• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn :19/10/2019

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2019 Học vần Bài 27: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : H biết đọc được: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi,ng, ngh, y, tr;

các từ và câu ứng dụng từ bài 22 - 27.

2. Kĩ năng:

- Có kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng các âm, từ và câu ứng dụng đã học.

- Viết được p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi,ng, ngh, y, tr; các từ và câu ứng dụng - Nghe hiểu và kể lại truyện kể: “tre ngà”.

3. Thái độ : Yêu thích môn học, yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng ôn + tranh SGK.

- Tranh vẽ minh họa câu ứng dụng và cho chuyện kể : Tre ngà.

-Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tiết 1

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Đọc: + y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.

+ bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã 2. Viết: y tá, tre ngà

- Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương 2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1’)

- Nêu các âm đã học từ bài 22 đến bài 26.

- Gv ghi p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng,ngh, y, tr.

2.2. Ôn tập:(30-32’)

* Trực quan: treo bảng ôn.

a) Các chữ và âm vừa học: (5’) - Gv chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.

b) Ghép chữ thành tiếng:( 12’)

- Gv HD các chữ ở cột dọc là các chữ vừa học ở những bài 22 đến bài 26. Còn các chữ ghi ở hàng ngang là các chữ các em đã học.

- Hãy ghép các chữ ở hàng ngang với các chữ ở cột dọc trong bảng ôn.

ph ô

- 4 Hs đọc - viết bảng con

- 4-> 6 Hs nêu - 1 Hs đọc

- 4 Hc đọc âm và chỉ âm theo Gv đọc.

(2)

phố

Ghép chữ với chữ:

o ô ơ e ê

ph pho phô phơ phe phê

… … ….

g go gô gơ \ \

… …

- Chú ý: chữ g, ng theo luật chính tả không ghép với e, ê, i. chữ gh ,qu, ngh không ghép với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Ghép chữ với dấu thanh:

i í ỉ ì ĩ ị

y ý ỷ \ \ \

- Ghép tiếng ở cột dọc với các dấu thanh ở dòng ngang.

Chú ý: y chỉ ghép với thanh sắc và thanh hỏi để tạo tiếng có nghĩa.

c) Đọc từ ngữ ứng dụng: (6’) - Gv viết: nhà ga tre già quả nho ý nghĩ - Giải nghĩa:

c) Viết bảng con: ( 8')

* Trực quan: tre già, quả nho.

- Gv viết mẫu HD quy trình, độ cao, khoảng cách, vị trí viết dấu thanh

- Gv Qsát uốn nắn.

Tiết 2

3. Luyện tập.

a) Luyện đoc. ( 8') a.1: Đọc bảng lớp:

- Gv chỉ bài tiết 1 a.2: Đọc SGk:

- Hãy Qsát tranh 1 ( 57) - Tranh vẽ gì?

- Câu ứng dụng hôm nay là gì?

- Gv chỉ từ, cụm từ

- Khi đọc câu văn đến chỗ có dấu phẩy cần phải làm gì?

- Nhiều Hs ghép và đọc - Lớp đọc đồng thanh

- 6 Hs ghép và đọc, đồng thanh.

- 8 Hs đọc, lớp đọc

- Hs viết bảng con.

- 5 hs đọc.

- 2 ngườii đang xẻ gỗ, giã giò - Quê bé hà có nghề….giã giò.

- 4 Hs đọc, lớp đọc.

- … phải ngắt hơi.

- 3Hs đọc cả câu, lớp nghe Nxét.

đồng thanh.

(3)

- Gv nghe uốn nắn.

b) Kể chuyện: ( 15' )

- Gv giới thiệu câu chuyện: Tre ngà - Gv kể: + lần 1( không có tranh).

+ lần 2, 3( có tranh).

* Trực quan: tranh 1, 2, 3, 4( 57) phóng to.

- HD Hs kể:

+ Kể theo nhóm: chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm Qsát tranh SGK thảo luận ( 5') kể Ndung từng tranh.

- Gv đi từng nhóm HD Hs tập kể.

- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.

- ND đoạn 1( tranh `) cho em biết điều gì?

+ Tranh 1: Có một em bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười.

( các tranh còn lại dạy tương tự như trên) + Tranh 2: Bỗng một hôm có người rao: Vua đang cần người đánh giặc.

+Tranh 3: Từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi.

+Tranh 4:Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, chốn chạy tan tác.

+Tranh 5: Gậy sắt gãy. Tiện tay, ….chiến đấu với kẻ thù.

+ Tranh 6: Đất nước trở lại yên bình… về trời.

- Gv nghe Nxét bổ sung, tuyên dương.

c. Luyện viết: (10') tre già, quả nho.

- Chú ý: khi viết chữ ghi từ thì 2 chữ cách nhau 1 chữ o)

- Gv viết mẫu, HD Hs viết yếu - Gv Nxét, sửa sai cho hs.

4. Củng cố, dặn dò: (2-5') - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn

- Dặn hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài 22

- Hs mở SGK từng Hs kể theo từng tranh các bạn nghe bổ xung

- Đại diện thi kể theo tranh.

- Hs lắng nghe, bổ sung - 2- 3 Hs kể từng tranh

- 4 Hs kể nối tiếp từng tranh.

- Hs trả lời

- Hs mở vở tập viết ( 17)

- Hs viết bài -,…

Hs đọc

Lắng nghe, ghi nhớ

Âm nhạc

HỌC HÁT BÀI : TÌM BẠN THÂN ( T2 )

I. MỤC TIÊU

- HS hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1, lời 2.

(4)

- HS thực hiện được 1 vài động tác phụ hoạ.

II. CHUẨN BỊ:

-Hát chuẩn xác 2 lời ca, chú ý hát âm luyến “múa vui” và ngân đủ 2 phách ở âm kết.

Chuẩn bị được1 vài động tác phụ hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Hoạt độn g 1: Dạy hát lời 2.(15’)

- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

- Cho HS đọc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu lời ca.

- Dạy cho HS hát từng câu của lời 2 và nối các câu hát như lời1.

- Cho HS hát luân phiên theo nhóm cho đến khi thuộc lời 2.

- Cho cả lớp cùng hát lại cả bài ca gồm 2 lời.

GV chú ý sửa sai .

- H/dẫn HS hát 2 lời kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

- GV nhận xét, sửa sai cho những em hát chưa đúng hoặc gõ đệm chưa đều.

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

(15’)

- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ:

+ Nhún chân theo phách, nhún chân trái- phải ứng với mỗi phách. Thực hiện động tác nhún chân nhịp nhàng suốt bài hát.

+ Câu 1, 2: Kết hợp nhún chân, tay giơ lên về phía trước như vẫy gọi bạn, vẫy bàn tay theo phách. Câu 1 tay trái, câu 2 tay phải.

+ Câu 3: Giơ 2 tay lên cao tạo thành vòng tròn, nghiêng mình sang trái, phải theo chân nhún.

+ Câu 4: Tiếp tục vòng tay ở trên cao, phối hợp với động tác chân quay tròn tại chỗ. Động tác quay tròn được thực hiện với câu hát “ Múa vui nào”.

- Bốn động tác trên cũng thực hiện tương tự cho lời 2.

- Cho HS thực hiện nhiều lần cho thuần thục.

