• Không có kết quả nào được tìm thấy

Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách: A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách: A"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GV: Triệu Thành Vĩnh Trường THCS Đồng Tâm ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7

( Từ ngày 17 đến ngày 22/2/2020) SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. Ôn tập phần lý thuyết.

- Những vật sau khi được cọ xát nó có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

- Vật nhiễm điện có khả năng hút được các vật khác hoặc phóng điện qua vật khác.

II. Bài tập.

A. Bài tập trắc nghiệm.

Bài 1. Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách:

A. Đưa vật có khả năng tích điện lại gần, nó bị hút.

B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút.

C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng.

D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc chúng bị xoắn lại Chọn câu sai trong các câu trên.

Bài 2. Bụi bám vào cánh quạt điện vì :

A. Khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại.

B. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi.

C. Gió làm cho bụi xoáy vào bám lên cánh quạt điện.

D. Cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi.

Chọn câu đúng trong các câu trên.

Bài 3. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:

A. Chỉ có các vật rắn khi cọ xát mới bị nhiễm điện.

B. Chất lỏng không bị nhiễm điện khi cọ xát.

C. Các vật đều có khả năng bị nhiễm điện.

D. Khi nhiễm điện nhiệt độ của vật thay đổi.

Bài 4. Xe ô tô sau một thời gian dài chuyển động, nó sẽ:

A. Nhiễm điện, do cọ xát vào không khí.

B. Không bao giờ bị nhiễm điện.

C. Chỉ nhiễm điện khi ô tô chạy với tốc độ lớn . D. Không khí mềm nên cọ xát không gây nhiễm điện Khẳng định nào trên đây đúng?

Bài 5. Các đám mây tích điện do nguyên nhân:

A. Gió thổi làm lạnh các đám mây.

B. Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí.

C. Khi nhiệt độ của đám mây tăng.

D. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Nhận định nào trên đây đúng?

Bài 6. Điền từ thích hợp.

1. Vật sau khi bị cọ xát nó có khả năng……(1)……vật khác. Ta bảo vật đó đã bị…(2)….. hay vật đó đã được……(3)……

(2)

GV: Triệu Thành Vĩnh Trường THCS Đồng Tâm Vật bị nhiễm điện, có khả năng …(4)… các vật khác hoặc ……(5)… qua vật khác.

2. Nếu lấy thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa, sau khi cọ xát với nhau cả hai đều bị …(6)… Người ta có thể kiểm nghiệm bằng cách cho cả hai đến gần

…(7)…chúng đều …(8)… những mảnh giấy vụn.

B. Bài tập tự luận.

Bài 7.

Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích.

Bài 8.

Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích.

Bài 9. Vì sao các ngày trời nóng, hanh khô, người ta khuyên ta không nên lau màn hình vi tính, ti vi mà chỉ nên dùng chổi lông quét nhẹ mà thôi. Hãy giải thích.

* HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Ôn tập phần lý thuyết.

- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.

- Gọi điện tích của thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

II. Bài tập.

A. Bài tập trắc nghiệm.

Bài 1. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:

A. Một vật tích điện luôn bị các vật không tích điện hút.

B. Vật nhiễm điện hút một vật khác chứng tỏ vật kia nhiễm điện.

C. Hai vật nhiễm điện chúng luôn luôn đẩy nhau.

D. Một vật không tích điện không thể hút các vật khác.

Bài 2. Chọn câu sai trong các nhận định sau:

A. Một vật nhiễm điện âm thì luôn luôn nhiễm điện âm.

B. Một vật tích điện dương, nhận thêm điện âm, có thể nhiễm điện âm.

C. Một vật mang điện âm có thể mất bớt điện âm và vẫn tích điện.

D. Một vật tích điện dương nhận thêm êlectrôn vẫn mang điện dương.

Bài 3. Nguyên tử luôn cấu tạo bởi :

A. Điện tích dương và điện tích âm hút nhau tạo thành.

B. Một phần mang điện tích dương và một phần mang điện âm.

C. Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm.

D. Nhờ tương tác giữa các điện tích âm và điện tích dương.

Chọn câu đúng trong các nhận định trên.

Bài 4. Một vật nhiễm điện âm khi:

(3)

GV: Triệu Thành Vĩnh Trường THCS Đồng Tâm A. Vật đó nhận thêm êlectrôn.

B. Vật đó mất bớt êlectrôn.

C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn..

D. Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.

Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.

Bài 5. Một vật nhiễm điện dương khi:

A.Vật đó nhận thêm êlectrôn.

B. Vật đó mất bớt êlectrôn.

C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn.

D. Vật mang điện âm mất bớt êlectrôn.

Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.

B. Bài tập tự luận.

Bài 7.

Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau, có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hoà điện không? Tại sao?

Bài 8. Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện, electron dịch chuyển như thế nào? Sau khi tách chúng ra, các quả cầu sẽ nhiễm điện ra sao?

Bài 9. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu, được treo bằng sợi dây tơ.

a) Ban đầu hai quả cầu bị lệch về phía nhau, rồi chạm nhau. Hãy giải thích.

b) Sau đó chúng lại lệch về phía ngược lại. Hãy giải thích.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ngang trước mắt sao cho không nhìn thấy bóng đèn.Bấm công tắc bật đèn pin,mắt ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ ánh đèn phát ra hay không..

Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có

Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. Thiếc ,vàng ,nhôm. Các vật liệu dẫn

Bài 2 : Đưa thanh thước nhựa được cọ xát với vải khô lại gần quả cầu bị nhiễm điện thì thấy chúng hút nhau?. Qủa cầu bị nhiễm loại điện

Câu 10: Nguồn điện không có dấu cực dương và cực âm, ta có thể xác định được các cực của nguồn điện bằng các dụng cụ sau:.. Bút thử

Khi không có tác dụng của điện trường ngoài, các êlectrôn tự do chuyển động nhiệt theo mọi phương.. Khi có tác dụng của điện trường ngoài, tất cả các êlectrôn tự do

Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.. Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện

nhiệt động (nội năng, nhiệt lượng và công); hàm trạng thái, hàm quá trình; nội dung và ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và ứng dụng nguyên lý này