• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công thức định luật Ohm: Trong đó: R I  U I : cường độ dòng điện (A) U : hiệu điện thế (V) R: điện trở

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Công thức định luật Ohm: Trong đó: R I  U I : cường độ dòng điện (A) U : hiệu điện thế (V) R: điện trở"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP KIỂM TRA HKI – VẬT LÍ 9 A. NHẬN BIẾT

Câu 1: Phát biểu và viết công thức định luật Ohm?

- Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Công thức định luật Ohm: Trong đó:

R IU

I : cường độ dòng điện (A) U : hiệu điện thế (V) R: điện trở ()

Câu 2: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính điện trở theo các yếu tố đó?

- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

- Công thức điện trở: Trong đó:

S Rρ.l

R: điện trở ()

 : điện trở suất (.m)

l : chiều dài (m)

S : tiết diện (m2) Câu 3: Số Volt, số Wata ghi trên dụng cụ điện cho biết điều gì?

- Số Volt ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ điện đó, nghĩa là hiệu điện thế để dụng cụ điện hoạt động bình thường.

- Số Watt ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ điện đó, nghĩa là công suất của dụng cụ điện khi hoạt động bình thường.

Câu 4: Viết công thức tính công suất điện?

- Công thức công suất điện: Trong đó:

P = U.I

P

: công suất điện (W) U: hiệu điện thế (V) I: cường độ dòng điện (A) Câu 5: Công của dòng điện là gì? Viết công thức tính công của dòng điện?

- Công của dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

- Công thức công của dòng điện: Trong đó:

A = P .t = U.I.t

A: Điện năng – Công của dòng điện (J) P: công suất điện (W)

t: thời gian (s) Câu 6: Phát biểu và viết công thức định luật Joule – Lenz

- Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

(2)

- Công thức định luật Joule-Lenz: Trong đó:

Q = I

2

.R.t

Q: nhiệt lượng tỏa ra (J) I: cường độ dòng điện (A)

R: điện trở ()

t: thời gian (s)

Câu 7: Khi đặt hai thanh nam châm gần nhau, chúng tương tác với nhau như thế nào?

- Khi đặt hai thanh nam châm gần nhau, các cực cùng tên sẽ đẩy nhau, các cực khác tên sẽ hút nhau

Câu 8: Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường?

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường.

- Ta dùng kim nam châm để nhận biết từ trường. Đặt kim nam châm vào môi trường cần khảo sát, nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc-Nam thì môi trường đó có từ trường

Câu 9: Nêu nhận xét về từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua?

- Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống với từ phổ ở bên ngoài nam châm thẳng.

- Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín. Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam.

Câu 10: Phát biểu quy tắc nắm tay phải?

Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 11: Nêu cấu tạo của nam châm điện? Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách nào?

- Cấu tạo nam châm điện gồm lõi sắt non đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua.

- Có thể tăng từ tính của nam châm điện bằng cách :

 Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

 Tăng số vòng dây của ống dây

 Tăng khối lượng lõi sắt non Câu 12: Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi 90o chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 13: Nêu cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều?

- Cấu tao: gồm hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

- hoạt động : cho dòng điện chạy qua khung dây, dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.

(3)

B. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cho điện trở suất của các chất sau: Nikelin (0,4.10-6 Ω.m), thuỷ ngân (0,98.10-6 Ω.m), constantan (0,5.10-6 Ω.m), mangan (1,44.10-6 Ω.m). Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự dẫn điện từ tốt nhất đến kém nhất.

Câu 2: Cho điện trở suất của các chất sau: Wolfram (5,6.10-8 Ω.m), niken (7,0.10-8 Ω.m), kẽm (5,9.10-8 Ω.m), sắt (9,7.10-8 Ω.m). Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự dẫn điện từ kém nhất đến tốt nhất nhất.

Câu 3: Hãy cho biết trong các dụng cụ điện sau, điện năng đã được chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào: đèn huỳnh quang, ấm nước điện, máy khoan, đèn LED, máy giặt, máy sấy tóc, bàn ủi điện, bếp điện, lò vi sóng, TV, quạt điện.