- Cho HS lên hát kết hợp biểu diễn trước lớp.

3/ Củng cố dặn dò.3-5’

- Trước khi kết thúc tiết học, GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ cả bài hát. GV đệm đàn cho các em hát

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc lời ca.

- HS hát theo h/d của GV.

- HS hát đồng thanh theo nhóm, dãy, cá nhân.

- HS hát, gõ đệm theo phách.

- HS xem GV làm mẫu.

- HS thực hiện động tác theo h/dẫn của GV. Chú ý thực hiện đều, đẹp.

- Sau khi tập xong, HS hát kết hợp vận động phụ hoạ thật nhịp nhàng theo dãy, nhóm…

- HS biểu diễn trước lớp.

- HS hát và vận động phụ hoạ theo nhạc.

- HS Chú ý nghe và ghi nhớ.

(5)

Tự nhiên xã hội

THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG, RỬA MẶT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hs biết đánh răng và rửa mặt.

2.Kĩ năng : Có kĩ năng đáng răng sạch, đúng cách, tiết kiệm nước.

3. Thái độ : Hs thấy cần thiết cần phải đánh răng, rửa mặt hàng ngày

* Tiết kiệm, sử dụng năng lượng : Tiết kiệm nước khi đánh răng, rửa mặt.

II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân : tự đánh răng rửa mặt.

- Kỹ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì để đánh răng đúng cách.

- Phát triển kỹ năng tư duy phê phán thông qua nhận xét các tình huống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- HS: Bàn chải, kem, khăn mặt

- GV: kem, bàn chải, thau nước sạch, khăn mặt IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Muốn cho răng khoẻ đẹp hằng ngày em cần phải làm gì?

- Nên đánh răng, xúc miệng lúc nào tốt nhất?

- Phải làm gì khi răng đau hoặc lung lay?

- Gv Nxét đánh giá.

2.Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1') - Giới thiệu trức tiếp.

2.2. HD Hs thực hành.

HĐ 1: (15') Thực hành đánh răng.

a) Mục tiêu: HS biết đánh răng đúng cách.

b) Cách tiến hành:

* Trực quan mô hình răng:

*Bước 1.

- Hãy chỉ và nêu tên mặt ngoài, mặt nhai, mặt trong của răng?

- Gv Nxét bổ sung vừa chỉ vừa nêu tên các bộ phận của răng.

- Hằng ngày em chải răng ntn? Hãy nên chải răng trên mô hình.

+ Bạn nào làm đúng? Bạn nào làm sai?

- Gv Nxét, đánh giá.

- Gv làm mẫu vừa HD:

- 4 Hs trả lời.

- Hs Nxét

- Hs Qsát.

- 3 Hs thực hiện - Hs Nxét bổ sung

- 3 Hs thực hiện - Hs Nxét bổ sung - Hs Qsát

(6)

+ Chuẩn bị cốc nước sạch

+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải

+ Chải răng theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên + Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai + Xúc miệng kĩ rồi nhả ra

+ Rửa sạch và cất bàn chải * Bước 2.

- Thực hành đánh răng (chỉ Y/C Hs thực hành trên mô hình không đánh răng thật ở trong lớp ) - Gv Qsát uốn nắn, đánh giá.

Hoạt động 2: ( 15') Thực hành rửa mặt.

a) Mục tiêu: Hs biết rửa mặt đúng cách.

b) Cách tiến hành:

* Bước 1 .

- Hãy nêu cách rửa mặt đúng cách và hợp vệ sinh?

- Gv Nxét

- Gv làm mẫu kết hợp HD:

+Chuẩn bị nước sạch, khăn sạch.

+ Rửa sạch tay bằng xà phòng.

+ Hứng nước sạch rửa mặt, rửa bằng hai tay.

+ Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước..

+ Vò khăn sạch, vắt khô, lau vành tai, cổ.

+ Giặt khăn bằng xà phòng và phơi ra nắng.

* Bước 2.

- Thực hành rửa mặt tại khu vực vệ sinh của lớp 1B.

- Gv Qsát uốn nắn.

- Gv Y/C Hs đánh răng, rửa mặt đúng cách, hợp vệ sinh và tiết kiệm nước.

3.Củng cố: ( 2-4')

- Hàng ngày các em nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách như vậy mới hợp vệ sinh và có hàm răng khoẻ đẹp. Xong khi đánh răng, rửa mặt phải hợp vệ sinh và tiết kiệm nước.

- 3- 6 Hs thực hành - Hs Qsát Nxét

- 3 Hs trả lời và thực hành - Hs Nxét bổ sung.

- Hs Qsát

- 3 Hs thực hành bằng động tác mô phỏng

- Hs Nxét

- Hs thực hiện đánh răng rửa mặt hợp vệ sinh theo Hd trong lớp

Thực hành Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức : Củng cố các âm, tiếng, từ đã học ở tuần 6. Mở rộng vốn từ.

2. Kĩ năng : Rèn cho H kỹ năng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn.

3. Thái độ : Học sinh hứng thú học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bộ đồ dùng tiếng Việt + SGK.

(7)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Luyện đọc trên bảng lớp 15’

a) Đọc âm.

GV: yêu cầu H nêu tên âm và tên các chữ cái ghi âm đã học.

GV kẻ bảng

? Những âm nào tên âm trùng tên chữ cái ?

? Hãy nêu những tên âm khác tên chữ cái

b) Đọc tiếng, từ.

- Luyện đọc phân biệt ch - tr cha - tra

cho - tro chò - trò GV: Sửa phát âm.

- Tìm tiếng từ mới: có chứa qu, gi, tr, ng (ngh), y

GV cùng H nhận xét.

- GV ghi các từ vừa ghép lên bảng Củng cố: Luật chính tả ng (ngh), y 2. Đọc SGK.

Yêu cầu H mở SGK bài 24, 25, 26, 27.

Đọc các câu ứng dụng.

GV cùng H nhận xét chỉnh sửa phát âm 3. Bài tập.(15’)

-Hướng dẫn H làm bài tập TV 4. Củng cố Dặn dò(2-3’)

H nêu tên âm và tên các chữ cái đã học.

H lên bảng đọc tên âm và tên chữ cái

-H: gi,qu

- H: ng, ngh, q

H luyện đọc cá nhân Đọc Đồng thanh

H: Sử dụng bộ đồ dùng tiếng Việt, ghép tìm tiếng mới

H luyện đọc cá nhân

H đọc cá nhân

H làm bài - chữa bài Ký hiệu Tên âm Tên chữ

cái q

qu gi ng ngh

y

cu (quy) quờ

gi ngờ ngờ y

cu (quy) quờ

gi ngờ đơn ngờ kép

y dài

(8)

- Nhận xét tiết học.

GV hệ thống lại bài học - Nhận xét giờ học

lắng nghe Lắng nghe

Ngày soạn: 19/10/2019

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2019 Học vần

ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

Củng cố hệ thống các âm đã học; biết đọc âm, tên chữ các ghi âm và viết chữ cái theo đúng mẫu chữ

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc phát âm chuẩn, viết đúng mẫu chữ 3. Thái độ : Yêu thích, ham học môn tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG.

