• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 28/11/2020 Tiết: 24 Bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ MOL I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:

- Công thức chuyển đổi giữa khối lượng (m), thể tích (V) và lượng chất (n) 2. Về kĩ năng

- Giải quyết được các bài tập chuyển đổi giữa 3 đại lượng trên

- Tiếp tục củng cố kĩ năng tính khối lượng mol, tính thể tích mol của chất khí 3.Về tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí - Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa

4. Về thái độ và tình cảm

Nghiêm túc, say mê nghiên cứu bộ môn 5. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.

5.2. Phẩm chất

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.

2. Học sinh: Xem lại bài tập về mol III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: đàm thoại, làm mẫu, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1p):

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

(2)

8A 2/12/2020

8B 2/12/2020

2. Kiểm tra bài cũ (5p):

HS1: Nêu các khái niệm về mol, khối lượng mol? Tính khối lượng của a. 0,5 mol phân tử CuO; 0,25 mol Fe3O4

HS2: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Tính thể tích ở đktc của a. 0,25 mol CO2; 0,35 mol N2

3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động (1p): Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa các đại lượng. Các đại lượng đó đực chuyển đổi theo mối quan hệ như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay

3.2 : Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển đổi giữa số mol và khối lượng chất - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: Biết được công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm, làm mẫu

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm Hoạt động của GV và HS Nội dung của bài GV: Dùng phấn màu gạch chân:

Khối lượng của 0,5 mol CuO là:

0,5. M = 0,5.80 (g)

Vậy muốn tính khối lượng của 1 chất khi biết lượng chất (số mol) của chất đó ta làm như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Nếu đặt n: số mol; M: khối lượng mol chất và m: khối lượng của chất.

Rút ra công thức

- Yêu cầu HS rút ra công thức tính n, M

I. Chuyển đổi giữa số mol và khối lượng chất như thế nào?

- Nếu đặt n: số mol; M: khối lượng mol của chất; m: khối lượng chất. Ta có:

m= n.M

→ n= m

M (mol); M= m

n (g/mol)

(3)

HS: Trả lời

GV: cho ví dụ áp dụng:

a. Tính khối lượng của 0,15 mol HNO3

b. Tìm khối lượng mol (M) biết rằng 0,25 mol chất này có khối lượng là 40g c. Tính số mol (n) có trong 36g nước HS: Các nhóm HS thảo luận sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày.

………..

………..

………..

………..

Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí - Thời gian thực hiện: 10 phút

- Mục tiêu: Biết được công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi Hoạt động của GV và HS Nội dung của bài GV: 1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích

bằng bao nhiêu?

- Vậy 0,25 mol khí CO2 ở đktc có thể tích bằng bao nhiêu?

TQ: Vậy có a mol chất khí bất kì, muốn biết thể tích chất khí đó ta làm như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Nếu đặt n: số mol; V: thể tích chất khí (đktc). Rút ra công thức

- Biết thể tích chất khí ở đktc thì ta có

II. Chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí như thế nào?

- Nếu đặt n: số mol; V: thể tích chất khí ở đktc. Ta có: V= n.22,4 (l)

→ n= 22, 4V (mol)

(4)

tính được số mol không?

HS: Trả lời

GV: VD áp dụng:

a. Tính thể tích (ở đktc) của 0,05 mol khí O2

b. Tính số mol của 8,96 l khí N2

HS: Lên bảng

………..

………..

………..

………..

3.3 : Hoạt động luyện tập - Thời gian thực hiện : 10 phút

- Mục tiêu : Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập liên quan - Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, gợi nhớ kiến thức

Câu 1 : Hãy tính số mol của a.12 g O2

b.1,2 g H2

c. 14 g N2

Hãy chọn đáp án đúng

Câu 1 : Thể tích khí của CH4 ở đktc khi biết m = 96 g :

A. 134,4 ml B. 0.1344 ml C. 13,44 ml D. 1,344 ml

Câu 2 : Nếu 2 chất khác nhau nhưng ở cùng điều kiện và áp suất, có thể tích bằng nhau thì :

