• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra tự học môn Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra tự học môn Địa lí 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS & THPT Mỹ Phước KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN I Họ và tên HS... HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019 - 2020 Lớp: 12A... Môn: Địa Lí. Khối 12(KHTN)

Ngày: ... / ... / 2020

I. TRẮC NGHIỆM (8 ĐIỂM)

Hãy chọn phương án mà em cho là đúng nhất và điền vào bảng dưới đây, mỗi câu đúng 0,25 điểm.

Câu 1. Nhận định nào chưa chính xác về chất lượng nguồn lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo. B. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

C. Chất lượng nguồn lao động cao. D. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu do A. năng suất lao động nâng cao.

B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.

C. tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và quá trình đổi mới.

D. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 3. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.

C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 4. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là A. mở các trường dạy nghề, xuất khẩu lao động.

B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.

C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, cần nhiều lao động.

D. xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.

Câu 5. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do A. tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là giao thông vận tải còn kém phát triển.

D. ngành dịch vụ còn kém phát triển.

Câu 6. Trong những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm

A. giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

C. hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. D. đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam tr 15, biểu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế 1995 – 2007, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực II đang có xu hướng tăng qua các năm.

B. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực I luôn chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm.

C. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực III tăng nhưng không liên tục qua các năm.

D. Tỉ trọng lao động trong kv I đang có xu hướng giảm liên tục qua các năm.

Câu 8. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác vì A. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

B. khu vực Nhà nước sản xuất không có hiệu quả.

C. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16.

17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24.

25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32.

(2)

Câu 9. Cho biểu đồ: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2013

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định.

B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp – xây dựng Câu 10. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014(ĐV: %)

Thành phần kinh tế 2005 2010 2012 2014

Nhà nước 11,6 10,4 10,4 10,6

Ngoài nhà nước 85,5 86,1 86,3 85,7

Có vốn đầu tư nước ngoài 2,9 3,5 3,3 3,7

Để thể hiện sự thay cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2005 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ miền.

Câu 11. Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là

A. đều có quy mô rất lớn. B. có nhiều loại khác nhau.

C. phân bố đồng đều cả nước. D. cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 12. Tỉ lệ dân số đô thị chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ A. nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều lao động.

B. điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện đáng kể.

C. hầu hết các đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ.

D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2(năm 2007) ở TD-MN Bắc Bộ

A. Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn. B. Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang.

C. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long. D. Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhóm đô thị nào có phân cấp đô thị theo thứ tự loại 1, 2, và 3?

A. Nam Định, Quy Nhơn và Mỹ Tho. B. Hà Nội, Thanh Hóa và Nha Trang.

C. Đà Nẵng, Biên Hòa và Long Xuyên. D. Huế, Hạ Long và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất Tây Nguyên?

A. Kon Tum. B. Pleiku. C. Buôn Ma Thuột. D. Đà Lạt.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị ở vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2007 xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội. B. Nam Định, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội. D. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

65.1 57.3 52.9 49.5 46.7

13.1 18.2

18.9 20.9 21.2

21.8 24.5 28.5 29.6 32.1

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2000 2005 2007 2010 2013

Dịch vụ

Công nghiệp- xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Năm

(3)

Câu 17. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?

A. Có dân số đông nhất cả nước. B. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.

C. Số lượng đô thị nhiều nhất cả nước. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao nhất cả nước.

Câu 18. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là

A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Câu 19. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cở sở hạ tầng đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và thành thị.

D. xóa đói giảm nghèo và phát triển công nghiệp hóa ở nông thôn.

Câu 20. Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Đơn vị: triệu người)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Thành thị 26,5 27,7 28,2 28,8 30,0 Nông thôn 60,4 60,1 60,5 60,8 60,6

Nhận xét nào đúng về dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2014?

