• Không có kết quả nào được tìm thấy

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ "

Copied!
213
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÔ THỊ MAI LINH

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

(2)

NGÔ THỊ MAI LINH

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS, TSKH. Đỗ Nguyên Khoát 2.PGS, TS.Vũ Văn Ninh

HÀ NỘI - 2015

(3)

Tôi xin cam đoan, bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Thị Mai Linh

(4)

Trang phụ bìa Lời cam đoan MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU

Chương 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải pháp tài chính và tác động

của giải pháp tài chính đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ... 12

1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ... 12

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về DNNVV ... 12

1.1.2. Ưu thế, hạn chế của DNNVV. ... 15

1.1.3. Vai trò của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế xã hội ... 17

1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập. ... 20

1.2.1. Phát triển DNNVV ... 20

1.2.2. Nội dung phát triển DNNVV ... 22

1.2.3. Tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển DNNVV ... 26

1.3. Giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV ... 32

1.3.1. Vai trò của tài chính đối với phát triển DNNVV ... 32

1.3.2. Giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV ... 36

1.4. Kinh nghiệm về sử dụng giải pháp tài chính để phát triển DNNVV ... 59

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng giải pháp tài chính. ... 59

1.4.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam về sử dụng giải pháp tài chính để phát triển DNNVV và bài học cho Thành phố Hà Nội ... 67

Chương 2: Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội ... 73

(5)

2.1.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội .. 77 2.2. Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội. ... 93

2.2.1. Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với phát triển DNNVV ... 94 2.2.2. Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng để phát triển DNNVV ... 110 2.2.3. Thực trạng sử dụng chính sách tỷ giá để phát triển DNNVV ... 129 2.2.4. Thực trạng sử dụng các Quỹ nhằm phát triển DNNVV Hà Nội . 135 2.2.5. Thực trạng hỗ trợ mặt bằng SXKD cho DNNVV Hà Nội ... 141 2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV Hà Nội. ... 142

2.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với DNNVV ... 142 2.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với phát triển DNNVV Hà Nội. ... 143 2.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng các Quỹ để phát triển DNNVV .... 147 2.3.4. Đánh giá chính sách tỷ giá đối với sự phát triển các DNNVV ... 149 2.3.5. Đánh giá thực trạng chính sách mặt bằng cho DNNVV ... 151 Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội ... 154

3.1. Định hướng, quan điểm phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2050. ... 154

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, 2050 ... 154 3.1.2. Cơ hội, thách thức đối với phát triển DNNVV Hà Nội ... 157 3.1.3. Định hướng phát triển DNNVV Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, 2050. ... 161 3.1.4. Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV Hà Nội ... 164

(6)

3.2.1. Hoàn thiện sử dụng giải pháp thuế... 166 3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện giải pháp thuế ... 172 3.2.3. Hoàn thiện giải pháp tín dụng để phát triển DNNVV Hà Nội .... 173 3.2.4. Một số đề xuất về hoàn thiện giải pháp tín dụng ... 180 3.2.5. Hoàn thiện chính sách điều hành tỷ giá để phát triển DNNVV .. 181 3.2.6. Hoàn thiện chính sách đầu tư và các quỹ hỗ trợ của Thành phố 186 3.2.7. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ mặt bằng SXKD đối với DNNVV ... 192

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

(7)

AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN

APEC : Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CEPT : Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB : Chủ nghĩa tư bản CTTC : Cho thuê tài chính

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

EU : Liên minh Châu Âu

GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng

ICOR : Chỉ số vốn đầu tư/sản lượng tăng thêm KTQD : Kinh tế Quốc dân

KTTT : Kinh tế thị trường KTXH : Kinh tế - xã hội

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách Nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương

OECD : Các nước công nghiệp phát triển

(8)

TCTD : Tổ chức tín dụng TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt UBND : Ủy ban nhân dân

UNDP : Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hiệp quốc

WB : Ngân hàng Thế giới

WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XNK : Xuất nhập khẩu

(9)

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Tiêu thức xác định DNNVV ở một số nước và vùng lãnh thổ ... 13

Bảng 1.2. Tiêu thức phân loại các DNNVV ở Việt Nam ... 14

Bảng 2.1. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Hà Nội (đơn vị tính %) ... 75

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Hà Nội (2008-2015) 76 Bảng 2.3. Số lượng DNNVV Hà Nội đang hoạt động, theo tiêu chí lao động79 Bảng 2.4. Số lượng DNNVV Hà Nội đang hoạt động (xét theo tiêu chí vốn) 81 Bảng 2.5. Số lượng các DNNVV Hà Nội đăng ký kinh doanh ... 83

Bảng 2.6. Số lượng DN Hà Nội đang hoạt động theo quy mô vốn ... 84

Bảng 2.7. Chỉ tiêu kinh doanh DNNVV Hà Nội so với cả nước năm 2013 .. 84

Bảng 2.8. Chỉ tiêu kinh doanh của DNNVV Hà Nội ... 86

Bảng 2.9. Tình hình tiếp cận vốn NH của DNNVV Hà Nội (đơn vị tính: %) ... 111

Bảng 2.10. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV ... 112

Bảng 2.11. Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV ... 113

Bảng 2.12. Tình hình hoạt động của NH, TCTD Hà Nội (năm 2010-2014) 116 Bảng 2.13. Tình hình cho vay DNNVV của khối NHTM ngoài nhà nước .. 121

Bảng 2.14. Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2015 ... 132

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị GDP theo ngành kinh tế Hà Nội 2020, 2030 ... 156

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển của Hà Nội đến năm 2020,2030 ... 157

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế của Hà Nội ... 157

(10)

Số hiệu biểu đồ Tên bảng Trang

Biểu đồ 2.1. Số lượng DNNVV Hà Nội (theo tiêu chí lao động) ... 80

Biểu đồ 2.2. Số lượng DNNVV Hà Nội đang hoạt động (theo tiêu chí vốn) . 82 Biểu đồ 2.3. Số lượng DNNVV Hà Nội đăng ký kinh doanh (từ 2008-2014) 83 Biểu đồ 2.4. So sánh chỉ tiêu kinh doanh của DNNVV Hà Nội với cả nước . 85 Biểu đồ 2.5. Đóng góp của DNNVV trong GDP của thành phố (đơn vị %) .. 86

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu phân bố DNNVV Hà Nội theo ngành ... 87

Biểu đồ 2.7. So sánh thu NSNN của Hà Nội qua các năm ... 109

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV ... 112

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ vốn vay NH đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV ... 113

Biểu đồ 2.10. Gia tăng các TCTD trên địa bàn Hà Nội ... 114

(11)

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài.