Sử dụng bộ đồ dùng học tiếng Việt + bảng chữ cái ghi âm.Bảng ôn, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Đọc: thu phí, nhớ quê, mổ xẻ. kha khá Thứ tư cả nhà nga đi về quê cha.

Hà và Lí thi vẽ ở thủ đô.

* Kể lại câu chuyện: “Tre ngà” theo tranh - Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1')

- Ôn các âm đẫ hoạ từ tuần 1 đến tuần 6.

2.2. HD ôn tập: (30-32’) a, Ôn các âm đã học: (10')

- Hãy viết các âm đã học từ tuần 1 đến tuần 6.

- Gv đính bảng bài

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Gv chỉ âm bất kì trong bảng ôn bất kì ở trên bảng.

b, Ôn đọc từ, câu : (10-12’)

- Hãy tìm và nêu từ, câu có chứa âm đã học lần lượt 1 Hs tổ 1 đến 1 Hs tổ 2, 1 Hs tổ 3,

- 4 hs

- 6 hs kể theo 6 tranh.

- Hs Nxét

- Hs viết bảng phụ theo nhóm 5 ( 6 Hs). ( 4')

- Hs đại diện nhóm đọc âm đã ghi

- Lớp Nxét đúng sai, đếm , nhóm nào đúng, nhanh, nhiều âm thắng.

- Nhiều hs đọc.

(9)

nếu Hs nào không nêu nhanh thì mất lượt. Tổ nào tìm nhiều từ thắng.

- Gv ghi từ theo tổ

c, Ôn viết: (10’)

- Gv đọc mỗi lần 2 từ: trẻ già, kĩ sư,/ thủ đô, thủ quỹ,/ ca chè, nghi ngờ/ gồ ghề, phở gà/.

- Gv nhận xét sau mỗi lần viết, tuyên dương.

Tiết 2

3. Luyện đọc: ( 10-12') - Gv chỉ bài bảng lớp - Giải nghĩa một số từ 4. Viết vở ô li: (20-22')

- Gv đưa bảng phụ đã viết từ: trẻ già, kĩ sư, thủ quỹ, ca chè, nghi ngờ, gồ ghề, phở gà.

- Gv viết mẫu Hd cách viết và khoảng cách và mỗi từ viết 1 dòng.

- Gv đọc từ kết hợp Qsát Hd Hs viết yếu.

- Gv chấm 10 bài, Nxét,

- Trực quan bài viết đúng, đẹp, sạch 5. Củng cố, dặn dò:2-3’

- Gv nêu tóm tắt ND bài - Nxét giờ học

- Về đọc lại các bài đã học , Cbị bài 28.

- Hs thi tìm từ

- Lớp Nxét đúng sai, đếm , nhóm nào đúng, nhanh, nhiều âm thắng.

- Nhiều hs đọc.

- Hs viết bảng và 1 Hs lên bảngviết

- Nxét

- Nhiều Hs đọc, tổ đọc

- 3 Hs đọc. đồng thanh.

- Hs Qsát

- Hs viết bài - Hs Qsát

Lắng nghe, thực hiện yc

Toán KIỂM TRA I. MỤC TIÊU

Tập trung vào đánh giá :

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, đọc,viết các số từ 0 đến 10 - Nhận biết thứ tự tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10

- Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn II. BÀI MỚI

1/ Kiểm tra( 30’)

(10)

Bài 1 : Viết số lượng con vật thích hợp vào ô trống

4 bò 2 Ngựa 3 Lợn

10 Vịt 8 gà 0 chó

Bài 2 : Số?

0 1 2 3 4 5 5 6 7 8 0 1 2

3 2 1 0 7 6 5 4 10 9 8 7

Bài 3Điền dấu > , <, =

0 < 1 7 = 7 10 >6

8 >5 3 < 9 4 < 8

Bài 4: Số?

2 hình tam giác 5 hình vuông 2. Đánh giá và nhận xét.(5’)

- GV chấm 1 số bài

- Nhận xét ý thức làm việc của HS 3. Củng cố dặn dò (2-3’)

- Dặn dũ HS về nhà xem bài – CB bài học giờ sau

Thực hành toán

ÔN PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Hs được củng cố về b’ cộng 3 và làm tính cộng trong phạm vi 3.

- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng pt cộng đúng.

2. Kĩ năng : Có kĩ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng dọc và hàng ngang, kĩ năng quan sát tranh để nêu phép tính.

3. Thái độ : Ham thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách thực hành, tranh SGK, phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(11)

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Giới thiệu bài: Ôn tập:

2. HD học sinh ôn tập:30-35’

* Bài 1: Yêu cầu gì?

- HD cách đặt tính: là viết pt theo hàng dọc + Tính là viết Kq’ xuống dưới gạch ngang thẳng với 2 số ở trên.

=> Chấm 6 bài, nhận xét

Cc phép cộng trong phạm vi 3 theo cột dọc

* Bài 2: Tính

- Gv HD h/s trình bày

CC phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng ngang

* Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s

- Gv HD cách muốn điền đúng kq phải nhẩm tính

- Gv HD h/s học yếu

-> 1 + 1 = 3 2 + 1 = 3 1 + 2 = 2 1 + 2 = 3 1 + 1 = 3 2 + 1 = 1

=> Chấm 6 bài, nhận xét

CC phép cộng trong phạm vi 3 theo hàng ngang

* Bài 4: Số

- Gv HD h/s trình bày

- Tính rồi điền kết quả vào ô trống.

Cc về tìm thành phần chưa biết của phép cộng trong phạm vi 3

* Bài 5

Muốn điền số đúng pt cần làm gì?

- Gv HD: nêu bài toán 1: Có 2 con chim, thêm 1 con chim nữa. Hỏi có tất cả mấy con chim?

- 2 con chim thêm 1 con chim nữa là 3 con chim.

* Viết pt: 2 + 1 = 3 viết vào ô 4 cách lề.

- Gv HD h/s học yếu -> Kq’: 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3

=> Chấm 6 bài, nhận xét

CC biểu thị tình huống trong tranh bằng pt cộng đúng

3. Củng cố, dặn dò:2-3’

lắng nghe

- Tính.

qs hình vẽ nêu BT 1 2 1 + + + 2 1 1

1 h/s nêu câu trả lời

2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 1 + 1

= 2

-Hs đọc kết quả

1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 2

= 3

h/s viết pt- làm bài

-qs hình vẽ nêu BT 1 h/s nêu bài toán 1 h/s nêu câu trả lời h/s làm bài

3 h/s đọc Kq’

h/s viết pt- làm bài

lắng nghe

(12)

- Thu toàn bài, nhận xét Lắng nghe Thực hành tiếng việt

ÔN TẬP I, A

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Củng cố lại các âm đã học:

- Hs nhận biết, đọc, viết chắc chắn các âm từ đã học.

- Đọc đúng, nhanh các từ chứa âm đã học.

- Biết nối đúng chữ với chữ, điền đúng tiếng để được từ có nghĩa.

2. Kỹ năng:

- Viết đúng, đẹp chữ ghi từ, câu có chứa vần ôn.

3. Thái độ: Yêu thích monn tiếng việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng phụ

- Vở BTTViệt, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Làm bài tập và ôn tập( 30--35’) Bài 1: Nối chữ với hình:

- y/c HS đọc các câu trong bài.

- Nối với hình tương ứng.

- Nhận xét.

