• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: Ngày 22 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021 Toán

Tiết 151: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn tập về chu vi của hình tam giác.

- Ôn tập về giải bài toán về nhiều hơn.

2. Kỹ năng

- Luyện kĩ năng tính cộng các số 3 chữ số (không nhớ).

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập đúng đắn

* HSKT: Làm được 3 phép tính BT1 II. Chuẩn bị

- Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

456 + 12 ; 547 + 311 234 + 644; 735 + 142 568 + 421; 781 + 118 - Chữa bài và nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (6p)

- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét HS.

* Củng cố lại cho HS cách cộng ba chữ số với nhau.

Bài 2 (8p)

- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.

- Chữa bài, nhận xét HS.

* Củng cố lại cho hs cách đặt tính

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.

- HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét.

- HS nêu yêu cầu

- HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét.

- Theo dõi

- Theo dõi và làm được từ 3 phép tính - Theo dõi

(2)

rồi tính.

Bài 3 (3p)

- Yêu cầu HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV tóm tắt trên bảng lớp

- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm vở

- Nhận xét HS.

* Củng cố bài toán về nhiều hơn.

Bài 4 (6p)

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?

- Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.

+ Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm?

- Nhận xét HS.

* Giúp HS nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác.

Bài 5 (6p)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức

- Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- HS nêu yêu cầu - HS trả lời

- HS làm bài, 1 hs làm bảng phụ Bài giải

Thùng thứ hai chứa được số lít nước là:

156 + 23 = 179 (l)

Đáp số: 179 l nước

- HS nêu yêu cầu

- Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.

+ Cạnh AB dài 125cm, + Cạnh BC dài 211cm, + Cạnh CA dài 143cm Bài giải

Chu vi của hình tam giác ABC là:

125 + 211 + 143 = 479 (cm).

Đáp số: 479cm

- HS nêu yêu cầu - HS tham gia trò chơi

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Tập đọc

Tiết 91, 92: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

(3)

- Hiểu được nội dung bài: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác

2. Kỹ năng

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học.

* GDBVMT: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cs của con người (HĐ3)

* QTE: Quyền được người lớn quan tâm, quyền được vui chơi, được hưởng những gì tốt đẹp (HĐ2)

* GDTTHCM: Học và làm theo lời Bác

* HSKT: Luyện đọc nối tiếp câu II. Chuẩn bị

- ƯDCNTT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Cháu nhớ Bác Hồ.

- HS đọc bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.

+ Nội dung bài thơ nói gì?

+ Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p) ƯDCNTT - GV chiếu tranh, bức tranh vẽ cảnh gì?

- Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Luyện đọc (32p) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- HS đọc câu 2-3 lần b. Luyện phát âm

+ ngoằn ngoèo, tần ngần, cuốn,

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS trả lời

+ Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây.

- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp.

- Theo dõi

- Lắng nghe

- Luyện đọc nối tiếp câu

(4)

vòng tròn, khẽ cười, … c. Luyện đọc đoạn - Gọi 1 HS đọc đoạn 1.

- Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn.

- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.

- Gọi 1 HS đọc bài

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

- HS đọc theo nhóm.

d. Thi đọc

e. Cả lớp đọc đồng thanh 2. HĐ2: Tìm hiểu bài (16p) - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?

+ Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?

+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?

+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?

+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?

+ Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.

- 1 HS khá đọc bài.

- Luyện ngắt giọng câu:

- Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//

- Luyện ngắt giọng câu văn:

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//

- 1 HS đọc bài.

- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng)

- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 1 HS đọc bài

+ Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.

+ Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

+ Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ… xuống đất.

+ Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn.

+ Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.

+ HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu:

+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./

Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./

- Theo dõi

- Theo dõi

(5)

* GDTGĐĐHCM: Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi người, đặc biệt là với thiếu nhi, Bác luôn nghĩ tới thiếu nhi điều này được thể hiện rất rõ qua hình ảnh chiếc rễ đa tròn. Thiếu nhi các em phải luôn biết ơn và kính trọng Bác.

* QTE: Các em có quyền được tham gia vui chơi và được người lớn quan tâm chăm sóc.

- Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có.

- Khen những HS nói tốt.

3. HĐ3: Lyện đọc lại (18p) - Yêu cầu HS đọc phân vai.

- Nhận xét HS.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

- Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).

* GDBVMT: Em sẽ làm được những gì để góp phần BVMT qua bài học này?

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác.

Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/

+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./

Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./…

- HS đọc phân vai

- HS nêu

- HS lắng nghe

- Quan sát

--- BUỔI CHIỀU

Thực hành Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố cách đọc, viết các số có 3 chữ số.