Câu 4: Hãy xác định cực của các nam châm, kim nam châm, nam châm điện trong các hình sau:

C. VẬN DỤNG

 Các công thức cần nhớ - Công suất điện: P = UI - Điện năng: A = P.t = U.I.t

- Định luật Joule - Lenz: Q = I2.R.t - Định luật Ohm: I = U/R

 Đổi đơn vị:

- Thời gian: 1 h = 3600 s

1 min = 60 s

- Năng lượng: 1 kW.h = 3 600 000 J

 Bài tập

Câu 1: Trên 1 bóng đèn có ghi (3 V – 1,5 W). Đèn sáng bình thường, tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 1,5 h?

Câu 2: Một bếp điện có ghi (110 V – 1100 W) được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế là 110V. Tính điện nặng tiêu thụ của bếp khi hoạt động trong 10 h và số đếm của công tơ điện khi đó?

Câu 3: Một ấm điện có ghi (220 V – 1760 W) được sử dụng với ngườn điện có hiệu điện thế là 220 V. Tính:

a/ Cường độ dòng điện qua ấm.

b/ Điện năng ấm tiêu thụ trong thời gian 45 min.

Câu 4: Một ấm điện có ghi (220 V – 1650 W) được sử dụng với ngườn điện có hiệu điện thế là 220 V.

a/ Tính cường độ dòng điện qua ấm.

(4)

b/ Tính điện trở của ấm.

c/ Tính nhiệt lượng ấm toả ra trong thời gian 10 min.

d/ Tính điện năng ấm tiêu thụ trong 1,2 h.

Câu 5: Một bàn ủi điện khi được sử dụng với hiệu điện thế là 220 V thì cường độ dòng điện chạy qua là 4,5 A

a/ Tính công suất của bàn ủi.

b/ Tính điện trở của bàn ủi.

c/ Tính nhiệt lượng bàn ủi toả ra trong thời gian 15 min d/ Tính điện năng bàn ủi tiêu thụ trong 2 h theo đơn vị kW.h.

Câu 6: Có một bóng đèn loại 220 V – 40 W được hoạt động với hiệu điện thế 220 V.

a/ Tính cường độ dòng điện qua đèn.

b/ Tính điện trở của đèn.

c/ Tính điện năng bóng đèn tiêu thụ nếu hoạt động liên tục trong 10 h và số đếm của công tơ điện tương ứng.

Câu 7: Một bếp điện khi hoạt động với hiệu điên thế 220 V thì cường độ dòng điện chạy qua bếp là 7 A.

a/ Tính công suất của bếp b/ Tính điện trở của bếp.

c/ Tính nhiệt lượng bếp toả ra khi hoạt động liên tục trong 30 min.

d/ Biết rằng, mỗi ngày bếp hoạt động trong 1,5 h. Tính lượng điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày và số đếm tương ứng của công tơ điện.

Câu 8: Một ấm nước điện có điện trở 48,4  được hoạt động dưới hiệu điện thế 220 V.

a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua ấm.

b/ Tính công suất của ấm.

c/ Tính nhiệt lượng ấm toả ra trong 15 min.

d/ Biết rằng, trung bình mỗi ngày, ấm được sử dụng trong thời gian 30 min. Tính điện năng ấm tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) và số đếm tương ứng của công tơ điện.

Câu 9: Trên một bếp điện có ghi: 220 V – 1320 W. Biết rằng bếp được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức ghi trên bếp.

a/ Tính điện trở của bếp.

b/ Tính nhiệt lượng bếp toả ra trong 45 min theo đơn vị (J) và đơn vị (kW.h)

c/ Tính số đếm của công tơ điện khi phải sử dụng bếp liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày dùng trong 1 h 20 min.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qui tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong

- Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện... Làm cách nào em có thể chế tạo

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống

- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây. - Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện

Câu 2: Đặt vào hai đầu dây dẫn hiệu điện thế U 1 thì đo được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là I 1.. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn đó hiệu điện thế U 2 thì

Dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của..

- Viết được hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và điện trở, hệ thức liên hệ cường độ dòng điện và điện trở ở trong đoạn mạch mắc nối tiếp và