• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22 Ngày soạn:3/2/2018

Ngày giảng: Thứ 2/5/2/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 211, 212: LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂN CUỐI THEO CẶP N/ T/

TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- Hs ôn lại vần có âm chính và ân cuối - Đọc, viết các tiếng từ chứa âm cuối n /t - Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK . . - HS viết vở chính tả bài: Quả mận

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Việc 1 : Chiếm lĩnh khái niệm

- Em nhắc lại những vần nào có âm cuối đi theo cặp n/t?

- Vần :/en/et, /ên/êt, in/it, on/ot, ôn/ôt, ơn/ơt.

- Làm tròn môi các vần bằng cách thêm âm đệm vào trước vần en/et - Em vẽ mô hình vần /en/,/et .

-Vần ên/êt, in/it tương tự

- Tìm tiếng chứa một vần đã học ở trên: xét nét, sền sệt, thân quen,...

Việc 2: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: ghen ghét, nghìn nghịt, quen biết, quả quýt,rau ngót,..HS đọc trơn, đọc phân tích ( Cá nhân, đồng thanh, tổ)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh)

TIẾT 2 Việc 3: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe đoạn sau:Quả mận.

* Viết bảng con.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: chan chát, giỏ mận...

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính tả 1đoạn bài:Quả mận từ Mẹ cho Lan đến ba quả.

---

(2)

Ngày soạn:3/2/2018

Ngày giảng: Thứ 3/6/2/2018

TOÁN

TIẾT 85: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết: cách giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Hiểu đề toán cho gì? hỏi gì?

- Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, VBT.

- Bộ đồ dùng toán 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’) Hỏi tên bài học.

- Kiểm tra bài tập 4:

- Nhận xét về kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải (9’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán, cho xem tranh rồi đọc bài toán.

- Hướng dẫn các em tìm hiểu đề bài + Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng Tóm tắt:

Có : 5 con gà

Thên : 4 con gà Có tất cả : ? con gà

+ Hướng dẫn học sinh viết bài giải:

+ Viết câu lời giải

+ Viết phép tính (đơn vị đặt trong dấu ngoặc)

+ Viết đáp số.

- Gọi học sinh đọc lại bài giải vài lượt.

- Học sinh nêu.

- 1 em viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.

- 1 học sinh phân tích bài toán, - Theo dõi và nhận xét bài bạn.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Học sinh xem tranh và đọc đề toán SGK

+ Cho biết: Có 5 con gà

+ Hỏi: Nhà An có tất cả mấy con gà?

+ Học sinh đọc bài giải mẫu Giải:

Nhà An có tất cả là:

5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà

- Học sinh nêu các bước khi giải bài

(3)

c. Học sinh thực hành Bài 1: (10’) (VBT/16)

- Hướng dẫn quan sát tranh vẽ rồi viết (nêu) số thích hợp vào mỗi chỗ chấm để có bài toán, dựa vào tóm tắt để giải bài toán.

Bài 2: (9’) (VBT/16)

- Giáo viên giúp đỡ các em để hoàn thành bài tập của mình.

- Nhận xét, chữa bài..

Bài 3: Giảm tải. (VBT/16) 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Hỏi tên bài.

- Nhận xét tiết học, dặn dò làm bài tập ở nhà và chuẩn bị tiết sau.

toán có văn:

B1: Viết câu lời giải

B2: Viết phép tính (đơn vị đặt trong dấu ngoặc)

B3: Viết đáp số.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh viết tóm tắt và trình bày bài giải. Vào VBT, đọc bài làm cho cả lớp nghe.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh tự quan sát hình bài 2 để nêu bài toán.

- Học sinh tự giải và nêu bài giải Giải:

Tổ em có tất cả là:

6 + 3 = 9 (bạn) Đáp số : 9 bạn

- Học sinh nêu tên bài và các bước giải bài toán có văn.

---==---

TIẾNG VIỆT

TIẾT 213, 214: VẦN /EM/,/EP/,/EM/,/EP/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần /em/, /ep//êm/,/êp/

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần ./em/, /ep//êm/,/êp/

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 102,103 - HS viết vở chính tả một đoạn bài: Thi chân sạch.

II. ĐỒ DÙNG:

- Sách thiết kế, SGK, chữ mẫu thường, chữ mẫu in.

