• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Sọ Dừa Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Sọ Dừa Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Sọ Dừa A. Soạn bài Sọ Dừa ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Trả lời:

Có những khi em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài, ví dụ như nhìn vào cách ăn mặc, đầu tóc của bạn đó để nhận xét. Các đánh giá như vậy không hoàn toàn chính xác, vì hình thức bên ngoài không thể hiện hết được hết về một con người.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng về một nhân vật khác thường.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Trả lời:

Phần mở đầu đã giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa: bà mẹ vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước đã uống và rồi có mang. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như quả dừa, cất được tiếng nói xin người mẹ nuôi mình.

=> Sọ Dừa là một nhân vật kì lạ, không giống với những người phàm trần khác.

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Trả lời:

Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật vì cậu vốn dĩ không phải người bình thường và cậu là con người hiền lành, lương thiện nên sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh - người có hình dạng xấu xí.

(2)

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c – g : Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi.

- Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

- Đỗ trạng nguyên.

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến).

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn và giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa đẹp đẽ hơn.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

(3)

Đề tài của truyện: Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người.

Khẳng định giá trị đích thực của con người là các phẩm chất tinh thần bên trong.

Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.

Câu 7 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Sọ Dừa:

1. Thể loại: Cổ tích 2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”): Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “phòng khi dùng đến”): Sọ Dừa cưới cô Út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.

- Đoạn 3 (Còn lại): Biến cố cô Út bị hãm hại và đoàn tụ vợ chồng.

3. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em.

Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ.

Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

(4)

4. Giá trị nội dung:

- Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.

- Khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng.

- Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản

Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể

Trước khi nói hoặc trình bày một vấn đề, ta cần xác định người nghe, mục đích nói nói, nội dung nói, thời gian, địa điểm nói vì khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng.. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả

hị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đ i cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đ a em đặc biệt của mình. Giá trị