A. Cùng khối lượng B. Cùng số mol

C. Cùng tính chất hóa học D. Cùng tính chất vật lí Câu 3 : Cho mCa= 5g, mCaO= 5,6 g. Kết luận nào đúng :

(5)

A. nCa > nCaO B. nCa < nCaO C. nCa = nCaO D. VCa = VCaO

Câu 4 : Cho nN2 = 0,9 mol và mFe= 50,4 g. Kết luận nào đúng về N2 và Fe : A. Cùng khối lượng B. Cùng thể tích

C. Cùng số mol D. mFe < mN2

Câu 5 : Số mol của 19,6 g H2SO4 là :

A. 0,2 mol B. 0,1 mol C. 0,12 mol D. 0,21 mol 3.4

: Hoạt động vận dụng(5’)

Hãy điền các số thích hợp vào những ô trống trong bảng sau :

Khối lượng(g) m

Thể tích (lít) V

Số phân tử Số mol n 4,4 g CO2

5,6 g N2

0,5 g H2

6,4 g CH4

3.5

: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu : Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Phương pháp : giao nhiệm vụ

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3c : V= 22,4. (n1 + n2 + n3 ) - Làm BT 3/T67 sgk

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà(1’) - Học và làm bài đầy đủ

- Làm bài 19.1 ; 19.2 ; 19.4 ; 19.5, 19.6/SBT V. Rút kinh nghiệm

...

...

Ngày soạn: 28/11/2020 Tiết: 26 BÀI LUYỆN TẬP 4

(6)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi lượng chất, khối lượng và thể tích để làm các bài tập.

- Củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định CTHH của chất khí khi biết khối lượng và số mol.

- HS được củng cố khắc sâu về CTHH của đơn chất và hợp chất.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng làm bài tập định lượng.

3. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

4. Thái độ:

- GD lòng yêu thích môn học.

5. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế.

5.2. Phẩm chất

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bảng phụ 2. Học sinh:

- Bảng nhóm

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, tái hiện, phương pháp dạy học theo nhóm.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

(7)

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 3/12/2020

8B 3/12/2020

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

?1 Hãy tính khối lượng của 0,15 mol Fe; 0,35 mol Al2O3?

?2 Hãy tính số mol của 5,6 lít khí CO; 13,44 lít khí O2 (Các khí đo ở đktc) ? 3. Tổ chức các hoạt động học tập

3.1: Hoạt động khởi động(2’): Khi học về các bài tập tính toán hóa học về định lượng, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để các em có kĩ năng giải bài tập loại này thì tiết học này các em sẽ được luyện tập để giải một số bài tập thường gặp.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Bài tập chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất, thể tích và ngược lại

- Thời gian: 18’

- Mục tiêu: HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi lượng chất, khối lượng và thể tích để làm các BT.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, tái hiện

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Bảng phụ có ghi bài tập:

Bài tập 1:

Cho 4,8g khí oxi, hãy tính thể tích khí oxi ở đktc?

? Muốn tính thể tích oxi ở đktc dựa vào công thức nào?

VO2 = nO2 . 22,4

nO2 = mO2 MO2

+ 1 HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở và nhận xét bài trên bảng.

I. Bài tập chuyển đổi giữa thể tích n; m và ngược lại

Bài tập 1

nO2 = mO2 = 4,8 = 0,15mol

MO2 32 VO2 = n.22,4

= 0,15 . 22,4 = 3,36 l

Vậy 4,8g khí oxi có thể tích là 3,36 lít

(8)

+ GV đánh giá hoạt động của học sinh Bài tập 2:

Hãy xác định CTHH của:

a, Hợp chất A có công thức R2O biết 0,25 mol A có khối lượng 15,5g.

b, Hợp chất B có công thức RO2. Biết rằng B có khối lượng là 16g và thể tích khí B là 5,6l (đktc).

?Muốn xác định CTHH của chất A, B ta cần tìm đại lượng nào? tìm như thế nào?

Hướng dẫn HS theo sơ đồ

+ 2 HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng.

