• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 09/03/2019.

Ngày giảng: ………. Tiết 53

BÀI 48. MẮT I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.

- Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.

-Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn.

-Biết cách thử mắt.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.

-Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.

3/ Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.

4/ Phát triển năng lực : Vận dụng kiến thức vào thực tế.

* Thông qua việc tổ chức nghiên cứu các kiến thức của bài học giúp học sinh biết ứng dụng của các kiến thức đó để tạo ra các dụng cụ quang học phục vụ cho cuộc sống của con người, bảo vệ sức khỏe của con người. Từ đó góp phần giáo dục học sinh có lòng yêu thích, tự nguyện học tập; có

trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội.

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Nêu bộ phận chính của mắt, chức năng của các bộ phận đó ? - So sánh cấu tạo của mắt và máy ảnh?

- Thế nào là sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn?

III. ĐÁNH GIÁ:

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn, làm một số bài tập liên quan.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV. CHUẨN BỊ:

- Tranh và mô hình con mắt.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1')

2/ Kiểm tra bài cũ (4')

? HS: Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì? Đặc điểm của ảnh trên phim của máy ảnh?

* Tạo tình huống học tập: Như SGK.

3/ Bài mới

* HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của mắt.

(2)

- Mục đích: Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.

- Thời gian: 8'

- Phương pháp: quan sát, trực quan, vấn đáp.

- Phương tiện: tranh mô hình con mắt bổ dọc, sgk.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:

? Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?

? Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu cự của nó có thể thay đổi như thế nào?

? Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?

GV: Yc HS trả lời C1

? Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?

I. Cấu tạo của mắt

HS: Đọc mục I- phần 1, trả lời các câu hỏi của GV.

1. Cấu tạo

Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.

+ Thể thuỷ tinh là một TKHT

+ Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ.

- HS: làm C1, trình bày miệng câu trả lời.

2. So sánh mắt và máy ảnh C1:

* Giống nhau:

+ Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT.

+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.

* Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

* HĐ 2: Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt

- Mục đích: Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. Biết cách thử mắt.

- Thời gian: 20'

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thu thập thông tin.

- Phương tiện: Sgk, mô hình con mắt.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Yc HS đọc phần II, trả lời câu hỏi.

? Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực

II. Sự điều tiết của mắt - HS: Trả lời câu hỏi của GV

(3)

hiện quá trình gì?

? Trong quá trình này, có sự thay đổi của thể thủy tinh

? Sự điều tiết của mắt là gì?

GV: Yc HS làm C2

HD: Dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần.

- Căn cứ vào tia qua quang tâm -> nx về kích thước của ảnh trên màng lưới khi mắt nhìn cùng 1 vật ở gần và ở xa.

- Căn cứ vào tia //với trục chính -> nx về tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn cùng 1 vật ở gần và ở xa.

GV: Yc HS đọc phần III, trả lời câu hỏi:

? Điểm cực viễn là gì?

? Khoảng cực viễn là gì?

GV thông báo HS thấy người mắt tốt không thể nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết.

? Điểm cực cận là gì?

? Khoảng cực cận là gì?

GV thông báo cho HS rõ tại điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt.

GV: Yêu cầu HS xác định điểm cực cận (C4)

Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.

- HS: Làm C2

HS: Dựng ảnh khi vật ở gần và ở xa, nhận xét kích thước của ảnh và tiêu cự thủy tinh khi mắt nhìn cùng 1 vật ở gần và ở xa.

C2:

Hình 48.3/SGV-250

Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.

III. Điểm cực cận và điểm cực viễn 1. Điểm cực viễn:

Cv: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn rõ vật khi không điều tiết.

Khoảng cực viễn là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn đến.

2. Điểm cực cận:

Cc: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ vật.

Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là khoảng cực cận.

* HĐ 3: Vận dụng

- Mục đích: Biết cách thử mắt, làm một số bài tập dạng liên quan tới mắt.

- Thời gian: 10'

- Phương pháp: luyện tập củng cố - Phương tiện: Sgk, bảng phụ.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Yêu cầu HS tóm tắt, vẽ hình, chứng minh C5.

HS: Làm C5

GV: Yc HS trả lời C6.

HS: Trả lời C6, nx.

IV. Vận dụng

C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm;

d=2cm.

h=?

Giải : Chiều cao của ảnh cột điện trên màng lưới là:

h'=h.d'

d=800 . 2

2000=0,8(cm)

(4)

B

H A O H A B

C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất.

Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh ngắn nhất.

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

-Học bài và làm các bài tập trong sbt, đọc phần có thể em chưa biết.

- Đọc trước bài" Mắt cận và mắt lão"

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

(5)

Ngày soạn:09/03/2019

Ngày dạy: ………. Tiết 54

BÀI 49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn dược các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK.

- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT.

- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.

- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.

2/ Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt, các tư thế ngồi học để không bị cận thị.

3/ Thái độ: Có ý thức học tập.

4/ Phát triển năng lực : Vận dụng kiến thức vào thực tế.

*Thông qua việc tổ chức nghiên cứu các kiến thức của bài học giúp học sinh biết ứng dụng của các kiến thức đó để tạo ra các dụng cụ quang học phục vụ cho cuộc sống của con người, bảo vệ sức khỏe của con người. Từ đó góp phần giáo dục học sinh có lòng yêu thích, tự nguyện học tập; có

trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội.

