• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỤC TIÊU BÀI HỌC - Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MỤC TIÊU BÀI HỌC - Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 9 (tuần 13)

BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÕNG ĐIỆN CHẠY QUA A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

-Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

B. HƯỚNG DẪN HỌC LÍ THUYẾT

I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua Thí nghiệm:

Các em hãy đọc thí nghiệm trong SGK trang 65 và có thể quan sát thí nghiệm qua video clip sau: https://youtu.be/wzRtXgRbrIo

Sau khi xem thí nghiệm, hãy so sánh từ phổ của nam châm thẳng và từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua và cho biết chúng có điểm gì giống, khác nhau.

 Nhận xét: (học sinh tự đọc SGK)

II. Quy tắc nắm tay phải

1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trong thí nghiệm hình 24.1, nếu đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. Từ đó suy ra chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

2. Quy tắc nắm tay phải.

(2)

Để xác định một cách thuận tiện chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết được chiều dòng điện, người ta sử dụng quy tắc nắm tay phải được mô tả trong hình 24.3 trang 66 và được phát biểu như sau:

“Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây”

<Nếu có thắc mắc hoặc chưa hiểu cách áp dụng thì khi học trực tuyến thầy hướng dẫn thêm nha>

III. Vận dụng

Hướng dẫn câu C4:

Áp dụng đặc điểm về sự tương tác giữa hai nam châm hoặc quy ước chiều đường sức từ để xác định cực của ống dây.

Hướng dẫn câu C6:

Áp dung quy tắc nắm tay phải để xác định hai cực của ống dây.

C. NỘI DUNG GHI BÀI.

I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua Thí nghiệm (Sgk)

Nhận xét:

- Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống với từ phổ ở bên ngoài nam châm thẳng.

- Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín. Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam.

II. Quy tắc nắm tay phải

1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

2. Quy tắc nắm tay phải.

Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

(3)

III. Vận dụng C4:

C6:

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 22: Nêu nhận xét về từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 23: Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, ta dùng quy tắc nào? Hãy phát biểu quy tắc đó.

E. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Phần từ phổ bên ngoài của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua giống với phần từ phổ bên ngoài của:

A. nam châm thẳng. B. nam châm tròn.

C. nam châm chữ U. D. dây dẫn có dòng điện chạy qua Câu 2: Các đường sức từ bên trong ống dây dẫn có dòng điện chạy qua có đặc điểm gì?

A. là những đường cong.

B. là những đường cong khép kín.

C. là những đường thẳng

D. là những đường gần như song song nhau.

Câu 3: Để xác định được chiều dòng điện chạy trong một ống dây dẫn khi đã biết trước hai cực từ của ống dây, ta sử dụng quy tắc nào?

A. Quy tắc bàn tay phải. B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải. D. Quy tắc nắm tay trái.

N S

S N

(4)

Câu 4: Trong quy tắc nắm tay phải, chiều của các ngón tay cho biết điều gì?

A. Chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây.

B. Chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây.

C. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của kim nam châm thử.

Câu 5: Bố trí thí nghiệm như hình bên. Khi đóng khoá K của ống dây dẫn, thanh nam châm AB được treo trên sợi dây liền xoay 180o. Hãy xác định hai cực của nam châm AB.

https://youtu.be/wzRtXgRbrIo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

dây chỉ được quấn một lớp thì ống dây hình trụ có tất cả 500 vòng dây, dây dẫn dùng làm ống dây có chiều dài 62,8 m làm bằng kim loại có đường kính tiết diện là 4 mm

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường

Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chuyều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ

Đặt bàn tay trái song song với các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây

+ Có chiều xác định theo quy tắc nắm tay phải: Tưởng tượng dùng bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho các ngón trỏ, ngón giữa…hướng theo chiều dòng điện, khi đó ngón

- Quy tắc nắm tay phải đối với ống dây hình trụ: Khum bàn tay phải theo các vòng dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong vòng

Đặt bàn tay phải sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, ngón cái choãi 90 o hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò

Khi đứng từ phía ngoài nhìn vào ống dây, thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ nên mặt nhìn thấy là mặt Nam, đường sức từ đi vào mặt Nam. Từ đó, thấy chiều các