• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Bài tập 1 trang 128 sgk Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

Bảng 29.1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(đơn vị: tỉ đồng)

Năm Thành phần kinh tế

1996 2005

Nhà nước 74161 249085

Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 35682 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39589 433110

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.

Trả lời

 Xử lý bảng số liệu

Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005( đơn vị %)

Năm

Thành phần kinh tế 1996 2005

Nhà nước 49,6 25,1

Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 23,9 31,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 26,5 43,7

Tính bán kính

Lấy bán kính năm 1996 là bán kính đường tròn năm 1996 = 1,0 (đơn vị bán kính) Tính bán kính năm 2005

(2)

R2005= R1996* 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑛ă𝑚 2005

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟 ị 𝑛ă𝑚 1996 =2,58 (đơn vị bán kính)

 Vẽ biểu đồ:

-Vẽ biểu đồ 2 hình tròn với bán kính khác nhau

Lấy bán kính năm 1996 là bán kính đường tròn năm 1996 = 1,0 (đơn vị bán kính)

 R2005 là bán kính đường tròn năm 2005 = 2,6 (đơn vị bán kính) - Yêu cầu biểu đồ đầy đủ các yếu tố:

Hình 29.1Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005

 Nhận xét

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta tăng, tăng ở tất cả các phần kinh tế. Trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngaoì có tốc độ tăng nhanh nhất tăng từ 39589 lên 433110 tỉ đồng, tăng gấp gần 11 lần.

- Giai đoạn 1996-2005 cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong giai đoạn 1996 -2005:

+ Khu vực nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng cao nhất (49,6%) nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 25,1% với tỉ trọng thấp nhất.

49.6 23.9

26.5

năm 1996

25.1

31.2 43.7

năm 2005

Nhà nước

Ngoài Nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

(3)

+ Khu vực ngoài nhà nước năm 1996 có tỉ trọng thấp nhất (23,9%) và đến 2005 có tỉ trọng đứng thứ hai (31.2%).

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù năm 1996 có tỉ trọng lớn thứ 2 (26,5%) nhưng đến năm 2005 đã vươn lên với tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất (43,7%).

 Chuyển dịch phù hợp với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.

Bài tập 2 trang 128 sgk Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

Bảng 29.1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành lãnh thổ (giá thực tế) (đơn vị: %) Năm

Vùng 1996 2005

Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7

Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6

Bắc Trung Bộ 3,2 2,4

Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,7

Tây Nguyên 1,3 0,7

Đông Nam Bộ 49,6 55,6

Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8

Không xác định 5,4 3,5

Hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và năm 2005

Trả lời

(4)

Bài 29.2. Bản đồ công nghiệp chung

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng:

(5)

+ Vùng có tỉ trọng lớn nhất là: Đông Nam Bộ (55,6%- 2005). Vùng có tỉ trọng lớn thứ 2 là: Đồng bằng sông Hồng (19,7%- 2005). Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

+ Vùng có tỉ trọng nhỏ nhất là: Tây Nguyên (0,7% – 2005), tiếp theo là Bắc Trung Bộ.

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và 2005 có sự chuyển dịch:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất (từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%).

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: Trung du miền núi Bắc Bộ (từ 6,9% xuống 4,6%), Bắc Trung Bộ (3,2% xuống 2,4%), Duyên hải Nam Trung Bộ (5,3% xuống 4,7%), Tây Nguyên (1,3% xuống 0,7%), đồng bằng sông Cửu Long (11,2% xuống 8,8%).

⟹ Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

Bài tập 3 trang 129 sgk Địa lí 12: Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

Trả lời:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

(6)

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng. (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Tiếp giáp với Cam-pu-chia thuận lợi cho giao lưu buôn bán.

+ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Về tự nhiên:

+Khoáng sản: Nổi bật là dầu khí trên thềm lục địa với trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

+ Các điều kiện tự nhiên như kí hậu, đất đai, địa hình thuận lợi cho Đông Nam Bộ hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta, ngành thủy sản cũng khá phát triển giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến phát triển.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Dân cư - lao động:

Dân số hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước, đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn + Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao.

Nguồn lao động năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới.

+ Cơ sở vật chất: Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong nứơc và quốc tế.

(7)

+Tâp trung nhiều khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai…

Hình 29.3. Kinh tế Đông Nam Bộ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế đều tăngA. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành

Câu 16: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay.. Đồng bằng Sông

Câu 16: Khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia

* Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm trong giai đoạn 1980 – 2008 (trước khi

Câu 21: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong những năm qua tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công

Câu 21: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta trong những năm qua tăng và cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm dưới 0,1 % giá trị sản xuất công nghiệp