- Vở em tập viết, SGK, bảng con, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(4)

Tiết 1 Việc 0:

- Phân tích vần /am/,/ap/

- Vẽ mô hình vân /am/,/ap/

Việc 1: Học vần /em/, /ep/,/êm/, /êp/.

+ GV phát âm: /em/,/ep/

+ HS phát âm lại và phân tích /em/,/ep/.

+ Vần /em/,/ep/có những âm nào, vị trí của từng âm?

+ Vẽ mô hình vần /em/,/ep/

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

+ Tìm tiếng có vần /em/,/ep/

+ Thêm thanh vào tiếng có vần /em/./ep/

+ Tiếng có vần /em/ ,/ep/kết hợp với mấy thanh?

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần /em/,/ep/.

Vần /êm/,/êp/ tương tự vần /em/,/ep/

Việc 2: Viết

* Hướng dẫn viết chữ hoa: Chữ K + Giới thiệu chữ K in hoa

+ Hướng dẫn viết chữ K viết hoa

+ Miêu tả các nét chữ hoa K ( nêu quy trình viết )

* Hướng dẫn viết vần

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các vần /em /,/ep/,/êm/,/êp/. cỡ nhỏ (hai đến ba lần)

* Viết vở Em tập viết( 52 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét Tiết 2

Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: nem nép,xềm xệp, gán ghép, kem que,.. HS đọc trơn ( Cá nhân, đồng thanh, tổ)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/102,103 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh.

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe một đoạn bài: Thi chân sạch * Viết bảng con.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: cá chép ,nhọ nhem.

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính tả 1đoạn bài: Thi chân sạch.

Ngày soạn:4/2/2018

(5)

Ngày giảng: Thứ 4/7/2/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 215, 216: VẦN /IM/,/IP/,/OM/,/OP/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần im/, /ip//om/,/op/

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần .im/, /ip//om/,/op/.

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 104,105

- HS viết vở chính tả một đoạn bài: Đêm qua con làm mơ từ Mẹ à đến thấy chưa?

II. ĐỒ DÙNG:

- Sách thiết kế, SGK, chữ mẫu thường, chữ mẫu in.

- Vở em tập viết, SGK, bảng con, vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 Việc 0:

- Phân tích vần /em/,/ep/

- Vẽ mô hình vân /em/,/ep/

Việc 1: Học vần /im/, /ip/,/om/, /op/.

+ GV phát âm: /im/,/ip/

+ HS phát âm lại và phân tích /im/,/ip/.

+ Vần /im/,/ip/có những âm nào, vị trí của từng âm?

+ Vẽ mô hình vần /im/,/ip/

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

+ Tìm tiếng có vần /im/,/ip/

+ Thêm thanh vào tiếng có vần /im/./ip/

+ Tiếng có vần /im/ ,/ip/kết hợp với mấy thanh?

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần /im/,/ip/.

Vần /om/,/op/ tương tự vần /im/,/ip/

Việc 2: Viết

* Hướng dẫn viết chữ hoa: Chữ L + Giới thiệu chữ L in hoa

+ Hướng dẫn viết chữ L viết hoa

+ Miêu tả các nét chữ hoa L ( nêu quy trình viết )

* Hướng dẫn viết vần

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các vần /im /,/ip/,/om/,/op/. cỡ nhỏ (hai đến ba lần)

* Viết vở Em tập viết( 53 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét Tiết 3

(6)

Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: dao díp, rộn nhịp, tìm ra,.. HS đọc trơn ( Cá nhân, đồng thanh, tổ)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/104,105 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh.

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe một đoạn bài:Đêm qua con làm mơ từ Mẹ à đến thấy chưa? .

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: đêm qua, cái gì, tìm ra, tỉnh giấc,..

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính tả 1đoạn bài:Đêm qua con làm mơ từ Mẹ à đến thấy chưa?

---

TOÁN

TIẾT 86: XĂNG-TI-MÉT. ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

1. Kiến thức:

- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài.

- Biết xăng-ti-mét viết tắt là cm.

2. Kĩ năng:

- Có thể dùng thước chia vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Thước thẳng với các vạch chia thành xăngtimet (cm), từ 0 đến 20 cm.

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KTBC: (3’)

- KT bài tập số 2.

- Nhận xét về kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn bài: (10’)

Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm)dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có vạch chia từng cm).

