• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 36: Về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 36: Về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 36 – VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(2)

Bài 1 trang 64 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Hãy điền vào lược đồ bên.

* Tên các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

* Tên các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng: Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A Vương.

* Tên các cảng: Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh.

* Tên các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn

* Các tuyến quốc lộ: 1, 24, 25, 27.

Lời giải:

(3)
(4)

Bài 2 trang 64 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

* Thuận lợi

* Khó khăn Lời giải:

Phân tích những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

* Thuận lợi

- Vị trí: cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; tiếp giáp Biển Đông, Lào => giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng và các nước khác bằng cả đường bộ và đường biển; Có vùng biển rộng lớn, nhiều cảng nước sâu kín gió, có sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây. Có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa)

- Tự nhiên: thiên nhiên phân hóa đa dạng, khí hậu cận xích đạo gió mùa, đường bờ biển dài > 900km (nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển). Khoáng sản (vật liệu xây dựng, cát thủy tinh, dầu khí, vàng), vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi dò, dê, cừu

- Kinh tế xã hội: Dân số 8,9 triệu người, nhiều dân tộc ít người (đa dạng văn hóa); có chuỗi đô thị tương đối lớn dọc ven biển; thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài; có các di sản văn hóa.

* Khó khăn

- Khí hậu: bão, hiện tượng phơn, lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán kéo dài vào mùa khô; các dòng sông có lũ lên nhanh vào mùa mưa nhưng mùa khô rất cạn

(5)

- Kinh tế xã hội: trong chiến tranh chịu nhiều tổn thất về người và của, mức sống thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ.

Bãi biển trung tâm thành phố Nha Trang (Khánh Hòa)

Bài 3 trang 65 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và hình 36 trong SGK Địa lí 12 và Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền vào bảng sau các thế mạnh để phát triển từng ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Ngành Khai thác thế mạnh

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Du lịch biển Dịch vụ hàng hải

(6)

Khai thác khoáng sản và làm muối

Lời giải:

Ngành Khai thác thế mạnh

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Tất cả các tỉnh đều giáp biển, tỉnh nào cũng có bãi tôm, cá, nhiều loại cá quý (ngừ, thu, nhiều tôm, mực)

- Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá

- Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản

Du lịch biển

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né

- Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng phát triển

Dịch vụ hàng hải - Có nhiều đặc điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu (Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong và Cam Ranh) Khai thác khoáng sản

và làm muối

- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa và cát ở ven biển - Sản xuất muối biển

Bài 4 trang 65 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế biển giữa hai vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

* Giống nhau

- Hai vùng đều giáp biển (nhiều tỉnh ven biển) - Bờ biển có nhiều vịnh nước sâu xây dựng cảng

(7)

- Có nhiều bãi tôm, bãi cá, các vũng vịnh đầm phá để nuôi trồng thủy sản - Các bãi biển đẹp, đảo ven bờ phát triển du lịch

* Khác nhau

Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ

- Có các cồn cát ven biển, ít đảo ven bờ - Vịnh biển nông, bờ biển chia cắt mạnh - Khoáng sản biển nghèo

- Bãi biển đẹp, cát mịn hơn (cát trắng nổi tiếng), nhiều đảo ven bờ

- Có hai ngư trường lớn là: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu và Hoàng Sa – Trường Sa

- Vịnh biển sâu, kín gió - Khoáng sản biển giàu có

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên 45% tổng giá trị mậu dịch của Nhật Bản được thực hiện với các nước phát triển chủ yếu bao gồm: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu công nghệ và kĩ

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông: Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho Duyên

Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ tạo các căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.. - Việc

Nhìn chung đàn trâu, bò, lợn có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, trong đó đàn trâu là ít nhất, đàn bò ở mức trung bình, đàn lợn là nhiều nhất.. Đồng bằng sông

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta luôn ở trạng thái ổn định, chỉ thay đổi một chút không đáng kể theo hướng giảm

- Than, dầu mỏ và điện của nước ta đều là những ngành công nghiệp năng lượng trọng điểm, mang lại giá trị xuất khẩu lớn và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống – kinh tế

Bài 4 trang 54 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Từ bảng số liệu ở trên, hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng số thuê bao điện thoại nói chung và số thuê bao