Hiện nay, DNNVV chiếm trên 95% tổng số DN và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển DNNVV là tất yếu và chiến lược lâu dài trong phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tác động tích cực đến quá trình phát triển DN Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình DN. Hàng năm, DNNVV đóng góp hơn 47% GDP, tạo việc làm cho 70% lực lượng lao động.

Các DNNVV phát triển ở tất cả các địa phương, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó Thành phố Hà Nội chiếm khoảng 25%. Các DNNVV đã huy động được nhiều nguồn lực, tạo nhiều việc làm, tăng thu NSNN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH. Trên thực tế, các DNNVV đang gặp khó khăn về vốn, năng lực quản lý kinh tế, quản trị tài chính. Trong quá trình chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN và mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các chính sách, công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt các giải pháp tài chính luôn được Chính phủ quan tâm hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho DNNVV phát triển. Tuy nhiên, quá trình vận động, phát triển của nền KTTT và hội nhập quốc tế luôn nảy sinh những vấn đề mới làm cho các chính sách, giải pháp luôn có xu hướng lạc hậu, bất cập, đòi hỏi phải thường xuyên được nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Các giải pháp tài chính bao gồm: Giải pháp tài chính vĩ mô (chính sách tài chính, công cụ tài chính, thị trường tài chính) và giải pháp tài chính vi mô - tài chính doanh nghiệp được Chính phủ sử dụng để quản lý có hiệu quả nền kinh tế nhằm thúc đẩy các DNNVV phát triển. Tuy nhiên các giải pháp tài chính chưa thực sự chú ý đến đặc điểm đặc thù của DNNVV mà áp dụng chung cho mọi loại hình DN, đồng thời do “độ trễ” của chính sách, giải pháp nên trong thực tiễn quản lý

(12)

kinh tế tài chính chưa mang lại hiệu quả tương xứng so với mục tiêu và khả năng của các DNNVV.

Những năm qua, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNNVV.

Khả năng chống đỡ của các DNNVV trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế rất yếu ớt, khả năng tái đầu tư rất khó khăn. Điều này đòi hỏi có sự “trợ giúp”

của Chính phủ mà giải pháp tài chính là mắt khâu trọng yếu.

Xuất phát từ mục tiêu phát triển DNNVV, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính với tư cách một công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các DNNVV phát triển từ đó đóng góp vào tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế và Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, Nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài: "Giải pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập" làm đề tài luận án với hy vọng sẽ đóng góp một phần trí tuệ và sức lực nhỏ bé của mình để kiến giải một vài giải pháp về quản lý kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Song, giải pháp tài chính là đề tài rất rộng, bao trùm toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, gồm: Các giải pháp vĩ mô (chính sách tài chính, công cụ tài chính, thị trường tài chính) và giải pháp vi mô - tài chính doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ của luận án, tác giả đi sâu phân tích một số giải pháp vĩ mô:

tín dụng, thuế, qũy đầu tư và các quỹ trợ giúp, chính sách đất đai đối với phát triển DNNVV Hà Nội.

2. Mục tiêu của đề tài.

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu các giải pháp tài chính vĩ mô đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về DNNVV. Làm rõ nội hàm phát triển DNNVV (khái niệm, nội dung, tiêu thức đánh giá) trên cơ sở đó phân tích rõ tác động của HNKTQT (cơ hội, thách thức) đối với phát triển DNNVV.

(13)

- Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV, sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ khi mở rộng địa giới hành chính (2008 đến nay), chỉ ra bất cập của từng giải pháp.

- Nghiên cứu định hướng, quan điểm phát triển DNNVV, sử dụng giải pháp tài chính đế phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất hoàn thiện sử dụng giải pháp tài chính nhằm phát triển DNNVV Hà Nội phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, 2050.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Các DNNVV nói chung, DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sử dụng giải pháp tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ 2008 đến nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: nghiên cứu về DNNVV, việc sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Về thời gian: sự phân tích DNNVV, việc sử dụng giải pháp tài chính chủ yếu từ năm 2008 (khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính) đến nay.

- Chủ thể nghiên cứu: Giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước đối với phát triển DNNVV.

Do phạm vi của đề tài “các giải pháp tài chính” là quá rộng, NCS chỉ đi sâu nghiên cứu việc sử dụng giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: thuế, tín dụng, các Quỹ trợ giúp và quỹ đầu tư, chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu.

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chung: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận, logic. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế: thống kê, đánh giá, biểu bảng.

(14)

- Nguồn thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn như từ các nghiên cứu khoa học về DNNVV của các nhà nghiên cứu, các dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và Đầu tư, Niên giám thống kê, các kết quả khảo sát về DNNVV của các tổ chức kinh tế trong nước và Hà Nội, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của DNNVV Hà Nội. Số liệu thứ cấp được sử dụng từ các tài liệu nghiên cứu đã được tổng hợp.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, thực trạng phát triển của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng các giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố và nền kinh tế Việt Nam.

6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu xung quanh đề tài luận án.

Trên thế giới đã có nhiều sách, bài viết về DNNVV như:

- “Small and medium-sized enterprises in countries in transition/

Economic commission for Europe" của United Nation - Geneva New York;

Phân tích tình hình hoạt động của các DNNVV ở các nước Đang chuyển đổi - được mệnh danh là hoa hồng cho kinh tế Châu Âu. Tác giả chỉ rõ đặc điểm, tiêu thức phân loại, đánh giá sự hoạt động và vai trò của các DNNVV

- “Accounting and financial reporting guidelines for small and mediumsized enterprises (SMEGA): Level 3 guidance” của United Nations Conference on trade and development.

Đây là tài liệu về kế toán và báo cáo tài chính hướng dẫn thực hiện cho các DNNVV

- Nguyen Hoa Cuong (2007). Donor Coordination in SME Development in Vietnam: What has been done and How can it be strengthened?. Vietnam Economic Management Review.

(15)

Phân tích về tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam, trên cơ sở đó điều phối các nhà tài trợ nhằm trợ giúp cho DNNVV phát triển. Tác giả đã phân tích thực trạng hỗ trợ tài chính cho các DNNVV

- Huyen Linh (1998). Situation of Hanoi’s Small and Medium Enterprises. Vietnam Business.

