• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 TT Ngày soạn: 19/3/2022

Ngày giảng: Thứ hai, 21/3/2022

Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2022 Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Viết được đoạn văn kể về việc em thích làm tong ngày nghỉ.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: Sách GK, VBT, điện thoại hoặc máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: 4’

* Khởi động:

- Nghe bài hát “ Hãy giúp đỡ nhau”

+ Bài hát khuyên chung ta điều gì?

- Kết nối: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hđ luyện tập : 26’

Bài 13. Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ.

G:

- Em thích làm việc gì? ( đọc sách,xem phim,vẽ tranh,đến chơi nhà người thân,…

- Em làm việc đó cùng với ai? Em làm việc đó như thế nào?

- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

- Gọi HS đọc YC bài tập .

- YC Hs quan sát tranh và nêu tranh vẽ gì ?

- GV HDHS:

- YC Hs đọc gợi ý.

- Dựa vào các gợi ý để viết thành đoạn văn.

- Bài hát khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ nhau thì bên nhau ta không lo lắng gì.

- 2 Hs đọc yêu cầu.

- Tranh vẽ cảnh những thành viên trong gia đình đang đi chơi trong công viên.

- Một số hs đọc:

Cuối tuần, em được nghỉ học. Em sẽ ở nhà làm những công việc nhà

(2)

- Mời một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- NX, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- GV nhận xét giờ học

giúp mẹ. Em sẽ phơi quần áo, sau đó quét nhà, tưới cây. Đến trưa em phụ mẹ nấu cơm. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em cảm thấy rất vui khi được giúp đỡ mẹ.

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC : NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO(TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tên phiên âm nước ngoài. Nhận biết được cách chào hỏi của người dân một số nước trên thế giới.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản.

- Có ý thức lịch sự trong chào hỏi nói riêng và trong giao tiếp nói chung; có tinh thần hợp tác thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: BGĐT + MT - Học sinh: SGK, vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mớ đầu(5’) - GV hỏi:

+ Hàng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?

+ Em có biết đáp lời chào bằng các ngôn ngữ khác với Tiếng Việt không?

+ Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?

- Cho HS quan sát thêm tranh và GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- HS trả lời: cúi đầu, khoanh tay…

- HS TL

- HS lắng nghe.

(3)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 28’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất đặc biệt.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến từng bước.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Ma-ri-ô, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê…

- Luyện đọc câu dài: Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/vẫy tay/và cúi chào….

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- Gọi hs đọc lại toàn bài.

- Hs đọc đồng thanh toàn bài.

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét, chốt 3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc nối tiếp

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh từ khó.

- HS đọc.

- HS đọc

- HS lắng nghe

- HS đọc - HS đọc

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 89: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ, có nhớ); cộng trừ nhẩm các phép tính đơn giản trong phạm vi 1000.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng, trừ đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan. Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng ( nhớ) trong phạm vi 1000 phát triển các năng lực toán học cho HS.

(4)

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

Yêu thích môn toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: BGĐT + MT

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5’)

- GV cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách”

Luật chơi: GV đưa ra 1 số phép tính, HS trả lời tìm kết quả

GV cho HS chơi GV đánh giá HS chơi - Nhận xét, chốt kq đúng GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới 2.Thực hành, luyện tập (28’) Bài 1:Tính

- GV chiếu bài trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS tìm ra kết quả trong 03 phút - YC hs nêu cách tính, kết quả từng phép tính.

- Cho HS nhận xét - GV hỏi:

Phần a là những phép tính như thế nào?

Phần b là những phép tính như thế nào ?

- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

Bài 2 :Đặt tính rồi tinh.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài - Yêu cầu hs làm bài vào vở

- Yêu cầu 3 HS làm bài vào bảng phụ.

- HS thực hiện

- Lắng nghe

- Hs đọc đề bài

- Là những phép cộng, trừ không nhớ

- Là những phép tính cộng. Trừ có nhớ

- Lắng nghe - Hs đọc đề bài

- HS xác định yêu cầu bài tập.

(5)

- Gọi hs nêu cách tính các phép tính cụ thể - Y/c HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Chữa bài của HS trên bảng; chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

- Chốt lại cách đặt tính và thực hiện tính phép cộng, trừ với các số trong phạm vi 1000.

- GV nhận xét HS chốt nhóm có phép tình và tổng lớn hơn

Bài 3:

- Yêu cầu hs nêu đề toán - Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS: cần quan sát các phép tính, tính nhẩm để tìm các vị trí ghi phép tính có kết quả lần lượt là 100, 300, 500, 700, 900, 1000.

- Y/c HS trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Khuyến khích HS diễn tả như một câu chuyện toán học.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án đúng.

- ? Qua bài tập, để tính nhẩm nhanh và chính xác cần - Yêu cầu HS đọc bài toán.

Bài 4

- HS nêu cách đặt tính

249 859 175 128 295 64 377 564 111 172 171 360 65 8 170 237 179 190 - Lắng nghe

- Hs đọc đề bài - HSTL;

- Lắng nghe

-Trình bày kết quả

-Lắng nghe

+ -

+

(6)

- GV yêu cầu HS đọc bài toán.

- ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Y/c HS làm bài vào vở.

- Y/c HS trình bày bài giải

- Y/c HS dưới lớp nhận xét, kiểm tra lại các bước thực hiện của bạn.