- Củng cố thứ tự các số có 3 chữ số trên tia số.

2. Kĩ năng

- Rèn cách so sánh các số có 3 chữ số.

(6)

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* HSKT: Làm được BT1 II. Đồ dùng

- sách TH Toán và TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

1. Giới thiệu bài (2p)

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

2. Bài mới (35p)

Bài 1: Viết ( theo mẫu)

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.

- GV nhận xét, chốt.

-> Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số.

Bài 2: Viết ( theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu lớp làm vở

- 1 HS lên bảng đọc số, 1 HS viết số

- GV nhận xét, chốt.

-> Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số.

Bài 3: Củng cố thứ tự các số có ba chữ số trên tia số.

- Gọi hs đọc yêu cầu.

- Nhận xét về dãy số?

- Gọi HS đọc bài làm của mình - GVcủng cố thứ tự các số có 3 chữ số trên tia số.

Bài 4

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Chữa bài:324,805,550,222,954.

- Nhận xét Đ - S

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đọc yêu cầu - Lớp làm bài vào vở

- 1 HS lên bảng đọc số, 1 HS viết số Viết số:611,521.405,835,999.

Đọc số:321,144,, 205,315,666

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.

- Chữa bài:

921.922,923,924,925,926,927,928, 929,930.

701,702,703,704,705,706,707,708, 709,710.

- Nhận xét Đ - S - Hs nêu yêu cầu

- Theo dõi và làm VBT

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo

(7)

- HS quan sát, ghi nhớ.

- HS làm bài vào VBT.

- HS trình bày bài làm của mình, nhận xét, giải thích cách làm bài.

Bài 5: Đố vui

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng 3. Củng cố, dặn dò:

- GV cùng HS hệ thống lại bài.

- GV nhận xét giờ học.

- HS suy nghĩ, tự làm bài.

- HS đọc bài làm của mình. Giải thích cách làm.

a, 699, 780, 896, 939, 1000 b, 1000, 939, 896, 780, 699.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 1 HS lên bảng làm bài, chữa bài.

- Nhận xét Đ/S 102, 120, 210,201.

dõi

- Theo dõi

--- Hoạt động ngoài giờ lên lớp ---

Đạo đức

Tiết 31: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 2)

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

2. Kĩ năng: Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường hoặc ở nơi công cộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

*GDTTHCM: Giáo dục h/s biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Tranh ảnh trong SGK - Phiếu thảo luận nhóm

- Mỗi hs chuẩn bị tranh ảnh về một con vật .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)

- Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi:

+ Vì sao cần bảo vệ loài vật có ích ? - Nhận xét – đánh giá.

B.Bài mới: ( 30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Giảng nội dung:

- HS trả lời :

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(8)

a. Hoạt động 1:Thảo luận nhóm.

*Mục tiêu: Giúp h/s biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.

*Cách tiến hành:

- GV đưa yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:

a. Mặc các bạn, không quan tâm

b. Đứng xem,không hùa theo trò nghịch của bạn.

c. Khuyên ngăn các bạn.

d. Mách người lớn.

- Chia 3 nhóm yêu cầu h/s thảo luận với nhau

- Gọi các nhóm trình bày kết quả

- GV kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.

b. Hoạt động 2: Đóng vai.

*Mục tiêu: H/s biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích

*Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống

- Chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai

- Các nhóm lên đóng vai.

- GV kết luận: trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì:

+ Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương + Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết C. Hoạt động 3:tự liên hệ.

*Mục tiêu: HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu h/s kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ

- H/s lắng nghe yêu cầu GV đưa ra.

- H/s các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.

- Lắng nghe tình huống

- 3 nhóm thực hành thảo luận, sau đó sắm vai trước lớp.

- Sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.

- HS thi đua kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được

(9)

loài vật có ích.

*GDTTHCM: Giáo dục h/s biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích.

C. Củng cố dặn dò: ( 5’)

- Cần có ý thức bảo vệ các loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.

- Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học

nêu.

*********************************************

Ngày soạn: Ngày 22 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021 Tập đọc

Tiết 93: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

2. Kỹ năng

- HS đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩu, giữa các cụm từ.

- Giọng đọc trang nghiêm, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

3. Thái độ.

- HS yêu thích môn học

* GDTT Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác (HĐ củng cố)

* HSKT: Luyện đọc nối tiếp câu II. Chuẩn bị

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Chiếc rễ đa tròn - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

- 3 HS đọc bài nối tiếp - Lắng nghe

(10)

1. HĐ2: Luyện đọc (15p) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.

b. Luyện phát âm - Yêu cầu HS đọc câu

- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.

c. Luyện đọc đoạn

- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn như thế nào?

- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.

- Yêu cầu HS đọc chú giải - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.

d. Thi đọc

e. Cả lớp đọc đồng thanh 2. HĐ2: Tìm hiểu bài (7p) - GV đọc mẫu cả bài lần 2.

+ Kể tên các loại cây được

- HS theo dõi và đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng,…

- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.

- Bài được chia làm 3 đoạn.

- Đoạn 1: Trên quảng trường … hương thơm.

- Đoạn 2: Ngay thềm lăng … đã nở lứa đầu.

- Đoạn 3: Sau lăng … toả hương ngào ngạt.

- Đoạn 4: Phần còn lại.

- Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới

- Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu:

Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng/ theo đoàn người vào lăng viếng Bác.//

- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4. (Đọc 2 vòng)

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Lắng nghe

+ Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây

- Theo dõi - Luyện đọc nối tiếp câu

- Theo

(11)

trồng phía trước lăng Bác?

+ Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?

+ Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác?

+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?

3. Luyện đọc diễn cảm (7p) - Gọi HS đọc bài

- Nhận xét, tuyên dương C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Gọi 1 HS đọc toàn bài

* GDTTHCM: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài.

Chuẩn bị: Chuyện quả bầu

hoa ban.

+ Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa Nhài, hoa mộc, hoa Ngâu.

+ Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm.

+ Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

+ Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.

dõi

--- Tự nhiên - Xã hội

Tiết 31: MẶT TRỜI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được những điều cơ bản về Mặt Trời: Có dạng những dạng khối cầu, ở rất xa Trái Đất, phát ra ánh sáng và sức nóng, chiếu sáng Trái Đất.

2. Kỹ năng

- HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để tránh làm tổn thương mắt.

3. Thái độ: GDMT (HĐ củng cố)

- Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trị của mặt trời đvới sự sống trên trái đất.

- Có ý thức bảo vệ MT sống của cây cối, các con vật và con người.

* HSKT: Có ý thức bảo vệ mắt II. Chuẩn bị

- PHTM

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

(12)

A. Bài cũ (5p) Nhận biết cây cối và các con vật.

- Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

- Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết.

- 1 HS lên cho các bạn hát bài

“Cháu vẽ ông Mặt Trời” (5p)

2. HĐ2: Em biết gì Mặt Trời? (7p)

+ Em biết gì Mặt Trời?

- GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm:

1. Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng.

2. Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ.

3. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.

+ Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?

+ Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?

+ Vậy Mặt Trời có tác dụng

- HS trình bày. Bạn nhận xét.

- 5 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về Mặt Trời theo hiểu biết của mình.

Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”

- HS dưới lớp nhận xét hình vẽ của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai.

- Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến.

- HS nghe, ghi nhớ.

+ Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng.

+ Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất.

- Chiếu sáng và sưởi ấm.

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

(13)

gì?

3. HĐ3: Thảo luận nhóm (9p)

PHTM

- GV chiếu tranh vào máy tính học sinh và yêu cầu HS thảo luận

- Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:

+ Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?

+ Em nên làm gì để tránh nắng?

+ Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?

+ Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào?

- Yêu cầu HS trình bày.

+ Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.

* Trò chơi: Ai khoẻ nhất

+ Xung quanh Mặt Trời có những gì?

- GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?”

- 1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh.

Mặt Trời đứng tại chỗ, quay

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- 1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

- Trả lời theo hiểu biết.

+ Khi đi nắng em cảm thấy rát và đau đầu.

+ Nên đội mũ mặc áo dày để tránh nắng và khi không có việc cần thgiết thì không nên ra ngoài khi trời nắng

+ Vì có thể làm hại mắt.

+ Khi muốn quan sát MT ta nên đeo kính râm.

+ Xung quanh Mặt Trời có mây.

+ Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác.

+ Xung quanh Mặt Trời không có gì cả

- Quan sát

-Lắng nghe và ghi nhớ

(14)

tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS Chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc.

- GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.

4. HĐ4: Đóng kịch theo nhóm (6p)

- Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận và đóng kịch theo chủ đề:

Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra?

- Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không?

- Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào?

+ Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

* GDBVMT: Qua bài học em sẽ làm gì để góp phần BVMT?

- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm.

- Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng.

- HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm lần lượt trả lời)

- Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm.

- Rụng lá, héo khô.

- 2 HS nhắc lại.

- HS trả lời

- Theo dõi

(15)

--- Toán

Tiết 152: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.