* Bài 2: Đọc: Chia quà

Bà ở quê ra. Bà chia quà cho cả nhà.

Bố có trà. Mẹ có cá. Nga có mía.

Ơ, bà chả chia quà cho bà nhỉ?

À, bà đã có bé Nga là quà quý.

- Gv chỉ

Bài 3: Viết: Bà chia quà

? Khi viết chữ không có nét nối viết ntn

?

? Khi viết chữ có nét nối viết ntn ? - Viết còn sai độ cao, K/cách

=>Chấm 9 bài, nhận xét.

3. Củng cố – dặn dò (2-3’) - GV nhận xét giờ học.

- Tía tô, mía, vỉa hè, đĩa, thìa, đỉa

h/s đọc.

5 h/s:

S2 các âm.

- Hs nêu - Hs viết bài

Lắng nghe, ghi nhớ

Ngày soạn: 20/10/2019

Ngày dạy: Thứ 4 ngày 23 tháng 10 năm 2019 Học vần

Bài 28: CHỮ THƯỜNG - CHỮ HOA

I. MỤC TIÊU.

(13)

1. Kiến thức : Bước đầu nhận diện được chữ in hoa.

- Đọc được câu ứng dụng và các chữ in hoa trong câu ứng dụng.

-Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Ba vì

2. Kĩ năng : Giúp hs có kĩ năng phân biệt được chữ thường với chữ hoa.

Luyện nói tự nhiên theo chủ đề : Ba vì 3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC

- Bảng chữ thường, chữ hoa + tranh SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Đọc: - nhà ga, quả nho, tre già, ý nghĩ…

- quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò.

2. Viết: xẻ gỗ, quê nhà - Gv Nxét , tuyên dương.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (1') - Gv giới thiệu bài trực tiếp:

2.2. Nhận diện chữ hoa: ( 30-32')

* Trực quan: bảng chữ in thường, in hoa - Hai em ngồi cùng bàn trao đổi.

- Chữ in hoa nào gần giồng chữ in thường?

- Chữ in hoa nào không giồng chữ in thường?

- Gv chỉ vào chữ in hoa và gọi hs đọc.

Tiết 2

3, Luyên tập:

3.1. Luyện đọc: ( 20-25') a) Đọc bảng:

- Gv chỉ bài tiết 1 b) Đọc SGK:

- Gv chỉ bài / 58

* Trực quan tranh 1 / 59 - Tranh vẽ gì?

- Đọc câu ứng dụng

- Những chữ nào được viết hoa

- Gv HD: viết hoa các chữ cái đầu câu: Bố.

Tên người ( Danh từ riêng) : Kha, Tên địa danh: Sa Pa.

- Gv đọc mẫu Hd cách đọc

3.2. Luyện nói: (10’) Chủ đề “Ba Vì”

- 6 Hs đọc

- Lớp viết bảng con, Nxét.

- Hs Qsát, trả lời

- Hs thảo luận nhóm 2

+: C, E, Ê, I, K, L, O, Ô, Ơ, P, S, T,U, Ư,V, X, Y

+A, Ă, Â, B, D, Đ, G, H, M, N, Q, R

- Nhiều Hs đọc - 4Hs chỉ và đọc âm.

- Nhiều Hs đọc - 6 Hs đọc

- Tranh vẽ cảnh thiên nhiên và hai chị em.

- 1 Hs đọc câu - Bố, Kha, Sa Pa

- 6 Hs đọc, lớp đọc.

- Cảnh đồi núi, đàn bò, đồng cỏ

(14)

- Quan sát tranh em thấy cảnh gì ?

- Gv : Giới thiệu về Ba Vì (SGV) => nơi có nhiều bò sữa, khí hậu mát mẻ

- Gv giải thích: Núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Tương truyền, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đã xảy ra ở đây....

- GvGiải thích: Ba Vì là nơi nghỉ mát, nơi chăn nuôi bò sữa...

- ở Mạo Khê, ở Quảng Ninh quê hương chúng ta có cảnh đẹp không? Em đã được đén tham quan ở nơi nào? em hãy kể cho lớp nghe.

4. Củng cố, dặn dò: (2-5') - Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.

- Dặn hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài 29 vần ia.

- Hs nghe.

- Côn Sơn, Vịnh Hạ Long,

- 2 Hs đọc Hs đọc ghi nhớ

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.

2. Kĩ năng : Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 3.

3. Thái độ : yêu thích môn học, trình bày bài sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC.

Sử dụng bộ đồ dùng học toán,tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Điền số? 8 > … 6 < ….

… > 9 … = … 2. Xếp các số 3, 9, 6, 1, 10, 7.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: ..…………...

b)Theo thứ tự từ bé đến lớn: ………..

- Gv Nxét, tuyên dương.

2. Bài mới:

* GTB: 1’

2.1 Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3. (10’)

a) Hướng dẫn phép cộng 1 + 1 = 2 Trực quan: 1 con gà, 2 con gà - HD: Qsát hình vẽ, nêu bài toán

- 2 Hs làm bảng - Lớp Nxét Kquả.

- 1 Hs làm bảng - Lớp Nxét Kquả.

lắng nghe

- Hs Qsát, nêu bài toán

- 3 Hs nêu bài toán: : Có một con gà, thêm một con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà?

- Lớp đồng thanh.

(15)

+ Có mấy con gà?

+ Thêm mấy con gà?

+ Một con gà, thêm một con gà. Có tất cả mấy con gà?

+ 1 thêm 1 bằng mấy?

- Từ " thêm" thay bằng 1 dấu ptính: dấu "

+" gọi là dấu cộng

- Gv viết 1 + 1 = 2-> gọi là phép cộng b) HD số ô tô, con gà, chấm tròn phép cộng : 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3.

(Thực hiện tương tự như trên).

- Gv chỉ 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3

+Trong 2 phép tính cộng có số nào cộng với nhau?

+Vị trí của số 2 và số1 ntn?

+ Kquả của 2 ptính ntn?

+ Em nào có Nxét gì về 2 ptính và Kquả của nó?

- Gv Kluận: …. thì Kquả bằng nhau.

c)HD Hs đọc thuộc bảng cộng... phạm vi 3.

- Gv chỉ 1 + 1 = 2 xoá dần Kquả 2 + 1 = 3

1 + 2 = 3 + mấy cộng 1 bằng 3?

1 cộng mấy bằng 2?

3 bằng 2 cộng mấy?....

2.2. Thực hành: 20-22’

* Bài 1: ( 7') Tính

- HD tính Kquả ptính rồi viết kqvào sau dấu

=

- Gv Nxét. Chữa bài.

Cc về phép cộng trong phạm vi 3

* Bài 2: ( 7') Tính

+ Các Ptính được trình bày ntn?

+ Viết Kquả ntn theo cột dọc?

- HD viết số thích hợp vào chỗ chấm thẳng với 2 số ở trên.

- Hướng dẫn hs viết số quả theo cột dọc.

- Gv Nxét.Chữa bài.

Cc phép cộng trong phạm vi 3 theo cột dọc

+ Có 1 con gà + thêm 1 con gà.

+ Một con gà, thêm một con gà.

Có tất cả 2 con gà.

+ 1 thêm 1 bằng 2.

- 3 Hs đọc: + "dấu cộng" lớp đọc

- 3 Hs đọc: 1 + 1 = 2, lớp đọc

- 6 Hs đọc, lớp đọc: 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 + 2 ptính cộng đều có số 2 và 1.

+ Số 2 và số 1 nó đổi chỗ cho nhau.

+ đều = 3 + 2-3 Hs nêu

- 6 Hs đọc, tổ, lớp đọc.

- Hs trả lời

- 2 Hs nêu: tính Kquả phép tính.

+ lớp làm bài, 3 Hs làm +Nxét Kquả

1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 1

= 3

+ Các Ptính được trình bày theo cột dọc.

+Viết Kquả thẳng hàng theo cột dọc.

- Hs làm bài, đổi bài Ktra Kquả

(16)

* Bài 3.( 7-8') Nối phép tính với số thích hợp

Chơi trò: Thi nhanh, thi đúng * * Trực quan: 3 bài giống nhau.

- HD tính Kquả của các ptính rồi so sánh, nối Kquả với ptính đúng.

- - G v tổ chức cho hs thi nối nhanh và đúng

- Gv Nx. Đgiá khen ngợi.

Cc phép cộng trong phạm vi 3 3. Củng cố, dặn dò: ( 2-5') - Thi đọc thuộc bảng cộng 3 - Gv tóm tắt ND bài,

- Nxét giờ học.

-YC đọc. Về đọc thuộc bảng cộng 3 và cbị bài sau.

và cách trình bày.

1 1 + + 1 2 2 3

- 3 Hs nêu:Nối phép cộng với số thích hợp:

+ 3 Hs thi làm bài + Lớp Nxét + tuyên dương.

- 6 Hs đọc, lớp đọc.

Ngày soạn: 21/10/2019

Ngày dạy: Thứ 5 ngày 24 tháng 10 năm 2019 Toán

Tiết 27: LUYỆN TẬP

I .MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

- Biết làm phép tính cộng trong phạm vi 3. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.

- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3 (cột 1), bài 5a. Hs khá, giỏi làm các phần còn lại.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tính cộng trong phạm vi 3; kĩ năng đặt tính và trình bày phép tính.

3. Thái độ : Rèn cho hs tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC

- Tranh 3 con thỏ, Đ DHT, tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: ( 4') - Điền số?

1 + 2 = ... 3 = + 2 + 1 = ... 3 = + - Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1')

- Trực tiếp : hôm nay cô sẽ giúp các con ôn lại phép cộng trong phạm vi 3, bài Luyện tập 2.2. Luyện tập:(30-32')

- 2 hs lên bảng làm.

- Nxét

Lắng nghe

(17)

* Bài 1: ( 7')Số?

* Trực quan hình vẽ

- HD Qsát hình vẽ nêu bài rồi viết 2 phép tính cộng thích hợp ở mỗi ý.

- HD: Nxét vị trí các số 1, 2 trong 2 ptính cộng

- Gv Hd Hs hiểu từ " thêm". " và" đều thay bằng 1 dấu ptính cộng " +".

Cc về đổi chỗ các số của phép cộng trong phạm vi 3

* Bài 2: ( 6') Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Lưu ý điều gì?

Cc về phép cộng trong phạm vi 3 khi cộng theo cột dọc

* Bài 3.( 7') Số?

- Yêu cầu hs tự điền số cho phù hợp.

- Dựa vào bảng cộng nào để làm bài?

- Gv Nxét, chữa.

Cc về bảng cộng 3 * Bài 4 : Tính ( 5')

- Dựa vào bảng cộng mấy để làm.

- Nhận xét, chữa bài.

Cc về phép cộng trong phạm vi 3

*Bài 5. ( 7') Viết phép tính thích hợp:

- Bài y/c gì?

- Làm thế nào?

- Em nào nêu Btoán?

- 1 hs nêu yêu cầu.

+ Hs tự làm bài.

+ 2 hs lên bảng viết ptính và nêu bài toán.

a) + Btoán1: Có 1 con thỏ thêm 2 con thỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?

- Đổi chỗ cho nhau .

- Viết Kquả thẳng cột - Hs nêu 1 2 1 + + + 1 1 2

2 3 3 -Viết kết quả thẳng cột

- 2 Hs nêu: Điền số thích hợp + Hs tự làm bài.

+ 3 hs lên bảng làm.

+ Nxét Kquả

+ Hs đổi chéo kiểm tra.

+ Dựa vào bảng cộng 3.

- HS nêu yêu cầu

+ …bảng cộng trong phạm vi 3.

+ Làm bài,

+ Nêu miệng kết quả.

-Viết phép tính thích hợp

- Qsát hình vẽ nêu Btoán rồi viết Ptính thích hợp

-Btoán: Có 1 quả bóng thêm 2 quả bóng bay. Hỏi có tất cả mấy

2 + 1 = 3

1 + 2 = 3

(18)

- Có 1 quả bóng "thêm" 2 quả bóng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?

- Muốn có tất cả 3 quả bóng làm thế nào?

- Y/c Hs viết Ptính tương ứng với Btoán vừa nêu?

=> Kquả: 1 + 2 = 3 - Gv Nxét, tuyên dương.

Cc về tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.

3.Củng cố, dặn dò: (2-5') - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về đọc thuộc bảng cộng 3, Cbị tiết 27.

quả bóng bay?

- ... có tất cả 3 quả bóng

- Lấy số quả bóng lúc đầu cộng với số quả bóng " thêm".

- Hs làm bài

- Lớp Nxét chữa bài

Lắng nghe, ghi nhớ

Học vần BÀI 29 : IA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Đọc được : ia, lá tía tô; từ và câu ứng dụng.Viết được: ia, lá tía tô.

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Chia quà

2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc phát âm chuẩn, rõ ràng, viết đúng mẫu chữ

3. Thái độ : Yêu thích, ham học môn tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bộ đồ dùng tiếng Việt + tranh SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1.Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc: bài 28 trong SGK - Gv chỉ

- Gv Nxét, tuyên dưong.

2. Bài mới:

2.1.Giới thiệu bài: Gv nêu (1’) 2.2. Dạy vần:

a) Nhận diện vần: ia ( 5') - Có âm i thêm a ghép vần ia +Em ghép vần ia ntn?

- Gv viết: ia

- Gv chỉ chữ ia nói đây gọi là chữ ia. Vần có thể có 1 âm hay có từ 2, 3, 4âm ghép lại

- 10 Hs đọc Lắng nghe

- Hs ghép ia

- ghép âm i trước, âm a sau

(19)

- So sánh vần ia với i b) Đánh vần: ( 10')

Vần ia - Gv đánh vần HD: i - a- ia Chú ý: Khi đọc nhấn ở âm a . tía

- Ghép tiếng tía

- Có vần ia ghép tiếng tía. Ghép ntn?

- Gv: tía

- Gv đánh vần: tờ - ia - tia - sắc - tía.

. lá tía tô

* Trực quan: lá tía tô + Đây là lá gì?

+ Lá tía tô dùng để làm gì?

- Có tiếng tía ghép từ lá tía tô - Em ghép ntn?

- Gv viết: lá tía tô - Gv chỉ: lá tía tô

: ia - tía - lá tía tô

+ Vừa học từ mới nào?...vần gì?

