• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 9/4/2022 Ngày giảng: 11/4/2022

Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: MAI AN TIÊM (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung bài: Hiểu được về nguồn gốc một loại cây trái quen thuộc. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung câu chuyện Mai An Tiêm. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: trí tưởng tượng, sự liên tưởng về các sự vật. sự việc trong tự nhiên.

- Giúp hình thành và phát triển phẩm chất: Tự hào về đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam; có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 5’

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu đố:

Vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen Hoa vàng, lá biếc, đố em quả gì?

- GV hướng dẫn HS giải câu đố. Yêu cầu HS chú ý vào đặc điểm của các sự vật để phán đoán xem đặc điểm đó là của quả gì.

- Mời HS chia sẻ đáp án của câu đố.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 28’

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc câu 1 hỏi trong sgk/tr.93.

Câu 1: Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?

- HS đọc câu đố

- HS thảo luận nhóm đôi tìm lời giải đố.

- 3-4 HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Quả dưa hấu)

- 2-3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn.

- Dự đoán đáp án:

C1: Ở đảo hoang, vợ chồng Mai An Tiêm đã dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim

(2)

Câu 2: Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống?

Câu 3: Nói tiếp các câu dưới đây để giới thiệu loại quả Mai An Tiêm đã trồng.

Câu 4: Theo em Mai An Tiêm là người thế nào?

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.50.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn.

An Tiêm khắc tên mình vào quả rồi thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền.

Một người dân vớt được quả lạ đã đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

- Gọi HS đọc yêu cầu SGK/ tr.93

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn, đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.50.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu SGK/ tr.93.

- GV hướng dẫn cách thực hiện

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm đọc bài của nhau và góp ý cho nhau.

thả xuống.

C2: Khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống, Mai An Tiêm đã nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được.”

C3: - Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, vị ngọt và mát.

- Quả đó có tên là quả dưa hấu.

C4: Mai An Tiêm là người chăm chỉ, chịu khó, thông minh, Mai An Tiêm là người cần cù, chăm chỉ, thông minh. Mai An Tiêm còn là một người con hiếu thảo.

- HS hoàn thành các BT - Lắng nghe

- Hs lắng nghe - 2Hs đọc - Lắng nghe

- 1-2 HS đọc.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp:

Những từ ngữ chỉ hoạt động có trong đoạn văn là: khắc, thả, nhờ, đưa, vớt, dâng, đón, trở về.

- Lắng nghe

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm đôi để đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- 4-5 nhóm đọc trước lớp.

- Bố đón em về nhà.

- Mẹ trở về nhà sau chuyến công tác

(3)

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò:2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: Thư gửi bố ngoài đảo Tr. 95

dài ngày.

- HS chia sẻ.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: MAI AN TIÊM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Mai An Tiêm. Chia sẻ được những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc. Trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh. Biết dựa vào tranh để kẻ lại từng đoạn của câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Phát triển phẩm chất: yêu lao động, tích cực, chăm chỉ. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động: HS hát vận động theo giai điệu bài hát Em là học sinh lớp 2

* Kết nối

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. HĐ Khám phá kiến thức mới 28’

* Hoạt động 1: Quan sát tranh, nói tên nhân vật và sự việc trong từng tranh.

- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu 1.

- GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh. Giúp

- Hát

- 1-2 HS chia sẻ.

- Lắng nghe

- 1-2 HS đọc yêu cầu 1 trước lớp.

- HS thảo luận nhóm đôi, nói tên

(4)

HS nhớ lại từng đoạn của câu chuyện tương ứng với mỗi bức tranh.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV nêu yêu cầu của BT2

- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm 4

- Gọi HS kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng: Viết 2-3 câu về nhân vật Mai An Tiêm trong câu chuyện - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài

- GV hướng dẫn HS xem lại các tranh minh họa và nhớ lại những hành động, suy nghĩ,

… của Mai An Tiêm trong thời gian bị đày ra đảo hoang.

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.51.

Bài 4: Sắp xếp các tranh dưới đây theo đúng trình tự của bài đọc.

- Đọc y/c BT

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 5: Viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Mai An Tiêm.

- Đọc y/c BT

- Nhắc nhở khi viết đoạn văn, HS cần giới thiệu tên của nhân vật, nhận xét về ý chí, nghị lực vượt gian khổ của Mai An Tiêm và HS có thể nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về Mai An Tiêm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- Tổ chức cho HS nêu ý kiến về bài học.

nhân vật, nói các sự việc trong từng bức tranh.

- 2-3 nhóm HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Một số HS tập kể trước lớp. HS khác nhận xét

- 2 HS đọc yêu cầu bài

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- Đọc y/c BT

- HS suy nghĩ cá nhân, viết vào vở, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- Đọc y/c BT

- Mai An Tiêm là tấm gương về đức tính tự trọng, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS chia sẻ.

(5)

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích nội dung hay hoạt động nào) - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

BÀI 95: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000. Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực: Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5’)

- Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi “Quả bóng may mắn” các con có thích không?

- GV nêu cách chơi: Cô tung quả bóng cho các con tung bóng cho bạn, cả lớp hát 1 bài, khi nào cô bảo “Dừng” thì bạn nào đang cầm bóng trên tay phải tar lời 1 câu hỏi của cô.

Nếu trả lời đúng bạn đó được thưởng hoa và được tung bóng tiếp cho người khác. Nếu không trả lời đúng thì phải nhảy lò cò tại chỗ 10 nhịp.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- GVNX và tổng kết trò chơi: Cô khen lớp mình, cô thưởng cho lớp mình một tràng vỗ tay nào.

- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi.

2. HĐ Thực hành -luyện tập 20’

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con

- HSTL

- HS chơi

- HS nghe

- HS lắng nghe

(6)

học bài “Ôn tập về số và phép tính phạm vi 1000-tiết 2”.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

Bài tập 4 : Đặt tính rồi tính:

278 + 441 69 + 108 374 – 182 645 – 73

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

- Cho lớp tự làm cá nhân.

- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời

- Cho 2HS lên bảng trình bày và giao lưu

*CHỮA BÀI:

- GV gọi 2 HS lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời ý kiến nhận xét.

- GV cho HS giao lưu.

- Cô cảm ơn các con.

* Khai thác:

- Chúng ta cần lưu ý điều gì khi đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000

GV Chốt: Như vậy, các con đã nắm chắc cách đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Các con chú ý để áp dụng làm các bài tương tự nhé.

Bài tập 5 : Trên một chuyến tàu Bắc – Nam có 576 hành khách mua vé ngồi và 152 hành khách mua vé giường nằm. Hỏi chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách?

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

GV yêu cầu HS đọc đề bài.

(?) Đề bài cho ta biết gì?

(?) Đề bài hỏi gì?

- GV yêu cầu HS làm bài giải vào vở

- 3 HS nhắc lại - Cả đọc thầm

- 1 HS đọc yêu cầu - Đặt tính rồi tính:

- HS làm bài

- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- 2 HS lên bảng đọc bài làm.

- HSNX bạn

- HS1 hỏi: Bạn hãy nêu lại cách đặt tính phép tính 69 + 108.

- 1HS trả lời - NX

-HS3 hỏi: Bạn thực hiện tính phép tính 645 – 73 như thế nào?

- 1HS trả lời – NX

- HSTL: cần đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, khi tính thì thực hiện từ phải qua trái bắt đầu từ hàng đơn vị.

- 1HS đọc đề toán

+ Đề bài cho biết có 576 hành khách mua vé ngồi, 152 hành khách mua vé giường nằm.

+ Đề bài hỏi chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách?

- HS làm vào vở

(7)

- Chữa bài:

+ Vì sao để tìm chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách con làm phép tính 576 + 152?

-Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm và câu trả lời của bạn?

+ Bạn nào có câu lời giải khác làm khác? Cô mời...

-GV nhận xét

-GV hỏi: Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?

=> Chốt: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.

3. Vận dụng : 8’

Bài tập 6: Trò chơi “Con số bí ẩn”

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm chơi trò chơi “Con số bí ẩn”.

+ Mỗi bạn viết một số rồi gợi ý cho bạn khác đoán đúng số mình viết. Chẳng hạn bạn A viết ra số 728, bạn A đưa ra gợi ý: số tớ vừa viết gồm 7 trăm 2 chục 8 đơn vị. Đố bạn tớ vừa viết số nào?

+ Sau ba lượt chơi bạn nào đoán đúng nhiều lần nhất sẽ thắng cuộc.

Nhận xét , tuyên dương HS.

*Củng cố - dặn dò 2’

- Hôm nay chúng mình học bài gì ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”

- 1 HS chữa

+ HSTL: Vì tất cả hành khách của chuyến tàu gồm hành khách mua vé ngồi và hành khách mua vé giường nằm.

Bài giải

Chuyến tàu có tất cả số hành khách là:

576 + 152 = 728 ( khách) Đáp số: 728 hành khách -HS quan sát, nhận xét

-HS nhận xét

-HSTL: Đọc kĩ đề để lựa chọn phép tính đúng.

- HS lắng nghe

- Cả lớp tham gia chơi

- HSTL - HSTL - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

(8)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

- Phát triển phẩm chất: Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận. Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -, Giáo viên: tranh SGK

- Học sinh: SGK. Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1).

2. HĐ hình thành kiến thứ mới: 28’

Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên

- Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm lên trình bày

(9)

bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được chuẩn bị ở bước 1 và chỉ định nhóm bạn trả lời; có thể mời các HS khác nhận xét câu trả lời. Nhóm nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho nhóm khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đa số các nội dung cần ôn tập được nhắc lại.

- GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp” giữa các nhóm (nếu cần).

- GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này.

* Củng cố - dặn dò 2’

-Hôm nay, học bài gì?

- Nhận xét tiết học - Xem lại bài

- Nhận xét - Lắng nghe

- Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Ngày soạn: 9/4/2022 Ngày giảng: 12/4/2022

Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2022 TIẾNG VIỆT

ĐỌC: THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO ( TIẾT 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Đọc đúng, rõ ràng, diễn cảm bài thơ, biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ đối với bố trong bài thơ. Nhận biết được địa điểm, thời gian và các hình ảnh trong bài thơ.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, hiểu văn bản.

- Giúp hình thành và phát triển phẩm chất: yêu quý quê hương, đất nước, biết ơn các chú bộ đội. Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK, bảng phụ - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động

- Hát và vận động theo giai điệu bài hát:

Em là học sinh lớp 2.

- Gọi HS đọc bài Mai An Tiêm.

+ Mai An Tiêm là người như thế nào?

- HS hát

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

(10)

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết nối

- GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Em thấy những ai trong 2 bức tranh?

+ Họ đang làm gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới 30’

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, diễn cảm, thể hiện giọng nói/ ngữ điệu của bạn nhỏ trong bài thơ. Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi dung nhịp thơ/ dòng thơ/

câu thơ.

- HDHS chia đoạn: 5 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

hòm thư, xa xôi,…

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. 12’

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.96.

Câu 1: Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?

Câu 2: Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?

Câu 3: Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?

a. bánh chưng b. hoa

c. thư

Câu 4: Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì?

a. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

- HS quan sát 2 bức tranh trong SGK và nói những gì mà HS quan sát được.

- Tranh vẽ bạn nhỏ đang cầm bút để viết thư. Phía bên cạnh là chú hải quân đang canh gác biển đảo của đất nước ta.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc nối tiếp. (HS1 đọc 2 khổ đầu)

- HS luyện đọc từ khó.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- Hs đọc

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp gần Tết.

C2: Bố bạn nhỏ đang làm công việc giữ đảo và giữ trời.

C3: Đáp án: c. thư

C4: Đáp án: a. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

(11)

b. Bố và các chú xây hàng rào ở đảo.

c. Bố và các chủ là hàng rào chắn sóng, chắn gió.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.51.

Bài 2: Theo em, khổ thơ cuối của bài đọc muốn nói điều gì? (đánh dấu ✔ vào ô trống trước đáp án đúng)

☐ Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

☐ Bố và các chú xây hàng rào ở đảo.

☐ Bố và các chú là hàng rào chắn sóng, chắn gió.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 8’

- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài - Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. 12’

Bài 1:Từ ngữ nào chỉ hành động của bố?

Từ ngữ nào chỉ hành động của con?

- Gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/ tr.97 - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, đọc các từ cho trước, thảo luận nhóm để tìm ra những từ chỉ hành động của bố và của con.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

Trả lời

☐ Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

☐ Bố và các chú xây hàng rào ở đảo.

☑ Bố và các chú là hàng rào chắn sóng, chắn gió

- HS luyện đọc diễn cảm bài thơ (cá nhân, đọc trước lớp.)

- HS chia sẻ:

+ Từ ngữ chỉ hành động của bố: giữ đảo, giữ trời

+ Từ ngữ chỉ hành động của con:

viết thư, gửi thư

(12)

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.51.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Thay lời bạn nhỏ, nói một câu thể hiện tình cảm đối với bố.

- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK/ tr.97.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm.

Yêu cầu từng HS trong mỗi nhóm thay lời bạn nhỏ nói câu thể hiện tình cảm với bố.

- Mời đại diện một số nhóm nói trước lớp. GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 4 VBTTV/tr.51.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- Đại diện một số nhóm nói trước lớp.

+ Con rất yêu bố và nhớ bố. Bố hãy cứ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao nhé! Mẹ và con luôn mong và chờ bố về!

- HS viết lại câu vừa nói vào VBTTV.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 96: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 ( tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5. Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

- Phát triển năng lực: Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

* Điều chỉnh CV 3969: 2 tiết dạy trong 1 tiết. Không làm bài 3 trang 90, bài 5 trang 91

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

(13)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5’)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

2. HĐ Thực hành -luyện tập 28’

- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”.

- GV ghi bảng tên bài lên bảng.

Bài tập 1 : Tính nhẩm:

300 + 600 = ….

700 + 300=….

400 + 600 = ….

500 – 400 = ….

1000 – 800 = ….

900 – 300 – 50 = …

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

- Cho lớp tự làm cá nhân

- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời

- Cho hs lên bảng trình bày và giao lưu

*CHỮA BÀI:

- GV gọi 2 hs lên trình bày bảng phụ.

- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.

- GV cho HS giao lưu.

- HSTL

- HS lắng nghe -HS chơi.

- HS lắng nghe

- 3 HS nhắc lại

- HS đọc -HSTL - HS làm bài -Trao đổi theo bàn

- 2 hs lên trình bày.

300 + 600 = 900 700 + 300 = 1000 400 + 600 = 1000 500 – 400 = 100 1000 – 800 = 200 900 – 300 – 50 = 550

HS1: Bạn nào có câu hỏi cho tớ không?

HS khác: Câu tính nhẩm 300 + 600 như thế nào?

(14)

- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

- GV cho HS giao lưu

- Cô khen các con làm việc tốt

GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm và biết dựa vào phân tích số để tính nhẩm nhanh nữa.

Bài tập 2 :Tính nhẩm:

2 x 7 = …. 5 x 2 = …. 12 : 2 = 15 : 5 = …. 2 x 4 = …. 5 x 9 = 6 : 2 = …. 30 : 5 = … 2 x 8 =

5 x 6 = …. 20 : 2 = …. 50 : 5 = ….

- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

Với bài 2 này các con có muốn thực hiện qua một trò chơi không?

Đó là trò chơi truyền điện. Mõi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?

-Tổ chức cho hs chơi

- Nhận xét hs chơi và khen hs làm tốt.

GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5.Chúng ta hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.

HS1: ba trăm cộng 6 trăm là 9 trăm. Tớ viết 900.

HS khác: cậu làm đúng rồi.

HS2: Có bạn nào ra kết quả giống tớ không?(cả lớp giơ tay). Câu tính nhẩm 400+60+3 như thế nào?

HS khác:Ta hiểu đây là số gồm 4 trăm, 6 chục và 3 đơn vị. Tớ viết luôn 463.

HS 2: bạn trả lời đúng rồi.

- Cả lớp vỗ tay.

- HS nghe - HSTL

-Cả lớp chơi

2 x 7 = 14 5 x 2 = 10 12 : 2 = 6 15 : 5 = 3 2 x 4 = 8 5 x 9 = 45 6 : 2 = 3 30 : 5 = 6 2 x 8 = 16 5 x 6 = 30 20 : 2 = 10 50 : 5 = 10

(15)

Bài 4. Số?

a) 2 xe đạp có ………. bánh xe b) 5 xe đạp có ………. bánh xe c) 6 xe đạp có ………. bánh xe - Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

- Bài toán yc gì?

- Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

- Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

-Nhận xét, chốt bài đúng.

a) 2 xe đạp có 4 bánh xe b) 5 xe đạp có 10 bánh xe c) 6 xe đạp có 12 bánh xe

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

*Củng cố - dặn dò 2’

- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

- GVNX tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về hình học và đo lường

- Số?

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh.

5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

Vậy nếu 6 bánh xe thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

- HS lắng nghe.

- HSTL

- HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

(16)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

- Phát triển phẩm chất: Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận. Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -, Giáo viên: tranh SGK

- Học sinh: SGK. Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1).

2. HĐ hình thành kiến thứ mới: 28’

Hoạt động 2: Tự đánh giá Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS

dựa vào mẫu phiếu tự đánh giá ở trang 108 SGK để chia sẻ với các bạn những việc nào em đa làm thường xuyên,

thỉnh thoảng (chưa làm thường xuyên) hoặc chưa thực hiện và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được việc phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS xung phong chia sẻ với cả lớp về việc làm của bản thân em trong việc

- Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- Hs làm việc nhóm

- Hs bổ sung:

phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

(17)

thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận.

Hoạt động 3: Đóng vai Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình huống trang 108 SGK

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm.

* Củng cố - dặn dò 2’

-Hôm nay, học bài gì?

- Nhận xét tiết học - Xem lại bài

- HS quan sát tranh, đọc hai tình huống.

- HS lắng nghe, thực hiện thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai.

- Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác,

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

Ngày soạn: 9/4/2022 Ngày giảng: 13/4/2022

Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

NGHE – VIẾT: THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Phát triển năng lực: Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận. HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động

- Hát và vận động theo giai điệu bài gà gáy

* Kết nối:

- Nêu lại ND chính của bài Thư gửi bố ngoài đảo?

2. HĐ hình thành kiến thức mơí 28’

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

(từ đầu đến cũng nghe)

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- Hướng dẫn HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2, 3.

- Hướng dẫn HS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.52.

Câu 2: Chọn tiếng phù hợp thay cho ô vuông.

a. (dang/giang): □ tay, giỏi □, dở □ b. (dành/giành): dỗ □, tranh □, để □ Câu 3: Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ gọi tên từng loại quả có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.

b. Chọn ip hoặc iêp thay cho ô vuông.

- Nhân dٜ Tết, em viết một tấm thٜ gửi lời chúc đến các chú bộ đội Trường Sa.

- Hs hát và vận động - HS lắng nghe.

-Tình cảm mà người con dành cho người bố đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.

- Lắng nghe - 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ: Bây, Tết, Con….tất cả chữ đầu dòng thơ…

- héo, gửi….

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

Bài 2a. dang tay, giỏi giang, dở dang b. dỗ dành, tranh giành, để dành

Bài 3a. xoài, sầu riêng, sung, sim

b.- Nhân dịpTết, em viết một tấm thiệp gửi lời chúc đến các chú bộ đội Trường Sa.

(19)

- Những con sóng liên t□’ xô vào bờ.

- GV chữa bài, nhận xét.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Những con sóng liên tiếp xô vào bờ.

- HS chia sẻ.

TIẾNG VIỆT

MỞ RỘNG VỐN TỪ NGHỀ NGHIỆP;

CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ người làm việc trên biển. Đặt được câu chỉ mục đích. Phát triển vốn từ chỉ nghề nghiệp. Rèn kĩ năng đặt câu.

- Phát triển năng lực giao tiếp, ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

- Phát triển phẩm chất: Yêu lao động, tôn trọng mọi người, biết giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu 5’

- Hát và vận động theo giai điệu bài Lý cây xanh

2. HĐ Hình thành kiến thức mới 27’

* Hoạt động 1: Tìm những từ ngữ chỉ người làm việc trên biển.

Bài 1:Những từ ngữ nào dưới đây chỉ người làm việc trên biển?

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi một số HS đọc các từ ngữ cho trước.

- GV giải thích nghĩa của các từ HS chưa hiểu.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Mời một số nhóm trình bày.

- Yêu cầu HS làm bài tập 7 - VBT/ tr.52.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Tổ chức cho HS đọc các từ ngữ vừa tìm

Hs hát và vận động

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ chỉ người làm việc trên biển.

- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: ngư dân, hải quân, thợ lặn, thủy thủ - HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- HS đọc theo yêu cầu.

(20)

được.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2:

Bài 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A và cột B.

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B.

- Yêu cầu HS làm bài tập 8-VBT tr.53.

- Tổ chức cho HS đọc các từ ngữ vừa tìm được.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Đặt câu chỉ mục đích Bài 3:Dựa vào kết quả ở bài tập 2, đặt 2 câu hỏi và 2 câu trả lời theo mẫu.

M: - Những người dân chài ra khơi để làm gì?

- Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV cho HS đọc mẫu theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B

- HS chia sẻ kết quả trước lớp. HS khác nhận xét.

- HS làm bài.

- HS đọc theo yêu cầu:

+ Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

+ Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

+ Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá.

- HS đọc: Dựa vào kết quả ở bài tập 2, đặt 2 câu hỏi và 2 câu trả lời theo mẫu

- HS đọc mẫu theo cặp, một HS

(21)

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu.

- Mời 1 số cặp trình bày trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

đọc câu hỏi, một HS đọc câu trả lời.

- HS làm việc nhóm đôi để đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu. Sau đó 2 HS đổi vai cho nhau đặt câu hỏi và trả lời.

- 3-4 cặp HS đặt câu hỏi và trả lời trước lớp:

+ HS1: Các chú hải quân tuần tra để làm gì?

+ HS2: Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 97 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học , do và tính độ dài đường gấp khúc , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Vân dụng kiến thức , kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán , ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống .

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ đồ dùng toán

- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS hát bài Hình khối.

(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?

-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

Các con thấy rằng trong bài có rất nhiều các hình khác nhau, để ôn tập về các hình học đó và ôn tập các đo lường chúng mình cùng đến với bài học hôm nay: Ôn tập về hình học và đo lường.

- HS hát

- Hình tròn, hình tam giác, hình vuông,...

- HS lắng nghe

(22)

-GV ghi bảng

2. HĐ Thực hành, luyện tập: 28’

Bài 1

a) Viết tên đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau:

b) Viết tên các điểm và đoạn thẳng trong hình sau:

c) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm.

-GV yêu cầu HS đọc đề bài

(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p

-GV chữa bài

a) Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?

Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng.

-GV nhận xét

-Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học?

b) GV gọi 1 HS lên chữa.

-HS đọc đề bài

a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình.

b) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình .

c) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6cm .

-HS chơi

-HS lắng nghe

-Hình tròn liên tưởng đến đường cong; hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,...

-1 HS lên chữa

Sau khi HS chữa, hỏi:

(?) Tớ muốn nghe nhận xét từ bạn....

(23)

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài phần c) - GV nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 6cm vào vở.

-GV chữa bài => chiếu vở

(?) Con hãy nêu cho cô cách vẽ đoạn thẳng này.

-GV nhận xét Bài 2

:

Số?

Có … hình tam giác Có … khối trụ Có … hình tứ giác Có … khối cầu

-GV yêu cầu HS đọc đề bài a)

(?) Phần a) yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu hình tam giác? Bao nhiêu hình tứ giác ?

-GV nhận xét .

GV yêu cầu HS đọc đề bài b)

(?) Phần b) yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2p, trả lời câu hỏi:

+ Có bao nhiêu khối trụ ? Bao nhiêu khối cầu ?

-GV nhận xét .

Bài 3: Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG sau:

GV yêu cầu HS đọc đề bài.

-1 HS đọc

-HS chữa, nhận xét

+ Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 6, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải.

-HS lắng nghe.

-HS đọc

-HS thảo luận nhóm 4 -HSTL .

-HS lắng nghe.

-HS đọc . -HSTL .

a. Có 5 hình tam giác Có 3 hình tứ giác b. Có 3 khối trụ Có 4 khối cầu -HS lắng nghe

-1 HS đọc

+ Đo và tính độ dài đường gấp khúc

(24)

(?) Đề bài cho ta biết gì?

Đề bài hỏi gì?

+ Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến ? + Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng

-GV yêu cầu HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG vào vở.

-GV chữa bài

-GV cho HS nhận xét – chữa bài.

=> Chốt: Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

*Củng cố - dặn dò 2’

-Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học -GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

ABCDEG .

+Có 5 đường gấp khúc từ A đến B + Đường gấp khúc từ A đến G được tạo bởi 5 đoạn thẳng.

-HS làm vở -HS chữa

-HS nhận xét, lắng nghe

-HSTL: Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.

-HS nêu ý kiến -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN:

VIẾT LỜI CẢM ƠN CÁC CHÚ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nói được những điều đã biết về các chú bộ đội hải quân.

- Viết được đoạn văn 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển kĩ năng nói, viết lời cảm ơn. Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Giúp hình thành và phát triển phẩm chất: Biết lắng nghe và bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (4’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát:

Múa vui

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài

- HS hát bài múa vui

- Lắng nghe

(25)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 28’)

* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.

Bài 1: Nói những điều em biết về các chú bộ đội hải quân

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói những gì các em quan sát được.

- Hướng dẫn HS thêm những điều khác mà em biết về các chú bộ đội hải quân.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Viết 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc 4 bước hướng dẫn viết lời cảm ơn trong SGK/tr.99.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nói câu mình định viết ở mỗi bước.

- Yêu cầu HS thực hành viết vào bài tập 9-VBT tr.53.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ:

+ Các chú bộ đội hải quân đang tuần tra trên bờ biển.

+ Các chú bộ đội hải quân đang canh gác.

- HS chia sẻ trước lớp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc 4 bước hướng dẫn viết lời cảm ơn

- HS thảo luận nhóm, nói câu mình định viết ở mỗi bước.

- HS viết lời cảm ơn theo từng bước vào VBT.

- HS trao đổi với bạn để rà soát và sửa lỗi.

- HS chia sẻ bài trước lớp.

(26)

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.

- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến về bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ, văn học.

- Hình thành và phát triển những PC chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

- HS: Bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5’)

* Khởi động

- Gv kiểm tra nhiệm vụ đã giao cho HS ở các tiết học trước

* Kết nối

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài 2. Hoạt động đọc mở rộng (28’)

Bài 1: Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về các chú bộ đội hải quân.

- GV gọi HS đọc YC bài

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, tên tác giả Hs đã chuẩn bị.

- Gv mời các nhóm chia sẻ

Tìm đọc bài thơ “Chú hải quân” của Vân Đài.

- GV Nhận xét, tuyên dương HS.

- HS báo cáo sản phẩm đã sưu tầm các bài thơ, câu chuyện và tên tác giả viết về các hoạt động của thiếu nhi.

- Lắng nghe

- HS đọc: Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về các chú bộ đội hải quân.

- Hs chia sẻ bài đọc trước lớp: vẽ về cuộc sống an toàn….

(27)

Bài 2: Trao đổi với các bạn về bài đã đọc dựa vào gợi ý sau:

1. Tên bài đọc là gì?

2. Điều em thích nhất trong bài đọc là gì?

- GV gọi HS đọc YC bài.

- GV tổ chức cho Hs trao đổi theo cặp - Điều em thích nhất trong bài đọc là gì?

- GV giới thiệu một số bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân phù hợp với HS như: Chú hải quân, Anh hải quân và biển, Bố em là lính biển, Chú bộ đội của Tổ quốc em ơi!...

- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.

- Tổ chức thi đọc một số câu văn, câu thơ mà HS thích.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

- Nx, đánh giá việc đọc mở rộng của HS

* Củng cố, dặn dò (2’) - Hôm nay học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho tiết đọc mở rộng tiếp.

- Trao đổi với các bạn về bài đã đọc dựa vào gợi ý

- Thảo luận theo cặp

- Hs chia sẻ: Điều mà em thích thú nhất trong bài đọc là sau khi đọc xong em hiểu rằng các bạn nhỏ có sức sáng tạo thật lớn, có rất nhiều thông điệp điệp được các bạn gửi gắm thông qua những bức tranh.

- Lắng nghe

- HS đọc.

- Lắng nghe

- Đọc mở rộng về các bài đọc về các chú bộ đội hải quân.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(28)

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 28: CẢNH ĐẸP QUÊ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS cùng lên kế hoạch đến thăm cảnh đẹp quê hương. HS nghĩ về danh thắng sắp được đến để chuẩn bị tâm thế tìm hiểu. HS nhớ lại tên, hình ảnh các danh thắng của địa phương.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

*Điều chỉnh CV 3969

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập. Bìa màu, bút màu để làm tờ rơi. Giấy A4 để viết bài giới thiệu cảnh đẹp quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- GV lần lượt chiếu / đưa ra những tranh ảnh về các danh thắng của địa phương để gợi cho HS nhớ lại những cảnh đẹp ấy (khoảng 4 địa danh).

- GV hỏi xem HS đã đến các danh lam thắng cảnh ấy chưa.

+ Nếu đến rồi, em có cảm nhận gì về danh thắng ấy.

+ Nếu chưa, em có muốn đến tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp ấy không? Em muốn đi cùng ai?

GV đề nghị HS chơi theo nhóm : một HS mô tả hình ảnh danh thắng, (các) HS khác đoán tên danh thắng đó của địa phương, có thể dựa trên những hình ảnh GV đã đưa ra trước đó.

Kết luận: Mỗi địa phương, miền quê đều có

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

-HS chơi theo nhóm

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

(29)

những danh lam thắng cảnh của mình. Em sống ở nơi nào thì cần hiểu về phong cảnh của nơi đó. Chúng ta rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. HĐ khám phá 20’

Xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh đẹp quê hương

- GV đề nghị mỗi tổ viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

- GV dẫn dắt để từ các thẻ chữ (các cảnh đẹp quê hương) ấy HS cùng lựa chọn một địa điểm hợp lí để cả lớp đi tham quan vào ngày cuối tuần. Tiêu chí lựa chọn:

+ Địa điểm không quá xa, đi xe trong khoảng 30 đến 45 phút.

+ An toàn cho trẻ em.

-GV gợi ý HS chuẩn bị cho chuyến đi theo các mục sau:

+ Đồ dùng cá nhân mang theo: Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần); kem chống nắng (nếu cần); sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

+ Cách nhận ra các thành viên trong tổ để không đi lạc: đeo ruy-băng màu vào cổ tay các thành viên mỗi tổ.

+ Ghi vào vở thời gian, địa điểm tập trung.

+ Giáo viên dặn dò HS về việc đảm bảo an toàn, không bị lạc, bị ngã,…

Kết luận: Việc đi tham quan danh lam thắng cảnh cũng cần được chuẩn bị chu đáo để chuyến đi an toàn, hiệu quả, có nhiều cảm xúc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: 7’

-GV cho HS xem vài hình ảnh chụp danh thắng sẽ đến.

-GV cho HS biết, ở đó có gì.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc, GV ghi lại lên bảng. Ví dụ:

+ Tại sao địa điểm đó có tên như vậy?

- Viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

- HS lắng nghe.

- Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần);

kem chống nắng (nếu cần);

sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

-HS quan sát - 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát - HS thực hiện.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc,

(30)

+ Địa điểm này liên quan đến nhân vật nổi tiếng nào?

+ Có truyền thuyết li kì nào được kể lại về nhân vật này?

− HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

Kết luận: Mỗi chuyến đi chúng ta đều thu hoạch được nhiều thông tin thú vị. Các em sẵn sàng để khám phá nhé!

4. Cam kết, hành động: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể với bố mẹ về mong muốn đến thăm cảnh đẹp quê hương và thông báo về chuyến đi sắp tới.

- HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

- bài 28 cảnh đẹp quê em

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

…………...………

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian. Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian. Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lý.

- Phát triển năng lực: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Phát triển phẩm chất:Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

*Điều chỉnh CV 3969

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động - Tổ chức cho hs nghe/ đọc bài thơ: “ Đồng hồ quả lắc”

- Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. HĐ luyện tập – thực hành 28’

*Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.

- GV cho hs quan sát tranh sgk tr.24.

Thảo luận nhóm 4. Đọc lời chú thích trong mỗi tranh.

- HS lắng nghe, - 2-3 HS nêu.

- HS thực hiện.

(31)

- GV kể chuyện “ Bức trang dở dang”.

- Mời hs vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

- GV hỏi : Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ dở cơ hội tham gia cuộc thi ?

Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian ?

-GV chốt : Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập chung vào công việc không nên mải chơi như bạn Hà trong câu chuyện. Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- GV chia nhóm 4. Giao nhiệm vụ cho các nhóm QS tranhsgk tr.25 và trả lời câu hỏi :

+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh ?

- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Theo em thế nào là biết quý trọng thời gian ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Quý trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí như: thực hiện các công viecj hang ngày theo thời gian biểu ; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra ; giờ nào việc đấy…

*Bài 1: Bày tỏ thái độ

- GV cho HS quan sát các bức tranh sgk/tr.26 và bày tỏ thái độ với việc làm của các bạn trong tranh

- Tổ chức cho hs giơ thẻ: Mặt cười thể hiện sự tán thành; mặt mếu thể hiện sự không tán thành.

- Mời 1 số HS giải thích vì sao tán thành? Vì sao không tán thành?

- GV chốt câu trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2: Dự đoán điều có thể xảy ra.

- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “nếu- thì”.

- HS chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS lắng nghe - 2-3 HS kể chuyện.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- HS chia sẻ.

- 3-4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Hs tham gia chơi

(32)

- Chia HS thành 2 đội.

+ Cử đại diện tổ 1 lên bốc thăm tình huống ( vế “ nếu”).

+ Đội 2 đưa ra kết quả của tình huống ( vế “ thì”) và ngược lại.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

*Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn.

- GV chia nhóm 4.

- YCHS quan sát tranh sgk/tr.27 và trả lời câu hỏi.

+ Em đưa ra lời khuyên gì cho bạn trong tranh?

+ Vì sao em đưa ra lời khuyên đó?

- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.3. Vận dụng: Chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để sử dụng thời gian hợp lý.

- YCHS thảo luận nhóm đôi,chia sẻ với bạn về những việc đã làm và sẽ làm để sử dụng thời gian hợp lý.

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HDHS lập thời gian biểu cho các hoạt động trong tuần và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu đó.

*Thông điệp:

- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.28.

- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS giơ thẻ.

- Tán thành: Tranh 1, 4.

Không tán thành tranh 2,3 vì chưa biết sử dựng thời gian vào những việc có ích.

- Hs lắng nghe hướng dẫn.

- HS thực hành chơi trò chơi:

- Các nhóm thực hiện.

+ Tình huống 1: Nếu: Tùng thường xuyên đi ngủ muộn. thì: Sức khỏe và học tập của Tùng sẽ bị ảnh hưởng…..

- HS chia sẻ theo nhóm 2.

- Từng hs chia sẻ trước lớp.

- HS đọc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

…………...………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: cần cù, đoàn kết và ngay thẳng

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ:...

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng làng xã theo tiêu chuẩn của công tác xây dựng nông thôn mới, quả tình đạt được nhiều thành tựu, nhưng không phải

- Ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt: ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.... Ca ngợi Bạch

Có thể nhận thấy tỷ lệ dự báo đúng đạt giá trị khá cao khi tính chung cho toàn Việt Nam (hình 5). Nói chung PC biến động theo các vùng khí hậu không giống nhau

- Giúp hình thành và phát triển phẩm chất: Tự hào về đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam; có khả năng nhận