2. Kỹ năng

- Ôn tập về giải bài toán về ít hơn.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: Biết cách đặt và thực hiện được phép trừ không nhớ II. Chuẩn bị

- Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Luyện tập.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

456 + 124 ; 673 + 216 542 + 157 ; 214 + 585 693 + 104 ; 120 + 805 - GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: HD trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) (10p)

a. Giới thiệu phép trừ:

- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.

Bài toán: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông?

+ Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?

- Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học.

- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.

- HS phân tích bài toán.

+ Ta thực hiện phép trừ 635 – 214

- Theo dõi

- Theo dõi

(16)

b. Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép trừ và hỏi:

+ Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?

+ 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông?

+ Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu?

c. Đặt tính và thực hiện tính:

- HS đặt tính trừ 635 – 214.

+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.

+ Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm.

2. HĐ2: Luyện tập, thực hành (19p)

Bài 1: Tính

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- Nhận xét và chữa bài.

* Củng cố lại cho HS cách trừ ba chữ số với nhau (không nhớ).

Bài 2: Đặt tính rồi tính

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng làm bài nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.

- Nhận xét HS.

* Bài tập củng cố lại cho các em cách đặt tính rồi tính.

Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)

+ Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông.

- Là 421 hình vuông.

- 635 – 214 = 421

- Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.

635 -124

- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.

635 - 214 421

- HS nêu yêu cầu

- Cả lớp làm bài, sau đó HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.

- HS nêu yêu cầu + Đặt tính rồi tính.

- 5HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

567 738 752 865 - 425 - 207 - 140 - 814 142 531 612 051

- HS nêu yêu cầu

- Theo dõi và làm VBT

- Theo dõi và làm VBT

(17)

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 con tính.

+ Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số ntn?

* Bài tập giúp các em nhớ lại cách tính nhẩm các số tròn trăm.

Bài 4

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán sau đó viết lời giải.

- Chữa bài, nhận xét HS.

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập.

- Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.

+ Là các số tròn trăm.

- HS đọc đề bài

Bài giải

Khối lớp 2 có số học sinh là:

287 – 35 = 252 (học sinh)

Đáp số: 252 học sinh.

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Chính tả (Nghe viết)

Tiết 61: VIỆT NAM CÓ BÁC I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã.

2. Kỹ năng

- Nghe và viết lại chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam có Bác.

- Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.

- Biết cách viết hoa các danh từ riêng.

3. Thái độ

- HS có ý thức luyện viết

* TT Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác (HĐ1)

* HSKT: Nhìn sách chép lại được bài chính tả II. Chuẩn bị

- Bảng phụ, bảng con.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Cháu nhớ Bác Hồ.

- 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr hoặc từ chứa tiếng có vần êt/êch.

- Thực hiện yêu cầu của GV. - Theo dõi

(18)

- Dưới lớp đọc bài làm của bài tập 3, SGK trang 106.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét, chữa bài, cho HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: HD viết chính tả (22p) a. Ghi nhớ nội dung

- GV đọc toàn bài thơ.

- Gọi 2 HS đọc lại bài.

+ Bài thơ nói về ai?

+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?

* GDTTHCM: Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào?

b. Hướng dẫn cách trình bày + Bài thơ cá mấy dòng thơ?

+ Đây là thể thơ gì? Vì sao con biết?

+ Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?

+ Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết.

- Yêu cầu HS viết các từ này.

- Chỉnh sửa lỗi cho những HS viết sai chính tả.

d. Viết chính tả

- Theo dõi bài trong SGK.

- 2 HS đọc lại bài.

+ Bài thơ nói về Bác Hồ.

+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.

+ Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.

+ Bài thơ có 6 dòng thơ.

+ Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.

+ Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng viết sát lề.

+ Viết hoa các chữ Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng với Bác.

- Tìm và đọc các từ ngữ: non nước, Trường Sơn, nghìn năm, lục bát.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.

- HS viết bài vào vở

- Theo dõi

- Chép vào vở

(19)

- GV đọc bài cho HS viết.

e. Soát lỗi

g. Nhận xét bài viết của HS

2. HĐ2: Làm bài tập chính tả (7p)

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 đoạn thơ.

- Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài cho HS.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu 2 nhóm thi làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ rồi đưa phấn cho bạn. Nhóm nào nhanh và đúng sẽ thắng.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà làm BT chính tả.

- Chuẩn bị: Cây và hoa bên lăng Bác.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- 3 HS làm bài nối tiếp, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai....

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê....

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như những ngày cháo bẹ măng tre…

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi son

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối…

- HS nêu yêu cầu

- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.

- 2 nhóm cùng làm bài.

a. Tàu rời ga

Sơn Tinh dời từng dãy núi đi.