- Giáo viên hướng dẫn cho học quan sát cái thước và giới thiệu:

- Học sinh làm ở bảng lớp bài 2.

- Học sinh khác nhận xét.

- Học sinh nhắc l¹i tªn bµi.

- Học sinh theo dõi cái thước giáo

(7)

+ Đây là cái thước có vạch chia từng cm.

Người ta dùng cái thước này để đo các độ dài đoạn thẳng.

+ Vạch đầu tiên là vạch 0 (giáo viên chỉ cho học sinh nhìn vào vạch số 0 này).

+ Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là 1 cm, độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng 1 cm, làm tương tự như thế cho đến độ dài vạch 20 cm.

Xăngtimet viết tắt là cm

(giáo viên viết lên bảng). Chỉ vào cm và cho học sinh đọc.

Giới thiệu các thao tác đo độ dài : - Hướng dẫn đo độ dài theo 3 bước

B1: đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.

B2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (xămet)

B3: Viết số đo đoạn thẳng (vào chỗ thích hợp)

c. Họïc sinh thực hành: (Luyện tập) Bài 1: (5’)Viết. (VBT/17)

- Giáo viên lưu ý học sinh viết ký hiệu của xăngtimet là cm. Giúp học sinh viết đúng quy định.

Bài 2: (5’)Viết số đo thích hợp rồi đọc số đo : (VBT/17)

- Yêu cầu học sinh viết số thích hợp rồi đọc to cho cả lớp nghe.

Bài 3: (5’)Đo rồi viết số đo: (VBT/17) - Cho học sinh làm ở VBT rồi chữa bài tại lớp.

Bài 4: (3’)(VBT/17)

- Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đo rồi ghi kết quả vào chỗ chấm thích hợp.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Hỏi tên bài.

- Học sinh nêu lại nội dung bài học.

viên hướng dẫn.

- Học sinh quan sát và làm theo.

Học sinh thực hành trên thước để xác định các vạch trên thước đều bằng nhau, vạch này cách vạch kia 1 cm.

- Học sinh chỉ và đọc xăngtimet

- Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh làm VBT.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh làm VBT và đọc kết quả.

1 cm, 6 cm, 3 cm, 2 cm.

- Học sinh làm VBT và chữa bài trên bảng lớp.

4cm, 5 cm, 6cm, 9 cm, 1 cm.

- Học sinh thực hành đo và nêu kết quả.

3cm, 2cm, 4cm, 6 cm.

- Học sinh nêu tên bài, nhắc lại cách đặt thước, đo một đoạn thẳng và đọc kết quả đo được.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 22: EM VÀ CÁC BẠN (T2)

(8)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.

2. Kĩ năng:

- Biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi.

- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.

- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. CÁC KNS CƠ BẢN TRONG BÀI :

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.

- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với bạn bè.

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với bạn bè.

- Kĩ năng phê phán đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa cho bài tập 5.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động học sinh

1. KTBC: (3’)

+ Để cư xử tốt với bạn em cần làm gì?

- GV nhận xét KTBC.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : (1’) b. Hướng dẫn bài:

Hoạt động 1: (10’)Học sinh tự liên hệ - Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ về việc mình đã cư xử với bạn như thế nào?

+ Bạn đó là bạn nào?

+ Tình huống gì xãy ra khi đó?

+ Em đã làm gì khi đó với bạn?

+ Tại sao em lại làm như vậy?

+ Kết quả như thế nào?

- Giáo viên gọi một vài học sinh nêu ý kiến trước lớp.

- Khen những học sinh đã cư xử tốt với bạn, nhắc nhở các em có hành vi sai trái với bạn.

Hoạt động 2: (8’)Thảo luận cặp đôi (bài tập 3)

Nội dung thảo luận:

 Trong tranh các bạn đang làm gì?

- HS nêu tên bài học.

- 3 hs trả lời

- Vài HS nhắc lại.

- Học sinh hoạt động cá nhân tự liên hệ về việc mình đã cư xử với bạn như thế nào theo gợi ý các câu hỏi.

- Phát biểu ý kiến của mình.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

(9)

 Việc làm đó có lợi hay có hại? Vì sao?

 Vậy các em nên làm theo các bạn ở những tranh nào, không làm theo các bạn ở những tranh nào?

GV kết luận:

- Nên làm theo các tranh: 1, 3, 5, 6 - Không làm theo các tranh: 2, 4

Hoạt động 3: (8’)Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn.

