• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Câu hỏi trang 103 sgk Địa lí 12: Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?

Trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện trong nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi cá và nuôi tôm:

- Đường bờ biển dài (hơn 700km) với nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng.

- Trong đất liền có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản .

Hình 24.1. Nuôi trồng và thu hoạch tôm siêu thâm canh tại huyện Cái Nước (Cà Mau).

(2)

Câu hỏi trang 104 sgk Địa lí 12: Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của ngành lâm nghiệp.

Trả lời:

- Ý nghĩa kinh tế của rừng:

+ Rừng cung cấp các loại gỗ quý và lâm sản quý (gỗ lim, sưa…) để xuất khẩu, làm vật dụng nội thất nhà cửa…

+ Trong rừng có nhiều cây thuốc quý.

+ Phát triển du lịch sinh thái, khu du lịch tham quan... (các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển).

- Ý nghĩa sinh thái của rừng:

+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm.

+ Điều hòa khí hậu giúp cân bằng sinh thái, rừng được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất.

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Hạn chế các thiên tai như lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, đặc biệt trong điều kiện nước ta ¾ là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai dễ xói mòn (vùng núi trung du Bắc Bộ, vùng vúi phía Tây Nghệ An).

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản mang lại giá trị kinh tế.

+ Trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.

(3)

Hình 24.2. Vườn quốc gia Tràm Chim.

Câu hỏi trang 104 sgk Địa lí 12: Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được hồi phục một phần.

Trả lời:

Hình 24.3. Sự biến động rừng qua các năm.

(4)

- Giai đoạn 1943-1983: Tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng bị giảm mạnh. Tổng diện tích rừng từ 14,3 triệu ha (1943) giảm chỉ còn 7,2 triệu ha (1983); diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14,3 xuống 6,8 triệu ha, độ che phủ giảm từ 43% còn 22%.

- Giai đoạn 1983-2005:

+ Tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng đều tăng

+ diện tích rừng tăng từ 7,2 triệu ha (1983) lên 12,7 triệu ha (2005); diện tích rừng tự nhiên từ 6,8 triệu ha tăng lên 10,2 triệu ha, rừng trồng tăng từ 0,4 lên 2,5 trieuẹ ha, độ che phủ 22% tăng lên 38%.

Câu hỏi trang 104 sgk Địa lí 12: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm rừng ở nước ta:

- Hoạt động kinh tế- xã hội của con người: phá rừng đển phát triển thủy điện, công nghiệp khai khoáng,…

- Hoạt động phá rừng bừa bãi, - Khai thác không hợp lí,

- Đốt rừng làm nương rẫy, tập quán du canh du cư của người dân.

- Công tác quàn lí rừng còn lỏng lẻo, nhiều hạn chể.

- Do chiến tranh, thiên tai, cháy rừng, biến đổi khí hậu,…

Mặc dù diện tích trồng rừng tăng, nhưng không bù đắp được diện tích rừng tự nhiên bị phá, nên độ che phù rừng và chất lượng rừng còn thấp.

(5)

Hình 24.4. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta suy giảm.

Câu 1trang 105 sgk Địa lí 12: Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta theo mẫu dưới đây

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt Dân cư và nguồn lao động Cơ sở vật chất kĩ thuật Đường lối chính sách Thị trường

(6)

Tương tự như trên hãy tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Trả lời:

a. Hoạt động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

-Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2. -Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

-Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

- Bão nhiệt đới.

- Lũ lụt, ngập úng.

Hiện nay do đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp với việc dùng chất nổ, xung điện, môi trường vùng biển nhiều nơi đã bị suy thoái nên nguồn lợi thuỷ sản đang có dấu hiệu suy giảm.

- Biến đổi khí hậu

Dân cư và nguồn lao động

Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Trình độ dân trí vùng biển còn thấp so với mặt bằng chung.

(7)

Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển ngành thuỷ sản.

Thị trường

- Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

- Cạnh tranh lớn với các nước khu vực Bắc Mỹ, châu Âu.

(8)

Hình 24.5. Các ngư trường lớn ở nước ta b. Hoạt động nuôi trồng thủy sản:

(9)

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn

Điều kiện nuôi trồng

- Đường bờ biển dài với bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm,cá.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

- Thiên tai.

Dân cư và nguồn lao động

Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

Trình độ dân trí vùng biển còn thấp so với mặt bằng chung

Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Cơ sở vật chất kí thuật về giống, thức ăn, kĩ thuật đang được đầu tư nâng cao chất lượng.

- Công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ thủy sản phát triển.

Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển ngành thuỷ sản như cho vay vốn,

Thị trường Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhất là thị truòng ngoài nước.

(10)

Câu 2 trang 105 sgk Địa lí 12: Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời:

So với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi tôm, nuôi cá phát triển hơn:

- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi tôm, nuôi cá lớn hơn Đồng bằng sông Hồng với bãi triều, cánh rừng ngập mặn dọc bờ biển; sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng.

- Người dân đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống nuôi tôm, cá hàng hóa.

- Các dịch vụ nuôi tôm, cá ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rộng khắp.

- Sản lượng tôm, cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long đều cao hơn Đồng bằng sông Hồng: Năm 2005, so với Đồng bằng sông Hồng, sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp 32,1 lần và sản lượng cá nuôi gấp 3,9 lần.

Hình 24.6. Hoạt động nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh.

(11)

Câu 3 trang 105 sgk Địa lí 12: Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Sự phát triển trồng rừng ở nước ta:

+ Diện tích rừng trồng hiện nay là 2,5 triệu ha (năm 2005. Trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa..., rừng phòng hộ.

+ Hằng năm, cả nước trồng khoảng 200 nghìn ha rừng trồng mới.

+ Diện tích rừng trồng có tăng, nhưng không cao. Phần lớn rừng trổng nhằm mục đích kinh tế, sản xuất cầy lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ. Từ năm 1983 đến 2006, tỉ lệ diện tích rừng trồng đã tăng được 2,1 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá không phải là nhỏ.

+ Khó khăn: do mùa khô diễn ra sâu sắc, đặc biệt ở Tây Nguyên nên rừng bị cháy nhiều, vẫn còn nạn chặt phá rừng bừa bãi.

- Các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).

+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.

+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tuyên truyền giáo dục cho người dân về bảo vệ rừng.

(12)

Hình 24.7. Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 131 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị

Trả lời câu hỏi trang 75 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ làm rõ vai trò và đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp trong trồng trọt và

Câu 2 trang 23 sgk Địa lí 12: Vì sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam..

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp,

+ Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hình thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực-thực phẩm, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia

Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Câu hỏi trang 131 sgk Địa lí 12: Dựa vào hình 30 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) hãy kể tên một

- Khai thác các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ

- Khí hậu thích hợp với điều kiện sinh trưởng của trâu, bò: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu lạnh phù hợp với điều kiện sống của bò, ngược lại Tây Nguyên