Hổ là loài thú dữ.

Bộ đội canh giữ biển trời.

b. Con cò bay lả bay la Không uống nước lã Anh trai em tập võ Vỏ cây sung xù xì

- Theo dõi

--- BUỔI CHIỀU

(20)

Thực hành Toán ÔN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Củng cố cách tính cộng và trừ các số có ba chữ số (không nhớ).

2. Kĩ năng

- Luyện kĩ năng tính nhẩm; Kĩ năng giải bài toán có phép nhân.

- Hs làm được bài 1, 2, 3. Hs có năng khiếu làm được bài 4.

3. Thái độ

- HS cẩn thận, chính xác khi làm toán

* HSKT: Làm được BT1 II. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: Vở thực hành Toàn và Tiếng việt, III. Các hoạt động dạy - học:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

1. Kiểm tra bài cũ: (5p) - Yêu cầu HS làm bảng:

Đặt tính rồi tính

274 + 323 756 - 323 - Nhận xét, khen

2. Bài mới: (33p) a. Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học

b. Nội dung

Bài 1: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS nêu yêu cầu + Bài tập có mấy yêu cầu? là những yêu cầu nào?

+ Khi đặt tính ta cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS làm - Nhận xét, chốt lại Bài 2: Tính nhẩm

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp

2 HS làm bảng, lớp làm nháp

- 2 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng lớp

374 - 263; 876 - 553; 564 - 452;738

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS tính nhẩm nối tiếp và ghi kết quả vào vở

700 + 300 = 400 800 + 200 = 1000 500 + 500 = 1000 1000 – 300 = 700 1000 – 200 = 800

- Theo dõi

- Theo dõi và làm VBT

- Theo dõi

(21)

- Nhận xét, đánh giá

* Củng cố cách tính nhẩm Bài 3:

Một can đựng được 3 lít dầu.

Hỏi 6 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?

+ Bài cho biết gì? Bài hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.

- Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- Yêu cầu HS chữa bài trên bảng, lớp làm vào vở

- Chữa bài, đánh giá

+ Tìm số lít dầu trước khi rót vào các can chính là tìm thành phần gì trong phép chia?

*GV: Lưu ý vận dụng cách tìm số bị chia để làm bài tập dạng này

Bài 4: Đố vui

- Gọi HS đọc yêu cầu và đề bài - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và từng phần để làm bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, chốt lại 3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

1000 – 500 = 500

- 2 HS đọc bài toán

- HS trả lời

Tóm tắt:

1 can : 3 lít dầu 6 can: ... lít dầu?

- 1 HS làm bảng, lớp làm vở Bài giải:

Có tất cả số lít dầu là:

3 x 6 = 18 (l)

Đáp số: 18 l dầu - HS trả lời

- 2 HS đọc

- Trao đổi theo cặp làm bài, đại diện cặp làm bảng phụ

a/ Số lớn nhất trong các số đã lập được là: 854

b/ Số bé nhất trong các số đã lập được là: 458

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Kể chuyện

Tiết 31: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện.

(22)

2. Kỹ năng

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.

3. Thái độ

* GDBVMT: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người (HĐ2)

* HSKT: Biết lắng nghe bạn kể chuyện II. Chuẩn bị

- Tranh SGK

(23)

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Ai ngoan sẽ được thưởng.

- Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

+ Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ?

- Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Sắp xếp lại các tranh theo trật tự (5p)

- Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh gv chiếu trên màn hình máy tính (Nếu HS không nêu được thì GV nói).

- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.

- HS sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự.

- Nhận xét HS.

2. HĐ2: Kể lại từng đoạn truyện (10p)

* Bước 1: Kể trong nhóm

- GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý.

* Bước 2: Kể trước lớp

-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận

- 3 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn.

- 1 HS kể toàn truyện.

+ Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.

- Quan sát tranh.

+ Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.

+ Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.

+ Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.

- Đáp án: 3 – 2 – 1

- Mỗi nhóm 4 HS

- Đại diện các nhóm HS kể.

Mỗi HS trình bày một đoạn.

- HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.

- Lắng nghe

- Quan sát

- Lắng nghe

(24)

xét.

- Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng.

- Đoạn 1

+ Bác Hồ thấy gì trên mặt đất?

+ Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?

- Đoạn 2

+ Chú cần vụ trồng cái rễ đa như thế nào?

+ Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa như thế nào?

- Đoạn 3

* BVMT: Kết quả việc trồng rễ đa của Bác như thế nào?

+ Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì?

3. HĐ3: Kể lại toàn bộ truyện (14p)

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét.

- Yêu cầu kể lại chuyện theo vai.