- Giáo viên phổ biến yêu cầu : mỗi học sinh vẽ 1 tranh về việc làm cư xử tốt với bạn mà mình đã làm, dự định làm hay cần thiết thực hiện.

- Khen ngợi những học sinh vẽ và thuyết minh tốt.

3. Củng cố: (3’)Hỏi tên bài.

* Tích hợp QVBPTE: Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Học bài, chuẩn bị bài sau.

- Thảo luận theo cặp.

- Lắng nghe.

- Học sinh vẽ xong và trưng bày ở bảng lớp, thuyết minh cho tranh vẽ của mình - Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

---==--- Ngày soạn:6/2/2018

Ngày giảng: Thứ 5/8/2/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 217, 218: VẦN /ÔM/,/ÔP/,/ƠM/,/ƠP/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần /ôm/, /ôp//ơm/,/ơp/

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần ./ôm/, /ôp//ơm/,/ơp/

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 106,107

- HS viết vở chính tả một đoạn bài: Trí khôn từ Một hôm đến có trí khôn.

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Việc 0:

- Phân tích vần /am/,/ap/

- Vẽ mô hình vân /am/,/ap/

Việc 1: Học vần /ôm/, /ôp/,/ơm/, /ơp/.

(10)

+ GV phát âm: /ôm/,/ôp/

+ HS phát âm lại và phân tích /ôm/,/ôp/.

+ Vần /ôm/,/ôp/có những âm nào, vị trí của từng âm?

+ Vẽ mô hình vần /ôm/,/ôp/

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

+ Tìm tiếng có vần /ôm/,/ôp/

+ Thêm thanh vào tiếng có vần /ôm/./ôp/

+ Tiếng có vần /ôm/ ,/ôp/kết hợp với mấy thanh?

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần /ôm/,/ôp/.

Vần /ơm/,/ơp/ tương tự vần /ôm/,/ôp/

Việc 2: Viết

* Hướng dẫn viết chữ hoa: Chữ M + Giới thiệu chữ M in hoa

+ Hướng dẫn viết chữ M viết hoa

+ Miêu tả các nét chữ hoa M ( nêu quy trình viết )

* Hướng dẫn viết vần

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các vần /ôm /,/ôp/,/ơm/,/ơp/.

cỡ nhỏ (hai đến ba lần)

* Viết vở Em tập viết( 54 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét Tiết 2

Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: xôm xốp, rôm rả, giộp da, dộp da,,.. HS đọc trơn ( Cá nhân, đồng thanh, tổ)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/106,107 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh.

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe một đoạn bài:Trí khôn từ Một hôm đến có trí khôn..

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: sai khiến ,trí khôn,...

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính tả 1đoạn bài:Trí khôn từ Một hôm đến có trí khôn.

---

TOÁN

TIẾT 87: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

(11)

1. Kiến thức:

- Củng cố cách giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’) Hỏi tên bài học.

Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh làm:

Dãy 1: Đo và nêu kết quả chiều dài của quyển vở

Dãy 2: Đo và nêu kết quả chiều rộng của sách toán 1.

Dãy 3: Đo và nêu kết quả chiều rộng của quyển vở.

-Giáo viên nhận xét về kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài 1: (8’) (VBT/18)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

Tóm tắt:

Đã trồng :... cây hoa Trồng thêm:...cây hoa Có tất cả : ... cây hoa?

Bài 2: (8’) (VBT/18) Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Cho học sinh hoạt động nhóm để nêu tóm tắt bài toán, viết vào chỗ chấm thích hợp.

Tóm tắt:

Nữ :... bạn Nam :... bạn Có tất cả:... bạn?

Bài 3: (8’)(VBT/18) Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Cho học sinh hoạt động CN để nêu tóm tắt bài toán, viết vào chỗ chấm thích hợp.

- Học sinh nêu.

- Hai dãy thi đua nhau đo và nêu kết quả đo được theo yêu cầu của giáo viên

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh đọc đề toán, quan sát tranh vẽ và nêu tóm tắt đề toán.

Bài giải:

Có tất cả số cây hoa là:

15 + 4 = 19 (cây)

Đáp số: 19 cây hoa.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh thảo luận nhóm và nêu (viết) tóm tắt và trình bày bài giải theo nhóm (thi đua giữa các nhóm)

Bài giải:

Có tất cả số bạn là:

12 + 6 = 18 (bạn)

Đáp số: 18 bạn.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

- Học sinh đọc đề toán, quan sát tranh vẽ và nêu tóm tắt đề toán.