Tác giả phân tích tình hình hoạt động, phát triển của các DNNVV Hà Nội. Tuy nhiên, tác giả phân tích thực trạng các DNNVV Hà Nội giai đoạn trước năm 1998 từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cũng như vai trò của loại hình DNNVV đối với tăng trường kinh tế của Thủ đô Hà Nội

- Economic Commission for Europe (2003). Small and Medium - sized enterprises in countries in transition. Geneva New York: United Nations.Hanoi.

Đây là tài liệu của Ủy Ban kinh tế Châu Âu phân tích về tình hình các DNNVV ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi. Đánh giá vai trò của các DNNVV trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các nước này.

Ở nước ta, những vấn đề lý luận về DNNVV cũng như chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động đến các DNNVV đã được quan tâm nghiên cứu từ cuối thập niên 80. Những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, các bài nghiên cứu về DNNVV dưới góc độ khác nhau, đó là:

- “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” Luận án PTS của Bạch Đức Hiển, 1996 - ĐH Tài chính Kế toán (nay là Học viện Tài chính)

Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng các công cụ tài chính như thuế, chứng khoán, tín dụng trong việc định hướng sự phát triển các DNNVV ở nước ta từ năm 1986 đến năm 2000. Tư liệu tác giả sử dụng từ trước 1995 trong đó tác giả đặc biệt quan tâm đến vai trò của thị trường chứng khóan trong huy động nguồn vốn cho các DNNVV.

(16)

- Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội - Lê Văn Tâm NXB chính trị quốc gia Hà nội, 1996

Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội trên góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế. Từ thực tế tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trong qúa trình cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình hoạt động, tác giả đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Tư liệu về hoạt động, phát triển của các DNNVV chủ yếu trước năm 1995, đồng thời giới hạn ở các DN trong ngành công nghiệp.

- “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” - NXB Thống kê, Hà Nội 1998, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Các tác giả nghiên cứu sự hình thành, phát triển cũng như tiêu thức phân loại các DNNVV (gắn với tiêu thức phân loại năm 1996) từ đó đưa ra các giải pháp đối với sự hoạt động và phát triển các DNNVV nước ta dưới góc độ quản lý kinh tế. Đặc biệt, các tác giả phân tích ảnh hưởng của quá trình gia nhập ASean đối với phát triển sản xuất kinh doanh của các DNNVV Việt Nam.

- “Tài chính hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ” - NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2002 của Cố GS,TS Hồ Xuân Phương, ThS Đỗ Minh Tuấn, Chu Minh Phương.

Tập thể tác giả nghiên cứu vai trò, tác động của chính sách tài chính với tư cách là công cụ quản lý kinh tế nhằm hỗ trợ sự phát triển các DNNVV ở nước ta từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới kinh tế 1986 đến năm 2000. Các tác giả phân tích vai trò của chính sách thuế, tín dụng ngân hàng, chính sách đầu tư, đặc biệt phân tích tác động của công cụ tài chính như trợ cấp tài chính, cho thuê tài chính nhằm đổi mới công nghệ cho các DNNVV.

(17)

Các tác giả đặc biệt phân tích vai trò của thị trường chứng khoán nhằm gia tăng nguồn lực tài chính cho DNNVV.

- “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” - NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 2002 của Nguyễn Đình Hương.

Tác giả phân tích cơ sở lý luận, tiêu thức phân loại và đánh giá thực tiễn hoạt động của các DNNVV ở nước ta từ khi bước vào công cuộc đổi mới 1986 đến 2000. Đặc biệt tác giả phân tích những cơ hội, thách thức đặt ra với các DNNVV khi nước ta là thành viên của Asean, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các DNNVV. Tác giả đề cập đến các giải pháp chung nhằm phát triển các DNNVV như: Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách tác động chung của Chính phủ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của chủ doanh nghiệp, chứ không đưa ra các giải pháp phát triển các DNNVV dưới góc độ của chuyên ngành tài chính ngân hàng.

- “Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đến 2005”- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000 của Nguyễn Cúc.

Tác giả nghiên cứu sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế trong quá trình xây dựng, phát triển nền KTTT tác động đến sự phát triển các DNNVV.

Phân tích thực trạng của một số chính sách đối với sự hoạt động của các DNNVV như: chính sách thị trường, xúc tiến thương mại, chính sách đất đai..

trên cơ sở đó đề xuất cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển các DNNVV.

- “Phát triển chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay” - LATS. 2004 của NCS Phạm Thị Thúy Hồng.

Tác giả nghiên cứu lý luận chung về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh trên cơ sở đó phân tích lợi thế và khó khăn của các DNNVV Việt Nam khi tham gia thị trường trong nước và đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng hóa. Từ đặc điểm đặc thù của các DNNVV Việt Nam, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của DN khi tham gia thị trường.

(18)

- “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” NXB Chính trị quốc gia 2006 của Trần Sửu.

Tác giả nghiên cứu đặc điểm đặc thù và khả năng của các DNNVV khi tham gia thị trường. Nghiên cứu chỉ ra cơ hội, thời cơ và thách thức, khó khăn của DNNVV Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phân tích các nhân tố cấu thành và tác động đến năng lực tham gia của DN trên thị trường tạo nên năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập.

- Quy định về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư -NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

Các bài viết tổng kết, khái quát cơ sở lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm của các nước trong trợ giúp các DNNVV (kinh nghiệm của các nước EU, Hoa kỳ, Trung quốc, các nước ASean...). Đặc biệt, các tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của các chính sách trợ giúp của Chính phủ về xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực...Trên cơ sở đó kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về trợ giúp của Chính phủ đối với sự phát triển các DNNVV.

- Đinh Văn Sơn - Chính sách tài chính với phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Tài chính, Hà Nội 2009.

Tác giả nghiên cứu nhằm chỉ ra vai trò các chính sách tài chính trong trợ giúp các DNNVV mở rộng thị trường xuất khẩu. Phân tích thực trạng tham gia thị trường xuất khẩu của các DN Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ về nguồn vốn, thuế xuất khẩu, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…nhằm giúp các DNNVV mở rộng thị trường xuất khẩu.

- “Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện hội nhập”, LVThS 2010, Phan Thị Lệ Thủy - ĐH Ngoại thương, chuyên ngành kinh tế thế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Nghiên cứu khái niệm, tiêu thức phân loại các DNNVV. Phân tích các nhóm nhân tố vĩ mô, vi mô tác động đến hoạt động của các DNNVV. Khái

(19)

quát đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà nội. Đánh giá sự phát triển của các DNNVV từ năm 2005-2009. Chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các DNNVV trên cơ sở đó nêu ra định hướng, mục tiêu và kiến nghị hai hệ thống giải pháp để phát triển các DNNVV Hà Nội. Tác giả nghiên cứu phát triển DNNVV nói chung chứ không nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tài chính ngân hàng.

