERAL FOR THE FULFILLMENT OF OBLIGATIONS

• Ph.D's student. Master. NGUYEN HOANG LONG Lecturer, Faculty of Civil Law, Hanoi Law University

ABSTRACT:

Superficies and usufruct rights are two important components of the definition “other property-related rights” and theserightsare used todistinguish with theconceptsof “ownership”

and “propertyrights”. Superficies and usufructrightscan beestablished by civil transactions.

The Decree No. 21/2021/ND-CP dated 19 March, 2021 of theGovernment allowingthe use of property established from superficiesand usufruct rights ascollateralto secure for thefulfillment of obligations. However,whethersuperficies or usufruct right is a type ofproperty rights or not is still notclearunder current legal provisions. This paper points out shortcomings andinadequacies intheuse of superficiesand usufruct rightsas collateral for the fulfillment of obligations.

Keywords: other rights toproperty,usufruct, superficies, property right, mortgage.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong thời hạn của quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có quyền tự mình khai thác, sử dụng tài sản để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc thu hoa lợi, lợi tức

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.. Hai học sinh gây mất trật

Nội dung chính Chương trình hành động cần tập trung đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ; những thuận lợi, khó khăn; những tồn tại, hạn chế trong

+ Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác,tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?. + Quyền khiếu nại và tố cáo

Thông qua việc tổng hợp ý kiến các hộ gia đình, cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ ngân hàng về thực trạng hoạt động giao dịch đảm bảo trên địa

Các số liệu phân tích được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê nhằm so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau để thấy được sự thay

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi cho các đối tượng dùng nước để trao đổi quyền sử dụng, và thực hiện giám sát thị trường..

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công