• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: 13/11/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017(4A)

KHOA HỌC

BÀI 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG THIÊN NHIÊN

I. MUC TIÊU

1. Kiến thức: Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

2. Kĩ năng: Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học.

*GDBVMT: Có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước, môi trường xung quanh sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trang 48,49 SGK. Phông chiếu làm bảng phụ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Học sinh : Chuẩn bị giấy A4, bút chì đen và màu.,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động củagiáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC(5')

? Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

? Nêu ghi nhớ của bài.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(2’)

- Ghi đề bài lên bảng.

b. Các hoạt động

HĐ1 : Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.(12’) - Yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ( quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.

+ Các đám mây : mây trắng và mây đen.

+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.

+Dãy núi, từ một quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng với những ngôi nhà và cây cối.

+ dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.

- 2 Hs lên bảng

- Lắng nghe

- Thực hiện quan sát và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.

- Lắng nghe

(2)

+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.

+ Các mũi tên.

- GV cho hs qs sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trên phông chiếu.

- Yêu cầu hs hoạt động nhóm 6 quan sát và trả lời câu hỏi :

? Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên?

- GV chốt : Nước đọng ở ao hồ, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đất, tạo thành mưa.

? Các con cần làm gì để bảo vệ nguồn nước, môi trường xung quanh chúng ta đang ở?

HĐ2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.(10’)

- Y/C HS đọc và quan sát hình 49 SGK và thực hiện vẽ vào khổ giấy A4 theo nhóm đôi.

Mây đen mây trắng

Mưa Hơi nước

Nước

- Yêu cầu các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình.

- Nhận xét tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.

- Gọi 2 học sinh lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.

3. Củng cố dặn dò (5')

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ “sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.”

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà và chuẩn bị bài “ Nước cần cho sự sống”

- Hs quan sát

- Nhóm 6 em quan sát và cử thư ký ghi kết quả.

- Hs nêu.

- Quan sát hình minh hoạ và thảo luận, vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 Học sinh thực hiện.

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- Lắng nghe.

---

(3)

Ngày soạn: 13/11/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017(4A,4C)

ĐẠO ĐỨC

BÀI: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (T1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu, biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

3. Thái độ: Giáo dục HS biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu.

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.

- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Truyện kể, tranh minh họa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. KTBC: “Tiết kiệm thời giờ” (5') Học sinh kiểm tra bằng phiếu cá nhân- một em lên bảng làm .

Đánh dấu (+) vào những việc em đã làm ( ) Em đã có thời gian biểu

( ) Em luôn thực hiện đúng thời gian biểu.

( ) Thỉnh thoảng em ngủ quên hoặc mải chơi quên cả giờ học.

( ) Những ngày nghỉ hè, suốt ngày em ngồi xem ti vi và chơi điện tử.

- Gv sửa bài , nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

HĐ1 : Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng. (10')

- Giáo viên kể câu chuyện : Phần thưởng.

-Yêu cầu học sinh thể hiện theo vai:

Người dẫn chuyện, cháu, bà.

- Thực hiện thảo luận nhóm hai em với thảo luận tìm hiểu về nội dung của truyện kể.

- Gv quan sát nhóm hai em thực hiện

- 2 HS làm trên bảng phụ .

- Lắng nghe

-Theo dõi.

- Hs đóng vai.

- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi.

(4)

hỏi – đáp.

- Yêu cầu học sinh trình bày nội dung thảo luận.

? Em có nhận xét gì về việc làm của Hưng?

? Theo em bà của Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?

? Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.

- GV theo dõi, chốt các ý.

? Đối với ông bà, cha mẹ, mỗi chúng ta phải làm gì ?

? Tìm những câu thơ nói về đạo làm con của mỗi người?

- Giáo viên chốt: Chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì: Ông bà, cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người.

Vì vậy, các em phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Gọi 2 hs đọc ghi nhớ.

HĐ 2 : Luyện tập (15') Bài tập 1

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, những việc của các bạn trong mỗi tình huống sau việc làm nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

a) Mẹ mệt bố đi làm mãi chưa về Sinh vùng vằng bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn để dự sinh nhật.

b) Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.

c) Bố Hoàng vừa đi làm về , rất mệt.

Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay : “ Bố có nhớ mua truyện tranh cho con

- 3 Cặp thực hiện trình bày trước lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung + Bạn Hưng rất yêu quí bà, biết quan tâm chăm sóc bà.

+ Bà bạn Hưng sẽ rất vui- Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.

+ Với ông bà cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta.

- Hs trả lời.

- Hs đọc ghi nhớ.

- Thực hiện thảo luận theo nhóm 2.

(5)

không?”

d) Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh. Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng.

đ) Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phía bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.

- Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt ý .

Giáo viên chốt :Việc làm của các bạn Loan ( tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ), thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ.

Bài tập 2

- Thực hiện thảo luận nhóm đôi quan sát mỗi tranh dưới đây và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh.

- Quan sát nhóm đôi thực hiện hỏi – đáp.

- Yêu cầu học sinh trình bày nội dung thảo luận.

- GV nhận xét và đánh giá.

3. Củng cố , dặn dò(3')

? Kể những việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu thương của em với ông bà , cha mẹ ?

- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Học bài. Chuẩn bị bài cho tiết hai.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Hs thảo luận nhóm đôi nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh .

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs nghe.

--- Ngày soạn: 13/11/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng11 năm 2017(4C) Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017(4A,4B)

KĨ THUẬT

Bài 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 3)

(6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết cách gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

2. Kĩ năng: Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

3. Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm ứng dụng.

- Kéo, chỉ khâu, kim khâu, thước, phấn.

III. CÁC HĐ DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học

sinh(3’)

- Gv kiểm tra đồ dùng của hs.

2. Giới thiệu bài - ghi bảng(1’) 3. Các hoạt động dạy học:

+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải(20’)

- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.

- GV nhận xét, củng cố các bước:

+ Bước 1: Gấp mép vải.

+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.

- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút

- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.

* GV lưu ý HS

- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ . - không đùa nghịch khi thực hành + Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập(10’)

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Các tiêu chuẩn đánh giá.

+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.

+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.

+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh thực hành.

- Hs nhận xét bài làm của bạn theo tiêu chuẩn đánh giá của giáo viên.

(7)

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu dụng cụ cho bài sau.

- Hs lắng nghe.

- Hs nghe và ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 6/11/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017(4A) LỊCH SỬ

BÀI 12: CHÙA THỜI LÝ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý:

+ Nhiều vua thời Lý theo đạo phật.

+Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

3. Thái độ: HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước.

*GDBVMT: Gd học sinh có ý thức yêu quý và bảo vệ di tích lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo - Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động củagiáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC. (5')

? Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

?Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? .

- GV nhận xét.

2.Bài mới .

a. Giới thiệu bài (2') b. Các hoạt động .(25')

* HĐ1: Đạo phật khuyên làm điều thiện ,tránh làm điều ác (5’)

-Yêu cầu đọc từ ''đạo phật .... rất thịnh đạt''

? Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào .

? Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật

- 2 Hs lên bảng.

- Lắng nghe

- 1HS đọc -lớp theo dõi SGK.

-... từ rất sớm . Đạo khuyên người ta phải biét thương yêu đồng loại ....

-... hợp với lối sống ,cách nghĩ của

(8)

*GVKL : Đạo phật có nguồn gôc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương bắc đô hộ.

Vì giáo lý của đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và làm theo.

*HĐ2: Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý .(7’)

- Đọc SGK , thảo luận trả lời câu hỏi.

?Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý ,đạo phật phát triển rất thịnh đạt .

+Goi đại diện báo cáo . + Nhóm khác bổ sung

GVKL : Dưới thời lý đạo phật phát triển và được xem là một quốc giáo (là tôn giáo quốc gia .)

*HĐ3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của người dân. (5’)

? Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta như thế nào .

- Gv nx.

HĐ4: Tìm hiểu một số ngôi chùa thời Lý (7’)

- Tổ chức trưng bày ,giới thiệu về một số ngôi chùa .( Mô tả cảnh chùa. Một cột ,chùa Dâu)

- GV tổng kết,khen ngợi . 3. Củng cố - dặn dò .(3')

? Em biết gì về sự khác nhau giữa chùa và đình

- Nhận xét giờ học .VN chuẩn bị bài “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( 1075 – 1077)

nhân dân . - HS lắng nghe .

- HS đọc, thảo luận theo bàn .

- Đạo phật dược truyền bá rộng rãi , nhân dân theo đạo phật đông,...

- Chùa mọc lên ở khắp nơi ...

+ Đại diện báo cáo . + Nhóm khác bổ sung - Lắng nghe

- Chùa là nơi tu hành ...

- là nơi tế lễ ...

- là trung tâm văn hóa của làng xã...

- HS quan sát và lắng nghe

- HS trả lời - HS lắng nghe

--- Ngày soạn: 13/11/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017(4A)

(9)

ĐỊA LÍ

BÀI 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ

+ĐBBB do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đây là ĐB lớn thứ 2 nước ta

+ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển + Có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ

2. Kĩ năng

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ( lược đồ ) tự Nhiên VN

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ): sông Hồng,sông Thái Bình.

3. Thái độ : Hs yêu thích môn học.

*GDBVMT: có ý thức bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB.

*GDSDNLTK: giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN,lược đồ miền Bắc hoặc địa hình bắc bộ . - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động củagiáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC(5')

? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?

? Kể tên một số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt?

? Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?

- GV nhận xét.

2.Bài mới :

a. Giới thiệu bài – ghi bảng. (2') b. Các hoạt động (25' )

Hoạt động 1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB(10’)

- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu HS chú ý lên bản đồ.

- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết ĐBBB : Vùng ĐBBB có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển .

- Sau đó yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí

- 2 Hs lên bảng

- Lắng nghe

- HS quan sát bản đồ.

- Quan sát GV chỉ trên bản đồ và lắng nghe lời GV giải thích.

- HS quan sát.

(10)

ĐBBB trên bản đồ và nhắc lại hình dạng của đồng bằng này.

- Phát cho HS lược đồ câm lấy từ SGK.

- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng ĐBBB trên lược đồ đó.

- GV chọn 1-2 bài tô nhanh, đúng , đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu HS đó xác định lại hình dạng của ĐBBB.

Hoạt động 2 : Sự hình thành, diện tích, địa hình.(6’)

- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và nội dung SGk trả lời các câu hỏi:

? ĐBBB do sông nào bồi đắp nên?

Hình thành như thế nào?

? ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu?

? Địa hình ĐBBB như thế nào?

Hoạt động 3: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ.(9’)

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK, ghi ra nháp những con sông của ĐBBB mà các em quan sát được.

- Sông Hồng bắt nguồn từ đâu và đổ ra đâu?

? Tại sao sông có tên là sông Hồng?

? Sông Thái Bình do những con sông nào hợp thành?

? Ở ĐBBB mùa nào thường nhiều mưa?

? Mùa hè mưa nhiều, nước các sông như thế nào?

? Người dân ở ĐBBB đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?

? Đất phù sa có ích lợi ntn với đời sống sản xuất của người dân ?

3. Củng cố - dặn dò (3' )

- 1 HS lên thực hiện yêu cầu: chỉ trên bản đồ vùng ĐBBB và nhắc lại hình dạng của đồng bằng

- HS nhận hình.

- HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV.

- 1-2 HS được khen bài trả lời câu hỏi của GV.

- ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên. Hai con sông này khi chảy ra biển thì chảy chậm lại , phù sa lắng đọng lại thành các lớp dày . qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó đã tạo lên ĐBBB.

- ĐBBB có diện tích lớn thứ 2 trong số các đồng bằng ở nước ta. Diện tích là 15000Km2 và đang tiếp tục mở rộng ra biển.

- Địa hình ĐBBB khá bằng phẳng.

- Quan sát và trả lời: ĐBBB có sông Hồng và sông Thái Bình.

- Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra biển Đông.

- Sông có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Vì vậy gọi là sông Hồng.

- Sông Thái Bình do sông Cầu, sông Thương , sông Lục Nam hợp thành.

- Mùa hè thường mưa nhiều.

- Nước sông thường dâng cao gây lũ lụt ở đồng bằng.

- Để ngăn lũ lụt người dân đã đắp đê ở hai bên bờ sông.

-Hs nêu.

(11)

- GV yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.

- HS về sưu tầm tranh ảnh về ĐBBB và con người ở vùng ĐBBB.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài “ Người dân ở ĐBBB”

- 1-2 HS đọc bài.

- Lắng nghe và ghi nhận.

--- Ngày soạn: 13/11/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.

+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp.

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng nước một cách hợp lí.

3. Thái độ: GD HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở địa phương mình.

*SDNLTK: Gd học sinh sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC (5')

? Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài, ghi bảng (2') b.Các hoạt động

HĐ1:Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật thực vật (10')

- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:

? Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống con người thiếu nước?

- 2 Hs lên bảng

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh trong SGK thảo luận theo nhóm-trình bày kết quả thảo luận-lớp nhận xét bổ sung.

- Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết khát.

(12)

? Điều gì xảy ra nếu cây cối thiếu nước?

? Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao?

- GV nhận xét câu trả lời bổ sung đầy đủ.

=> Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết.

* Gọi HS đọc mục bạn cần biết

HĐ2 :Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người.(17')

? Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?

( GV cho HS xem các hình ảnh trong SGK )

? Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia làm 3 loại đó là những loại nào?

=> Kết luận: Con người cần nước cho nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình mình và địa phương.

Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn.

- Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không sống và không nảy mầm đượca3

- Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài như cá, cua, tôm sẽ tuyệt chủng.

- HS đọc mục bạn cần biết.

- Hàng ngày con người cần nước để:

+ Uống, nấu cơm, nấu canh.

+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.

+ Đi bơi, tắm biển.

+ Đi vệ sinh.

+ Tắm cho súc vật, rửa xe.

+ Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non….

- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

* Vai trò của nước trong sinh hoạt:

Uống nấu cơm, nấu canh, tắm, lau nhà, giặt quần áo. Đi bơi, đi vệ sinh.

Tắm cho súc vật, rửa xe.

* Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp: Trồng lúa, tưới rau, tưới hoa, ươm cây giống..

* Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp: Quay tơ,chạy máy bơm nước, chạy ô-tô, chế biến hoa quả,làm đá, chế biến thịt hộp,làm bánh kẹo…

(13)

*Liên hệ thực tế ở địa phương trên phiếu điều tra.

- Phiếu điều tra - Họ và tên : - Nơi ở:

? Hãy khoanh tròn vào trước hiện trạng nước ở nơi em ở.

a/ Nước trong ,không có mùi lạ.

b/ Nước có màu.

c/Nước có mùi hôi.

d/ Nước có nhiều tạp khuẩn.

- GV nhận xét

3. Củng cố - dặn dò(3')

? Em hãy nêu vai trò của nước đối với cuộc sống con người?

- GV chốt lại nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

- Thực hành tốt việc bảo vệ nguồn nước.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Nước bị ô nhiễm”

- HS làm trên phiếu điều tra và nêu kết quả.

- HS trả lời.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Ngày soạn: 14/11/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2017(2B) ĐẠO ĐỨC

BÀI 6: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN(TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS biết quan tâm giúp đỡ bạn, luôn vui vẻ thân ái với bạn, sắn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

2. Kỹ năng: Có hành vi, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn tròn cuộc sống hằng ngày.

+KNS: KN giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với bạn bè.

3. Thái độ: Yêu mến, quan tâm giúp đỡ bạn bè.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự cảm thông với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ tranh nhỏ gồm 7 chiếc khổ A5 dùng cho HĐ2, VBT đạo đức.

- Câu chuyện Trong giờ ra chơi, bài hát: Tìm bạn thân IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(14)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức(2’) Bắt nhịp cho

HS hát đầu giờ.

2.Kiểm tra bài cũ(5’) + Tuần trước học bài gì?

+Chăm chỉ học tập là ntn?

- GV Nhận xét - đánh giá.

3. Dạy bài mới:

-Yêu cầu HS quan sát tranh SGK, hỏi:

các bạn trong tranh đang làm gì? Hành động đó nói lên điều gì?

-GV NX-KL.

a. Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”(10’)

Mục tiêu: Giúp HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

Cách tiến hành:

- GV treo tranh và kể chuyện theo tranh: “Trong giờ ra chơi”. Đặt vấn đề:

+ Các bạn lớp 2 A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã?

+ Các em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không? Vì sao?

- Nhận xét - kết luận: Khi bạn bị ngã em cần thăm hỏi và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan

tâm, giúp đỡ bạn.

b.Hoạt động 2: Nhận thức “Việc làm nào đúng?”(7’)

Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và chỉ ra hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn? Tại sao?

1.Cho bạn mượn đồ dùng học tập.

2.Thăm bạn ốm

3.Giảng bài cho bạn

4.Đánh nhau với bạn

-Hát bài Tìm bạn thân.

- Chăm chỉ học tập

- Cố gắng hoàn thành BT được giao, không bỏ học, trốn học, thực hiện giờ nào việc nấy.

-HS trả lời: Đang đỡ bạn bị té đứng dậy. Hành động đó cho biết các bạn đang giúp đỡ bạn.

- HS chú ý lắng nghe và TL theo nhóm trả lời câu hỏi.

+Nâng dậy và đưa Cường vào phòng y tế.

+Đồng ý. Vì các bạn ấy biết quan tâm tới bạn Cường.

-HS lắng nghe.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

- Cử đại diện lên trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

(15)

5Cho bạn chép bài khi kiểm tra.

6.Nhắc bạn không được xem truyện trong giờ học

7.Không cho bạn cùng chơi vì bạn là con nhà nghèo (khác giới, người bị khuyết tật…).

-Giáo viên nhận xét - kết luận: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, trong học tập, sinh hoạt.

c.Hoạt động 3: Động não: Vì sao quan tâm giúp đỡ bạn?(8’)

Mục tiêu: Giúp HS biết được lí do vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.

Cách tiến hành:

- Treo bảng phụ có ghi BT3.

¨a.Em yêu mến các bạn

¨b.Em làm theo lời dạy của thầy giáo, cô giáo

¨c.Bạn sẽ cho em đồ chơi

¨d.Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ ktra

¨e.Vì bạn che dấu khuyết điểm cho em

¨g.Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn -GV NXKL: Quan tâm giúp đơc bạn sẽ đem lại niềm vui cho bạn, cho mình, tình bạn thêm gắn bó.

- Gọi hs đọc ghi nhớ.

3. Củng cố- dặn dò(2’) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò: + Về nhà thực hiện theo bài học

+ Chuẩn bị cho tiết sau - Nhận xét tiết học.

Đọc yêu cầu BT3.

- HS làm VBT, đánh dấu (+) vào ô trống trước lí do quan tâm, giúp đỡ bạn mà mình tán thành.

- Một số HS bày tỏ trước lớp.

- Lớp nhận xét - bổ sung

- HS lắng nghe.

- Hs đọc

- Hs lắng nghe.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động trang 28 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm Chuẩn bị: 4

Vào ban đêm, bầu trời, những đám mây, Vào ban đêm, bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh như thế nào?. cảnh vật xung quanh như

QS Tranh khai thác nội

TH 1 : Bắc và Nam cùng học bống Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy

Hiện tượng này xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.. Vậy thế nào là Vòng tuần hoàn của nước trong

Trang 41 + 42 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sắp xếp các hoạt động sau thành các bước đúng của một quy trình làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao (hồ). a)

mưa nhiều và tuyết tan chảy theo suối, sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển -> biển lại bốc hơi và tiếp tục vòng tuần hoàn nước... Khác nhau Có 2 giai đoạn: bốc

- Các loại nước trong lục địa (sông, suối, nước ngầm,…) tiếp tục chảy ra biển và đại dương, tiếp tục chu trình vòng tuần hoàn nước.. - Cho biết tỉ lệ nước ngầm trong