• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 17 – ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 1. Mục tiêu

1. Kiến thức:

HS được củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản trong 3 chủ đề Chủ đề 1: Khái quát về cơ thể người

Chủ đề 2: Vận động Chủ đề 3: Tuần hoàn

2. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực quản lí.

- Năng lực về quan hệ xã hội : năng lực quản lý thời gian

- Năng lực công cụ: Năng lực trình bày ý tưởng khi viết ra giấy

* Năng lực riêng ( năng lực chuyên biệt)

- Năng lực về tri thức sinh học. Năng lực nghiên cứu.

3. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Tính trung thực, đoàn kết, khoan dung, hợp tác, có ý thức trách nhiệm, tính, phát huy khả năng của bản thân.

II. Thiết bị và học liệu 1 .Giáo viên

Đồ dùng: Giáo án, máy tính Các tranh vẽ:

- Cấu tạo cơ thể người.

- Các loại mô.

(2)

- Phản xạ

- Bộ xương người. Cấu tạo x. dài và các loại khớp xương.

- Cấu tạo và tính chất của cơ.

- Tiến hoá hệ vận động, vệ sinh hệ vận động.

- Máu và MT trong cơ thể.

- 3 hàng rào phòng thủ của bạch cầu.

- Đông màu và nguyên tắc truyền máu.

- Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết.

- Cấu tạo tim và mạch máu.

2. Học sinh: Ôn tập trức bài ở nhà, làm theo hd của cô ở bài trước III. Tiến trình dạy học

1.Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Gợi ý cho học sinh nắm được các kiến thức cần ôn tập Thời gian: 1P

Cách tiến hành

Từ đầu năm học chúng ta đã được học những nội dung gì? (HS trả lời)Chúng ta sẽ nhắc lại những kiến thức cơ bản đó trong nội dung bài hôm nay.

2.Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức của 3 chủ đề đã học Mục tiêu: Khái quát hóa các kiến thức đã học trong 3 chủ đề Thời gian: 30P

Cách tiến hành

Chủ đề 1: Khái quát về cơ thể người.

Mục tiêu: HS nhắc lại được những kiến thức cơ bản trong chương I.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV: treo tranh Cấu tạo cơ thể người.

+ Cấu tạo cơ thể người gồm có những - HS quan sát tranh, nhớ kại kiến thức.

(3)

phần nào và đặc điểm của từng phần?

+ Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng của từng hệ? Giữa các cơ quan trong cơ thể có mlh với nhau ntn? Cho VD

- GV y/c HS làm bài tập:

- 2-3 HS chỉ tranh trình bày và trả lời câu hỏi lớp nhận xét, bổ sung.

Phiếu học tập 1

1. Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ (a, b, c...) với số (1, 2, 3,...) vào ô kết quả ở bảng sao cho phù hợp.

Chức năng Bào quan Kết quả

1. Nơi tổng hợp prôtêin

2. Vận chuyển các chất trong tế bào.

3. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

4. Cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin.

5. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.

a. Lưới nội chất b. Ti thể

c. Ribôxôm d. Bộ máy Gôngi e. NST

1 - c 2 - a 3 - b 4 - e 5 - d

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Kể tên các loại mô và nêu vị trí, cấu tạo, chức năng của từng loại?

- Nêu cấu tạo của 1 nơron điển hình?

- Phản xạ là gì? Thế nào là cung phản xạ

- 1 Hs trả lời.

- HS chỉ tranh trình bày về đường đi của cung phản xạ

Chủ đề 2: Vận động

Mục tiêu: HS nhắc lại được những kiến thức cơ bản trong chương II.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV treo tranh Bộ xương người, Các loại khớp xương, Cấu tạo xương dài.

+ Trình bày các phần chính của bộ

(4)

xương, phân biệt các loại khớp xương + Trình bày cấu tạo của 1 xương dài?

Xương dài ra và to ra được là nhờ đâu?

Xương có những tính chất gì? Do đâu mà x. có được những t/c đó?

- GV treo tranh Cấu tạo và t/c của cơ.

+ Trình bày cấu tạo của 1 bắp cơ điển hình? Cơ có những t/c gì? Ý nghĩa của hoạt động co cơ?

+ Nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ?

- GV treo tranh Tiến hoá hệ vận đông – Vệ sinh hệ vận động.

+ Hệ vận động của người tiến hoá hơn so với hệ vận động của thú thể hiện ở những điểm nào?

+ Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối khoẻ mạnh?

- HS chỉ tranh trình bày lớp nx, bổ sung.

- HS trình bày trên tranh và trả lời câu hỏi.

- 1 HS trình bày trên tranh, 1 hs trả lời câu hỏi lớp NX, bổ sung.

- HS chỉ tranh trình bày.

- HS trả lời câu hỏi.

Chủ đề 3: Tuần hoàn

Mục tiêu: HS nhắc lại được những kiến thức cơ bản trong chương III.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

+ Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của từng thành phần?

+ MT trong cơ thể gồm những thành phần nào? Viết sơ đồ thể hiện mqh giữa

- HS nêu được cấu tạo và vai trò của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

- HS trả lời từng câu hỏi và nx, bổ sung.

(5)

chúng?

+ Viết sơ đồ thể hiện các loại miễn dịch và đặc điểm của từng loại?