(12)

Tóm tắt:

Có : 13 con vịt Mua thêm: 4 con vịt Có tất cả: ... con vịt?

Bài 4: (4’) (VBT/18) - Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Cho học sinh hoạt động nhóm: đo, viết số đo vào VBT.

- Nêu kết quả và nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Hỏi tên bài.

- Nhận xét tiết học, dặn dò tiết sau.

Bài giải:

Có tất cả số con vịt là:

13 + 4 = 17 (con)

Đáp số: 17 con vịt.

- Học sinh nêu yêu cầu của bài.

5cm, 10cm.

- Lắng nghe.

--- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 22: CÂY RAU

I. MỤC TIÊU: Sau giờ học học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được các loại rau.

2. Kĩ năng:

- Kể được tên và nêu ích lợi của 1 số cây rau.

- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau.

- Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn hoa.

- Hs có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II- GIÁO DỤC KNS:

- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.

- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.

- Kĩ tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III. ĐỒ DÙNG:

- Các hình bài 22 phóng to.

- 1 số loại rau.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Giáo viên giới thiệu cây rau và tên bài, ghi bảng.

2. Hướng dẫn bài:

Hoạt động 1: (11’) Quan sát cây rau:

( Vận dụng PP Bàn tay nặn bột).

Mục đích: Biết được các bộ phận của cây rau phân biệt được các loại rau khác

- Học sinh mang cây rau bỏ lên bàn để giáo viên kiểm tra.

(13)

nhau.

Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.

Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau đã mang đến lớp và trả lời các câu hỏi:

 Chỉ vào bộ phận lá, thân, rể của cây rau? Bộ phận nào ăn được?

Giáo viên chỉ vào cây cải phóng to cho học sinh thấy.

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:

Gọi một vài học sinh trình bày về cây rau của mình.

Giáo viên kết luận:

 Có rất nhiều loại rau khác nhau. Giáo viên kể thêm một số loại rau mà học sinh mang đến lớp.

 Các cây rau đều có rể, thân, lá.

 Các loại rau ăn lá và thân như: rau muống, rau cải…

 Các loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách…

 Các loại rau ăn rể như: củ cải, cà rốt

 Các loại rau ăn thân như: su hào …

 Hoa (suplơ), quả (cà chua, su su, đậu, dưa chuột … )

Hoạt động 2: (9’)Làm việc với SGK:

MĐ: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời theo các hình trong SGK. Biết lợi ích phải ăn rau và nhất thiết phải rửa rau sạch trước khi ăn.

Các bước tiến hành:

Bước 1:

GV giao nhiệm vụ và thực hiện:

Chia nhóm 4 học sinh ngồi 2 bàn trên và dưới.

 Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau trong SGK.

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:

Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên.

Hoạt động 3: (9’)Trò chơi : “Tôi là rau gì?”.

MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu

- Học sinh chỉ vào cây rau đã mang đến lớp và nêu các bộ phận ăn được của cây rau.

- Học sinh xung phong trình bày trước lớp cho cả lớp xem và nghe.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.

- Học sinh kể thêm một vài cây rau khác mà các em biết.

- Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành câu hỏi theo sách.

- Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn cùng nghe.

- Học sinh khác nhận xét và bổ sung.

- Học sinh nêu: Tôi màu xanh trồng ở ngoài đồng, tôi có thể cho lá và thân.

(14)

biết về cây rau mà các em đã học.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Gọi 1 học sinh lên giới thiệu các đặc điểm của mình.

Gọi học sinh xung phong đoán xem đó là rau gì?

3. Củng cố: (3’) - Hỏi tên bài:

* Tích hợp QVBPTE: Trẻ em có quyền được ăn uống hợp vệ sinh.

Giáo viên hệ thống nội dung bài học.

+ Khi ăn rau chúng ta cần chú ý điều gì?

- Nhận xét. Tuyên dương.

- Học bài, xem bài mới.

Thực hiện: thường xuyên ăn rau và rửa rau trước khi ăn.

- Học sinh khác trả lời: Như vậy, bạn là rau cải.

- Các cặp học sinh khác thực hiện (khoảng 7 đến 8 cặp).

- Học sinh nêu: Cây rau.

- Lắng nghe.

+ Rửa rau sạch, ngâm nước muối trước khi ăn.

- Lắng nghe.

---==--- Ngày soạn:7/2/2018

Ngày giảng: Thứ 6/9/2/2018

TIẾNG VIỆT

TIẾT 219, 220: VẦN /UM/,/UP/,/UÔM/,/UÔP/ TIẾT 1, 2

I. MỤC TIÊU

- HS đọc phân tích và nêu tên gọi thành phần trong mô hình của vần /um/, /up//uôm/,/uôp/

- Đọc, viết các tiếng từ có chứa vần .um/, /up//uôm/,/uôp/.

- Đọc được các tiếng, từ, câu trong SGK trang 108,109

- HS viết vở chính tả một đoạn bài: Mô –da từ Có lần đến còn sớm quá.

II. ĐỒ DÙNG:

- SGK, vở em tập viết, bảng con, vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 Việc 0:

- Phân tích vần /am/,/ap/

- Vẽ mô hình vân /am/,/ap/

Việc 1: Học vần /um/, /up/,/uôm/, /uôp/.

+ GV phát âm: /um/,/up/

+ HS phát âm lại và phân tích /um/,/up/.

+ Vần /um/,/up/có những âm nào, vị trí của từng âm?

+ Vẽ mô hình vần /um/,/up/

+ Chỉ vào mô hình đọc trơn, đọc phân tích.

(15)

+ Tìm tiếng có vần /um/,/up/

+ Thêm thanh vào tiếng có vần /um/./up/

+ Tiếng có vần /um/ ,/up/kết hợp với mấy thanh?

+ So sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần /um/,/up/.

Vần /uôm/,/uôp/ tương tự vần /um/,/up/

Việc 2: Viết

* Hướng dẫn viết chữ hoa: Chữ N + Giới thiệu chữ N in hoa

+ Hướng dẫn viết chữ N viết hoa

+ Miêu tả các nét chữ hoa N ( nêu quy trình viết )

* Hướng dẫn viết vần

+ GV hướng dẫn cho HS viết vào bảng con các vần /um /,/up/,/uôm/,/uôp/.

cỡ nhỏ (hai đến ba lần)

* Viết vở Em tập viết( 55 ).

+ HS nêu yêu cầu của bài viết.

+ Cho HS nhắc lại tư thế ngồi.

+ HS viết bài, GV quan sát, thu bài ghi nhận xét Tiết 2

Việc 3: Đọc

* Đọc trên bảng lớp.

+ GV viết lên bảng: lúp xúp quả muỗm, giúp đỡ,.. HS đọc trơn ( Cá nhân, đồng thanh, tổ)

* Đọc SGK

+ GV cho HS đọc SGK/108,109 theo quy trình mẫu. (Cá nhân, nhóm đôi, nhóm bốn, tổ, đồng thanh.

Việc 4: Viết chính tả

+ GV đọc cho HS nghe một đoạn bài:Mô –da từ Có lần đến còn sớm quá.

+ GV đọc cho HS viết vào bảng con các chữ: quyền quý, Mô – da, nhạc sư,..

* Viết vào vở chính tả.

+ GV nhắc tư thế ngồi cho HS.

+ GV đọc HS viết vở chính tả 1đoạn bài.Mô –da từ Có lần đến còn sớm quá.

---

TOÁN

TIẾT 88: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

(16)

1. Kiến thức:

- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải.

2. Kĩ năng:

- Biết giải bài toán và trình bày bài giải.

- Biết thực hiện cộng trừ các số đo độ dài.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’) Hỏi tên bài học.

- Đặt đề toán và giải theo sơ đồ tóm tắt sau:

Tóm tắt:

Có : 12 bức tranh Thêm : 5 bức tranh Có tất cả : ? bức tranh - Nhận xét về kiểm tra bài cũ.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài 1: (9’) Học sinh nêu yêu cầu của bài.

(VBT/19)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

Tóm tắt:

Mỹ hái:... bông hoa Linh hái:... bông hoa Hái tất cả ... bông hoa?

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (7’) (VBT/19)

- Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên gợi ý để học sinh viết tóm tắt bài toán và giải.

Tóm tắt:

Có:... tổ ong Thêm:... tổ ong Có tất cả ... tổ ong?

- Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (7’) (VBT/19) - Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm

- Học sinh nêu.

