• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ Câu hỏi trang 161 sgk Địa Lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

Trả lời:

Hình 36.1. Lược đồ hành chính Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Phạm vi lãnh thổ:

(2)

+ Là vùng kéo dài , có bề ngang hẹp, bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Diện tích: 44,4 nghìn km2 (chiếm 13,4% diện tích cả nước).

+ Đặc biệt có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam.

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

- Vị trí địa lí có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho Duyên hải Nam Trung Bộ giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.

+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế.. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

+ Hai quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và hệ thống các đảo ven bờ có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu hỏi trang 163 sgk Địa Lí 12: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?

Trả lời:

(3)

Hình 36.2. Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải miền Trung

Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn:

- Đánh bắt - nuôi trồng thủy sản:

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.

+ Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

(4)

+ Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.

- Du lịch biển – đảo: có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng như biển Mỹ Khê, Nha Trang, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu…; các đảo ven bờ như Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Phú Quý.

- Dịch vụ hàng hải: có nhiều vịnh biển kín gió thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu như Vân Phong, Dung Quất, Đà Nẵng.

- Khai thác khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan,…

Câu hỏi trang 165 sgk Địa Lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Giao thông vận tải các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

Các tuyến vận tải chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Các tuyến đường bộ chủ yếu: quốc lộ 1A, đường Hổ Chí Minh, đường 24, 25, 26, 27, 28, 19.

- Các tuyến đường sắt chủ yếu: đường sắt Thống Nhất.

- Các cảng biển: Đà Nẵng, Kì Hà (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Vũng Rô (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hoà), Phan Thiết (Bình Thuận).

- Các sân bay: Đà Nẵng (sân bay quốc tế); Quy Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh, Chu Lai (san bay nội địa).

(5)

Hình 36.3. Lược đồ giao thông vận tải.

Câu 1 trang 166 sgk Địa Lí 12: Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

(6)

Hình 36.4. Lược đồ tự nhiên Duyên hải Nam Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thuận lợi cho vùng giao lưu, buôn bán, chuyển giao công nghệ với các vùng khác trên cả nước.

(7)

+ Tiếp giáp với Lào, thuận lợi để mở rộng buôn bán qua các cửa khẩu, trở thành cửa ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đại hình +đất đai: Vùng có một số đồng bằng nhỏ (Tuy Hòa- Phú Yên) để phát triển trồng trọt, vùng gò đồi có thể phát triển chăn nuôi.

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Đà Rằng) có thể xây dựng các nhà máy nhỏ và trung bình, nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ tài nguyên rừng: nhiều loại gỗ, chim và thú quý-> Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

+ Tài nguyên biển:

Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, các đảo gần bờ nổi tiếng để phát triển du lịch (Nha Trang, Đà Nẵng, đảo Lý Sơn,…; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang, Vân Phong…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đang được phát triền và nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

(8)

+ Chính sách của nhà nước trong việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

Vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Di sản văn hóa đặc sắc, phong phú: Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An,..

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa. Tình trạng thiếu nước, hạn hán xảy ra phổ biến.

+ Các sông có lũ lên nhanh nhưng lại rất cạn về mùa khô.

+ Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay cát lấn,…

+ Đất đai kém màu mỡ hạn chế cho phát triển nông nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh.

+ Vùng có nhiều dân tộc ít người, trình độ phát triển không đồng đều.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.

Câu 2 trang 166 sgk Địa Lí 12: Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vẩn đề này?

Trả lời:

Cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng:

+ Có thể sản xuất lương thực ở một số đồng bằng nhỏ như Đồng bằng Tuy Hòa- Phú Yên.

+ Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.

+ Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.

(9)

+ Bên cạnh đó trao đẩy mạnh đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vấn đề lương thực thực phẩm của vùng có thể giải quyết tốt nhờ:

+ Vùng có một số đồng bằng, trong đó có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ để trồng cây lương thực; Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; các ngành kinh tế biển phát triển, đặc biệt nghề cá biển...

+ Vùng có vị trí thuận lợi cho trao đổi buôn bán với các vùng khác trong cả nước.

Hình 36. 5. Thúc đảy ngề cá phát triển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 3 trang 166 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 36 (SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.

Trả lời:

(10)

Hình 36.6.. Khai thác các thế mạnh chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ

* Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).

Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa;

(11)

mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

=> Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng....

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ tài nguyên rừng: nhiều loại gỗ, chim và thú quý-> Cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

+ Tài nguyên biển: Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú.

*Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:

- Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36,6%).

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp.

- Cơ cấu ngành :Công nghiệp chủ yếu là : cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; Công nghiệp chế biến luong thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Trong tương lai, dự kiến sẽ xây dựng nhà nháy điện nguyên tử đầu tiên cảu cả nước.

- Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. Nhờ thế, công nghiệp của cùng đang khởi sắc.

- Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển: lớn nhất là Đà Nẵng,tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Nhơn Hội.

(12)

Câu 4 trang 166 sgk Địa Lí 12: Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Trả lời:

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:

- Việc nâng cấp các tuyến giao thông Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, dự án đường Hồ Chí Minh), trong đó có các dự án làm hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, đường tránh đèo Cù Mông không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với nhau và với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung.

Hình 36.7. Hầm Hải Vân

- Hệ thông sân bay đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hòa.

(13)

- Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.. + Vùng biển rộng lớn. + Nhiều thiên tai, bão lũ. + Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả

* Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

- Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn + Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông, chủ yếu là người

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển chăn nuôi bò và khai thác nuôi trồng thủy sản.. * Chăn

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước => Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông: Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác

- Khí hậu thích hợp với điều kiện sinh trưởng của trâu, bò: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu lạnh phù hợp với điều kiện sống của bò, ngược lại Tây Nguyên