+ GV theo dõi, đánh giá hoạt động của học sinh.

Bài tập 2

a,M R2O = m/n = 15,5/0,25 = 62g/mol ->MR= 62-16 / 2 =23g/mol Vậy NTK của R là 23đvC

 R là Natri ( Na)

CTHH của A là : Na2O b, ADCT: n = V/22,4

n RO2= V RO2 / 22,4

= 5,6 / 22,4 = 0,25 mol.

MRO2 = mRO2 = 16,0 = 64g /mol

nRO2 0,25 R= 64 – 16= 32g/mol -> NTK của R là 32đvC Vậy R là Lưu huỳnh(S)

 CTHH của B : SO2

Hoạt động 2: Bài tập tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khi biết thành phần của hỗn hợp

- Thời gian: 12’

- Mục tiêu: HS tính được số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khi biết thành phần của hỗn hợp.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, tái hiện, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bài tập 3:

Tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khí khi biết thành phần của

II. Bài tập tính số mol, thể tích và khối lượng của hỗn hợp khi biết thành phần của hỗn hợp

Bài tập 3

(9)

hỗn hợp như sau:

Thành phần hỗn hợp

n (mol)

V (lít)

m (g) 0,1mol CO2

0,4 mol O2

0,2 mol SO2 và 0,3 mol Cl2

0,2 mol COvà 0,2 mol O2

0,75 mol N2 và 0,25 mol O2

Gợi lại cho HS sơ đồ chuyển đổi giữa các đại lượng

m n V

A

(số n.tử hoặc p.tử)

? Nêu cách tính các giá trị trong bảng + Vhh = V1 + V2 +……

= nhh . 22,4 mhh = m1 + m2 +….

= nhh . M

Các nhóm thảo luận làm vào bảng phụ

? Qua bảng trên có nhận xét gì về số mol , thể tích của từng cặp hỗn hợp các chất khí trên?

+ Số mol chất khí bằng nhau - > Thể tích khí bằng nhau.

GV đánh giá hoạt động của học sinh Chốt kiến thức

Thành phần hỗn hợp

n (mol)

V (lít)

m (g) 0,1mol CO2

0,4 mol O2 0,5 11,2 17,2

0,2 mol SO2

0,3 mol Cl2 0,5 11,2 34,1 0,2 mol COvà

0,2 mol O2

0,4 8,96 12

0,75 mol N2

0,25 mol O2 1 22,4 29

3.4: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

Em hãy điền các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:

Hỗn hợp khí Số mol (n) hỗn Thể tích (V) hỗn Khối lượng(m) hỗn

(10)

hợp hợp hợp 0,1 mol CO2 và 0,4

mol O2

0,2 mol CO2 và 0,3 mol O2

3.4: Hoạt động vận dung(2’)

? Nêu các bước cơ bản khi giải các bài tập xác định n, m, V?

HS: Xác định các đại lượng bài cho và đại lượng cần tính.

+ Chọn công thức áp dụng + Áp dụng và tính

? Nêu các bước cơ bản khi giải các bài tập xác định M?

HS: Nguyên tố <- KL mol nguyên tử <- KL mol phân tử 4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Bài tập về nhà: 4, 5, 6 (67) V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi gv yêu cầu xếp: bắt đầu từ chữ m, em thứ nhất cầm chữ m, tiếp đó 2 em kia nhanh chóng tìm các chữ và dấu còn lại để ghép với m được công

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

Nếu hai chất khí ở cùng nhiệt độ và áp suất có thể tích bằng nhau thì chúng có cùng số mol hay có cùng số phân tử.

Muốn chuyển đổi hai đơn vị đo khối lượng về một đơn vị đo khối lượng viết dưới dạng số thập phân, ta chuyển đổi như thế nào?.. Muốn chuyển đổi hai đơn vị đo khối lượng về

Tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của a... PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU

boùng ta thoåi hôi thôû cuûa ta vaøo laïi khoâng bay leân ñöôïc.. Khí

- Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng ,xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ.

Trả lời: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có