• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão | Giải bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão | Giải bài tập Vật lí 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Bài C1 (trang 131 SGK Vật Lí 9): Hãy khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

- Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Lời giải:

Những biểu hiện của tật cận thị:

- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Bài C2 (trang 131 SGK Vật Lí 9): Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?

Lời giải:

- Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt.

- Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

Bài C3 (trang 131 SGK Vật Lí 9): Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Lời giải:

- Cách 1: Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

- Cách 2: Dùng tay cảm nhận: TKPK sẽ có phần rìa dày hơn phần giữa.

(2)

Bài C4 (trang 131 SGK Vật Lí 9): Giải thích tác dụng của kính cận.

Để giải thích em hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính cận (hình 49.1). Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.

+ Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv . Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên?

Lời giải:

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường.

Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.

Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 =

∞) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Tức là: B’ ≡ CV (1)

(3)

Khi d1 = ∞ => d’ = f => B’ ≡ F (2) Từ (1) và (2) => F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cự thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Bài C5 (trang 132 SGK Vật Lí 9): Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?

Lời giải:

Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C6 (trang 132 SGK Vật Lí 9): Giải thích tác dụng của kính lão.

Để giải thích, hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính lão. Cho biết tiêu điểm của kính ở F (hình 49.2).

+ Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận Cc ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính lão nói trên?

Lời giải:

- Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.

- Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.

(4)

- Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.

+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:

Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CcCv của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B’ này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Bài C7 (trang 132 SGK Vật Lí 9): Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người già là thấu kính hội tụ hay phân kì.

Lời giải:

Đặt kính vào sát trang sách và kéo kính ra từ từ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ qua thấu kính nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách thì đó là thấu kính phân kì, còn nếu ảnh dòng chữ qua thấu kính mà lớn hơn kích thước thật của dòng chữ thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C8 (trang 132 SGK Vật Lí 9): Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.

Lời giải:

- Cách so sánh:

Ta lấy cái bút nhỏ ra để so sánh. Khi không đeo kính, bạn bị cận phải để gần mắt hơn em (vì điểm cực viễn Cv gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì điểm cực cận Cc xa mắt). Muốn nhìn như mắt bình thường bạn bị cận phải đeo kính cận thị (TKPK) để đưa ảnh ảo của vật vào trong khoảng từ Cc đến Cv, còn người già phải đeo TKHT cũng để đưa ảnh ảo vào khoảng từ Cc đến Cv.

(5)

Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là:

(OCc)mắt cận < (OCc)mắt thường < (OCc)mắt lão

Kết luận:

+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa, mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.

+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần, mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi đeo kính muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ cực cận tới điểm cực viễn của mắt tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

Khi nhìn các vật ở xa mắt thì tiêu điểm của thể thủy tinh càng gần màng lưới nên tiêu cự của thấu kính càng lớn.. Vậy khi nhìn các vật ở càng gần mắt thì tiêu cự của

Câu 49b trang 137 VBT Vật Lí 9: Nhìn mắt của một người đeo kính qua chính kính của người ấy thì thấy ảnh của mắt nhỏ hơn mắt khi bỏ kính ra. Hỏi mắt của người ấy là

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo. b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

+ Vì tia ló (1) cắt thấu kính tại I và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải đi song song với trục chính của thấu kính.. a) Dựng ảnh A'B' của AB

A. Không có vật kính. Có vật kính với tiêu cự vài chục centimét như các máy ảnh chụp xa. Có vật kính với tiêu cự tới vài chục mét. Có vật kính với tiêu cự tới hàng

- Khi nhìn một vật ở rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm, do vậy để nhìn rõ ảnh khi đó thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới. Đồng thời khi đó mắt