• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng - Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

Trả lời câu hỏi trang 11 sgk Địa Lí 10 mới: Vậy Trái Đất có từ bao giờ và nó hình thành từ đâu? Vỏ Trái Đất có đặc điểm gì và cấu tạo bằng những vật liệu nào?

Trả lời:

- Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương, có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

A/ Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi trang 11 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất.

Trả lời:

- Nguồn gốc hình thành trái đất: Quá trình hình thành trái đất đến nay vẫn chưa được biết một cách chính xác theo một số giả thuyết thì nguồn gốc trái đất được hình thành như sau:

+ Ban đầu hệ mặt trời là một đám bụi quay tròn gọi là tinh vân mặt trời, trong khi quay lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây phẳng giống hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay và đồng thời khối bụi lớn nhất vào trung tâm nóng lên và cô đặc tạo thành mặt trời

+ Phần còn lại kết tụ lại và dưới tác động của trọng lực tạo thành các hành tinh như trái đất, mộc tinh, hỏa tinh, kim tinh….

Trả lời câu hỏi trang 12 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

(2)

Trả lời:

- Đặc điểm:

+ Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất.

+ Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.

+ Được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau . + Độ dày từ 5km ( đại dương) đến 79km ở lục địa

- Các vật liệu cấu tạo vỏ trái đất: bao gồm khoáng vật và đá + Khoáng vật: có trên 5000 loại (90% là nhóm si-li-cat)

+ Đá cấu tạo nên vỏ trái đất bao gồm: đá mac-ma, đá trầm tích, đá biến chất.

Trả lời câu hỏi trang 13 sgk Địa Lí 10 mới: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hình 3.4, hãy:

- Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.

- Giải thích nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

(3)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.

- Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.

- Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.

Yêu cầu số 2: Nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

(4)

+ Các mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm).

+ Trong quá trình dịch chuyển các mảng kiến tạo tách rời nhau hoặc xô vào nhau hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 13 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Trả lời:

- Vỏ lục địa:

+ Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển.

+ Bề dày trung bình: 35 - 40 km (ứ miền núi cao đến 70 - 80 km).

+ Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

- Vỏ đại dương:

+ Phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.

+ Bề dày trung bình là 5 - 10 km.

+ Cấu tạo gồm 2 lớp: đá trầm tích và đá bazan; Không có lớp đá granit.

Câu 2 trang 13 sgk Địa Lí 10 mới: Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào.

Trả lời:

Quan sát hình 3.3 và đoc thông tin SGK ta thấy: sViệt Nam thuộc mảng kiến tạo Á-Âu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tự bảo vệ bản thân: Khi động đất xảy ra bất ngờ, hãy tránh xa các đồ đạc có thể bị đổ và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn, giữ bình tĩnh và chạy ra ngoài nếu

Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 6: Trên hình 12.1 trong SGK có các vệt sao băng, hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng này xảy ra ở tầng khí quyển nào?. Giải thích vì

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời). - Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là

+ Vào ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phàn phổi đều cho

- Các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất: Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương.. - Đặc điểm: Các

Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cần mẫn, tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm khám phá Trái Đất để trả lời các câu hỏi của con người về Trái