- “Chính sách tài chính - kế toán phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta”- LAST, 2010 của NCS Hà Quý Sáng - Trường Đại học Thương mại Hà Nội.

Luận án phân tích các khái niệm, nội dung của chính sách tài chính, kế toán đối với các DNNVV. Trình bày tiêu thức phân loại DNNVV, ưu thế, hạn chế của các DNNVV. Đưa ra bức tranh thực trạng phát triển các DNNVV, chính sách tài chính (tín dụng, thuế, tỷ giá...), chính sách kế toán (chế độ kế toán, công tác tổ chức và chuẩn mực kế toán). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính, chính sách kế toán nhằm thúc đẩy các DNNVV phát triển.

- “Quản lý tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” - LATS 2012, NCS Nguyễn Thị Minh - ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Phân tích những vấn đề chung về DNNVV, khung lý thuyết và khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp, nội dung cơ bản của quản lý tài chính như quản lý vốn, tổ chức huy động vốn, quản lý hạch toán chi phí, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư. Phân tích và hoạch định tài chính, đánh gái kết quả quản lý tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính...

Công trình của tác giả nghiên cứu DNNVV Hà Nội trên góc độ quản lý tài chính chứ không phân tích giải pháp tài chính tác động đến phát triển DNNVV. Các số liệu về DNNVV sử dụng trước 2010 và không đề cập đến tác động của hội nhập kinh tế quốc tế...

(20)

- “Sử dụng công cụ tài chính vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV”, LATS 2012 Học viện Tài chính, NCS Nguyễn Thị Việt Nga

Ngoài phần đặc điểm chung của DNNVV, tác giả nghiên cứu khái niệm, các hình thức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của DNNVV. Trên cơ sở đó tác giả phân tích các công cụ tài chính vĩ mô của Chính phủ như: thuế, đầu tư, thị trường chứng khoán, lãi suất tín dụng...nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV.

- “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNVV”, LATS Học viện Tài chính 2012, NCS Phạm Thị Vân Anh

Công trình nghiên cứu năng lực tài chính, các yếu tố cấu thành, các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của DNNVV như hiệu quả vốn đầu tư, tài sản cố định, lợi nhuận trước (sau) thuế, khả năng thanh toán, nợ phải trả... của DNNVV. Đề tài nghiên cứu trên góc độ tài chính vi mô của DNNVV. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá và đề xuất hệ thống các giải pháp giúp DNNVV nâng cao năng lực tài chính trong điều kiện nền kinh tế hội nhập...

Những công trình trên đã nghiên cứu về DNNVV ở nước ta ở những góc độ khác nhau, trong những giai đoạn nhất định và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy các DNNVV phát triển. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu làm rõ khái niệm, tiêu thức đánh giá về phát triển DNNVV, chưa nghiên cứu các giải pháp tài chính dưới góc độ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV nói chung, DNNVV Hà Nội. Hiện nay, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới đặt ra yêu cầu phải thực hiện các cam kết thuế quan trong WTO và AFTA/ASean, đặc biệt quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP... đã và đang tác động rất lớn tới DNNVV nói chung và DNNVV Hà Nội, tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và Thủ đô Hà Nội đòi hỏi việc

(21)

sử dụng các giải pháp tài chính cần được tiếp tục hoàn thiện phù hợp nhằm trợ giúp DNNVV phát triển.

Chính vì những “mảng trống” chưa được giải quyết trong các công trình trên mà Luận án của NCS nghiên cứu làm rõ 2 điểm mới: phát triển DNNVV và giải pháp tài chính để phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.

(22)

CHƯƠNG 1

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng về DNNVV 1.1.1.1. Khái niệm.

Thuật ngữ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa” (DNNVV) được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam. Khái niệm DNNVV viết tắt là SMEs (Small and Medium enterprises) được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các Tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO. Hiện nay, ở các nước khác nhau, khái niệm DNNVV được hiểu khác nhau, việc phân loại DNNVV phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng và giới hạn của từng tiêu thức. Trên thế giới, việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính tương đối, bởi nó chịu tác động của trình độ phát triển kinh tế, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của mỗi quốc gia hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ. Song tựu chung, DNNVV được xác định dựa trên hai tiêu chí định lượng và định tính:

Tiêu chí định tính: dựa trên các tiêu thức cơ bản như trình độ chuyên môn hóa, các nghiệp vụ tài chính, bộ máy quản lý, hình thức tổ chức DN. Các tiêu thức này có thể phản ánh đúng bản chất nhưng lại khó xác định trên thực tế nên thường được sử dụng để tham khảo khi phân loại DNNVV.

Tiêu chí định lượng: Được xây dựng trên các chỉ tiêu như số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động thường xuyên thực tế hoạt động của DN, tổng giá trị tài sản hay vốn cố định hoặc giá trị tài sản (vốn) thực có của DN, tổng doanh thu hay lợi nhuận của DNNVV.

(23)

Các tiêu chí định lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô DN. Song ở các thời điểm khác nhau, các tiêu chí này cũng khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù vẫn có yếu tố chung nhất định. Trong mỗi nước, tiêu thức khái quát quy định về tiêu thức và lượng hoá các tiêu chuẩn giới hạn các tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước tại Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tiêu thức xác định DNNVV ở một số nước và vùng lãnh thổ

Nước và vùng lãnh thổ

Các tiêu thức áp dụng Số lao động Tổng vốn hoặc

giá trị tài sản Doanh thu Inđônêxia <100 0,6 tỷ IDR <2 tỷ IDR

Philippin <200 100 triệu PHP

Xingapo <100 <499 triệu USD Thái Lan <100 < 20 triệu THB

Mianma <100

Hàn Quốc

<300 trong công

nghiệp xây dựng <0,6 triệu USD Trong thương mại, dịch vụ <1,4 triệu USD

<20 trong thương

mại, dịch vụ <0,25 triệu USD Đài Loan

<300 trong công nghiệp xây dựng

1,4 triệu USD Trong thương mại, dịch vụ <1,4 triệu USD

<50 trong thương mại, dịch vụ

Nhật Bản

<100 trong bán

buôn <30 triệu JPY

<50 trong bán lẻ <10 triệu JPY

<300 trong các

ngành khác <100 triệu JPY Ôxtrâylia <500 trong công

nghiệp và dịch vụ

EU <250 <2,7 triệu EUR 40.000 EUR

Canađa <500 <20 triệu CAD

Mêxicô <250 < 7 triệu USD

Mỹ <500

Nguồn: Hồ sơ DNNVV của APEC 1998, định nghĩa DNNVV của các nước EU 1999, tổng quan các DNNVV của OECD 2000

(24)

Ở nước ta, trước tháng 6 năm 1998, việc phân loại DNNVV dựa vào 2 tiêu thức chủ yếu là lao động và vốn. Theo quy định tại công văn số 681/CP- KTN ngày 22/06/1998 của Văn phòng Chính phủ thì: các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ VND và số lao động dưới 200 người là DNNVV.

Tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23.11.2001 về trợ giúp phát triển các DNNVV, Chính phủ đưa ra định nghĩa về DNNVV (Điều 3 Chương 1, Nghị định 90): “DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động không quá 300 người”.

Việc xác định DNNVV dựa vào quy mô DN chứ không căn cứ vào loại hình sở hữu. Tuy nhiên, định nghĩa trên chưa phản ánh đầy đủ hết đặc tính của từng ngành, do đó cần xác định đúng đắn các đặc tính của mỗi ngành khi phân loại quy mô DN theo yêu cầu của thị trường thì định nghĩa DNNVV sẽ chính xác và phù hợp hơn.

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, khái niệm DNNVV được điều chỉnh: “DNNVV là cơ sở đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp:

siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong Bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” (Bảng 1.2)

Bảng 1.2. Tiêu thức phân loại các DNNVV ở Việt Nam

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Lao động

(người) Tổng vốn

(tỷ đồng) Lao động

(người) Tổng vốn

(tỷ đồng) Lao động (người) Nông, lâm, thủy sản ≤ 10 ≤ 20 10 - 200 20 - 100 200 - 300 Công nghiệp xây dựng ≤ 10 ≤ 20 10 - 200 20 - 100 200 - 300 Thương mại, dịch vụ ≤ 10 ≤ 10 10 - 50 10 - 50 50 -100

Nguồn: Nghị Định số 56/2009 -CP ngày 30/6/2009 1.1.1.2. Đặc trưng của DNNVV

(25)

DNNVV ở các quốc gia đều có các đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, DNNVV có quy mô vốn và lao động nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của DNNVV.

Thứ hai, ngành nghề kinh doanh của DNNVV chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực đòi hỏi ít vốn, thời gian chu chuyển vốn nhanh.

Thứ ba, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả.

Thứ tư, thị phần của các DNNVV không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao. Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí không có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNNVV.

Ở Việt Nam, ngoài những đặc trưng chung, DNNVV còn có đặc trưng:

- DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

- Trình độ của chủ DN và người lao động không cao, đa phần chưa được đào tạo chính quy.

- Khả năng tổ chức quản lý DN hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp.

- Trình độ công nghệ, khả năng tài chính cho nghiên cứu triển khai thấp, khả năng tiếp cận thị trường không cao, nhất là thị trường nước ngoài.

- DNNVV thường sử dụng đất đai của mình làm mặt bằng sản xuất.

1.1.2. Ưu thế, hạn chế của DNNVV.

1.1.2.1. Ưu thế của DNNVV.

Thứ nhất, năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với biến động của thị trường là ưu thế nổi trội của DNNVV. Với quy mô nhỏ, tổ chức bộ máy gọn nhẹ nên DNNVV có tính linh hoạt, nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, xâm nhập được vào những nơi mà DN lớn không thể hoặc khó tiếp cận như thị trường “ngách”, nên tạo được thị trường riêng cho từng loại mặt hàng nhằm thu lợi nhuận khi công việc kinh doanh thuận lợi, hoặc dễ dàng rút khỏi thị trường “ngách” khi công việc kinh doanh không thuận lợi và kém hiệu quả.

(26)

Thứ hai, DNNVV được tạo lập dễ dàng và hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp. DNNVV phát triển ở những ngành nghề không đòi hỏi công nghệ hiện đại, vốn đầu tư thấp, chi phí cố định không cao nên dễ dàng được thành lập cũng như rút ra khỏi thị trường.

Thứ ba, DNNVV được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của mối quan hệ gia đình, số lao động sử dụng ít nên quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động gắn bó. Bộ máy quản lý gọn nhẹ nên hiệu quả.

Thứ tư, DNNVV có thể khai thác được tiềm năng và thế mạnh của mỗi đia phương, tạo lập sự cân bằng trong phát triển giữa các ngành, vùng trong một quốc gia. DNNVV có khả năng tận dụng nguồn lao động phân tán, nguồn nguyên liệu với trữ lượng nhỏ sẵn có tại địa phương, sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu của DN lớn từ đó tạo nhiều việc làm. Mặt khác, DNNVV phát triển rộng rãi ở các địa phương, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, hình thành sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần ổn định KTXH.

Thứ năm, DNNVV có tính linh hoạt, dễ thích ứng với các biến động của thị trường. Với ưu thế quy mô nhỏ, gọn, năng động, dễ quản lý, DNNVV có tính cơ động và linh hoạt cao, dễ thích ứng với biến đổi của thị trường, có khả năng thay đổi phương án SXKD, mặt hàng và mẫu mã, hoặc thị phần.

1.1.2.2. Hạn chế của DNNVV.

Thứ nhất, năng lực tài chính thấp, khả năng tích lũy vốn chậm dẫn đến những bất lợi trong hoạt động SXKD, khả năng huy động vốn từ NH và các TCTD vốn hạn chế, nhất là các khoản vay trung và dài hạn, khó huy động vốn trên thị trường chứng khoán,…

Thứ hai, trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ của phần lớn các DNNVV không cao. Công nghệ mà DNNVV sử dụng đa phần lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm và DN không cao. Tiềm lực tài chính cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ công nghệ mới hạn chế.

(27)

Thứ ba, trình độ tay nghề của chủ DN và người lao động trong các DNNVV không cao, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, hoặc tự đào tạo qua thực tiễn, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý DN yếu, thiếu kỹ năng cần thiết về quản lý, quản trị DN, điều hành, luật pháp,...

Thứ tư, hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường khó khăn do năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ các nhà quản trị DN, nguồn kinh phí cho quảng cáo, tiếp thị thị trường hạn hẹp.

1.1.3. Vai trò của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định cơ chế, chính sách cũng như tiến hành cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi cho DNNVV phát triển lành mạnh. Ở các nước và Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KTXH.