- Gọi HS nhận xét từng bạn.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét từng HS.

- Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe. Chuẩn bị: Chuyện quả

+ Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài.

+ Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.

+ Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống.

+ Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

+ Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn.

+ Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi.

- 3HS thực hành kể chuyện.

- Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1.

- 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện.

- Nhận xét.

- Lắng nghe

(25)

bầu.

***************************

Ngày soạn: Ngày 22 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021 Toán

Tiết 153: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn luyện về tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.

- Ôn luyện cách tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Ôn luyện về giải bài toán về ít hơn.

2. Kỹ năng

- Luyện kĩ năng thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.

- Củng cố biểu tượng, kĩ năng nhận dạng hình tứ giác.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: Làm được BT1 II. Chuẩn bị

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

- Đặt tính và tính:

456 – 124 673 – 212

542 – 100 264 – 135

698 – 104 789 – 163

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (7p)

-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.

- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- HS nêu yêu cầu

- HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- HS nêu yêu cầu - 2 HS trả lời.

- Theo dõi

- Theo dõi và làm vào VBT - Theo dõi

(26)

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 2 (8p)

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.

- Chữa bài cho HS.

* Rèn kỹ năng đặt tính rồi tính.

Bài 3 (6p)

- Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.

- Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu.

+ Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?

+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài cho HS.

* Củng cố cách tìm SBT, ST, hiệu.

Bài 4 (8p)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán sau đó viết lời giải.

- Chữa bài, nhận xét HS.

* Củng cố cách làm toán có lời văn.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu yêu cầu

+ Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.

+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Ta lấy số bị trừ, trừ đi hiệu.

- 1 HS làm bài bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu yêu cầu Bài giải:

Cây cam có số quả là:

230 – 20 = 210 (quả) Đáp số: 210 quả cam

- HS lắng nghe

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Luyện từ và câu

Tiết 31: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu

1. Kiến thức

(27)

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ.

2. Kỹ năng

- Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* GDTT Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với Bác (BT1)

* HSKT: Nêu được 1 từ về Bác Hồ II. Chuẩn bị

- Bảng phụ. giấy, bút dạ.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Từ ngữ về Bác Hồ.

- 3 HS lên viết câu của bt 3 tuần 30.

- HS dưới lớp đọc bài làm của bài 2.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (10p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.

- 1HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

* GDTTHCM: GD HS có tình cảm đúng đắn đối với Bác và làm theo năm điều Bác Hồ dạy.

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

- HS nêu yêu cầu - 2 HS đọc từ.

- HS làm bài theo yêu cầu.

- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ.

- Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết.

Nhà Bác lở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ tịch.

Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ

- Theo dõi

- Theo dõi

(28)

Bài 2(10p)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ.

Gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các em đã học.

- HS lên bảng dán phiếu của mình.

- GV gọi HS đếm từ ngữ và nhận xét, nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ và đúng sẽ thắng.

- GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết.

Bài 3 (9p)

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS tự làm.

+ Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu phẩy?

+ Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu chấm?

+ Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì?

- Dấu chấm viết ở cuối câu.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở BT 2.

làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.

- HS nêu yêu cầu

- Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.

Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha,…

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập.

- Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

+ Vì Một hôm chưa thành câu.

+ Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa.

+ Điền dấu phẩy vì "Đến thềm chùa" chưa thành câu.

- 5 HS đặt câu.

- Theo dõi và nêu được 1 từ về Bác

- Theo dõi

(29)

- Gọi HS nhận xét câu của bạn.

- Nhận xét tiết học.

--- BUỔI CHIỀU

Thực hành Tiếng việt

Cháu Nhớ Bác Hồ - Chiếc Rễ Đa Tròn I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố và mở rộng kiến thức cho hs về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Đêm nay / bên bến Ô Lâu, / Cháu ngồi cháu nhớ / chòm râu Bác Hồ. /

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ / Hồng hào đôi má, / bạc phơ mái đầu. /

Mắt hiền / sáng tựa vì sao / Bác nhìn đến tận / Cà Mau cuối trời. /

Nhớ khi trăng sáng đầy trời /

Trung thu / Bác gửi những lời vào thăm.”

b) “Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất.

Nói rồi, / Bác cuộn chiếc rễ / thành một vòng tròn / và bảo chú cần vụ / buộc nó tựa vào hai cái cọc, / sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.”

- Yêu cầu hs nêu lại cách đọc diễn cảm.