- Gv ghi tên bài: ia

- Gv chỉ: ia - tía - lá tía tô.

c) Luyện đọc từ ứng dụng: ( 6') tờ bìa vỉa hè

lá mía tỉa lá.

- Tìm tiếng mới có chứa cần ia , đọc đánh vần

- Gv chỉ

d). Luyện viết: ( 12') . ia , lá tía tô

* Trực q

- Nêu cấu tạo và độ cao chữ ghi vần ia?

- Gv Hd cách viết

- Gv viết mẫu, Hd quy trình, độ cao, rộng….

- HD Hs viết yếu

- Gv Qsát Nxét, uốn nắn, tuyên dương..

- Chú ý viết chữ tía phải rê phấn viết liền mạch

- Giống đều có âm i. Khác vần ia có thêm âm a sau.

- 12 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs ghép. ghép âm t trước, vần ia sau rồi ghép dấu sắc trên i - 6 Hs đọc, tổ đọc, đồng thanh.

- Hs Qsát + lá tía tô

+ Để làm thuốc, để ăn,…

- Hs ghép

- Ghép tiếng lá trước rồi ghép tiếng tía và ghép tiếng tô sau cùng

- 6 Hs đọc, đồng thanh - 3 Hs đọc, đồng thanh - Hs trả lời.

- 3 Hs đọc, đồng thanh

- 2 Hs tìm: bìa, mía, vỉa, tỉa và đánh vần.

- 6 Hs đọc và giải nghĩa từ - Lớp đồng thanh.

- Vần ia gồm 2 âm ghép lại, âm i trước âm a sau. i, a cao 2 li.

- Hs viết bảng con - Nxét bài bạn

(20)

Tiết 2

3. Luyện tập

3.1 Luyện đọc ( 12-13') a) Đọc bảng lớp:

- Gv chỉ bài tiết 1 b) Đọc SGK:

* Trực quan tranh 1( 61) + Tranh vẽ gì?

- Từ nào chứa vần ia - Gv chỉ từ, cụm từ

- Trong câu những chữ nào được viết hoa? Vì sao?

- Trong câu văn có dấu câu gì? Đọc ntn?

- Gv chỉ

3.2. Luyện nói: ( 10') - Đọc chủ đề: chia quà

* Trực quan: tranh 2 SGK ( 61) +Tranh vẽ gì ?

+ Ai đang chia quà?

+ Bà chia những gì?

+ Các em nhỏ vui hay buồn, chúng có tranh nhau không?

+ Bà vui hay buồn?

+ Ơ nhà ai hay chia quà cho em? Khi được chia quà em cần phải làm gì?

- Gv nhge Nxét uốn nắn, tuyên dương.

3.3. Luyện viết vở: (10-12') * Trực quan: ia, lá tía tô

- Gv viết mẫu vần ia HD quy trình viết, khoảng cách,…

- Gv Qsát HD Hs viết yếu.

- Chấm 6 bài Nxét, uốn nắn, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò: ( 2-3') - Vừa học vần, từ mới nào?

- Gv chỉ bảng - Gv Nxét giờ học.

- Về đọc lại bài , Cbị bài 30.

- 6 Hs đọc, đồng thanh

- ..vẽ một chị tỉa lá cây, một em đang nhổ cỏ.

- tỉa lá.

- 4 Hs đọc từ, câu

Bé Hà, Kha. Chữ Bé là chữ đầu câu văn, Hà, Kha là tên người.

- … có dấu phẩy và cuối câu có dấu chấm, đọc đến dấu phẩy ngắt hơi, đến dấu chấm nghỉ hơi.

- 3 Hs đọc, lớp đọc câu ứng dụng

- 3 Hs đọc nối tiếp cả bài, lớp đọc.

- 2 Hs

- Hs Qsát tranh thảo luận theo cặp bàn

+ …bà và 2 cháu

+ Bà đang chia quà cho hai cháu.

+ bà chia quà chuối, hồng.

+ Hai chị em rất sung sướng, vui mừng khi được bà chia quà.

……

- Nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.

- 5 -8 Hs nói từ 2 đến 3 câu.

- Nxét

- Mở vở tập viết ( 17) - Hs viết bài

- Hs trả lời - 2 Hs đọc

(21)

Thực hành toán

ÔN PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hs được củng cố về b’ cộng 4 và làm tính cộng trong phạm vi 4.

- Biết biểu thị tình huống trong tranh bằng pt cộng đúng.

2. Kĩ năng : Có kĩ năng viết số đẹp, trình bày sạch sẽ.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách thực hành Toán và TV, phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Giới thiệu bài: Ôn tập 1’

2. HD học sinh ôn tập:30-35’

* Bài 1: Yêu cầu gì?

- HD cách đặt tính: là viết pt theo hàng dọc + Tính là viết Kq’ xuống dưới gạch ngang thẳng với 2 số ở trên.

=> Chấm 6 bài, nhận xét

CC về phép cộng trong phạm vi 4 theo cột dọc

* Bài 2: Tính

- Gv HD h/s trình bày

? Dựa vào đâu con biết kết quả ?

CC về phép cộng trong phạm vi 4 theo hàng ngang

* Bài 3: Tính:

- Gv HD cách trình bày:

- Gv hướng dẫn cho hs thực hiện lần lượt từ trai sang phải

=> Chấm 6 bài, nhận xét

Cc về bảng cộng 4 với 2 phép tính cộng

* Bài 4: Viết phép tính thích hợp.

- Đưa tranh bài tập - Gv HD h/s trình bày

- Tính rồi điền kết quả vào ô trống.

Cc biểu thị tình huống bằng phép tính cộng 3. Củng cố, dặn dò:2-3’

- Thu toàn bài

- Chấm 6 bài, nhận xét.

Lắng nghe - Tính.

- Hs làm bài cá nhân

1 1 2 3 1 + + + + + 2 3 2 1 1

1 h/s nêu câu trả lời

3 + 1 = 4 1 + 3 = 4 2 + 2 = 4 2 + 1 = 3 1 + 1 = 2 1 + 2 = 3

h/s làm bài 3 h/s đọc Kq’

1 + 1 + 2 = 4 1 + 2 + 1 = 4

-Đọc yêu cầu

- Quan sát tranh rồi nêu bài toán 3 + 1 = 4

h/s viết pt- làm bài

lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

(22)

HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG Ngày soạn : 22/10/2019

Ngày giảng : Thứ 6 ngày 25 tháng 10 năm 2019 Toán

Bài 27: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4

I. MỤC TIÊU

1.Kiền thức : Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4. Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.

- Bài tập cần làm : Bài 1,2 4; Giảm tải bài 3 cột 1

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng trình bày phép cộng trong phạm vi 4 theo hàng ngang và cột dọc.

- Kĩ năng biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính

3. Thái độ : Giáo dục cho hs thái độ yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng học toán. Tranh

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Điền số? 8 > … 6 < ….

… > 9 … = … 2. Xếp các số 3, 9, 6, 1, 10, 7.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: ………

b)Theo thứ tự từ bé đến lớn: ………

- Gv Nxét, tuyên dương.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4. (10’)

a) Hướng dẫn phép cộng 3 + 1 = 4 Trực quan: 3 con gà, 1 con gà - HD: Qsát hình vẽ, nêu bài toán

+ Có mấy con gà?