- GV nhận xét, chốt đúng sai.

- GV khuyến khích HS về nhà tìm hiểu chiều cao của các thành viên trong gia đình mình rồi tính xem mình thấp hơn mỗi người bao nhiêu cm.

Củng cố- dặn dò (3’)

? Tìm một số tình huống trong thực tế lien quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với các bạn trong lớp.

? Qua bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì?

?Khi đặt tính và tính cần lưu ý gì?

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Đọc yêu cầu bàI - HSTL:

Bài giải

Em cao số xăng-ti-met là:

145 – 19 = 126 (cm) Đáp số: 126 cm - Lắng nghe

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 19/3/2022

Ngày giảng: Thứ ba, 22/3/2022

Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2022 Tiếng Việt

ĐỌC: NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được cách chào hỏi của người dân một số nước trên thế giới. Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản.

- Có ý thức lịch sự trong chào hỏi nói riêng và trong giao tiếp nói chung; có tinh thần hợp tác thảo luận nhóm.

(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: Vở BTTV, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐMĐ: 5’

* Khởi động:

- YC Hs nghe video và khời động cùng video bài hát “ Lời chào của em”.

* Kết nối:

- GV dẫn dắt , kết nối vào bài.

2. Khám phá: 28’

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.78.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.42.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- YC HS trả lời câu hỏi

+ Trong bài ,câu nào là câu hỏi?

+ Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi?

- 2-3 HS chia sẻ.

- 1 Hs đọc yêu cầu.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Trên thế giới có những cách chào phổ biến: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào.

C2: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán;

người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu; Nhiều người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau….

C3: Nói lời chào.

C4: Cách chào khác: Khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai…

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án:

Còn em, em chào bạn bằng cách nào?

+ Có dấu hỏi cuối câu, có từ để hỏi .

(8)

- Hoàn thiện bài 3 vào VBTTV/tr.42.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- HDHS thực hành hỏi – đáp về những cách chào đực nói đến trong bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các cặp đôi hỏi – .

- Hoàn thiện bài 4 vào VBTTV/tr.42.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Làm VBT - 1-2 HS đọc.

- HS cá nhân, thực hiện thực hành theo yêu cầu.

- Hs thực hiện . - Hoàn thiện VBT.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tiếng Việt

NÓI VÀ NGHE: LỚP HỌC VIẾT THƯ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các chi tiết trong câu chuyện Lớp học viết thư qua tranh minh họa.

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt, điện thoại hoặc máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐMĐ: 5'

* Khởi động:

- Cho HS khởi động cùng video bài hat:

Lớp chúng ta đoàn kết.

* Kết nối:

- Em thấy lớp học của bạn nhỏ trong bài hát thế nào?

- Vậy hnay cô giáo ẽ kể cho các em một câu chuyện cũng kể về môt lớp học rất đặc biêt….

- 1-2 HS chia sẻ.

- Rất vui và đoàn kết.

(9)

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện.

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về một lớp học viết thư của thầy giáo sẻ. Hãy lắng nghe câu chuyện để biết các bạn đã được học những gì về cách viết thư, gửi thư và gửi thư cho ai.

- GV kể 2 lần kết hợp hỏi các câu hỏi dưới tranh để HS ghi nhớ câu chuyện.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV cho HS quan sát lại tranh

- HS thảo luận luyện kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS cho người thân xem tranh minh họa câu chuyện Lớp học viết thư và kể cho người thân nghe về thầy giáo sẻ trong câu chuyện.

- YCHS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.43.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS luyện kể .

- Hs chia sẻ với bạn theo cặp.

- 1-2 HS kể

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

(10)

THU THẬP – KIỂM ĐẾM (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng trong tình huống đơn giản. Vận dụng thu thập, kiểm đếm và ghi lại kết quả.

Trong một số tình huống thực tiễn.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Thông qua việc so sánh số HS của các trường tiểu học, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: BGĐT + MT

- Hs: SGK, vở BT Toán, máy tính hoặc điện thoại.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hđ mở đầu: 5’

* Khởi động:

- Tổ chức cho HS quan sát tranh và thi đếm

“Khối lập phương và khối cầu” để HS đếm.

- GV nhận xét.

 Dẫn chuyển bài mới 2. Khám phá:

- GV giới thiệu cách sử dụng công cụ kiểm đếm ghi lại kết quả : mỗi đối tượng khi kiểm đếm được ghi bằng 1 vạch xiên , cứ như vậy cho đến khi kiểm đếm xong .

- Chiếu pp. YC Hs thực hiện kiểm đếm và nêu số tự nhiên tương ứng.

- GV hướng dẫn: Để thuận tiện trong diễn tả người ta quy ước:

1 vạch xiên- gọi là vạch đơn 5 vạch xiên- gọi là vạch 5

- YC Hs quan sát tranh trong sgh và thực hiện kiểm đếm khối lập phương và khối cầu trong mỗi hình.

2. Luyện tập – thực hành: 28’

Bài 1: Số

- GV yêu cầu HS quan sát và nêu yêu cầu bài.

- HS tham gia đếm - HS lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát và lắng nghe.

- Hs làm sau đó nêu kết quả.

- Lắng nghe.

- Hs quan sát và thực hiện

- Hs quan sát và nêu yêu cầu.

