• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 26 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 26 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 26 tiết 1

Tôm - Cua

(MT + BĐ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.

2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được các bộ phận ben ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. Biết tôm, cua là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp võ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (liên hệ).

* BĐ: Liên hệ với các loài tôm, cua và các sinh vật biển khác cần được bảo vệ (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (15 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu :

Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 98, 99 tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

- HS quan sát các hình trong SGK trang 98, 99 tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

(2)

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:

+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của các con vật?

+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Cơ thể của chúng bên trong có xương sống không ? + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung

- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của tôm , cua.

* BĐ: Liên hệ với các loài tôm, cua và các sinh vật biển khác cần được bảo vệ.

- 1 đến 2 đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp (12 phút)

* Mục tiêu :

Nêu ích lợi của tôm và cua.

* Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi : Con người sử dụng tôm cua để làm gì và ghi vào giấy. Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết.

- Sau 3 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê các ích lợi của tôm, cua vào giấy.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Các HS khác nhậïn xét, bổ sng các kết quả.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 26 tiết 2

(MT + BĐ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.

(3)

2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.

Biết cá là động vật có xương sống. sống dưới nước, thở bằng mang, cơ thể chúng thường có vảy, có vây.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (liên hệ).

* BĐ: Một số loài cá biển (Cá chim, ngừ,cá đuối, mập...), giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng (bộ phận)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (15 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:

+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng ?

+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?

+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.

- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của cá.

- HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.

(4)

* BĐ: Một số loài cá biển (Cá chim, ngừ,cá đuối, mập...), giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp (12 phút)

* Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá.

* Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS ghi vào giấy các ích lợi của cá mà em biết và lấy ví dụ. Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.

- Sau 3 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.

 Kết luận: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

- HS suy nghĩ , viết vào giấy các ích lợi của ca và tên loài cá đó.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung các kết quả.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người2. Nhận biết sự cần thiết phải

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người2. Nhận biết sự cần thiết phải

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 64:Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.. Câu 1 trang 111 Vở bài tập Khoa

Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.. Nhận biết sự cần thiết phải

- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, các nguyên liệu và nhiên liệu.. Môi trường là