+ Viết sơ đồ và trình bày cơ chế đông máu và trình bày?

+ Mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu được thể hiện ntn? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?

- GV treo tranh sơ đồ cấu tạo HTH máu.

Cấu tạo tim và mạch máu.

+ Trình bày cấu tạo HTH máu và đường đi của máu trong HTH?

+ Tim và các loại mạch máu có cấu tạo ntn? Tại sao tim hoạt động cả đời mà không mệt mỏi?

- 2 HS chỉ tranh trình bày lớp NX, bổ sung.

- HS trả lời câu hỏi.

3.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn tập các chương đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:

Ngày giảng:

(6)

Tiết 18:

KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng...điểm) Câu 1. Sắp xếp theo đúng trật tự từ thấp đến cao các lớp của động vật có xương sống:

A. Cá -> Lưỡng cư -> Bò sát -> Thú -> Chim B. Cá -> Lưỡng cư -> Bò sát -> Chim -> Thú C. Cá -> Chim -> Bò sát -> Lưỡng cư -> Thú D. Lưỡng cư -> Cá -> Bò sát -> Chim -> Thú

Câu 2:: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Câu 3: Máu được xếp vào loại mô gì ?

A. Mô thần kinh B. Mô liên kết

C. Mô cơ D. Mô biểu bì

Câu 4: Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại : nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm ?

A. Hình thái B.Tuổi thọ

C. Chức năng D. Cấu tạo

Câu 5: Máu gồm các thành phần:

A. Huyết tương và các tế bào máu B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu C. Huyết tương và hồng cầu D. Máu, nước mô, bạch huyết Câu 6: Nguyên nhân gây mỏi cơ là:

A. Do cơ thể thiếu oxi B. Do cơ thể thiếu cacbonic C. Do cơ thể thiếu axit lactic D. Do cơ thể thiếu máu

Câu 7: Bạch cầu nào có khả năng tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên?

A. Bạch cầu trung tính B. Limpho B

C. Limpho T D. Bạch cầu mono

Câu 8: Thành phần hóa học của xương gồm:

(7)

A. Mô xương cứng, chất khoáng B. Màng xương, sụn tăng trưởng C. Cốt giao và chất khoáng D. Cốt giao, sụn tăng trưởng II. Phần tự luận ( 6 điểm )

Câu 1 ( 1,5 điểm ): Phản xạ là gì? Lấy ví dụ Câu 2 ( 2 điểm )

Sáng nay nghe loa truyền thanh thôn tuyên truyền tiêm vacxin phòng Covid – 19, mẹ Mạnh bảo: Thằng Mạnh từ bé đến giờ tiêm nhiều loại vacxin lắm rồi, tiêm về có khi còn ốm thêm, không cần tiêm nữa.

a. Em có đồng tình với ý kiến của mẹ bạn Mạnh không? Vì sao

b. Để phòng chống dịch Covid – 19 hiệu quả mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp nào

Câu 3 ( 2,5 điểm )

a.Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ?

b. Chúng ta cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh ? PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: SINH HỌC 8

I.Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm) mỗi phương án trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA B D B C A A B C

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

(8)

Câu Ý Nội dung Điểm Câu

1. (1,5 điểm)

a, Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.(1,0đ)

Ví dụ: Khi tay chạm vào vật nóng thì ta rụt tay lại Đi xe thấy đèn đỏ dừng lại

Khi nhìn thấy quả khế miệng ta tiết nước bọt

1

0,5

Câu 2. ( 2 điểm)

a, Em không đồng tình với ý kiến của mẹ bạn Mạnh vì:

Tiêm vacxin là đưa vi khuẩn ,virút đã được làm yếu vào cơ thể để hình thành phản ứng miễn dịch,giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi vi sinh vật đó xâm nhập ,để bảo vệ cơ thể.

Mỗi loại vacxin chỉ có tác dụng với 1 loại bệnh

1

B Để phòng chống dịch Covid – 19 hiệu quả mỗi chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp :

- Thực hiện nghiêm túc quy định 5K - Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng - Luyện tập TDTT

- Tiêm phòng vacxin đầy đủ

1

Câu 3. (2,5 điểm)

a, Gặp người tai nạn gãy xương cẳng tay, ta sơ cứu và băng bó như sau :

- Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

- Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

1

b, Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh chúng ta cần:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí - Thường xuyên tập TDTT .

- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng . - Lao động vừa sức, mang vác đều ở 2 vai - Ngồi học đúng tư thế.

1,5

(9)

Tổng 10

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc trung bình 40 km/h. Tính quãng đường AB. Biết quãng đường AB dài 90km. biết vận tốc dòng nước là 2km/h. tính vận tốc

Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích). Kể tên một văn bản viết về tre mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Cho biết

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Giáo án dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Vật lí, Tin học, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài:

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)?. + Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện

- Văn bản “Nguyễn Trãi – dành còn để trợ dân” tập trung phân tích về cuộc đời, nội dung thơ văn và những tác phẩm cụ thể của một tác giả là Nguyễn Trãi - Các bài học

Một hợp chất hữu cơ có số nguyên tử H bằng số nguyên tử C và làm mất màu dung dịch brom.. Một hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số