+ Thêm mấy con gà?

+ 3 con gà, thêm 1 con gà. Có tất cả mấy con gà?

+ 3 thêm 1 bằng mấy?

- Từ " thêm" thay bằng 1 dấu ptính: dấu"+"

gọi là dấu cộng

- 2 Hs làm bảng + Lớp Nxét Kquả.

+ 1 Hs làm bảng + Lớp Nxét Kquả.

- Hs Qsát, nêu bài toán

- 3 Hs nêu bài toán: : Có ba con gà, thêm một con gà nữa.

Hỏi có tất cả mấy con gà?

- Lớp đồng thanh.

+ Có 3 con gà + thêm 1 con gà.

+ 3 con gà, thêm một con gà Có tất cả 4 con gà.

+ 3 thêm 1 bằng 4.

- 3 Hs đọc: + "dấu cộng" lớp đọc

(23)

- Gv viết 3 + 1 = 4 .... gọi là phép cộng

b) HD số ô tô, con gà, chấm tròn phép cộng : 2 + 2 = 4, 1 + 3 = 4.

(Thực hiện tương tự như trên).

- Gv chỉ 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4

c) HD Hs đọc thuộc bcộng trong phạm vi 4.

- Gv chỉ 3 + 1 = 4 xoá dần Kquả 2 + 2 = 4

1 + 3 = 4 + mấy cộng 1 bằng 4?

1 cộng mấy bằng 4 ? 4 bằng 2 cộng mấy?....

2.2. Thực hành: 20-22’

* Bài 1: ( 7') Tính

- HD tính Kquả của ptính rồi viết vào sau dấu bằng.

.- Gv chấm bài Nxét.

+ Dựa vào các Pcộng nào để làm bài?

Cc về phép cộng trong phạm vi 3,4 *Bài 2: ( 7-8')Tính

+ Các Ptính được trình bày ntn?

+ Viết Kquả ntn theo cột dọc?

- HD viết số thích hợp vào chỗ chấm thẳng với 2 số ở trên.

- HD Hs viết số quả theo cột dọc.

- Gv chấm bài Nxét.

Cc phép cộng trong phạm vi 4 theo cột dọc * Bài 3. ( 7-8')>, <, =?(cột 2)

Chơi trò: Thi điền nhanh, đúng

* Trực quan: 3 bài giống nhau.

+ Làm thế nào?

- Gv tổ chức cho hs thi tính nhanh và đúng - Gv Đgiá khen ngợi.

Cc kĩ năng so sánh kết quả với phép tính 3. Củng cố, dặn dò: ( 2-3')

- Thi đọc thuộc bảng cộng 3 - Gv tóm tắt ND bài,

- Nxét giờ học.

- Về đọc thuộc bảng cộng 3 và cbị bài sau.

- 3 Hs đọc: 3 + 1 = 4, lớp đọc

- 6 Hs đọc, lớp đọc: 2 + 2 = 4 1 + 3 = 4 - 6 Hs đọc, tổ, lớp đọc.

- Hs trả lời

- 2 Hs nêu:.

- lớp làm bài.

+ 3 HS lê bảng làm.

+Nxét Kquả

1 + 3 = 4 3 + 1= 4 1+ 1

= 2

2 + 2 = 4 2+ 1 = 3 1 + 2

= 3

... Pcộng trong phạm vi 3, 4.

- 2 Hs nêu.

+ Các Ptính trình bày theo cột dọc.

+Viết Kquả thẳng hàng theo cột dọc.

+ Hs làm bài, đổi bài Ktra Kquả và cáh trình bày.

-3Hs nêu điền dấu >,<. =...chỗ chấm

+ Tính Kquả của các ptính rồi so sánh với Kquả

+3 Hs thi làm bài - Lớp Nxét

- 6 Hs đọc, lớp đọc.

(24)

Tập viết

Tuần 5 : CỬ TẠ, THỢ XẺ, CHỮ SỐ, CÁ RÔ, PHÁ CỖ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Viết đúng các chữ : Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ kiểu chữ viết thường , cỡ chũ vừa theo vở tập viết 1, tập 1.

2.Kĩ năng : Viết đều nét, sạch sẽ, đúng mẫu chữ Tiểu học

3.Thái độ : Ham rèn chữ viết, giáo dục thói quen rèn chữ giữ vở, nét chữ là nết người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Gv: Viết bài mẫu.

-HS: Viết bảng con.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

+ Tuần 4 các em viết những từ nào?

- Gv chấm 6 bài tuần 4.

- Nxét bài viết 2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1') - Gthiệu trực tiếp

- Gv viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ.

- Hãy đọc tên bài.

- Giải nghĩa từ

2.2. HD viết bảng con. ( 7-8') Cử tạ:

* Trực quan: cử tạ +

- Nêu cách viết chữ cử tạ?

- Nêu cấu tạo, độ cao chữ ghi từ cử tạ?

- Gv viết mẫu HD Qtrình viết, độ, độ cao, khoảng cách chữ cử cách chữ tạ bằng 1 chữ o - Viết bảng con

- Gv Qsát, Nxét, uốn nắn.

- 2 Hs nêu - Hs Qsát

- 2 hs đọc giải nghĩa từ.

- 1 Hs nêu: từ gồm 2 tiếng cử, tạ.

+ chữ cử gồm 2 chữ cái ghép lại, chữ cái c viết trước, chữ cái ư sau, dấu hỏi trên ư.

+chữ tạ gồm 2 chữ cái ghép lại, chữ cái t viết trước, chữ cái a sau, dấu nặng dưới a.

+ c, ư, a cao 2 li, t cao 3 li.

- Hs Qsát

- Hs viết bảng con.

(25)

- Gv nhận xét, tuyên dương.

* Trực quan: thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ ( dạy tương tự: cử tạ)

- Chú ý: khi viết chữ thợ, số, cá rô, phá cỗ không viết liền mạch mà viết chữ cái đầu th( c, r, ph) rồi lia bút viết ơ ( ô, a) sát điểm dừng của chữ cái đầu. Chữ số viết s lia phấn viết ô cách s nửa ô li.

3. HD Hs viết vở tập viết:( 20')

- Nhắc hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút, đặt vở

- Gv viết mẫu HD hs viết từng dòng . - Qsát HD Hs viết yếu

4. Chấm chữa bài: ( 5')

- Gv chấm 6 bài, Nxét, chữa lỗi sai trên bảng.

- Gv Y/C Hs chữa lỗi đã sai bằng bút chì 5. Củng cố, dặn dò: (2- 3')

- Gv Nxét giờ học, khen ngợi Hs viết đẹp.

- Dặn hs về nhà viết bài đầy đủ.

-Xem bài viết: nho khô, nghé ọ, chú ý,

- Lớp Nxét.

- Hs viết bảng con - Nhận xét bài bạn

- Hs mở vở tập viết ( 17).

- 2 Hs nêu

- Hs Qsát viết bài.

- Hs chữa lỗi

lắng nghe

Tập viết

Tuần 6 : NHO KHÔ, NGHÉ Ọ, CHÚ Ý, CÁ TRÊ, LÁ MÍA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Viết đúng các chữ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía, cỡ chũ vừa theo vở tập viết 1, tập 1..

