• Không có kết quả nào được tìm thấy

10 Van KTCN Van 10 19 20 4a36046189

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "10 Van KTCN Van 10 19 20 4a36046189"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT BẮC NINH

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người, phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.

Cách đây nhiều năm, có một cậu bé mười tuổi làm việc trong một xưởng máy ở Naples. Cậu khao khát trở thành ca sĩ nhưng ông thầy dạy hát đầu tiên của cậu đã dội một gáo nước lạnh vào niềm khao khát này. Ông nói: "Cậu không bao giờ có thể hát được đâu. Cậu chẳng có chất giọng gì hết. Giọng hát của cậu nghe cứ như là tiếng ếch ộp hay ễnh ương kêu". Thế nhưng, may mắn thay cho cậu bé khi trong đời cậu còn có một người mẹ. Người mẹ thương yêu của cậu tuy chỉ là một người đàn bà nhà quê nghèo khó nhưng luôn cổ động, khích lệ cậu. Bà luôn âu yếm bảo rằng bà tin cậu có thể hát được và hát hay. Người mẹ ấy sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc. Sự khích lệ của người mẹ không được học hành cao nhưng tràn đầy lòng hi sinh, tình thương và lòng tin tưởng vào con đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé. Cậu tên là Enrico Caruso. Sau này, cậu trở thành ca sĩ hát nhạc kịch vĩ đại và nổi tiếng nhất của thời đại.

(Trích Đắc nhân tâm- Dale Carnegie, NXB Thế giới, 2015, tr.300 - 301) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Trong văn bản, người mẹ của Enrico đã làm những điều gì cho cậu bé?

Câu 3. Theo tác giả, điều gì đã làm thay đổi cuộc đời của Enrico Caruso?

Câu 4. Bài học sâu sắc nhất mà anh/chị cảm nhận được qua đoạn trích là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/ Chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:

“... Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”

(Trao duyên trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai)

===== Hết =====

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Ngữ văn 10 (Hướng dẫn chấm có 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Các phương thức biểu đạt: Nghị luận, Tự sự 0.5

2 Người mẹ Enrico đã luôn cổ động, khích lệ, tin cậu có thể hát được và hát hay, thậm chí sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc.

0.5 3 Theo tác giả, sự động viên, khích lệ của người mẹ đã làm thay đổi cuộc đời

Enrico Caruso.

1.0 4 Học sinh nêu được bài học cụ thể từ đoạn trích, có thể theo hướng sau:

- Hãy trân trọng những lời khen trong cuộc sống.

- Hãy cho đi những lời khen để nhận về hạnh phúc.

- Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình...

1.0

II LÀM VĂN

Thuyết minh đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

7.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Giới thiệu 24 câu thơ thuộc đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

0.5

c. Triển khai vấn đề

Trình bày những hiểu biết một cách chính xác, có cảm xúc và sâu sắc về tác giả, nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du). Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

- Đoạn trích: từ câu 723 đến câu 748 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.

0.5

* Thuyết minh về nội dung đoạn trích

- Giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến việc trao duyên: Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền để cứu cha và em. Việc bán mình đã thu xếp xong, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

- Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên:

+ Kiều mở lời nhờ cậy Thúy Vân thay mình nối duyên trả nghĩa cho Kim Trọng.

Đây là vấn đề thiêng liêng, hệ trọng. Vì thế, Kiều đã lựa chọn cách xưng hô cậy em - chịu lời và hành động lạy - thưa vừa thể hiện thái độ trông cậy, tin tưởng vừa sự là sự nhờ vả, nài ép để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.

+ Kiều giãi bày lí do trao duyên. Nàng kể cho em về mối tình thiết tha, sâu nặng với Kim Trọng (Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề) và sóng gió xảy ra với gia đình vừa để Vân cảm thông, thấu hiểu vừa mong Vân sẻ chia nỗi đau, trách nhiệm với mình.