1.1.3.1. Về khía cạnh kinh tế

Một, DNNVV góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định KTXH Ở hầu hết các quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ trọng rất cao (Mỹ:

98,7%, Đức: 97%, Pháp: 99,6%, Nhật: 99%, Trung quốc: 99% và Việt Nam:

95%...). DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng các DN nên đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định của một bộ phận lớn dân cư, làm giảm chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các đối tượng dân cư góp phần ổn định KTXH.

Hai, DNNVV có vai trò quan trọng trong thu hút, khai thác vốn và các nguồn lực sẵn có trong xã hội cho mục tiêu đầu tư phát triển.

Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội, là yếu tố quan trọng để khai thác, phối hợp các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, công nghệ, quản lý để tạo ra lợi nhuận cho chủ DN, đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. Vốn có vai trò quan trọng trong đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa quy trình sản xuất, đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho

(28)

người lao động, trình độ quản lý cho chủ DN... DNNVV có vai trò khơi dậy, khai thác được các nguồn vốn và các nguồn lực sản xuất (lao động, đất đai, kinh nghiệm quản lý...) vốn nhỏ bé, phân tán, tiềm tàng trong dân cư để đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế.

Ba, DNNVV góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình phát triển của các DNNVV sẽ góp phần tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành, vùng, thành phần kinh tế. DNNVV với tính năng động cao, nhạy cảm trước biến động của nền kinh tế nên dễ dàng dịch chuyển phương hướng SXKD từ ngành, vùng có lợi nhuận và hiệu quả thấp sang ngành, vùng có lợi nhuận và hiệu quả cao. Trong thời đại tiến bộ khoa học công nghệ và nền KTTT hiện đại, DNNVV với tính linh hoạt cao nên có điều kiện thuận lợi trong ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị phần hoặc dễ dàng “mạo hiểm” dịch chuyển đầu tư sang ngành mới có hàm lượng “chất xám”, hàm lượng vốn cao, công nghệ cao, giá trị cao, lợi nhuận cao. Quá trình này thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hình thành cơ cấu nền kinh tế quốc dân hợp lý, hiện đại.

Bốn, DNNVV góp phần tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế, tạo cơ sở ra đời các DN lớn.

Trong điều kiện khu vực hóa, toàn cầu hóa và HNKTQT ngày càng sâu rộng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các DN buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa, mở rộng liên kết, hợp tác dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: thiết lập đối tác chiến lược kinh doanh, đối tác công nghệ, thiết lập mạng lưới phân phối hoặc DNNVV trở thành những DN “vệ tinh”

của các DN lớn. Thông qua các mối quan hệ liên kết đó, các DNNVV có thể

“sáp nhập” hình thành các DN lớn hoặc DN lớn có thể ra đời theo mô hình Tổng công ty với các “DN vệ tinh” là các DNNVV.

1.1.3.2. Về khía cạnh xã hội

(29)

Một, DNNVV góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

DNNVV là khu vực thu hút lượng lao động lớn, tạo việc làm cho 1/2 đến 2/3 lực lượng lao động ở các quốc gia (DNNVV tạo việc làm cho 50%

lao động ở Đức, 47,7% lao động ở Pháp, 80,6% lao động ở Nhật bản, 42% lao động ở Canađa, 70% lao động ở Việt Nam...) đóng góp quan trọng trong tạo việc làm, ổn định đời sống dân cư, giảm thất nghiệp, góp phần ổn định xã hội.

Hai, DNNVV có vai trò quan trọng nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

DNNVV với lợi thế sử dụng vốn ít, tận dụng được mọi nguồn lao động sẵn có, nguồn nguyên liệu phân tán hoặc nhiều sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm trong các DN lớn, nên DNNVV có mạng lưới phát triển rộng khắp, tạo việc làm cho các đối tượng dân cư (cả lao động phổ thông, người tàn tật....) nên tạo và tăng thu nhập cho dân cư, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các đối tượng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội.

Ba, sự phát triển của các DNNVV góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi, tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh

Sự ra đời, phát triển của DNNVV sẽ thúc đẩy những cá nhân có ý tưởng kinh doanh tốt tham gia vào thương trường. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền KTTT hội nhập, sẽ hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, được “tôi lửa” thử thách trên thương trường, biết kết hợp tri thức khoa học với kinh nghiệm thực tế để nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để vươn lên...thông qua đó hình thành đội ngũ các doanh nhân giỏi. Quá trình phát triển rộng khắp của các DNNVV chính là quá trình phát hiện, “ươm mầm” cho ra đời các “tài năng trẻ” kinh doanh.

Vậy DNNVV có vai trò quan trọng đối với phát triển của mỗi quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Phát triển DNNVV là xu hướng tất yếu ở mọi quốc gia trong thời đại hiện nay.

(30)

1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập.

1.2.1. Phát triển DNNVV

Phát triển DNNVV là sự tăng lên về lượng, thay đổi về chất của chính các DNNVV trong nền kinh tế phù hợp với trình độ và xu hướng phát triển của nền KTTT hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ và kinh tế tri thức.

Sự phát triển DNNVV phụ thuộc các nhân tố:

1.2.1.1. Nhóm nhân tố vi mô tác động đến sự phát triển DNNVV.

- Tình hình và tính chất cạnh tranh trên từng thị trường tác động trực tiếp tới hoạt động của DNNVV. Tình hình thị trường tốt với môi trường cạnh tranh lành mạnh có động lực sẽ tạo cơ hội cho DNNVV phát triển và ngược lại. Tính chất cạnh tranh trên thị trường “cạnh tranh hoàn hảo” hay “cạnh tranh không hoàn hảo” là yếu tố trực tiếp tác động đến phát triển DNNVV.

- Sự phát triển và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của DNNVV: Tiến bộ khoa học công nghệ tạo cơ hội cho DNNVV có thể lựa chọn các trang thiết bị kỹ thuật tiến bộ nhờ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh khi tham gia thị trường. Tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin còn tạo ra khả năng liên kết chặt chẽ giữa các DN về phương pháp tổ chức quản lý, điều hành DN, thị trường, tạo cơ hội cho DN tham gia “chuỗi giá trị” chung. Ngày nay, tiến bộ khoa học công nghệ là nhân tố quyết định trình độ, tốc độ phát triển của DNNVV.