2.Kĩ năng : Viết đều nét, sạch sẽ, đúng mẫu chữ Tiểu học

3.Thái độ : Ham rèn chữ viết, giáo dục thói quen rèn chữ giữ vở, nét chữ là nết người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC

- Gv: Viết bài mẫu.

- H: Viết bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(26)

Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- Gv nhận xét 6 bài tuần 5.

- Nxét bài viết 2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: ( 1')

- Học viết bài tuần 6 nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía.

- Gv viết:

Tuần 6: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía - Hãy đọc tên bài. Giải nghĩa từ

2.2. HD viết bảng con. ( 7-8') nho khô

* Trực quan: nho khô

- Nêu cấu tạo, độ cao từ nho khô?

- Gv viết mẫu HD Qtrình viết, độ, độ cao, khoảng cách chữ nho cách chữ khô bằng 1 chữ o

- Viết bảng con

- Gv Qsát, Nxét, uốn nắn.

* Trực quan: nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía.

Chú ý: khi viết chữ lá, cá không viết liền mạch mà viết chữ cái đầu l( c) rồi lia bút viết a sát điểm dừng của chữ cái đầu l ( c). Chữ nghe, chú, trê, mía viết liền mạch từ ngh ( ch, tr, m) sang e( u, ê, ia) rồi lia phấn viết dấu thanh đúng

-Hs Qsát

- Hs quan sát.

-2 hs đọc, giải nghĩa.

- Hs Qsát

- 2 Hs nêu: Từ nho khô gồm 2 chũ: nho trước, khô sau.

+ tiếng nho gồm 2 âm ghép lại, âm nh viết trước, âm o sau.

+ Tiếng khô gồm 2 âm ghép lại, âm kh viết trước, âm ô sau.

+ n, o, ô cao 2 li, h, k cao 5 li - Lớp Nxét bổ sung

- Hs Qsát

- Hs viết bảng con.

- Lớp Nxét.

- Hs thực hành viết bảng con

- Nhận xét bài bạn

(27)

vị trí.

3. HD Hs viết vở tập viết:( 15-20')

- Nhắc hs tư thế ngồi viết và cách cầm bút, đặt vở

- Gv viết mẫu HD hs viết từng dòng . - Qsát HD Hs viết yếu

4. Chấm chữa bài: ( 5')

- Gv chấm 6 bài, Nxét, chữa lỗi sai trên bảng.

- Gv Y/C Hs chữa lỗi đã sai bằng bút chì 5. Củng cố, dặn dò: (2')

- Gv Nxét giờ học, khen ngợi Hs viết đẹp.

- Dặn hs về nhà viết bài đầy đủ.

-Xem bài viết tuần 7: xưa kia, mùa dưa,…

-Hs mở vở tập viết.

- Hs Qsát viết bài.

- Hs chữa lỗi

lắng nghe

--- Kỹ năng sống

CHỦ ĐỀ 2 : GIŨ GÌN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN ( T2 )

I. MỤC TIÊU: 1, Kiến thức

Qua bài học giúp HS

- Biết một số việc làm để giữ gìn đồ dùng cá nhân

- Biết nêu ý kiến về việc sắp xếp và giữ gìn đồ dùng cá nhân như thế nào.

- Biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.

- Giáo dục kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm để giữ gìn đồ dùng cá nhân;

2, Kỹ năng:

- kĩ năng đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ gìn đồ dùng cá nhân gọn gàng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Vở BT Rèn luyện kĩ năng sống.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Hoạt động 1:Giữ gìn đồ dùng (5 phút)

Thông qua hoạt động hướng các em tới kĩ năng thực hiện một số công việc để giữ gìn đồ dùng cá nhân.

Cho H quan sát tranh các tình huống và nêu việc em sẽ làm trong các tình huống đó.

Hoạt động cá nhân

- H quan sát và nêu ý kiến:

+ Bút chì bị gãy em có thể tự vót lại sau đó cất vào hộp bút để bảo quản nó.

+ Khi quần áo em bị tuột chỉ đứt cúc

(28)

- GV nhận xét tổng kết.

Hoạt động 2: Ý kiến của em(5phút) GV cho H đọc kĩ bài tập và khoanh vào chữ số trước ý kiến mà em thấy đúng.

GV tổng kết : Ý đúng là ý 1, 2, 3, 4, 5.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống(8ph) a) Em khuyên bạn

- H đọc các tình huống và đưa ra ý kiến. Nếu bạn làm chưa đúng em sẽ khuyên bạn làm như thế nào ?

- GV cùng H nhận xét.

b) Cùng bạn đóng vai thể hiện lời khuyên trong các tình huống trên - GV tổng kết : Em nên sống gọn gàng ngăn nắp. Đồ dùng để đúng chỗ giúp em không mất thời gian tìm kiếm khi cần. Biết giữ gìn đồ dùng giúp em tiết kiệm tiền cho bố mẹ và góp phần bảo vệ môi trường.

Hoạt động 3: Thực hành sắp xếp đồ vật ( 5phút )

- Em hãy thực hành sắp xếp lại sách vở trong cặp và ở bàn của em.

- GV quan sát nhắc nhở H

Nhận xét việc sắp xếp. Tuyên dương những em biết sắp xếp sách vở gọn gàng ngăn nắp.

Dặn dò 1-2’ : - Về nhà sắp xếp lại góc học tập của em, tủ đựng quần áo...

- Làm Bài tập "Nên hay không nên" trang 18 vở BT Rèn luyện KNS

em sẽ nhờ bà ( mẹ, chị..) khâu lại giúp.

+ Khi giẻ lau bảng của em bị bẩn em sẽ tự giặt thật sạch...

*Hoạt động cá nhân - H làm bài .

- Một số em nêu ý kiến.

HĐ cá nhân - H thực hiện.

- H nêu ý kiến.

- H thảo luận, phân vai trong nhóm.

HĐ cá nhân - H thực hiện

lắng nghe, ghi nhớ

SINH HOẠT LỚP TUẦN 7

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

(29)

- Giúp HS nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần để sửa chữa và phát huy - HS nắm được phương hướng phấn đấu tuần sau.

2. Kĩ năng : HS có thói quen phê và tự phê.

3. Thái độ :HS có ý thức chấp hành nội quy trường, lớp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

1.Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.

- Các tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ . GV CN nhận xét chung

...

...

...

...

...

2. Phương hướng tuần 8

- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 8

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

- Đẩy mạnh phong trào đôi bạn cùng tiến, bàn học danh dự.

- Có ý thức chuẩn bị tốt đồ dùng và soạn sách, vở đúng TKB.

- Đi vào ổn định tốt chất lượng ôn bài 15 phút đầu giờ - Xây dựng nề nếp, thời gian biểu ở lớp và ở nhà

- Tăng cường kết hợp phụ huynh, hướng dẫn việc tự học - Thực hiện đồng phục theo quy định

- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Đọc: các ptínhcộng trong phạm vi 4. HD HS thành lập phép cộng , bảng cộng trong phạm vi 5.. Lớp đọc Lớp Nxét Kquả.. -

Kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh; sử dụng công nghệ

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -&gt; Trình

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.. Theo em

Hãy cùng chia sẻ cách xếp đồ của mình với cả lớp nhé.. Ba lô ngang Ba

a / Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên b/ Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?. Đọc khổ thơ dưới đây