+ Kiều đưa ra những lí lẽ để thuyết phục Vân nhận lời trao duyên: tuổi xuân của Vân, tình chị em máu mủ và cả cái chết của bản thân. Nguyễn Du đã sử

3.5

(3)

dụng hàng loạt những thành ngữ tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối nhằm thể hiện sự thông minh, tài thuyết phục của Kiều khi tác động vào nhận thức (lí), tình cảm (tình) để buộc Vân phải nhận lời trao duyên.

- Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân:

+ Kiều trao những kỉ vật của tình yêu cho em. Đó là chiếc vành với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền. Đây vừa là những kỉ vật đẹp đẽ, thiêng liêng vừa là chứng nhân cho mối tình trong sáng, mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng.

+ Cách trao kỉ vật của Kiều: trao lời tha thiết, tâm huyết duyên này thì giữ nhưng trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu giữ vật này của chung, bởi duyên thì phải trao nhưng tình thì không thể dứt bỏ. Hai chữ của chung đã diễn tả tâm trạng đau đớn, giằng xé, dằn vặt của Kiều khi phải trao duyên cho em.

- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:

+ Kiều dặn dò Thúy Vân dù nên duyên vợ chồng với Kim Trọng, dù gắn bó, hạnh phúc bên nhau cũng đừng quên xót thương người mệnh bạc là nàng, đừng quên linh hồn oan khuất của nàng.

+ Sau khi trao duyên, Kiều tưởng như mình đã chết và dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn nàng. Từ lời đối thoại với Vân, nàng chuyển sang độc thoại với chính mình. Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương, mong nhớ và sự đau đớn, tái tê.

* Thuyết minh về nghệ thuật đoạn trích.

- Nghệ thuật miêu tả tinh tế tâm trạng nhân vật. Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã khắc họa thành công quá trình diễn biến tâm lí của Kiều với những vận động phù hợp quy luật tình cảm của con người, đặc biệt là những trạng thái tâm lí phức tạp, sâu kín, khó nói.

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. Về hình thức, toàn bộ đoạn trích là lời của Kiều nói với Vân. Tuy nhiên, có lúc Kiều chuyển sang tự nói với chính mình. Điều này làm cho cảm xúc của nhân vật đạt tới cao trào, góp phần đẩy bi kịch thân phận và tình yêu của Kiều lên tới đỉnh điểm.

1.0

* Thuyết minh về ý nghĩa đoạn trích.

- Đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh quên mình vì hạnh phúc của người thân. Đây cũng là sự thay đổi hợp lí của Nguyễn Du về sự kiện trao duyên so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25 e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày.

0.5

TỔNG ĐIỂM 10.0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

NhÞp sèng c«ng nghiÖp ®· khiÕn cho c¸c thµnh viªn cña nhiÒu gia ®×nh Ýt khi ngåi cïng víi nhau trong b÷a ¨n hµng ngµy.. ë thµnh phè, nhiÒu bËc phô huynh cã rÊt

(?) Qua đó, em rút ra được tác dụng gì của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu. Bài tập

Nhóm tác giả Nguyễn Trọng Nhân – Cao Mỹ Khanh trong đề tài Đánh giá của du khách đối với những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang cũng có

Đồng thời từ đây người ta có thể nhận định rằng việc Chomsky bắt đầu bằng nghiên cứu ngôn ngữ học và sau đó không lâu tham gia tích cực vào các hoạt động chính

Phải chăng đó là sức mạnh của diễn ngôn thân thể nhuốm màu ái ân, hoan ca mang tính tự nhiên mà các nhà thơ đã tự mình hoặc nhập vai vào giới mình để thổ lộ thành

Những biến thái, suy nghĩ thật lòng của tâm trạng người nông dân trong không gian ấy đã hiện lên đúng logic tâm lí con người và được phản chiếu lên khung cảnh làng

Câu hỏi: Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai..”.. A.Tình yêu gắn với sự độ

Bài báo này trình bày kết quả một nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện nhằm mô tả thực trạng đối phó với căng thẳng tâm lý cấp tính của bố mẹ có con nằm điều