- GV yêu cầu hs lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi - Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

(30)

- Nhận xét, tuyên dương. - Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4,.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B cho đúng với hình ảnh Bác Hồ được miêu tả trong bài : (HS cả lớp)

A B

(a) Đôi má bạc phơ (1)

(b) Mái đầu hiền, sáng tựa vì sao (2)

(c) Đôi mắt rộng (3) (d) Vầng

trán hồng hào (4)

Bài 2. Ghi số vào ô trống (1, 2, 3) sao cho đúng thứ tự các việc Bác Hồ hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa : (HS cả lớp)

 Vùi hai đầu rễ xuống đất.

 Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn.

 Buộc rễ tựa vào hai cái cọc.

- Y’cầu các nhóm thực hiện và nêu kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. a-4; b-1; c-2; d-3. Bài 2. Thứ tự các ô 1 - 3 - 2.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

*************************************

Ngày soạn: Ngày 22 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2021 Tập làm văn

Tiết 31: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi một cách khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn.

2. Kỹ năng

- Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi

- Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh Bác Hồ.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* QTE: Quyền được tham gia đáp lời khen ngợi (BT1)

(31)

* HSKT: Biết đáp lại lời khen ngợi II. Các kĩ năng sống cơ bản (BT2) - Giao tiếp: ứng xử văn hoá

- Tự nhận thức III. Chuẩn bị

- Ảnh Bác Hồ. Các tình huống ở BT1 viết vào giấy.

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Nghe – Trả lời câu hỏi.

- 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối.

- Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ?

- Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (13p)

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.

- Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./

… Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào?

* QTE: Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.

- Hát.

- 3 HS lên bảng kể chuyện. Cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS trả lời, bạn nhận xét.

- HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

Ví dụ:

Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu a./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./…

Tình huống b

- Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê!/

- Bạn khen mình rồi!/ Thế à, cảm ơn bạn!…

Tình huống c

- Cháu ngoan quá! Cháu thật tốt bụng!/…

- Lắng nghe

- Theo dõi

(32)

Bài 2(16p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.

+ Ảnh Bác được treo ở đâu?

+ Trông Bác như thế nào?

(Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…)

* KNS: Em muốn hứa với Bác điều gì?

- Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.

- Chọn ra nhóm nói hay nhất.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Chuẩn bị: Đáp lời từ chối.

Đọc sổ liên lạc.

- Không có gì đâu ạ, cảm ơn cụ!/

Cháu sợ những người sau vấp ngã./

- Đọc đề bài trong SGK.

- Ảnh Bác được treo trên tường.

- Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời…

- Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi.

- Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.

- Theo dõi

Toán

Tiết 155: TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nhận biết tiền Việt Nam, loại giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng.

- Bước đầu biết chuyển đổi tiền với các tờ giấy bạc theo mệnh giá đã học.

2. Kỹ năng

- Biết cộng, trừ nhẩm trên các số tròn chục nghìn với đơn vị là đồng.

- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.

(33)

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy

* HSKT: Nhận biết được mệnh giá tiền Việt Nam II. Chuẩn bị

- Một số tờ giấy bạc có mệnh giá khác nhau.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p)

- HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

467 – 123 ; 623 + 215 552 + 110 ; 664 – 353 998 – 704 ; 527 + 121 - Chữa bài cho HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới (29p)

- Con hãy kể tên các tờ giấy bạc (tiền Việt Nam) mà con biết?

- GV cho HS quan sát các tờ giấy bạc có mệnh giá 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 đồng.

- Trên bảng cô có các tờ giấy bạc loại nào?

- Trên bề mặt của mỗi tờ giấy bạc có ghi những gì?

- GV nhận xét chốt lại bài

Bài 1: Quan sát tranh rồi thực hiện các hoạt động sau

- Nội dung tranh vẽ:

+ Lọ hoa: 100 000 đồng + Truyện: 42 000 đồng + Lợn đất: 36 000 đồng + Ê ke: 15 000 đồng

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bàilàm.

- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra.

- HS kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung - HS quan sát

- HS trả lời - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Kết quả:

+ Trong các đồ vật trên đồ vật có giá cao nhất là lọ hoa.

+ Đồ vật có giá thấp nhất là ê ke.

+ Mua quyển truyện và con lợn tiết kiệm hết 78 000 đồng.

+ Quyển truyện đắt hơn cái ê ke 27 000 đồng.

- Theo dõi

- Lắng nghe

- Theo dõi và làm VBT

(34)

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 2: Mỗi ví đựng bao nhiêu tiền?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách tính.

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống?

- Tổ chức cho HS thi điền số thích hợp vào ô trống.

- Hướng dẫn HS cách chơi.

- Tổ nào điền đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc.

* Rèn kỹ năng tính toán.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - GV cho HS làm bài tập bổ trợ những phần kiến thức còn yếu.

- HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Kết quả:

a. 50 000 đồng b. 60 000 đồng c. 82 000 đồng a. 42 000 đồng

- HS đọc yêu cầu

- HS tham gia theo yêu cầu của GV

- Theo dõi

- Theo dõi

--- Tập viết

Tiết 31: CHỮ HOA: N (KIỂU 2) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa câu ứng dụng: Người ta là hoa đất.

1. Kỹ năng

- Viết N kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.

3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết.

* HSKT: Viết được chữ hoa N kiểu 2 II. Chuẩn bị

- Mẫu chữ, bảng con III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

(35)

A. Bài cũ (5p) - Kiểm tra vở viết.

- Yêu cầu viết: Chữ M hoa kiểu 2

- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.

- Viết: Mắt sáng như sao.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét (5p)

- Gắn mẫu chữ N kiểu 2 + Chữ N kiểu 2 cao mấy li?

+ Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả:

+ Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết bảng lớp.

- GV hướng dẫn cách viết:

+ Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.

+ Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- HS viết bảng con.

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

- GV nhận xét uốn nắn.

2. HĐ2: Viết câu ứng dụng (6p)

- Treo bảng phụ: Người ta là hoa đất.

- Quan sát và nhận xét:

- Nêu độ cao các chữ cái.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

+ Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- HS viết bảng con.

- HS nêu câu ứng dụng.

- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.

- HS quan sát + 5 li.

+ 2 nét

- HS quan sát

- HS quan sát.

- HS tập viết trên bảng con

- HS đọc câu

- N, g, h: 2,5 li; t: 1,5 li; ư, ơ, i, a, o: 1 li

- Dấu huyền trên ơ và a - Dấu sắc (/) trên â.

- Khoảng chữ cái o

- Viết bảng con

- Quan sát

- Viết bảng con

- Theo dõi

(36)

- GV viết mẫu chữ: Người lưu ý nối nét Ng và ươi.

- HS viết bảng con - Viết: Người

- GV nhận xét và uốn nắn.

3. HĐ3: Viết vở (18p) - GV nêu yêu cầu viết.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.

- Nhận xét bài viết của HS.

- GV nhận xét chung.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.

Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2).

- Quan sát

- HS viết bảng con

- Vở Tập viết

- HS viết vở theo yêu cầu GV

- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.

- Viết bảng con

- Viết vở

********************************

Ngày soạn: Ngày 22 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2021 Chính tả (Nghe viết)

Tiết 62: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã.

2. Kỹ năng

- Nghe đọc viết lại đúng, đẹp đoạn "Sau lăng … toả hương ngào ngạt".

3. Thái độ

- HS có ý thức rèn chữ viết

* HSKT: Nhìn chép lại được bài chính tả II. Chuẩn bị

- Bảng phụ, phấn màu.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC HSKT

A. Bài cũ (5p) Việt Nam có Bác.

- 3 HS lên bảng, mỗi HS tìm 3 từ ngữ.

- Tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi, 3 từ có tiếng chứa dấu

- Theo dõi

(37)

- GV nhận xét.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết (6p)

- GV đọc bài lần 1.

- Gọi 2 HS đọc bài.

+ Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?

+ Những loài hoa nào được trồng ở đây?

+ Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?

2. HĐ2: Hướng dẫn cách trình bày (16p)

- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?

+ Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, con hãy đọc to câu văn đó?

+ Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?

+ Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Đọc cho cô các từ ngữ mà con khó viết trong bài.

- Yêu cầu HS viết các từ này.

d. Viết chính tả e. Soát lỗi

g. Nhận xét bài viết của HS 3. HĐ3: HD làm bài tập

hỏi/ dấu ngã.

- HS dưới lớp viết vào bảng.

- Theo dõi.

- 2 HS đọc bài.

+ Cảnh ở sau lăng Bác.

+ Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.

+ Chúng cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

+ Có 2 đoạn, 3 câu.

+ Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.

- Viết hoa, lùi vào 1 ô.

- Chúng ta phải viết hoa các tên riêng: Sơn La, Nam Bộ. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính.

- Đọc: Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng,…

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.

- HS viết vở - Soát lỗi

- Theo dõi

- Theo dõi

- Viết vở

(38)

chính tả (7p) Bài 2

- Trò chơi: Tìm từ

- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ. Khi GV đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm.

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Chuyện quả bầu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

3/ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày..

Đồng Xuân Lan.. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về đất nước ta?. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên đất nước ta đang trên đà

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Nhiệm vụ: Đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.. Các điều kiện: + Phát triển tinh thần yêu nước

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn