• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Thực hiện từ ngày 27/12 đến ngày 31/12/2021 Ngày soạn: 25/12/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 55: BẢNG NHÂN 2 (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2. Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhấn và giải quyết một số tình huống gắn với

thực tiễn

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép nhân trong Bảng nhân 2, vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhằm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 2 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân. Các thẻ giấy ghi các số 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên

- Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 2.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. LUYỆN TẬP 20p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 2 : Tính (theo mẫu):

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu

?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

?. Khi thực hiện phép tính có đơn vị đo cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài

- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả - GV trợ giúp HS hạn chế

Hs tham gia trò chơi

- HS đọc yêu cầu

?. tính

?. Ghi kết quả kèm đơn vị đo - HS làm bài cá nhân – kiểm tra chéo trong cặp

- HS chia sẻ 2kg x 6 = 12kg 2kg x 10 = 10kg 2cm x 8 = 16cm 2dm x 9 = 18dm 2l x 7 = 14l

Tham gia trò chơi cùng bạn

Làm bài vào vở

(2)

- Gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét chung Bài tập 3 :

a) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

b) HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 2 ×4 trong thực tế.

- GV yêu cầu cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh,

- HS chia sẻ trước lớp.

- GV có thể đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng, chẳng hạn nếu thấy/cô không phải có 5 chậu hoa mà có 7 chậu hoa thì thầy/cô có tất cả bao nhiều bông hoa? Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời.

3. VẬN DỤNG 5p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: Trò chơi “Kết bạn”:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kết bạn”:

+ HS đúng vòng tròn hỏi chủ trò: Kết mấy?

Kết mấy?

+ Chủ trò đưa ra yêu cầu, chẳng hạn: Kết 4.

Kết 4

+ HS tìm nhau để kết thành nhóm 4.

- GV lại hỏi: Mỗi người có 2 chân, 4 người

2l x 5 = 10l - HS nhận xét - HS lắng nghe

a. + Mỗi châu hoa có 2 bông hoa hồng, có 5 châu hoa. Vậy 2 được lấy 5 lần

Ta có phép nhân: 2 × 5 = 10.

Vậy có tất cả 10 bông hoa.

+ Mỗi bạn có 2 chiếc vợt bóng bản, có 3 bạn. Vậy 2 được lấy 3 lần.

Ta có phép nhân: 2 × 3 = 6.

Vậy có tất cả 6 chiếc vợt bóng bàn

b. HS tự kể thêm các tình huống khác

- HS chú ý GV hướng dẫn

Theo dõi bạn làm bài

Tham gia trò chơi Kết bạn

(3)

có mấy chân? Nêu phép nhân tìm tất cả số chân.

- HS chơi nhiều lần.

- GV yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân trong thực tế

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, các em đọc lại Bảng nhân 2 và đố mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng nhân 2. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 2, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS chơi nhiều lần

Bảng nhân 2 - HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

__________________________________________

Tiếng việt Tập viết (Tiết 1)

CHỮ HOA R I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa R cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Rừng cây vươn mình đón nắng mai.

- Có năng lực trong viết chữ đẹp. Hiểu được nghĩa câu ứng dụng của bài.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa R, 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa R - HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Họa mi hót (tiết 3).

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa R: cỡ vừa cao 5 li; chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li.

Gồm 2 nét: Nét 1 giống nét 1 của chữ viết hoa B và chữ viết hoa P. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải nối liền với nhau tạo vòng xoắn ở giữa.

Hs hát.

- HS lắng nghe GV giới thiệu chữ viết hoa R.

- HS quan sát GV viết chữ hoa R

Hát

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

(4)

+ Quy trình viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong), dừng bút trên đường kẻ 2; Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoắn nhỏ giữa đường kẻ 3 và 4 rồi viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS viết trên bảng con chữ viết hoa R và viết chữ viết hoa R cỡ vừa, cỡ nhỏ vào vở Tập viết 2 tập hai.

- GV kiểm tra bài tập viết của HS, chấm nhanh một số bài và nhận xét.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV viết câu ứng dụng lên bảng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.

- GV yêu cầu 2 - 3HS đọc thành tiếng câu ứng dụng.

- GV lưu ý HS chữ viết hoa, độ cao và khoảng cách của các con chữ.

- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết.

+ GV lưu ý HS cách cầm bút đúng cách, ngồi viết đúng tư thế.

- GV nhận xét 2-3 trước lớp.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

trên bảng lớp.

- HS viết chữ hoa R vào bảng con và vào vở Tập viết 2 tập hai.

+ HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- HS lắng nghe GV nhận xét để soát bài của mình.

- HS quan sát GV viết câu ứng dụng lên bảng lớp.

- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.

- HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.

- HS chú ý lắng nghe GV nhận xét bài, soát lỗi trong bài của mình.

- HS lắng nghe.

Viết 1 dòng chữ hoa vào vở

Viết 1 dòng câu ứng dụng

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

__________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 2)

KỂ CHUYỆN: HỒ NƯỚC VÀ MÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe hiểu câu chuyện Hồ nước và mây; biết dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh đoán nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (không yêu cầu kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Bồi đắp cho HS tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

* HS Tấn: Biết kể 1 đoạn câu chuyện theo bức tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

(5)

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 15p

Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh

- GV yêu cầu HS quan kĩ 4 bức tranh trong câu chuyện Hồ nước và mây

GV cho HS làm việc theo nhóm. Yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn, đoán nội dung từng tranh.

Từng HS trong trả lời, nhóm trưởng tổng hợp lại câu trả lời.

- GV mời 2-3 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hs quan sát tranh

- HS quan sát tranh.

- HS làm việc nhóm, phán đoán nội dung từng tranh.

- HS trả lời: Đoán nội dung của từng tranh:

+ Tranh 1: Hồ nước cuộn sóng, nhăn mặt nói với chị mây: “Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất”.

+ Tranh 2: Hồ nước bị bốc hơi, cạn tận đáy. Nó buồn bã cầu cứu: “Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất...

+ Tranh 3: Chị mây màu đen, bay tới hồ nước và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống.

+ Tranh 4: Chị mây lúc này chuyển sang màu trắng và gầy hẳn đi. Chị nói với hồ nước:

“Không có em, chị cũng yếu

Quan sát tranh

Quan sát tranh

(6)

Hoạt động 2: Nghe kể chuyện Cách tiến hành:

- GV giới thiệu câu chuyện có nhân vật hồ nước và mây.

- GV kể chuyện kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh (thỉnh thoảng dừng lại để hỏi HS mây nói gì, hồ nước nói gì tiếp theo,...)

HỒ NƯỚC VÀ MÂY

(1) Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ lấp lánh dưới nắng. Bỗng, một cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói:

- Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất.

- Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy!

- Chị mây đáp.

- Tôi cần gì chị!

Chị mây giận hổ nước nên đã bay đi.

(2) Mùa hè, dưới cái nắng gay gắt, hổ nước bị bốc hơi, cạn trơ tận đáy. Nó cầu cứu:

- Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất.

Bầy tôm cá trong hồ cũng than:

- Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này!

(3) Nghe tiếng kêu của hồ nước và bầy tôm cá, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về và cho mưa xuống. Hồ nước đây lên, tràn căng sức sống.

(4) Qua mùa thu, sang mùa đông, chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị ghé xuống hồ và nói:

- Không có em, chị cũng yếu hẳn đi.

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng:

- Để em tìm cách giúp chị!

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khoẻ dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống.

- GV kể lại câu chuyện lần thứ 2, lưu ý HS nhớ các chi tiết và lời thoại chính.

3. Vận dụng 15p

Hoạt động 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV hướng dẫn HS:

+ HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi

hẳn đi!” Hồ nước mỉm cười, có vẻ đã nghĩ ra cách giúp chị mây.

- HS lắng nghe GV kể chuyện, kết hợp quan sát 4 bức tranh.

- HS lắng nghe GV kể chuyện lần 2, kết hợp quan sát 4 bức

Lắng nghe

Tham gia

(7)

dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói/ lời đối thoại của các nhân vật (GV nhắc HS không phải kể đúng từng câu, từng chữ mà GV đã kể).

+ HS tập kể chuyện theo cặp, từng HS kể toàn bộ câu chuyện rồi góp ý cho nhau.

- GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

Hoạt động 4: Nói với người thân về điều em đã học được từ câu chuyện Hồ nước và mây - GV hướng dẫn HS: HS nhớ lại nội dung câu chuyện đã kể, nói 2 - 3 câu về bài học mình thu nhận được từ câu chuyện. HS có thể nói lại cho bạn hoặc người thân nghe.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến kích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể. GV gợi ý một số trò chơi tập thể phổ biến như: kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,...

hoặc các hoạt động tập thể như múa hát, thi đố vui,...

tranh, chú ý vào những chi tiết và lời thoại chính.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 4 HS kể lại theo 4 đoạn.

- HS thực hiện hoạt động ở nhà: Sau khi đọc câu chuyện Hồ nước và mây, em rút ra bài học: không nên kiêu căng, cao ngạo, coi thường người khác.

Ai cũng đều có ích và đáng yêu.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị cho buổi học sau.

kể chuyện cùng bạn

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________

Buổi chiều Tiếng việt

Tập đọc

BÀI 4: TẾT ĐẾN RỒI (TIẾT 3+4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn Tết đến rồi. Biết quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (tờ lịch đỏ ngày Tết, chỉ rõ ngày âm lịch là ngày mùng 1; bánh chưng, bánh tét; hoa mai, hoa đào; cảnh chúc Tết,...). Từ các bức tranh, HS có thể hình dung phần nào ngày Tết ở Việt Nam.

(8)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hoá (phong tục tập quán) Việt Nam.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT, Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, chuẩn bị mốt số tấm thiệp chúc Tết. Chuẩn bị một số văn bản kể về Tết: Sự tích Bánh chưng, bánh giày, Sự tích cây nêu ngày Tết.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV trình chiếu một vài bức tranh về ngày Tết, yêu cầu HS trả lời: Em có thích Tết không? Nói những điều em biết về ngày Tết? Em thích nhất điều gì vào ngày Tết?

-

GV dẫn dắt vấn đề: Chắc hẳn các em đều chung một niềm vui và niềm mong chờ với những ngày tết. Mỗi gia đình sẽ có những đặc điểm và không khí riêng nhưng các em sẽ đều được cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị, trang trí đón tết. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày Tết cố truyền của đất nước qua bài học ngày hôm nay – Bài 4: Tết đến rồi.

2. Hình thành kiến thức 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn văn bản. Chú ý đọc

- HS trả lời câu hỏi (câu trả lời này tùy vào mỗi HS): Em rất thích mỗi khi đến dịp Tết Vào ngày Tết, em sẽ được nghỉ học, ở nhà cùng ông bà, bố mẹ gói bánh chưng, đi chợ Tết mua cây quất, cây đào và dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Em thích nhất là lúc được cùng mẹ gói bánh chưng.

Lắng nghe

Quan sát tranh

(9)

với giọng điệu vui vẻ, hào hứng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV mời 2 HS đọc bài:

+ HS1: đoạn 1 và 3.

+ HS2: đoạn 2 và 4 (Đọc xen kẽ với nhau)

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS ngoài SGK: hình trụ là hình khối, dạng ống tròn, hai đầu bằng nhau, giống như hình ống bơ, hình lon bia.

- GV yêu cầu HS luyện tập theo nhóm.

Từng HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong cặp.

- GV mời 1HS đọc lại toàn văn bản.

- GV đọc lại toàn văn bản 1 lần nữa.

3. Thực hành, luyện tập 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản để chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sgk trang 20.

- GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 1:

Câu 1: Sắp xếp các ý dưới đây theo từng nội dung của bài đọc:

+ GV hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp: xác định 4 đoạn trong bài đọc (đoạn 1: từ đầu đến trong năm; đoạn 2: từ Vào dịp Tết đến thịt lợn; đoạn 3: từ Mai và đào đến chúm chím; đoạn 4: phần còn lại).

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: đọc các thẻ ghi các ý, đọc nhanh từng đoạn để tìm đáp án. Cả nhóm thống nhất đáp án.

+ GV gọi 2-3 nhóm trả lời.

- GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 2:

Câu 2: Người ta dùng những gì để làm

- HS chú ý lắng nhe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải: Đặc trưng là đặc điểm riêng, tiêu biểu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện tập theo nhóm.

- HS đọc văn bản, HS khác chú ý lắng nghe, đọc thầm.

- HS trả lời: Các ý được sắp xếp theo trình tự các đoạn trong bài đọc là: 2.

Giới thiệu chung về Tết; 4. Nói về bánh chưng, bánh tét; 1. Nói về hoa mái, hoa đảo; 3. Nói về hoạt động của mọi người trong dịp Tết).

Lắng nghe GV đọc mẫu Đọc nối tiếp đoạn

Đọc theo nhóm Lắng nghe

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

(10)

bánh chưng, bánh tét?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

xem lại đoạn 2, thảo luận đáp án.

+ GV mời đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).

- GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 3:

Câu 3: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm tìm đoạn văn nói về bao lì xì, thảo luận đáp án.

+ Gv yêu cầu đại diện 2 nhóm trả lời- GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi 4:

Câu 4: Em thích những hoạt động nào của em trong dịp Tết?

+ GV cho HS phát biểu theo ý kiến cá nhân của mình.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc 15p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Tết đến rồi.

- GV đọc lại 1 lần nữa toàn văn bản.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập theo văn bản đọc sgk trang 10:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả:

a. hoa mai.

b. hoa đào.

+ GV yêu cầu HS tìm đoạn văn nói về hoa mai, hoa đào.

+ HS thảo luận nhóm, tìm đáp án.

+ GV gọi đại diện 1-2 nhóm trả lời.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích.

+ GV gợi ý: Em biết những loài hoa

- HS trả lời: Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong hoặc lá chuối.

- HS trả lời: Người lớn tặng bao lì xì cho trẻ em với mong ướccác em sẽ mạnh khoẻ, giỏi giang.

- HS trả lời: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình (gói bánh chưng, đi chợ Tết, lau dọn nhà cửa,...).

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS trả lời:

+ Từ ngữ tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng.

+ Từ ngữ tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.

- HS trả lời:

+ Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm.

+ Hoa cúc là hoa của mùa thu.

Theo dõi các nhóm trả lời

Lắng nghe

Đọc lại đoạn 1

Theo dõi các bạn làm bài

Lắng nghe

(11)

nào? Loài hoa đó như thế nào?

+ GV yêu cầu HS đọc câu mẫu (Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miễn Bắc).

GV cho HS nhận xét câu mẫu: câu có từ là - câu giới thiệu.

+ GV gọi một 2-3 HS đọc câu mình đặt.

Các HS khác nhận xét.* Củng cố dặn dò - Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________

Chào cờ - HĐTN SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BÀI 17: HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Tự chuẩn bị được đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi: dã ngoại, về quê, trại hè hay du lịch,…

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: trang phục

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: - Tổng kết phong trào học tập và rèn luyện theo tác phong chú bộ đội.

Nghe hướng dẫn về cách chuẩn bị hành trang cho các chuyến đi. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(12)

- GV cho HS nhận xét phong trào học tập và rèn luyện tác phong của chú bộ đội

- GV nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt hôm nay.

Nêu ý nghĩa việc chuẩn bị trang phục cho chuyền đi chơi sắp tới.

- Khi đi học chúng ta mặc đồ như thế nào?

- Khi đi chơi chúng ta mặc trang phục ra sao?

- Khi đi bơi chúng ta mặc trang phục thế nào?

* Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS nhận xét phong trào học tập và rèn luyện tác phong của chú bộ đội -HS nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt hôm nay. Nêu ý nghĩa việc chuẩn bị trang phục cho chuyền đi chơi sắp tới.

-HS trả lời

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

______________________________________________________________________

Ngày soạn: 25/12/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 56: BẢNG NHÂN 5 (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5. Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép nhân trong Bảng nhân 5, vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 5 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5. Các thẻ giấy ghi các số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

(13)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn 1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

Cách thức tiến hành: 1. GV tổ chức chơi trò chơi: “Đố bạn” hoặc “Truyền điện”, “Truyền bóng" ôn lại Bảng nhân 2

2. GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK, nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh: Mỗi hàng có 5 bạn đang tập thể dục 3 hàng có 15 bạn.

- GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân:

5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 5 x 3 = 15 - GV khai thác bức tranh, có thể dùng máy chiếu để phát triển thêm bức tranh bằng cách xuất hiện thêm các hàng, mỗi hàng 5 bạn.

Chẳng hạn: Nếu có thêm 1 hàng 5 bạn nữa thì ta có phép nhân nào? (5 x 4 = 20)

Nếu tiếp tục thêm 1 hàng 5 bạn nữa thì sao? 5 được lấy mấy lần?

……….

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS thành lập Bảng nhân 5

- HS lần lượt lấy ra các tấm thẻ, mỗi thẻ có 5 chấm tròn rồi lần lượt nêu các phép nhân tương ứng, chẳng hạn:

+ Tay đặt 1 tấm thẻ miệng nói:

5 được lấy 1 lần. Ta có phép nhân: 5 × 15 + Tùy đặt 2 tấm thẻ, miệng nói:

5 được lấy 2 lần. Ta có phép nhân: 5 × 2 10

+ Tay đặt 3 tấm thẻ miệng nói:

5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân: 5 × 3 = 15 - HS tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành Bảng nhân 5.

Hoạt động 2.. GV giới thiệu Bảng nhân 5, HS đọc. HS chủ động ghi nhớ Bảng nhân 5 rồi đọc cho bạn nghe.

Hoạt động 3. Chơi trò chơi “Đố bạn” trả lời các phép tính trong Bảng nhân 5.

3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP 10p

- HS quan sát và trao đổi nhóm đôi: mỗi hàng có 5 bạn đang tập thể dục, 3 hàng có 15 bạn

- HS chia sẻ

- HS trả lời: 5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân 5 x 3 = 15

- HS lắng nghe

- HS mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

*HS trải nghiệm trên vật thật

- Quan sát hoạt động của giáo viên

- Học sinh trả lời:

?. Có 5 chấm tròn

?. Năm chấm tròn được lấy 1 lần.

- Học sinh đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.

- Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6,..., 10 theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nghe giảng.

- Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần

- Thi đọc thuộc bảng nhân 5

- HS thực hiện theo cặp 5 x 3 = 15 5 x 7 = 35

Trao đổi nhóm đôi cùng bạn

Lắng nghe GV hướng dẫn

(14)

Bài tập 1: Tính nhẩm

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo cặp

- HS tìm kết quả các phép nhân nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân 5 để tìm kết quả).

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

4. VẬN DỤNG 5p

- GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

? Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

5 x 6 = 30 5 x 4 = 20 5 x 1 = 5 5 x 5 = 25 5 x 9 = 40 5 x 10 = 50 5 x 2 = 10 5 x 8 = 40 - HS tham gia chơi

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe

Làm bài 1 vào vở BT

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

__________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 4: TẾT ĐẾN RỒI (tiết 4)

___________________________________________

Buổi chiều Toán

BÀI 56: BẢNG NHÂN 5 (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5. Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép nhân trong Bảng nhân 5, vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 5 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5. Các thẻ giấy ghi các số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên

- Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 5.

Hs tham gia trò chơi Tham gia cùng các bạn

(15)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

2. LUYỆN TẬP 20p Cách thức tiến hành:

Bài tập 2 : Tính

- GV yêu cầu HS thực hiện phép nhân với các số có kèm đơn vị đo đã học.

- HS đổi vở, chữa bài và nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, đặt câu hỏi để HS nhận xét, nêu cách thực hiện, cách ghi kết quả khi nhân với các số có kèm đơn vị do

- Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thế “kết quả” để gắn kết quả với thẻ phép tính” tương ứng.

Bài tập 3:

a. Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

b) HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế.

- Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ viết phép nhân thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh

- HS chia sẻ trước lớp. GV có thể đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép nhân tương ứng, chẳng hạn nếu thấy/cô không phải có 3 bể cá mà có 6 bể cá như thể thì thầy/cô có tất cả bao nhiều con cá Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đố bạn trả lời.

b) HS kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế.

3. VẬN DỤNG 10p Bài tập 4

a) ?. Bài toán yêu cầu làm gì?

- HS tính:

5 kg x 2 = 10 kg 5 kg x 4 = 20 kg 5 cm x 8 = 40 cm 5 dm x 9 = 45 dm 5 l x 7 = 35 l 5 l x 5 = 25 l

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, viết phép nhân vào bảng:

5 x 3 = 15 5 x 4 = 20

- Hs chia sẻ trước lớp:

+ Mỗi bình cá có 5 con cá, có 3 bình cá. Vậy 5 được lấy 3 lần,

Ta có phép nhân: 5 x 3 = 15, Vậy có tất cả 15 con cái.

+ Mỗi thuyền có 5 người, có 4 thuyền. Vậy 5 được lấy 4 lần. Ta có phép nhân: 5 x 4 = 20, Vậy có tất cả 20 người trên thuyền.

?. Đếm thêm 5 rồi viết số

Làm BT 2 vào vở BT

Theo dõi bạn làm bài

(16)

?. Số đầu tiên trong dãy số này là số mấy?

?. Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số trước nó mấy đơn vị?

- Cho HS nối tiếp báo cáo kết quả.

- Nhận xét bài làm của HS b) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS Trò chơi: Đố bạn

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi: nêu phép nhân và đố bạn xếp chấm tròn thích hợp

- GV nhận xét, tuyên dương

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS. Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, các em đọc lại Bảng nhân 5 và đổ mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng nhân 5. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép nhân trong Bảng nhân 5, hôm sau chia sẻ với các bạn.

thích hợp vào ô trống

?. Số đầu tiên trong dãy số này là số 5

?. Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị.

- HS chia sẻ kết quả - HS lắng nghe

- HS đọc đề suy nghĩ bài làm

- Thảo luận nhóm 4

- Báo cáo kết quả trước lớp - HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe

Tham gia trò chơi Đếm cách 5

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 5)

NGHE VIẾT: TẾT ĐẾN RỒI. PHÂN BIỆT: g/gh, s/x, ut/uc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hoá (phong tục tập quán) Việt Nam.

* HS Tấn: Tập chép được 2 câu bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, ƯDCNTT.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- GV đọc cho HS viết bảng con 2 từ khó tiết trước.

- HS lắng nghe và viết Lắng nghe

(17)

- Gv tuyên dương.

- Giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV đọc đoạn chính tả Tết đến rồi một lượt.

- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai chính tả (bánh chưng, mạnh khoẻ,...), chú ý các câu dài, các dấu câu và cách đặt đấu câu đúng vị trí, cách trình bày đoạn văn....

- GV đọc chậm từng cụm từ/ từng vế câu (2 - 3 lần).

- GV đọc lại một lượt toàn đoạn chính tả.

- GV chữa một số bài.

2. Thực hành luyện tập 15p

* Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi trong sgk: Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông

-

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chọn g hoặc gh thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp, có nghĩa.

- GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả.

- GV kiểm tra, nhận xét bài của một số HS.

* Chọn a hoặc b Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi bài tập a: Tìm tiếng ghép được với sinh hoặc xinh.

+ GV tổ chức cho HS làm mẫu: mời HS

- HS lắng nghe GV đọc mẫu đoạn chính tả.

- HS viết chính tả.

- HS soát lại bài của mình. HS trao đổi bài với bạn bên cạnh và nhận xét cho nhau.

- HS lắng nghe GV chữa bài, soát lại 1 lần nữa bài của mình.

- HS tự đọc thầm 2 câu thơ, suy nghĩ về các chữ cái cần điền.

- HS trả lời:

+ Chữ cái cần điền: Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.

- HS tự chữa bài của mình (nếu sai).

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chơi trò chơi:

+ Học sinh, sinh sôi, sinh học, sinh trưởng, sinh hoại, sinh sống...

+ Xinh xinh, nhỏ xinh, xinh xắn,

Lắng nghe

Tự viết 2 câu vào vở

Lắng nghe

Làm BT1 vào vở BT

(18)

tìm tiếng ghép với sinh và xinh.

+ GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả theo nhóm.

+ GV tổ chức cho 2 đội thi (mỗi đội 5 -6 HS): từng em của mỗi đội luân phiên lên viết các từ ngữ đã ghép được, hết thời gian thì cùng dừng lại. Nhóm nào làm bài đúng và viết được nhiều từ ngữ hơn sẽ được khen.

+ GV kiểm tra bài của 1 số HS.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi bài tập b: Tìm từ có tiếng chức ut hoặc uc.

+ GV tổ chức cho HS làm mẫu: mời HS tìm tiếng chứa ut hoặc uc.

+ GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả theo nhóm.

+ GV tổ chức cho 2 đội thi (mỗi đội 5 -6 HS): từng em của mỗi đội luân phiên lên viết tiếng chứa ut hoặc uc, hết thời gian thì cùng dừng lại. Nhóm nào làm bài đúng và viết được nhiều từ ngữ hơn sẽ được khen.

+ GV kiểm tra bài của 1 số HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

xinh tươi,...

- HS lắng nghe và soát lại bài của mình.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS tham gia trò chơi.

+ Cúc áo, hoa cúc, xúc đất, xúc xích, chúc mừng, thúc đấy, giục giã...

+ Sút bóng, bút chì, vụn vút, chăm chút, rụt rè,...

- HS lắng nghe và soát lại bài của mình.

- HS lắng nghe.

Tham gia trò chơi cùng bạn

Lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 6)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ NGÀY TẾT. DẤU CHẤM. DẤU CHẤM HỎI.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật và hoạt động liên quan đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc (đặc biệt là hoạt động gói bánh chưng); có kĩ năng hỏi - đáp về những việc thường làm trong ngày Tết, luyện tập sử dụng đấu chấm, dấu chấm hỏi.

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động. Rèn kĩ năng hỏi, đáp.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu văn hoá (phong tục tập quán) Việt Nam.

* HS Tấn: Biết đặt được 1 câu nêu đặc điểm của sự vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(19)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn 1. Hoạt động mở đầu 5p

- Gọi HS nêu 1 số từ chỉ tình cảm gia đình ở tiết trước.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện các yêu cầu

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 sgk trang 21

-

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy sự vật nào trong tranh?

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.

+ GV gọi 2-3 nhóm đứng dậy trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong tranh?

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.

+ GV gọi 2-3 nhóm đứng dậy trình bày kết quả.

- Từ bài tập 2, GV yêu cầu HS chốt lại các hoạt động cụ thể trong từng tranh.

- GV yêu cầu HS sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng.

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Các nhóm cùng thi xem nhóm nào xong trước, cử đại diện lên bảng, viết đáp án.

Hoạt động 2: Hỏi – đáp về việc thường làm trong dịp tết. Viết vào vở 1 câu hỏi và 1 câu trả lời

- HS nêu

Quan sát tranh

- HS trả lời: Các từ ngữ chỉ sự vật: lá dong, bánh chưng, nồi, củi, ghế, người, đũa, lửa, mẹt, gạo, chậu.

- HS trả lời: Các từ ngữ chỉ hoạt động: gói bánh, rửa lá dong, lau lá dong, luộc bánh, đun bếp, vớt bánh.

- HS trả lời: Các hoạt động cụ thể trong từng tranh:

+ Tranh 1: gói bánh.

+ Tranh 2: vớt bánh.

+ Tranh3: rửa lá dong.

+ Tranh 4: lau lá dong.

+ Tranh 5: luộc bánh.

+ Sắp xếp các hoạt động theo trình tự của việc làm bánh chưng: rửa lá dong, lau lá dong, gói bánh, luộc bánh, vớt bánh.

Lắng nghe

Quan sát tranh

Thảo luận nhóm với bạn

(20)

- GV yêu cầu 1 cặp HS đứng dậy đọc câu mẫu trong sgk.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.

Một HS đặt câu hỏi, một HS trả lời, sau đó đổi vai.

- GV gọi 3 nhóm trình bày đáp án của mình.

- GV yêu cầu HS viết vào vở một câu dấu chấm, dấu chấm hỏi cuối cầu vào đúng vị trí.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1 cặp HS đứng dậy đọc câu mẫu trong sgk:

Bạn thường làm gì vào dịp Tết?

Vào dịp Tết, mình thường đi thăm họ hàng.

- HS hỏi đáp:

- Trước Tết, bạn thường làm gì?

- Tớ dọn nhà cùng mẹ, đi mua hoa đào cùng bố.

- Ngày mùng 1 Tết, bạn thường đi đâu?

- Tớ cùng bố mẹ đi chúc Tết ông bà.

- HS viết bài vào vở.

- Lắng nghe

Tham gia hỏi đáp 1 câu về ngày tết.

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________________________________________________

Ngày soạn: 25/12/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

BÀI 57: LÀM QUEN VỚI PHÉP CHIA – DẤU CHIA (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu chia “:”. Nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu nhận biết về phép chia, cách sử dụng dấu “:” Việc chọn phép chia phù hợp với tranh vẽ, lập luận nêu quan điểm về cách chọn, việc thao tác với các chấm tròn, biểu diễn phép chia, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, KHDH. ƯDCNTT. Mỗi HS 10 chấm tròn rời trong bộ đồ dùng học Toán. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép chia. Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học, giữa giờ học

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 và - HS hoạt động theo nhóm 4 Thảo

(21)

thực hiện lần lượt các hoạt động:

a) Nói với bạn: Em đã bao giờ nghe từ chia đều chưa? Em hiểu “chia đều” là thế nào? Đại diện một nhóm HS lên chia sẻ trước lớp và thao tác chia đều (sử dụng vật thật như que tính, chấm tròn, kẹo,...).

b) Thực hiện thao tác “chia đều” dưới sự hướng dẫn của GV:

+ Lấy ra 6 hình tròn, chia đều cho 2 bạn (đưa cho bạn thứ nhất 1 hình tròn, đưa cho bạn thứ hai 1 hình tròn, cứ như vậy cho đến khi hết số hình tròn).

+ Trả lời câu hỏi: Mỗi bạn được máy hình tròn?

+ Nêu lại tình huống vừa thực hiện: 6 hình tròn, chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn được 3 hình tròn

- GV yêu cầu HS thực hiện với một số trường hợp khác rồi nói tình huống vừa thực hiện.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 10p

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Nhận biết phép chia, dấu chia - GV giới thiệu: Vừa rồi các em đã thực hiện thao tác chia đều trên que tính. bây giờ quan sát thầy/cô thao tác trên bảng. GV gắn 6 hình tròn lên bảng rồi làm thao tác chia đều cho 2 bạn, nhấn mạnh từng lần chia như hướng dẫn trong SGK.

- GV giới thiệu:

6 hình tròn chia đều cho 2 ban.

Mỗi bạn được 3 hình tròn.

Ta có phép chia 6 : 2 = 3.

Đọc là : Sáu chia hai bằng ba

- GV giới thiệu dấu chia, HS lấy dấu chia trong bộ để dùng đưa cho bạn xem, nói: Dấu chia.

- GV yêu cầu HS đọc lại chỉ và nói cho bạn nghe nội dung trong khung kiến thức SGK.

Hoạt động 2. GV thực hiện tương tự với một số tình huống khác, HS nêu phép chia tương ứng (viết ra bảng con, hoặc bảng gài).

Ví dụ: 4 hình tròn chia đều cho 2 bạn. Mỗi bạn được 2 hình tròn. Ta có phép chia nào?

(HS viết 4 : 2 = 2).

3. LUYỆN TẬP 15p

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- HS thực hiện cá nhân một số trường hợp khác

- HS chú ý quan sát GV thực hiện

- HS chú ý lắng nghe

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung kiến thức SGK

6 hình tròn chia đều cho 2 ban.

Mỗi bạn được 3 hình tròn.

Ta có phép chia 6 : 2 = 3.

Đọc là : Sáu chia hai bằng ba - HS nêu phép chia tương ứng

luận nhóm 4 cùng bạn

Lắng nghe

Quan sát GV hướng dẫn

Nêu 1 phép chia Viết bảng con

(22)

Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Thực hiện hoạt động sau rồi nêu phép chia tương ứng:

a. Chia đều 8 hình tròn cho 2 bạn b. Chia đều 6 hình tròn cho 3 bạn - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

- HS thao tác chia đều các chấm tròn, rồi nêu phép chia tương ứng:

- GV đưa ra các trường hợp khác, tương tự để HS thao tác và nếu phép chia; khuyến khích HS nói để diễn đạt đúng ý nghĩa của phép chia gắn với thao tác chia đều trong các tình huống đó.

Bài tập 2 : Xem tranh rồi nói phép chia (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS xem tranh thảo luận theo cặp nói phép chia theo mẫu:

- GV tập trung trọng tâm vào giúp HS diễn tả được phép chia gắn với thao tác chia đều.

Nếu sử dụng vở bài tập, GV có thể cho HS dùng bút chì nối để thể hiện thao tác chia đều

Bài tập 3: Chọn phép chia thích hợp với tranh vẽ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, chọn phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ, giải thích cho bạn nghe lí do chọn.

- GV hướng dẫn GV yêu cầu GV yêu cầu HS

a) Chia đều 8 hình tròn cho 2 bạn. Mỗi bạn được 4 hình tròn.

Ta có phép chia 8 : 2 = 4.

b) Chia đều 6 hình tròn cho 3 bạn. Mỗi bạn được 2 hình tròn.

Ta có phép chia 6 : 3 = 2.

- HS thực hiện bài tập

a. Có 9 quả dâu tây, chia đều vào cho 3 hộp. Mỗi hộp có 3 chiếc bánh.

Ta có phép chia 9 : 3 = 3

b. Có 8 củ cà rốt, chia đều cho 4 bạn thỏ. Mỗi bạn Thỏ được 2 củ cà rốt.

Ta có phép chia : 8 : 4 = 2

- HS thảo luận theo cặp, làm và giải thích cách làm :

+ 15 củ cải trắng bỏ đều thành 3 bó, mỗi bộ có 5 củ cải

Làm bài 1 vào vở BT

Thảo luận cặp

(23)

quan sát tranh chọn phép chia phù hợp với tình huống trong tranh.

4. VẬN DỤNG 5p

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép chia rồi chia sẻ với bạn.

* Củng cố dặn dò về nhà.

?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

Ta có phép chia: 15 : 3 = 5 + 12 chiếc bánh xếp đều vào 2 đĩa, mỗi đĩa có 6 chiếc bánh Ta có phép chia: 12 : 2 = 6 - HS nghĩ ra các tình huống VD : Có 6 quyển vở xếp đều vào 2 ngăn, mỗi ngăn có 3 quyền

Ta có phép chia 6 : 2 = 3.

- HS chú ý lắng nghe

Lắng nghe

Nêu 1 tình huống

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 7)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa.

- Phát triển kĩ năng viết thiệp chúc tết.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm với người thân ở xa.

* HS Tấn: Viết được 1 câu chúc tết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, ƯDCNTT - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV giới trực tiếp vào bài Tết đến rồi.

2. Thực hành, luyện đọc 30p Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Đọc các tấm thiệp và trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS quan sát 2 tấm thiệp sgk trang 22:

- HS hát

- HS quan sát 2 tấm thiệp.

Hát cùng các bạn

Quan sát thiệp

(24)

- GV mời một HS đọc phần chữ trong các tấm thiệp.

- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mỗi tấm thiệp trên là của ai viết gửi đến ai?

Câu 2: Mỗi tấm thiệp đó được viết trong dịp nào?

Câu 3: Người viết chúc điều gì?

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho người bạn hoặc người thân ở phương xa

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết một tấm thiệp chúc Tết cho một người bạn hoặc người thân ở phương xa.

- GV hướng dẫn HS viết thiệp:

+ HS nêu lí do viết thiệp nhân dịp gì?

+ Nội dung lời chúc trong tấm thiệp.

+ HS viết rõ tên mình ở cuối dòng của tấm thiệp.

- GV yêu cầu HS viết lời chúc vào vở Bài tập.

- GV mời 2-3 HS đọc bài trước lớp.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

- HS đứng dậy đọc nội dung trong mối tấm thiệp.

- HS trả lời:

Câu 1:

- Tấm thiệp 1 là của bạn Lê Hiếu viết gửi đến ông bà.

- Tấm thiệp 2 của bạn Phương Mai gửi đến bố mẹ.

Câu 2: Hai tấm thiệp đó đều được viết trong

dịp Tết.

Câu 3:

- Tấm thiệp 1, người viết chúc ông bà mạnh khoẻ và vui vẻ.

- Tấm thiệp 2, người viết chúc bố mẹ mọi điều tốt đẹp.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc bài:

Nhân dịp Tết nguyên đán 2021, tớ chúc Lam luôn xinh xắn, đáng yêu và ngày càng học tập tốt hơn nữa, múa đẹp, múa dẻo hơn nữa. Mong sớm được gặp lại bạn.

Bạn của bạn Hà Giang - HS lắng nghe.

Thảo luận cùng bạn

Viết vào vở 1 câu

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 8) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về ngày Tết.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn văn bản đã sưu tầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(25)

- GV: KHBD, ƯDCNTT - HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 20p

Hoạt động 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc một câu chuyện về ngày Tết

- GV giới thiệu câu chuyện Sự tích bánh chưng bánh giày là câu chuyện về ngày Tết cổ truyển của nước ta.

- GV chuẩn bị sẵn bài đọc và yêu cầu 3 HS đứng dậy đọc chuyện Sự tích Bánh chưng, bánh giày:

+ HS1: Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.

+ HS 2:Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được.

Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh

- Hs đọc bài.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, giới thiệu câu chuyện.

- HS đọc bài theo sự phân công của GV.

Lắng nghe

Lắng nghe

(26)

tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

+ HS 3: Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

- GV yêu cầu HS đọc một bài thơ, câu chuyện về ngày Tết mà em đã đọc.

Hoạt động 2: Chia sẻ với các bạn câu thơ hay trong bài thơ hoặc điều em thích trong câu chuyện

- GV giới thiệu cho HS 1 câu thơ hay về dịp tết:

Đón tết, bé làm gì?

Bé cùng mẹ đi chợ Mua sắm thật nhiều đồ Kẹo, bánh mứt đầy đủ.

- GV mời 3-4 HS đọc một số câu thơ hoặc chia sẻ điều em yêu thích trong câu chuyện về ngày Tết đã chuẩn bị trước.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS có cách nói hấp dẫn hoặc chia sẻ ý tưởng thú vị.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào, vì sao? Em không thích hoạt động nào, vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS, khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Tên bài thơ về ngày Tết mà em đã đọc: Đón Tết, bé làm gì? (tùy vào từng HS).

Đón tết, bé làm gì?

Bé chăm chỉ dọn dẹp Cho nhà thêm sạch sẽ Cho rực rỡ màu xuân Đón tết, bé làm gì?

Bé cùng mẹ đi chợ Mua sắm thật nhiều đồ Kẹo, bánh mứt đầy đủ Đón tết, bé làm gì?

Bé sang thăm ông, bà Chúc sức khỏe an lành Mong ông, bà thọ mãi Chào xuân, đón tết mới Bé hớn hở, tươi vui Chúc vạn sự như ý

Cho một năm thịnh vượng.

- HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, tiếp thu.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

Trả lời 1 câu hỏi của GV

Chia sẻ cùng các bạn

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

(27)

Ngày soạn: 25/12/2021

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 30 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng Tiếng việt

BÀI 5: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN (9+10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài thơ Giọt nước và biến lớn với tốc độ đọc phù hợp; Biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ; Hiểu được mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển và chỉ ra được hành trình giọt nước đi ra biển.

- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các hiện tượng trong tự nhiên).

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT, Tranh ảnh về giọt mưa, suối, sông, biển.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh trong phần bài đọc sgk trang 23. Sau khi HS quan sát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy những sự vật nào trong bức tranh? Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?

- GV đặt vấn đề: Các em có biết vòng tuần hoàn của giọt nước trên Trái Đất hoạt động như thế nào không? Giọt nước nhờ ánh nắng chói chang của mặt trời bay hơi lên trời thành mây, mây ngưng tụ thành mưa rơi xuống mặt đất, ngấm ra suối, sông đổ ra biển rồi lại bay hơi. Đó là một hành trình vô cùng kì diệu phải không? Chúng ta cùng tìm hiểu hiện

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

+ Trong tranh, em nhìn thấy trời đang mưa, khung cảnh là biển lớn.

+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ rơi xuống mặt đất, hoặc xuống hồ, sông, ra biển.

Lắng nghe

Quan sát tranh

(28)

tượng tự nhiên lí thú này thông qua bài học ngày hôm nay: Bài 5: Giọt nước và biển lớn.

2. Hình thành kiến thức 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài thơ ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV nêu và đọc một số từ khó phát âm để HS luyện đọc: tí ta tí tách, mưa rơi, dòng suối.

- GV mời 4 HS đọc bài thơ:

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “rơi rơi”.

+ HS1(Đoạn 2): tiếp theo đến “chân đồi”.

+ HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “mênh mông”.

+ HS4 (Đoạn 4): phần còn lại.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 24 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc toàn bài thơ trước lớp.

- GV đọc lại 1 lần nữa toàn bài thơ.

3. Thực hành, luyện tập 20p

* Trả lời câu hỏi Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc để chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sgk trang 24.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 1:

Câu 1: Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp có sử dụng phiếu BT. Từng HS viết kết quả BT trên phiếu BT. Sau đó cả nhóm thống nhất kết quả chung.

+ GV mời 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 2:

Câu 2: Những gì góp phần tạo nên dòng suối nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. HS nêu câu trả lời trong nhóm.

Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc từ khó, nhẩm theo. Chú ý ngắt đúng nhịp thơ.

- 4HS đọc các đoạn thơ theo sự phân công của GV.

- 1HS đọc phần Từ ngữ: Lượn là uốn theo đường vòng.

- HS luyện đọc theo nhóm, góp ý cho nhau.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo bạn.

- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo GV.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: giọt nước mưa, dòng suối, bãi cỏ, đồi, sông, biển,....

- HS trả lời: Những giọt mưa góp lại bao ngày tạo nên dòng suối nhỏ.

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc nối tiếp đoạn

Đọc theo nhóm Lắng nghe

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

Theo dõi các nhóm trả lời

(29)

+ GV mới 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 3:

Câu 3: Những dòng sông từ đâu mà có?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. HS nêu câu trả lời trong nhóm.

Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

+ GV mới 1-2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu hỏi 4:

Câu 4: Nói về hành trình giọt nước đi ra biển.

+ GV hướng dẫn luyện tập theo nhóm dựa vào tranh. Từng HS nói về hành trình giọt nước đi ra biển. Sau đó cả nhóm thống nhất kết quả chung.

+ GV mới 2-3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản đọc 15p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo từng khổ.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ Giọt nước và biển lớn.

- GV đọc diễn cảm lại bài thơ 1 lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập theo văn bản đọc sgk trang 24:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Mỗi từ dưới đây tả sự vật nào trong bài thơ:

- HS trả lời: Dòng sông từ những dòng suối nhỏ góp thành mà có.

- HS trả lời: Hành trình giọt nước đi ra biển là: nhiều giọt mưa rơi xuống góp thành suối, các dòng suối gặp nhau sẽ t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễ- Thông qua việc thực hành kiểm tra kết quả các phép tính bằng cách sử dụng phép

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng việc thu thập, phân loại, kiểm đếm một số đối tượng trong tình huống đơn giản; đọc và mô tả được các

• Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều” trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng

- Làm quen với phép nhân qua các tình huống thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu “”.. - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống

Ý kiến 2: Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.. Anh (chị)

Xem tranh rồi nêu một tình huống có phép

-Ôn tập kĩ bảng đơn vị đo diện tích và cách đổi đơn vị diện tích. -Xem trước bài Ôn tập về