• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 24 – VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP Bài 1 trang 40 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền vào bảng dưới đây các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta:

Về tự nhiên Về kinh tế - xã hội Thuận lợi

Khó khăn

Lời giải:

Về tự nhiên Về kinh tế - xã hội

Thuận lợi

- Vùng biển rộng, hơn 1 triệu km2, nguồn lợi hải sản phong phú

- Có 4 ngư trường lớn - Nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn

- Nhiều sông, suối, ao, hồ nước ngọt

- Nguồn lao động dồi dào, dày dặn kinh nghiệm - Cơ sở vật chất (tàu và ngư cụ) ngày càng hiện đại - Công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản phát triển - Chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước:

vay vốn, đầu tư - Thị trường rộng mở

Khó khăn

- Ảnh hưởng của bão nhiệt đới

- Lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn

- Trình độ dân trí chưa cao, đánh bắt tận diệt

- Công nghiệp chế biến chưa phát huy tối đa hiệu quả

(2)

- Nhiều nơi môi trường nước bị ô nhiễm, suy thoái gây suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ

- Cạnh tranh lớn với các nước lớn như khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.

Bài 2 trang 40 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:

* Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nói chung và sản lượng của từng hoạt động (đánh bắt, nuôi trồng) nói riêng, rồi điền vào bảng trên.

* Hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng

* Giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng.

Lời giải:

* Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nói chung và sản lượng của từng hoạt động (đánh bắt, nuôi trồng) nói riêng

(3)

* Nhận xét tốc độ tăng trưởng

- Ngành thủy sản nói chung và đánh bắt – nuôi trồng nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1995 – 2008

+ Toàn ngành thủy sản tăng nhanh, tăng gần 300% (290,5% năm 2008) so với năm 1995 + Ngành đánh bắt tăng trưởng khá chậm, chỉ tăng 178,8%

+ Ngành nuôi trồng có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, tăng 633,7% so với năm 1995

* Giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng.

- Ngành thủy sản tăng trưởng nhanh vì đây là ngành mũi nhọn trong chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt ngành nuôi trồng được chú trọng đầu tư và hỗ trợ ưu tiên phát triển, vừa để mang lại hiệu quả kinh tế cao và dài lâu cho người dân, vừa để cải thiện nguồn lợi thủy sản gần bờ đang gần cạn kiệt.

Bài 3 trang 40 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào số liệu dưới đây:

Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo hoạt động của nước ta (tỉ đồng)

(4)

* Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động năm 2000 và năm 2008 (trước khi vẽ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng trên).

* Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta:

- Nhận xét:

- Giải thích:

Lời giải:

* Xử lí số liệu

(5)

* Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động năm 2000 và năm 2008

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động năm 2000 và 2008

* Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta:

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta luôn ở trạng thái ổn định, chỉ thay đổi một chút không đáng kể theo hướng giảm giá trị khai thác lâm sản, trồng và nuôi rừng, tăng giá trị dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác.

(6)

+ Hoạt động khai thác lâm sản đóng góp nhiều nhất với > 80%, so với năm 2000 là 81%

thì năm 2008 (80%) chỉ giảm 1%.

+ Hoạt động trồng và nuôi rừng chiếm tỉ trọng đứng thứ 2, song cũng giảm nhẹ từ 15%

năm 2000 xuống còn 14% năm 2008

+ Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác tuy chưa phát triển,chiếm tỉ trọng thấp nhưng đang tăng, từ 4% năm 2000 lên 6% năm 2008.

- Giải thích:

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là khai thác gỗ để phục vụ cho ngành xuất khẩu và công nghiệp chế biến, mang lại giá trị lợi nhuận cao vì thế luôn được giữ ở trạng thái ổn định.

+ Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thô sơ, chưa phát triển vì thế dịch vụ trong lâm nghiệp còn hạn chế, chưa phát triển

+ Trồng và nuôi rừng vẫn luôn được chú trọng để bảo vệ đất đai, hạn chế thiên tai cho vùng núi và đảm bảo cuộc sống cho người dân.

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khầu

Câu hỏi trang 103 sgk Địa lí 12: Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng:.. Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ⟹ Có sự thay đổi

Bài 2 trang 34 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Trình bày những thuận lợi và khó khăn chủ yếu về mặt tự nhiên để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới ở

Nhìn chung đàn trâu, bò, lợn có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, trong đó đàn trâu là ít nhất, đàn bò ở mức trung bình, đàn lợn là nhiều nhất.. Đồng bằng sông

* Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm trong giai đoạn 1980 – 2008 (trước khi

Đông Nam Bộ chiếm tới hơn ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước vì đây là vùng hội tụ nhiều điều kiện tổng hợp thuận lợi phát triển công nghiệp, xây dựng các khu

- Than, dầu mỏ và điện của nước ta đều là những ngành công nghiệp năng lượng trọng điểm, mang lại giá trị xuất khẩu lớn và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống – kinh tế