(11)

- GV hướng dẫn HS tìm số thích hợp để điền vào mỗi ô trống.

- GV yêu cầu HS làm xong báo cáo kết quả.

- GV nhận xét.

3 7 14 16

* Qua bài tập 1, các em đã biết cách đếm các số rất tốt. Để biết được nội dung bài tập 2 như thế nào cô, trò chúng mình cùng chuyển sang BT2.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS quan sát + Bài cho biết gì?

+ Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.

- Gọi hs trình bày.

- GV nhận xét, kết luận:

* Qua bài tập 2, các em đã biết thu thập – kiểm đếm số lượng các con vật rất tốt. Để thực hiện tốt cách thu thập – kiểm đếm cô, trò chúng mình cùng nhau thực chơi một trò chơi nhé. Lớp chúng mình có thích không ạ.

4. Củng cố, dặn dò: 3’

- Bài học hôm nay, em học thêm được điều gì?

- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

* GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong tiết 1 của bài: Thu thập – kiểm đếm. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến thu thập – kiểm đếm để học tốt hơn tiết học sau.

- HS làm bài cá nhân.HS chia sẻ cách làm

- Lắng nghe

- HS quan sát

+ Bài toán cho biết hình các con vật.

+ Đếm số lượng từng con vật.

- Hs trình bày bày : + Con Ong: 6

+ Con Chuồn Chuồn: 3 + Con Bọ Dừa: 11 + Con Châu Chấu: 5 - Lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe

(12)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 17: BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GVBGĐT + MT

- HS: sgk,Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ mở đầu(5’)

- GV hướng dẫn HS thực hành :các bạn thực hiện theo yêu cầu của con ong:

+ Sử dụng gương soi để quan sát phía trong mũi của mình

và trả lời câu hỏi:

“Bạn nhìn thấy gì trong lông mũi?”

+ một số hs trình bày kết quả thu được

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 96 để biết vai trò của mũi trong quá trình hô hấp.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được thực hành hoạt động nhìn xem trong mũi có những gì và biết được lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách

- HS trả lời: Trong mũi có lông mũi.

Lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn.

- HS đọc bài.

(13)

là gì và sự cần thiết của việc phải tránh xa nơi khói bụi là như thế nào không?

Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 17: Bảo vệ cơ quan hô hấp.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(28’) Hoạt động l: Tìm hiểu về các cách thở - GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ thể hiện 4 cách thở trong trang 97 SGK và nói với bạn về hằng ngày bản thân thường thở theo cách nào.

- GV mời hs báo cáo trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:

Vì sao hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng?

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Khi ngạt mũi em có thể thở bằng gì?

+ Khi bơi người ta thở như thế nào?

- GV chốt lại: Thở bằng mũi giúp không khí vào cơ thể được loại bớt bụi bẩn, làm ấm và ẩm. Trong một số trường hợp chúng ta phải thở bằng miệng hoặc kết hợp thở cả bằng mũi và miệng. Tuy nhiên, thở bằng miệng lâu dài dễ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm lạnh. Vì vậy, các em cần tránh tạo thành thói quen thở bằng miệng.

3.Hoạt động luyện tập,vận dụng.

Hoạt động 2: Thực hành tập hít thở đúng cách

- GV làm mẫu tư thế ngồi hoặc đứng thẳng và thực hiện ba bước của một nhịp thở (như trang 98 SGK)

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Chúng ta thở bằng cách hít vào qua mũi, thở ra qua mũi.

+ Hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng vì lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Các chất nhầy sẽ cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vảo phổi; các mạch máu nhỏ li ti sẽ sưởi ấm không khí khi vào phổi.

+ Khi ngạt mũi, có thể thở bằng miệng.

+ Khi bơi chúng ta thở ra bằng mũi, và khi ngoi lên khỏi mặt nước thì chúng ta sẽ hít vào bằng miệng.

- HS quan sát.

(14)

- GV yêu cầu HS thực hành thở đúng cách.

- GV uốn nắn tư thế và động tác thở cho HS.

- GV mời hs thực hành tại chỗ.

- GV chốt lại ý chính: Hầu hết chúng ta không chú ý đến cách hít thở. Chúng ta

chỉ coi nó như một hoạt động tự nhiên cuả cơ thể. Vì vậy, chúng ta thở không đủ sâu và điều đó không tốt cho sức khoẻ. Thở đúng cách được thực hiện thông qua mũi và cần hít thở sâu, chậm, nhịp nhàng.

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nói về ích lợi của việc hít thở đúng cách

- GV chia lớp thành hai đội và chỉ định một HS làm quản trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm trọng tài.

- GV giới thiệu cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào được nói trước. Khi quản trò nêu xong câu hỏi

“Hít thở đúng cách

có lợi gì?” và hô bắt đầu thì lần lượt mỗi nhóm đưa ra một câu trả lời, trọng tài sẽ đếm số câu trả lời của mồi nhóm. Trò chơi sẽ kết thúc khi các nhóm không còn câu trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ thắng cuộc.

- HS thực hành thở đúng cách - Hs lắng nghe

- Hs thực hiện

- Lắng nghe - Lắng nghe

(15)

- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.

*Củng cố - dặn dò(2’)

- GV yêu câu hs nhắc lại tên bài học - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 19/3/2022

Ngày giảng: Thứ tư, 23/3/2022

Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ sự vật, hoạt động; kĩ năng đặt câu.

- Giúp hình thành và phát triển PC: cẩn thận, tỉ mỉ biết yêu quý sách, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ khởi động 5’

- Giải câu đố:

C1: Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò C2: Con gì nhỏ bé

Mà hát khỏe ghê Suốt cả mùa hè Râm ran hợp xướng

C3: Bao nhiêu sách truyện về đây

Bốn phương thế giới nằm ngay trong mình

- Con khỉ - Con ve

- Thư viện

(16)

Giúp em hiểu biết thông minh Em đến tìm sách

- Đố mình nơi đâu?

- GV cho HS quan sát tranh.

/

- GV hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Em đã bao giờ đến thư viện chưa?

+ Em thường đên thư viện để làm gì?

+ Trong thư viện thường có những gì?

+ Các thư viện mà em biết có thể di chuyển được hay không?

+ Theo em, làm thế nào thư viện có thể di chuyển được?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới 30’

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: đọc chậm, rõ ràng.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thư viện biết đi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Thư viện Lô-gô-xơ, thủ thư….

- Luyện đọc câu dài: Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ,/có thể chở được 500 hành khách/ và đã từng đi qua 45 nước/ trên thế giới.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. 14’

- GV gọi HS đọc câu hỏi 1 trong sgk/tr.81.

Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì?

- GV HDHS trả lời câu hỏi

Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu?

- HS quan sát

- 2-3 HS chia sẻ.

- Tranh vẽ cảnh trong thư viện.

Có bạn đang đọc sách, có bạn đang tìm sách, cũng có bạn đang trả sách cho cô thủ thư.

- HS trả lời

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS đọc

(17)

/

- GV gọi HS đọc câu hỏi 2 trong sgk/tr.81.

- GV HDHS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.43

Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?

- GV gọi HS đọc câu hỏi 3 trong sgk/tr.81.

- GV HDHS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.43

Câu 4: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?

- GV HDHS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.43

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 8’

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc chậm, rõ ràng….

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. 10’

Bài 1:Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

/

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

+ Từ ngữ chỉ sự vật:

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

- HS đọc

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

/

- HS đọc

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến

Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách cho người đọc.

- HS đọc

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến

+ Giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sách.

+ Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng đem sách tới nhiều nơi hơn nữa, để cho nhiều người muốn đọc sách được tiếp cận với sách hơn nữa.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

(18)

+ Từ ngữ chỉ hoạt động:

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 4 trong VBTTV/tr.44.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

/

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

- HDHS suy nghĩ

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hoàn thành các bài tập sau đó chụp bài gửi qua zalo cho cô.

- Luyện đọc cho người thân nghe sau đó chụp bài gửi qua zalo cho cô.

- Chuẩn bị bài sau: Đọc Cảm ơn anh Hà Mã

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ: - Cô ơi, cô cho em mượn cuốn sách này nhé!

- Thư viện biết đi - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

(19)

TOÁN

BÀI 90: THU THẬP – KIỂM ĐẾM (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng trong tình huống đơn giản. Vận dụng thu thập, kiểm đếm và ghi lại kết quả.

Trong một số tình huống thực tiễn.

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thông qua việc so sánh số HS của các trường tiểu học, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động: 4’

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” để HS ôn lại cách kiểm đếm ở tiết học trước.

- Luật chơi: Các em quan sát tranh trên bảng và viết tên và đếm các con vật trong tranh...

- GV nhận xét

 Dẫn chuyển bài mới

2. HĐ Luyện tập – thực hành 25’

Bài 2: Kiểm đếm số lượng từng loại con vật:

châu chấu, chuồn chuồn, bọ rùa và ghi lại kết quả (theo mẫu):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV hỏi: bài yêu cầu gì?

- HS nghe, nắm luật chơi.

- HS tham gia chơi Con tôm: 6

Con mực: 20 Con cua: 5 - HS lắng nghe - HS nêu lại tên bài

- HS đọc.

- HS: Kiểm đếm số lượng từng loại con vật: châu chấu,

(20)

- GV hướng dẫn học sinh phần mẫu.

+ Kiểm đếm số con ong có trong hình. Mỗi con ong kiểm đếm được ghi bằng 1 vạch.

+ Đếm số vạch để ghi số lượng ong:

Ong: 6

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV gọi HS trình bày kết quả bài làm.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng.

- GV hỏi: Khi thực hiện quá trình kiểm đếm và ghi lại kết quả, ta cần làm qua mấy bước?

- Để quá trình kiểm đếm ghi lại kết quả được dễ dàng và chính xác, cần chú ý gì?

Bài 3:

a) Kiểm đếm số lượng từng loại trái cây: na, thăng long, dâu tây, dứa và ghi lại kết quả (theo mẫu):

chuồn chuồn, bọ rùa và ghi lại kết quả theo mẫu.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài.

- HS trình bày.

Châu chấu: 5 Chuồn chuồn: 3 Bọ rùa: 11 - HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Bước 1: Khi kiểm đếm, mỗi đối tượng kiểm đếm được ghi bằng 1 vạch, cứ như vậy cho đến khi kiểm đếm xong.

+ Bước 2: Đếm số vạch để có số lượng đã kiểm đếm.

+ Đếm chính xác số lượng vạch đơn

+ Trong trường hợp có nhiều vạch: Đếm theo số lượng vạch 5: 5, 10,…

- Quan sát.

+ Bài toán cho biết hình vẽ các

(21)

- GV yêu cầu HS quan sát + Bài cho biết gì?

+ Đó là những loại quả nào?

+ Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm BT - GV hướng dẫn cách đếm.

- Nói cho nhau nghe

b. Loại trái cây có nhiều nhất là: ……...

Loại trái cây có ít nhất là: ...

- Hướng dẫn học sinh so sánh - Đại diện trình bày

- GV nhận xét, kết luận:

* Qua bài tập vừa rồi, các em đã biết thu thập – kiểm đếm số lượng các loại quả rất tốt. Để thực hiện tốt cách thu thập – kiểm đếm cô, trò chúng mình cùng nhau thực hiện yêu cầu tiếp theo nhé.

Bài 4: Một người theo dõi thời tiết đã ghi lại thời tiết trong tháng 6 như sau:

loại quả.

+ Quả Táo

+ Quả Thanh long + Quả Dứa

+ Quả Na

+ Đếm số lượng từng loại quả.

- HS làm BT

a. Dự đoán đáp án:

Na: 5

Thanh long: 8

//////Dâu tây: 12 ////Dứa: 4

+ Quả Táo: 7

b. Dự đoán đáp án:

+ Trái cây nhiều nhất là quả Dâu tây: 12

+ Trái cây ít nhất là quả Dứa:

4

- Lắng nghe

- Quan sát - HS đọc đề:

a) Kiểm đếm và ghi lại kết quả số ngày nắng, số ngày mưa và

(22)

- GV cho HS quan sát tranh - Y/C đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm hoàn thành phần a, b.

- Gọi HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét

- GV chốt đáp án đúng.

+ Số ngày nắng: 12 + Số ngày mưa: 8

+ Số ngày nhiều mây: 10

- GV mở rộng: Việc thống kê số ngày nắng, ngày mưa, ngày nhiều mây giúp chúng ta thấy được thời tiết trong tháng 6, từ đó quyết định được những hoạt động phù hợp.

3. Vận dụng 4’

Bài 5: Trò chơi: “ Oẳn tù tì”

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 5.

- GV hướng dẫn HS cách chơi, kiểm đếm và ghi lại kết quả mỗi lần chơi theo mẫu. Vì học trực tuyến nên hs khó có thể dùng tay chơi oẳn tù tì được, vì thế thay tay bằng lời nói, nếu bạn

số ngày nhiều mây.

b) Nêu nhận xét về số ngày nắng trong tháng trên.

- HS hoàn thành BT.

- HS trình bày.

a)

//////////////Nắng:

12

//////Mưa: 8

//////////Nhiều mây:

10

b) Trong tháng trên số ngày nắng có 12 ngày, nhiều hơn số ngày mưa và ngày nhiều mây…

- Nhận xét - Lắng nghe

- HS đọc - lắng nghe

- HS tham gia

- HS: để kiểm đếm dễ dàng, tránh nhầm lẫn...

(23)

giơ búa “ sẽ nói tiếng búa” nếu giơ đinh nói

“Đinh”, giơ hoa thì nói “Hoa”

- Yêu cầu HS chơi theo nhóm đôi trong thời gian 2 phút. GV nhắc hs dù học trên zoom, nên các con cố gắng phối hợp theo cặp của mình thật nhanh.

- Yêu cầu HS đọc kết quả kiểm đếm và nhận xét ai thắng nhiều hơn.

- GV hỏi: Việc sử dụng các vạch đếm trong trò chơi trên có ý nghĩa gì?

- GV yêu cầu HS chia sẻ các tình huống trong thực tế liên quan đến việc thu thập, kiểm đếm.

- GV nhận xét, biểu dương

* Qua trò chơi oẳn tù tì sẽ giúp các em rèn tính phán đoán và phản xạ nhanh và biết cách kiểm đếm số lượt thắng – thua của mình và bạn.

* Củng cố, dặn dò (2p)

- Bài học hôm nay, em học thêm được điều gì?

- Về nhà em hãy tìm thêm ví dụ thực hiện liên quan đến thu thập, kiểm đếm?

- GV nhận xét tiết học, hoàn thiện vở bài tập.

- Làm bài tập 2,3,4,5 trong sách giáo khoa toán trang 78 vào vở ô li, sau đó chụp bài gửi qua zalo cho cô.

- Chuẩn bị bài sau: Biểu đồ tranh trang 80

* GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong của bài: Thu thập – kiểm đếm. Dựa vào kiến thức của bài học này, các em về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến thu thập – kiểm đếm để học tốt hơn ở các bài học sau.

- HS chia sẻ các tình huống…

- Lắng nghe

- Thu thập, kiểm đếm - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 19/3/2022

Ngày giảng: Thứ năm, 24/3/2022

Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2022 Tiếng Việt

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

(24)

VIẾT: NGHE – VIẾT: THƯ VIỆN BIẾT ĐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT - HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV cho học sinh vận động và hát: Lớp chúng mình đoàn kết

- Gv giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

* Hoạt động 1: Nghe viết chính tả. ( 12’) - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết (từ Ở Phần Lan đến người đọc).

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm; chữ dễ viết sai chính tả: di động, lạc đà, sa mạc.

- GV yc HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS nghe viết: (Ở Phần Lan,/ có hàng trăm “thư viện di động”/ trên những chiếc xe buýt cũ,/ chạy khắp/ các thành phố lớn.// Ở châu Phi,/ một người thủ thu/ đã đặt thư viện/ trê lưng một con lạc đà.// Nhờ thế/ những cuốn sách/ có thể băng qua sa mạc/

để đến với người đọc.//) - GV đọc lại một lần.

- Hs hát và vận động - HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- Hs thực hiện

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS soát lỗi bài viết - HS đổi chép theo cặp.

(25)

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS.

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.( 15’) Bài 2: Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu d hoặc gi.

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Tìm 2 từ ngữ:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt).

b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải).

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thi tìm đúng, tìm nhanh, nhiều từ.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm dán kết quả lên bảng.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Chọn a hoặc b

Bài 3a: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông - GV yc 1 HS đọc câu hỏi: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông

+

GV hd HS làm việc cá nhân, chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp, có nghĩa.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

Bài 3b: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

- GV yc 1 HS đọc câu hỏi: Chọn dấu hỏi hoặc

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm việc nhóm 4, thi tìm đúng, tìm nhanh, nhiều từ.

- Hs các nhóm trình bày kết quả lên bảng.

+ Tiếng bắt đầu bằng d: dìu dắt, dắt díu, du dương, dạy bảo, du lịch, dặn dò,...

+ Tiếng bắt đầu bằng gi: giảng giải, giảng dạy, giúp đồ, giặt giũ, giữ gìn...

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

Phòng học là chiếc áo Bọc chúng mình ở trong Cửa sổ là chiếc túi

Che chắn ngọn gió đông.

- HS đọc yêu cầu bài tập

(26)

dấu ngã cho chữ in đậm.

a. Sách giúp chúng em mơ rộng hiêu biết.

b. Cô phụ trách hướng dân các bạn bè đê sách vào đúng chô trên giá.

+ GV hd HS làm việc theo nhóm, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

*Củng cố, dặn dò (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. mở, hiểu.

b. dẫn, để, chỗ.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tiếng việt

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

LUYỆN TẬP: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG DẤU CÂU:

DẤU CHẤM, CHẤM THAN, DẤU PHẨY.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.

- Đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

- Phát triển vốn từ.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’):

- GV cho học sinh đọc đoạn thơ: Tìm các dấu câu được nhắc đến trong đoạn thơ?

- Gv giới thiệu vào bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới: ( 27’)

* Hoạt động 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than cho mỗi câu

- GV yc HS đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây:

- Hs đọc đoạn thơ: Tìm các dấu câu được nhắc đến trong đoạn thơ?( dấu chấm, dấu phẩy, chấm than)

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu câu hỏi

(27)

a. Đèn sáng quá

b. Ôi, thư viện rộng thật

c. Các bạn nhỏ rũ nhau đến thư viện

- GV yc HS thảo luận theo cặp đôi để chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV mời đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- GV chữa bài, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu câu hỏi: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào thứ Năm hàng tuần.

- Bài YC làm gì?

- GV yc HS thảo luận theo nhóm 4. Từng HS đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu.

Cả nhóm thống nhất đáp án.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Đặt một câu có sử dụng phẩy - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu câu hỏi: Đặt một

- HS lắng nghe, thảo luận theo cặp đôi để chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu.

- HS đại diện nhóm trả lời:

a. Đèn sáng quá!

b. Ôi, thư viện rộng thật!

c. Các bạn nhỏ rũ nhau đến thư viện.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi

- Bài YC Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

- HS lắng nghe, thảo luận theo nhóm 4. đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu.

- HS đại diện nhóm trả lời:

a. Sách, báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào thứ Năm hàng tuần.

- HS đọc yêu cầu bài

(28)

câu có sử dụng dấu phẩy.

- Bài YC làm gì?

- GV hd HS làm việc cá nhân, dựa vào khả năng của mình để đặt một câu hoặc nhiều câu.

- GV gọi 2-3 HS trình bày câu trả lời.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Củng cố, dặn dò: ( 3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Bài yc Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.

- HS làm việc cá nhân

- 2-3 HS trình bày câu trả lời.

- HS trả lời:Vườn nhà em trồng rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc và cả hoa hướng dương nữa.

- Hs chia sẻ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Toán

BÀI 91: BIỂU ĐỒ TRANH (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm một số đối tượng trong tình huống đơn giản.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

- Phát triển các NL toán học.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng việc thu thập, phân loại, kiểm đếm một số đối tượng trong tình huống đơn giản; đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh, nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số - Phát triển tư duy toán cho học sinh

(29)

II. Đồ dùng dạy học - Học sinh: BGĐT + MT

- Giáo viên: SGK Toán 2, SGV Toán 2, máy tính III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’)

- GV tổ chức HS hát bài Quả gì?

- GV nhận xét, khen ngợi, kết nối.

2. Hoạt động khám phá (10’)

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:

+ Tên của biểu đồ?

+ Các thông tin có trong biểu đồ?

+ Biểu đồ tranh cho biết gì?

- GV nhận xét, chia sẻ:Trong bảng ghi số trái cây trong giỏ gồm thanh long 6 quả, dứa 3 quả, dâu tây 5 quả.Nhìn vào tranh vẽ ta biết được số trái cây của mỗi loại và đó chính là Biểu đồ tranh. Bài toán hôm nay chúng ta học là: Biểu đồ tranh.

-Gv ghi tựa bài

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (10’) Bài 1: Quan sát biểu đồ tranh:

Trả lời các câu hỏi:

a. Có bao nhiêu khối lập phương màu

- Cả lớp đồng thanh hát và biểu diễn các động tác tay đơn giản.

- HS quan sát.

- HS thảo luận trong nhóm trong 2 phút.

- HS trình bày:

+ Tên biểu đồ: số trái cây trong giỏ.

+ Thông tin trên biểu đồ: tên loại trái cây, số lượng mỗi loại trái cây.

+ Biểu đồ tranh ở trên cho biết trong một giỏ trái cây có 6 quả thanh long, 3 quả dứa và 5 quả dâu tây.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:

+ Tên biểu đồ thể hiện bạn An đã phân loại các hình khối theo màu sắc

+ Các mẫu của khối lập phương gồm:

(30)

xanh?

b. Có bao nhiêu khối lập phương màu tím?

c. Những khối lập phương màu nào có số lượng bằng nhau?

- GV có thể nêu vài ví dụ tương tự để HS hiểu thêm về biểu đồ tranh như tranh quần, áo,mũ,…

GV đặt vấn đề: Bạn An phân loại và xếp các khối lập phương theo các màu sắc khác nhau và thể hiện trong biểu đồ tranh:

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ tranh và mô tả những thông tin từ biểu đồ đó.

- HS hoạt động theo cặp, đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu đồ.

- GV chốt lại nhấn mạnh các thông tin liên quan đến biểu đồ

4. Hoạt động vận dụng: (5’) - Trò chơi: “Chọn ô số”

+ GV phổ biến luật chơi: GV chuẩn bị 4 bài tập dạng biểu đồ tranh tương ứng với 4 ô số.

+ Mỗi HS xung phong sẽ chọn một ô số và trả lới các câu hỏi trong ô số đó.

+ GV cùng cả lớp sẽ so sánh kết quả với các câu trả lời của bạn

5. Củng cố, dặn dò (3’)

- Bài học hôm nay, em được học thêm điều gì?

- Em thích nhất điều gì trong bài học ngày hôm nay?

xanh, đỏ, tím, vàng.

+ Có 6 khối màu xanh, 5 khối màu đỏ, 2 khối màu tím, 5 khối màu vàng.

+ Khối lập phương màu đỏ và khối lập phương màu vàng có số lượng bằng nhau.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, mô tả.

- HS hỏi đáp lẫn nhau như: tên biểu đồ, các màu sắc được thống kê trong biểu đồ, số lượng…(2’)

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Mỗi HS sẽ chọn ô số và trả lời các câu hỏi đó

- HS so sánh kết quả các câu hỏi.

- HS dựa vào biểu đồ tranh phân biệt được từng loại nhóm đồ vật,...

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tự nhiên xã hội

BÀI 17: BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP(TIẾT 2+ 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS đạt được:

(31)

- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.

- Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.

- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Học sinh: BGĐT + MT - Giáo viên: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Ngôi trường em yêu.

- GV mời HS tham gia chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi

- Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (3’)

Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của khói, bụi đối với cơ quan hô hấp

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1-4 trang 99 SGK và nêu nhận xét ở hình nào không khí chứa nhiều khói, bụi.

- GV mời một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 99:

+ Em cảm thấy thế nào khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?

+ Tại sao chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi?

+ Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cần làm gì?

- GV nhận xét, chốt.

- GV cho HS đọc mục “Em có biết?”

- HS xung phong chơi - HS tham gia chơi - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS quan sát tranh trả lời:

+ Hình 2 - không khí ở đường phố có nhiều khói, bụi do các ô tô thải ra;

Hình 3 - không khí trong nhà có khói thuốc lá.

+ Em cảm thấy khó chịu, cảm thấy khó thở khi phải thở không khí có nhiều khói bụi.

+ Chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi vì khói, bụi chứa nhiều chất độc, gây hại cho sức khoẻ.

+ Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cân đeo khẩu trang.

(32)

SGK trang 99.

Hoạt động 5: Xác định một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hấp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 100 SGK và nói về các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.Đồng thời kể tên các việc nên và không nên làm khác.

- GV mời HS trình bày kết quả

- GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi ở trang 100 SGK: Em cần thay đổi thói quen gì để phòng tránh các bệnh về hô hấp?

- GV nhắc nhở HS: Mũi, họng nếu được chăm sóc đúng cách không chi giúp chúng ta phòng tránh được viêm mũi, viêm họng mà còn bảo vệ được cả khí quản, phế quản và phổi.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 100 SGK.

3. Hoạt động luyện tập, vận dụng Hoạt động 6: Xử lí tình huống

- GV yêu cầu HS quan sát hai tình huống ở trang 101 SGK để thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó và cử các bạn tham gia đóng vai.

- GV mời các nhóm lần lượt nêu cách

- 2, 3 HS đọc lại mục “Em có biết”

- 2HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Các việc nên làm và không nên làm trong hình SGK trang 100:

+ Nên làm: Đeo khẩu trang khi đi đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại;

Đeo khẩu trang khi vệ sinh lớp học.

+ Không nên làm: Quét sân trường không đeo khẩu trang.

- Kể tên các việc nên và không nên làm khác:

+ Nên làm: Sử dụng khăn sạch, mềm để lau mũi; giữ sạch họng bằng cách súc miệng nước muối; đội mũ, quàng khăn, mặc đủ ấm khi đi trời lạnh.

+ Không nên làm: Dùng tay hoặc vật nhọn ngoáy mũi; uống nước quá nóng hoặc lạnh; chơi ở nơi có nhiều khói bụi; mặc không đủ ấm khi trời lạnh.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. HS thảo luận theo tổ đóng vai tình huống.

- HS nêu thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên: Các bạn không chơi ở nơi có nhiều khói, bụi do xe cộ thải ra; Các

(33)

ứng xử qua lời khuyên.

- GV tổ chức cho HS góp ý lẫn nhau.

GV nhận xét, khen các nhóm đã thể hiện tốt.

- GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức trong SGK trang 101.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS trình bày 1 phút: Một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- GV nhận xét giờ học.

bạn hãy tránh xa nơi có khói thuốc lá.

- HS nhận xét.

- 3, 4 HS đọc mục “Chỉ dẫn lời nhắc

- 2 HS trình bày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn: 20/03/2022 Ngày dạy: 25/03/2022

Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT

- HS: SGK, Vở bài tập TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu( 5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(13’)

- Lớp hát tập thể - HS lắng nghe

(34)

*HĐ 1. Nói về một đồ dùng học tập của em.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời câu hỏi:

+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?

+ Đồ vật có hình dạng màu sắc như thế nào?

+ Công dụng của đồ vật đó là gì?

+ Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó?

- HDHS nói về đồ dùng học tập.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành vận dụng(15’)

*HĐ 2.Viết 4 - 5 câu nói về đồ dùng học tập em đã nói ở trên.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em muốn giới thiệu về đồ dùng học tập nào?

+ Hình dáng như thế nào ? Màu sắc như thế nào ?

+ Em được ai mua cho, nhân dịp gì?

+ Em có yêu quý nó không ?

- GV cho đại diện một số (3 – 4) nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đọc bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm - HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời:

- HS có thể giới thiệu bút , cặp sách, hộp bút,….

- Màu sắc : xanh, đỏ , tìm ,vàng,….

- Bút để viết, cặp sách đựng sách vở và bút,…..

- Cần giữ gìn cẩn thận, không vẽ bậy lên đồ dùng học tập.

- HS thực hiện

- HS nêu yêu cầu của bài tập

- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi

- Đại diện một số nhóm trình bàytrước lớp

Em có nhiều đồ dùng học tập nhưng e thích nhất là chiếc cặp sách.Cặp sách hình chữ nhật, màu hồng nhạt.Ở giữa chiếc cặp có hình bông hoa rất đẹp.Em rất yêu thích chiếc cặp,em sẽ giữ dìn nó cẩn thận - HS viết bài vào vở.

- HS sửa chữa hoàn chỉnh bài viết cho bạn.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

(35)

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- GV nhận xét

* Củng cố - dặn dò(2’)

- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau.

- HS nhắc lại nội dung bài học - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập. Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: BGĐT + MT - HS: Sgk…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu( 5’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.

- GV giới thiệu. kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(23’)

*HĐ 1. Tìm đọc một cuốn sách nói về truyện lạ đó đây

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách nói về truyện lạ đó đây.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV mang đến lớp một cuốn sách những cuốn

- Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS ghi bài vào vở.

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu những cuốn sách nói về truyện lạ

-HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo

(36)

sách nói về truyện lạ đó đây.

- GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Hôm nay là ngày bao nhiêu?

+ Tên của cuốn sách là gì?

+ Điều em thích nhất là gì?

- GV nêu rõ thời hạn hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

3. Thực hành vận dụng(5’)

HĐ 2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.

- GV yêu cầu HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- GV chiếu lên bảng một số phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

* Củng cố - dặn dò(2’)

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài thư viện di biết đi + Rèn chính tả phân biệt

+ Mở rộng vốn từ về các loài vật nhỏ bé; luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

+ Luyện viết câu viết đoạn văn kể về việc bảo vệ môi trường.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tiếp tục tìm đọc các bài viết về hoạt động bảo vệ môi trường.

nhóm hoặc trước lớp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi

-HS lắng nghe

- HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng

- Các em đọc độc lập hoặc theo nhóm

- HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- HS quan sát phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá

- HS nhắc lại những nội dung đã học - HS nhắc lại nội dung chính

-HS lắng nghe -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 91: BIỂU ĐỒ TRANH ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

- Thông qua việc nhận biết được thế nào là biểu đồ tranh, đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh, nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh, HS có

Như vậy, để nhân rộng và phát triển nhanh các công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp và

Số mận mỗi học sinh nhận được phải là số nguyên nên ta dùng phép chia nguyên, số quả còn dư ra thì chia đều cho các bạn nữ, do đó dùng phép chia dư.. Trường mới đẹp

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu nhận biết về phép chia, cách sử dụng dấu “:” Việc chọn phép chia phù hợp với tranh vẽ, lập luận nêu quan điểm

Như vậy, để nhân rộng và phát triển nhanh các công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, Bộ Nông nghiệp

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ "chắc chắn", "có thể”,