- Đội ngũ các nhà sáng lập và quản trị DN: Sự phát triển của DNNVV phụ thuộc năng lực của người sáng lập và quản trị DN. Các DNNVV thường xuyên phải thích nghi với môi trường kinh doanh, phản ứng với những tác động bất lợi từ cạnh tranh của các DN lớn nên đòi hỏi các nhà sáng lập, nhà quản trị DN phải linh hoạt trong quản lý điều hành, dám nghĩ dám làm, quyết đoán và biết chấp nhận mạo hiểm trong mọi hoạt động SXKD. Số lượng, chất

(31)

lượng các nhà sáng lập và quản trị DNNVV sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV của mỗi quốc gia.

1.2.1.2. Nhóm nhân tố vĩ mô tác động đến sự phát triển DNNVV.

- Môi trường thể chế cho hoạt động của DNNVV: Đó là chính sách, cơ chế do các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định nhằm quản lý, hỗ trợ, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển các DNNVV trong mỗi nền kinh tế. Môi trường thể chế thuận lợi cho phát triển DNNVV bao gồm các chính sách, cơ chế phù hợp hướng tới “ưu tiên” tháo gỡ khó khăn, trợ giúp cho DNNVV hoạt động, phát triển. Đó là chính sách thuế, tín dụng “ưu đãi”, tỷ giá linh hoạt, chính sách mặt bằng SXKD và các Quỹ trợ giúp cho DNNVV phát triển.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập mang lại cơ hội và thách thức cho phát triển DNNVV, đòi hỏi mỗi DN buộc phải “cải cách và đổi mới”

nhằm thích nghi với biến động của cơ chế thị trường và hội nhập. HNKTQT, các DNNVV được tham gia cung ứng hàng hóa và cạnh tranh bình đẳng ở cả thị trường trong nước và thế giới. Hội nhập đặt ra yêu cầu buộc mỗi DNNVV phải tự cải cách, hoàn thiện, đổi mới từ bên trong để thích nghi.

- Trình độ phát triển KTXH và đặc điểm tâm lý, tập quán, văn hóa của mỗi quốc gia, vùng, miền ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV: Trình độ phát triển KTXH của mỗi quốc gia, khu vực càng cao thì điều kiện cho DNNVV càng ổn định, phương hướng, chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, bền vững và DN phát triển càng thuận lợi và ngược lại. Đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, địa phương tác động đến hành vi kinh doanh của chủ DN và người lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và DN do đó tác động đến sự phát triển DNNVV.

Các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ cùng ảnh hưởng đến phát triển của DNNVV. Mỗi DNNVV hoạt động đều phải chịu sự tác động của các nhân tố khác nhau, nhân tố chủ quan từ chính bản thân DN

(32)

và nhân tố khách quan tác động đến môi trường kinh doanh. Để khai thác những nhân tố tích cực đồng thời hạn chế tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, DNNVV phải chủ động phân tích, nắm bắt kịp thời, dự báo được tình hình để đưa ra những quyết sách phù hợp để phát triển.

1.2.2. Nội dung phát triển DNNVV

Phát triển DNNVV được thể hiện trên các khía cạnh: mức độ đổi mới trang thiết bị công nghệ, khả năng huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực srn xuất (vốn, lao động...), thị phần và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường, trình độ và năng lực quản lý của chủ DN, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các chính sách vĩ mô của Chính phủ để phát triển của DN.

1.2.2.1. Công nghệ và năng lực sử dụng công nghệ

Trong thời đại tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức, thì vốn - công nghệ - thị trường là vấn đề cốt lõi sống còn với mỗi DN.

Trang thiết bị, công nghệ hiện đại là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, giúp DNNVV nâng cao sức cạnh tranh của DN, sản phẩm trên thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả SXKD.

Ngày nay, công nghệ hiện đại, phù hợp gắn với phương pháp sản xuất tiên tiến đang trở thành tiêu thức đánh giá “xếp hạng” lợi thế cạnh tranh của DN.

Công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ liên quan mật thiết đến năng lực quản lý của chủ DN và trình độ của người lao động. Trong nền KTTT hiện đại, các DN có khả năng quản lý tốt thường là những DN thường xuyên cải tiến, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm ứng dụng công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến vào SXKD. Sự lựa chọn đúng công nghệ thích hợp cho mỗi DN sẽ giúp DN phát triển chiến lược kinh doanh đúng, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và áp dụng được phương pháp quản lý DN tốt. Trình độ công nghệ hiện đại, phù hợp trong DNNVV là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của DN. Đó là một trong các nhân tố đánh giá sự phát triển của DNNVV.

(33)

1.2.2.2. Vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động SXKD.

Thông qua sự vận động của vốn, có thể xác định tình hình hoạt động của DN.

Thiếu vốn và khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là bài toán nan giải chung của DNNVV. Chính phủ các nước đều tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNNVV. Do vậy, sự gia tăng quy mô vốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động vốn, sự gia tăng hiệu quả sử dụng vốn là tiêu thức đánh giá sự phát triển của DNNVV.

1.2.2.3. Thị trường và khả năng cạnh tranh của DNNVV

Trong nền KTTT, thị trường là vấn đề quan trọng có ý nghĩa “sống còn” với DN, nền kinh tế. Thị trường là nhân tố tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của DN và sản phẩm, là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên môi trường kinh doanh bình đẳng cho DN. Tình hình thị trường “đầu vào” thuận lợi giúp DN giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, giá bán. Thị trường “đầu ra” thuận lợi giúp DN tiêu thụ được sản phẩm, giảm các chi phí lưu thông thuần túy, giảm giá bán, thu hồi nhanh vốn và tăng tỷ suất lợi nhuận. Thị trường đầu ra được C. Mác gọi là “bước nhảy nguy hiểm” của hàng hóa, nó quyết định sự thành bại của DN cũng như đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và DN. Do vậy, thị trường và khả năng cạnh trạnh của DN là tiêu thức đánh giá sự phát triển của DNNVV.

1.2.2.4. Trình độ quản lý doanh nghiệp.

Trong nền KTTT hiện đại, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt trở thành quy luật tất yếu “thương trường như chiến trường”. Để có thể đứng vững và chiến thắng các “đối thủ” cạnh tranh trên thương trường, đòi hỏi các chủ DN phải có trình độ tri thức, năng lực quản lý giỏi, năng động, sự am hiểu pháp luật, phong tục tập quán... trên từng thị trường mới có thể đưa DN mình đứng vững và phát triển. Mỗi chủ DN phải trau dồi năng lực về mọi mặt, có tư duy quản lý khoa học mới có thể thu thập, tổng hợp, phân tích,

(34)

đánh giá xác đáng các thông tin kinh tế, kỹ thuật để đề ra chiến lược kinh doanh, đưa ra các quyết sách đúng đắn, sáng suốt, kịp thời nhằm mang lại lợi ích, hiệu quả kinh doanh cho DN. Chủ DN phải có kỹ năng giám sát, quản lý, nắm vững “nghệ thuật” sử dụng lao động, biết chăm lo cho người lao động để khuyến khích họ tận tâm đóng góp vào sự tăng trưởng của DN. Vậy, trình độ quản lý của chủ DN là tiêu thức đánh gía sự phát triển DNNVV.