A. Dân số thành thị tăng liên tục, dân số nông thôn có xu hướng giảm nhưng không ổn định.

B. Dân số th thị ngày càng giảm, dân số nông thôn ngày càng tăng gấp 3,5 lần dân số thành thị.

C. Dân số nông thôn giảm liên tục nhưng vẫn còn cao, chiếm 80% dân số cả nước.

D. Dân số nông thôn không ổn định, dân số thành thị giảm chậm giai đoạn 2013 – 2014.

Câu 21. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 22. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước?

A. Kinh tế Nhà nước. B. Kinh tế ngoài Nhà nước.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tập thể.

Câu 23. Điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế nhà nước?

A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

Câu 24. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.

C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.

D. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 25. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 26. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.

Câu 27. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, thứ tự GDP phân theo KV kinh tế từ cao xuống thấp năm 2007 là A. khu vực I, khu vực II, khu vực III. B. Khu vực II, khu vực I, khu vực III.

C. khu vực III, khu vực II, khu vực I. D. khu vực II, khu vực III, khu vực I.

(4)

Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19) ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

C. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.

D. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.

Câu 29. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 – 2007 GDP của nước ta tăng gấp gần

A. 1,6 lần. B. 2,6 lần. C. 3,6 lần. D. 4,6 lần.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 1990 2000 2005 2010 2014

Trồng trọt 79,3 78,2 73,5 73,5 73,3

Chăn Nuôi 17,9 19,3 24,7 25,0 25,2

Dịch vụ nông nghiệp 2,8 2,5 1,8 1,5 1,5

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhìn chung, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng. B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm.

C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhất. D. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt.

Câu 31. Cho bảng số liệu: GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, 2014 Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

GDP (tỉ đồng) 696 969 1 307 935 1 537 197

Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng của từng khu vực kinh tế nói trên lần lượt là

A. 43,4%; 19,7% và 36,9%. B. 36,9%; 19,7% và 43,4%.

C. 19,7% ; 36,9% và 43,4%. D. 36,9%; 43,4%và 19,7%

Câu 32. Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời gần đây ở nước ta?

A. Tư vấn đầu tư. B. Chuyển giao công nghệ. C. Vận tải hàng không. D. Viễn thông.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (2 ĐIỂM)

Câu 1. Cho bảng số liệu

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 1996 và năm 2005(Đơn vị: %) Năm

Trình độ

1996 2005

Đã qua đào tạo 12,3 25,0

Trong đó:

- Có chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5

- Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2

- Cao đẳng, đại học và trên đại học 2,3 5,3

Chưa qua đào tạo 87,7 75,0

a) Hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.

b) Theo em, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật caotập trung chủ yếu ở đâu?(đồng bằng, miền núi, nông thôn, thành thị). Vì sao?

Câu 2. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta(giá trị thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm

Ngành

2000 2005

Nông nghiệp 129140,5 183342,4

Lâm nghiệp 7673,9 9496,2

Thủy sản 26498,9 63549,2

Tổng số 163313,3 256387,8

(5)

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm.

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

(6)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. Cố đô Huế B. Lăng Cô C. Hồ Ba Bể D. Hoa Lư II... Trắc nghiệm:(

- Quan niệm: Là việc bố trí sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp

+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất... + Đồng bằng sông Cửu Long: trọng điểm SX LT-TP. - Cả nước đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm + Vùng KT trọng điểm phía

- Vị trí địa lí: vị trí gần nguồn nguyên liệu, trục đường giao thông, vùng kinh tế hay khu dân cư, cảng biển...quy định sự hình thành, có mặt của các tổ chức lãnh

– Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng:.. Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. ⟹ Có sự thay đổi

- Khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ

Đông Nam Bộ chiếm tới hơn ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước vì đây là vùng hội tụ nhiều điều kiện tổng hợp thuận lợi phát triển công nghiệp, xây dựng các khu

+ Là Thủ đô – trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có sức hút mạnh mẽ với các vùng lân cận. + Lịch sử khai