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Đặc điểm chính của mắt cận và mắt lão?

- Cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão?

III. ĐÁNH GIÁ:

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn, làm một số bài tập liên quan.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV.CHUẨN BỊ:

- 1 kính cận, 1 kính lão.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1') 2/ Kiểm tra bài cũ (4')

-Em hãy so sánh ảnh ảo của TKPK và ảnh ảo của TKHT?

-ĐVĐ: Như SGK.

-TKPK cho ảnh ảo nằm trong tiêu cự (gần thấu kính).

-TKHT cho ảnh ảo nằm ngoài tiêu cự ( xa thấu kính).

3/ Bài mới

* HĐ 1: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục

- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn dược các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK.Giải thích được cách khắc phục tật cận thị .

-Thời gian: 18'

(6)

A B

F, Cv A’

B’

O I - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Phương tiện: SGK, kính cận.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

HĐ của GV HĐ của HS

-Vận dụng vốn hiểu biết sẵn có hàng ngày để trả lời C1.

- Vận dụng kết quả của C1 và kiến thức đã có về điểm cực viễn để làm C2.

- Vận dụng kiến thức về nhận dạng TKPK để làm C3.

-Yêu cầu HS đọc C4-Trả lời câu hỏi:

+Ảnh của vật qua kính cận nằm trong khoảng nào?

+Nếu đeo kính, mắt có nhìn thấy vật không? Vì sao?

- Kính cận là loại TK gì?

- Người đeo kính cận với mục đích gì?

- Kính cận thích hợp với mắt là phải có F như thế nào?

I. MẮT CẬN

1. Những biểu hiện của tật cận thị C1:-Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

-Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

-Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.

C2: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

2. Cách khắc phục tật cận thị.

C3: - PP1: Bằng hình học thấy giữa mỏng hơn rìa.

-PP2: Kiểm tra xem kính cận có phải là TKPK hay không ta có thể xem kính đó có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không.

C4: Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính cận.

+Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn diểm cực viễn CV của mắt.

+Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A/B/ của AB thì A/B/ phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận tới điểm cực viễn của mắt, tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn CV.

* HĐ 2: Tìm hiểu tật mắt lão và cách khắc phục

- Mục đích: Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT. Giải thích được cách khắc phục tật mắt lão.

(7)

A’

B’

Cc F A B

O I - Thời gian : 15'

- Phương pháp: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

HĐ của GV HĐ của HS

-Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:

+Mắt lão thường gặp ở người có

tuổi như thế nào?

+Cc so với mắt bình thường như thế nào?

- Ảnh của vật qua TKHT nằm ở gần hay xa mắt?

- Mắt lão không đeo kính có nhìn thấy vật không?

-HS rút ra kết luận về cách khắc phục tật mắt lão.

II. MẮT LÃO

1. Những đặc điểm của mắt lão.

-Mắt lão thường gặp ở người già.

-Sự điều tiết mắt kém nên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần.

-Cc xa hơn Cc của người bình thường.

2. Cách khắc phục tật mắt lão.

C5: -PP1: Bằng hình học thấy giữa dầy hơn rìa.

- PP2: Để vật ở gần thấy ảnh cùng chiều lớn hơn vật.

-Ảnh của vật qua TKHT nằm ở xa mắt.

C6: Vẽ ảnh của vật tạo bởi kính lão.

+Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.

+Khi đeo kính thì ảnh AB của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.

Kết luận: Mắt lão phải đeo TKHT để nhìn thấy vật ở gần hơn Cc.

* HĐ 3: Vận dụng

- Mục đích: Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt, các tư thế ngồi học để không bị cận thị.

- Thời gian : 5'

- Phương pháp: Luyện tập, củng cố, thu thập thông tin.

- Phương tiện: SGK, máy chiếu.

HĐ của GV HĐ của HS

- Em hãy nêu cách kiểm tra kính cận hay kính lão.

- HS kiểm tra Cv của bạn bị cận và bạn không bị cận.

III.VẬN DỤNG C7:

C8:

(8)

- Nhận xét: Biểu hiện của người cận thị, mắt lão, cách khắc phục.

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

- Học bài và làm các bài tập trong sbt, đọc phần có thể em chưa biết.

- Đọc trước bài" Kính lúp"

- Nghe và ghi nhớ

-

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

... ...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Nêu được các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.. Hoạt động của GV Hoạt động

Câu 8: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và chức năng các phần phụ của tôm?. Vẽ hình và nghi

Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi đời sống ở cạn?... ĐA DẠNG CỦA

- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản về cấu tạo di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản, đặc biệt là vòng đời phát triển của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh..

* Đặc điểm của khởi ngữ + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong

c, Sản phẩm: HS nêu Khái quát về Đặc điểm của mỹ thuật Việt nam d, Tổ chức thực hiện. Bước 1: Chuyển giao

Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng - Chủ yếu phản ánh những sinh hoạt trong đời sống của nhân dân. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng bộc

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu nhận biết về phép chia, cách sử dụng dấu “:” Việc chọn phép chia phù hợp với tranh vẽ, lập luận nêu quan điểm