1.2.2.5. Sự mở rộng nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, kết cấu hạ tầng.

DNNVV ở các quốc gia đều gặp khó khăn về nhà xưởng, mặt bằng SXKD so với các DN lớn. Sự khó khăn về mặt bằng khiến các DNNVV phải thuê lại mặt bằng của các DN lớn, hoặc thuê với giá cao làm tăng chi phí sản xuất. Mặt khác, kết cấu hạ tầng vật chất cho SXKD của DNNVV như điện, nước, kho bãi, đường nội bộ...ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của DN. Do vây, sự mở rộng mặt bằng, hiện đại hóa nhà xưởng và hạ tầng cho SXKD là tiêu thức đánh gía sự phát triển DNNVV

Tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV: Với một quốc gia, phát triển DNNVV được thể hiện ở cả mặt định lượng và định tính.

Về định lượng: phát triển DNNVV là sự tăng trưởng liên tục và bền vững của chính các DNNVV, thể hiện ở:

Tốc độ gia tăng về số lượng các DNNVV đăng ký kinh doanh và hoạt động, gia tăng quy mô vốn và lao động trong các DNNVV, gia tăng hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận, mức độ đổi mới trang thiết bị công nghệ trong các DNNVV,... Dưới góc độ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng, sự phát triển DNNVV được thể hiện thông qua các nhóm hệ số tài chính phản ánh tốc độ tăng của doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE), hiệu suất hoạt động của TSCĐ và hiệu quả của vốn kinh doanh, 1 số chỉ tiêu cụ thể:

(35)

Tốc độ tăng số

lượng DNNVV = Số DNNVV (năm n) - Số DNNVV (năm n-1)

X100 Số DNNVV (năm n-1)

Tốc độ tăng ROS =

ROS (năm n) - ROS (năm n-1)

X 100 ROS (năm n-1)

Tốc độ tăng ROE = ROE (năm n) - ROE (năm n-1)

X 100 ROE (năm n-1)

Về định tính: phát triển DNNVV thể hiện ở sự phân bố DNNVV hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực, vùng nhằm khai thác tối ưu nguồn lực sản xuất, tức sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, trình độ kỹ thuật công nghệ và quản lý trong các DNNVV phù hợp đáp ứng yêu cầu của CNH, phát triển KTTT, kinh tế tri thức và HNKTQT. Tăng tỷ lệ đóng góp của DNNVV vào tăng trưởng GDP, tăng thu NSNN, tạo việc làm mới cho người lao động.

Tốc độ tăng việc làm

=

Số việc làm mới

(năm n) - Số việc làm mới(năm n-1)

X100 Số việc làm mới (năm n-1)

Phát triển DNNVV được thể hiện trong cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho DNNVV được hoạt động kinh doanh trong môi trường thông thoáng, cạnh tranh bình đẳng với các DN lớn, được công bằng trong tiếp cận các dịch

Tốc độ tăng doanh thu =

Doanh thu (năm n) - Doanh thu (năm n-1)

X 100 Doanh thu (năm n-1)

Tốc độ gia tăng đóng góp

GDP

=

Tỷ lệ đóng

góp GDP (năm n) - Tỷ lệ đóng góp GDP (năm n-1)

X100 Tỷ lệ đóng góp GDP (năm n-1)

(36)

vụ công, được thụ hưởng các chính sách trợ giúp của Chính phủ, Tỉnh, Thành phố về thuế, tín dụng, các Quỹ trợ giúp...

1.2.3. Tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển DNNVV

Ngày nay, toàn cầu hóa và HNKTQT đã và đang trở thành xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hoá, khu vực hoá các mặt của đời sống KTXH đã và đang tác động đến sự phát triển của mọi quốc gia, đặt mỗi nước trong quỹ đạo vận động của vòng xoáy "mở cửa" hội nhập mà nước ta không thể nằm ngoài quỹ đạo ấy, đó là xu thế tất yếu khiến cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển như thế nào đều phải “hội nhập” để đảm bảo lợi ích của chính quốc gia, dân tộc mình. HNKTQT không chỉ diễn ra trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường… với các hình thức đa dạng và ở mức độ khác nhau. Qúa trình HNKTQT tạo ra những quan hệ gắn bó, sự “tùy thuộc” lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hóa, HNKTQT tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. HNKTQT tạo ra dòng chảy đan xen, “sự giao thoa” đa dạng giữa các loại thị trường (vốn, kỹ thuật, sản phẩm hàng hóa…), giữa các loại hình DN, tạo ra cơ hội và thách thức cho các DNNVV.

Bởi các DNNVV có những cơ hội song cũng gặp nhiều thách thức, khó khăn khi tham gia vào nền KTTT hội nhập do chênh lệch về trình độ phát triển cũng như sự khác biệt về thể chế chính trị... Các DNNVV được tham gia vào

“sân chơi” chung bình đẳng với các DN lớn, được quyền tiếp nhận, khai thác và sử dụng các nguồn lực để phát triển, song môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt mà yếu thế thường thuộc về chính các DNNVV.

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, WTO…

đòi hỏi phải từng bước tuân thủ các nguyên tắc và “lộ trình” hội nhập, đặc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa vào đặc điểm hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất, thông tin từ phía công ty Scavi Huế và thừa kế các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về thang đo

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Sepehrdoust [18] đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp GMM để điều tra tác động của phát triển CNTT và tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của

Nhiều năm qua, doanh nghiệp Q liên tục trồng cây xanh xung quanh nhà máy, tạo quang cảnh môi trường xanh, sạch... Không

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh; sử dụng công nghệ

Trong nghiên cứu này, trình bảy ảnh hưởng của việc thay thế một phần nhiên liệu diesel bằng nhiên liệu hydro được bổ sung trên đường ống nạp bằng phương pháp mô

Chương 1 đã khái quát những vấn đề chung về kế toán và tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, đồng thời đi sâu vào những nội dung cơ bản của tổ chức công