- 2 hs thực hiện.

- Học sinh nhắc tên bµi.

- Học sinh đọc đề toán, quan sát tóm tắt đề toán và ghi số thích hợp vào chỗ trống và giải.

Giải:

Tất cả số bông hoa hái được là:

10 + 5 = 15 (bông)

Đáp số: 15 bông hoa.

- Học sinh thảo luận nhóm và nêu (viết) tóm tắt và trình bày bài giải theo nhóm (thi đua giữa các nhóm)

Giải:

Có tất cả số tổ ong là:

12 + 4 = 16 (tổ) Đáp số: 16 tổ ong - Học sinh tự giải vào VBT và nêu miệng kết quả cho lớp nghe.

- Học sinh đọc đề toán, quan sát tóm tắt đề toán và ghi số thích hợp vào

(17)

tương tự bài 1.

- Nhận xột, chữa bài.

Bài 4: (5’) (VBT/19) - Gọi nờu yờu cầu của bài:

- Gọi học sinh đọc phần hướng dẫn mẫu 3 cm + 4 cm = 7 cm

- Nhận xột, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dũ: (2’) - Hỏi tờn bài.

- Nhận xột tiết học, dặn dũ tiết sau.

chỗ trống và giải.

Giải:

Cú tất cả số bạn là:

10 + 8 = 18 (bạn) Đỏp số: 18 bạn.

- Học sinh làm VBT và nờu kết quả.

- Nờu yờu cầu.

- 2 HS lờn bảng, lớp làm VBT - Nhận xột, chữa bài.

- Học sinh nờu nội dung bài.

- Lắng nghe.

--- SINH HOẠT

TUẦN 22- KẾ HOẠCH TUẦN 23

I. Mục tiêu

HS thấy đợc những việc làm đợc và cha làm đợc trong tuần 22 và có hớng phấn

đấu trong tuần 23.

II. Chuẩn bị

Sổ theo dõi HS.

III. Các hoạt động chính

1. Kiểm điểm lớp tuần 22 HS các tổ kiểm điểm với nhau.

Tổ trởng nhận xét chung hoạt động của tổ trong tuần.

2.Đỏnh giỏ quỏ trỡnh hoạt động của tuần 22:

a. Về nề nếp:

- Duy trỡ sĩ số, đảm bảo chuyờn cần. Khụng cú hs đi muộn hoặc nghỉ học.

b. Về học tập:

- Đọc và viết bài tốt:...

- Toỏn làm bài nhanh và trỡnh bày sạch sẽ...

- Hăng hỏi xõy dựng bài:...

- Học cú tiến bộ: ...

c, Hoạt động khỏc:

- Thể dục xếp hàng nhanh nhẹn. Cú đầy đủ ỏo và mũ đồng phục theo quy định.

(18)

- Vệ sinh cá nhân gọn gàng, vệ sinh lớp học sạch sẽ.

* Tồn tại:

- 1 số học sinh chưa chú ý trong giờ học:...

- 1 số học sinh quên đồ dùng:...

3. Kế hoạch Tuần 23:

- Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần. Không có hs đi muộn hoặc nghỉ học vô lí do.Mặc đồng phục đầy đủ.

- Tăng cường tuyên truyền ATGT tới phụ huynh và học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện đến trường.

- Tiếp tục học mới ôn cũ.

- Tích cực luyện viết chữ nhỏ theo mẫu.

- Ôn luyện và chọn đội tuyển thi viết chữ đẹp dự thi cấp thị xã - Nhắc nhở học sinh nghỉ tết Mậu Tuất an toàn

---==---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

*Trong tự nhiên, chim sống theo đàn hay cặp. Chúng thường biết

Gà Trống

thế nào?.. Kể chuyện : Trong giờ ra chơi.. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.. Cho bạn mượn đồ dùng học tập... Nhắc bạn không được xem truyện trong

Khảo sát các cách giữ gìn mối quan hệ với bạn bè, thầy cô - GV yêu cầu HS mở SBT; xem lại nhiệm vụ 4 đã thực hiện ở nhà.. GV cho HS bổ sung thêm những cách giữ gìn mối

-Thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô, người lớn tuổi và sự thân thiện với bạn

Kĩ năng: Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.. Biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học

- Trình bày được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác, đường lối của Đảng và Nhà nước trong vấn đề hợp tác với các nước khác.. - Biết