• Không có kết quả nào được tìm thấy

cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 31. Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 Nhận biết

Câu 1. Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành A. chính sách bình định Việt Nam.

B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

C. chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

Câu 2. Ở Việt Nam, giai cấp nào ra đời do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. Nông dân.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Tiểu tư sản.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Ở Việt Nam, giai cấp công nhân ra đời do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Câu 3. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để chỉ huy việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Hoàng Diệu.

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Tri Phương.

Hướng dẫn giải

(2)

Đáp án đúng là: D

Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để chỉ huy việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là Nguyễn Tri Phương.

Câu 4. Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình vẫn hy vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới là

A. vua Hàm Nghi.

B. Nguyễn Văn Tường.

C. vua Duy Tân.

D. Tôn Thất Thuyết.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế sau hai Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa- tơ-nốt (1884) là Tôn Thất Thuyết.

Câu 5. Hoạt động yêu nước, cách mạng nào dưới đây không phải do Phan Bội Châu khởi xướng?

A. Thành lập Hội Duy tân (1904).

B. Tổ chức phong trào Đông du (1905 – 1908).

C. Tổ chức phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

D. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

- Tổ chức phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) không phải là hoạt động do Phan Bội Châu khởi xướng.

Câu 6. Đối tượng chính của nạn bắt lính ở Việt Nam đưa sang Pháp trong thời gian Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. nông dân.

B. thợ thủ công.

(3)

C. công nhân.

D. bình dân thành thị.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Đối tượng chính của nạn bắt lính ở Việt Nam đưa sang Pháp trong thời gian Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là nông dân.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương?

A. Hùng Lĩnh.

B. Hương Khê.

C. Yên Thế.

D. Bãi Sậy.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương.

Câu 8. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở tình trạng A. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

B. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển.

C. hình thành và phát triển mô hình nhà nước phong kiến.

D. khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 9. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là một A. quốc gia trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

B. nước thuộc địa của Anh.

C. quốc gia độc lập, có chủ quyền.

D. nước quân chủ lập hiến.

(4)

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào năm 1858, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền dưới vương triều Nguyễn.

Thông hiểu

Câu 10. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây nhằm mục đích A. nhờ thực dân Pháp giúp đỡ để khai hóa văn minh cho đồng bào.

B. nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập.

C. liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

D. tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây nhằm mục đích tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng như thế nào, rồi trở về giúp đồng bào.

Câu 11. Người có vai trò quan trọng trong hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại Cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kỳ là

A. Lưu Vĩnh Phúc.

B. Phan Bá Vành.

C. Hoàng Diệu.

D. Nguyễn Tri Phương.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Người có vai trò quan trọng trong hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác- ni-e và Ri-vi-e tại Cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kỳ là Lưu Vĩnh Phúc cùng đội quân cờ đen.

Câu 12. Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua hiệp ước

A. Giáp Tuất (1874).

(5)

B. Hác-măng (1883).

C. Nhâm Tuất (1862).

D. Thiên Tân (1884).

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua hiệp ước Hác-măng (1883) (SGK – Trang 123).

Câu 13. Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa

A. Hùng Lĩnh.

B. Hương Khê.

C. Ba Đình.

D. Bãi Sậy.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hương Khê trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Câu 14. Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất là khởi nghĩa

A. Hùng Lĩnh.

B. Hương Khê.

C. Ba Đình.

D. Bãi Sậy.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896).

(6)

Câu 15. Vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê là

A. Phan Đình Phùng.

B. Đinh Công Tráng.

C. Cao Thắng.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê là Cao Thắng (SGK – Trang 129).

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa

A. Hương Khê.

B. Yên Thế.

C. của Cao Bá Quát. -- D. của Phan Bá Vành.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).

Vận dụng

Câu 17. Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

A. tinh thần chiến đấu của các nghĩa quân chưa quyết liệt.

B. chưa nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

C. diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào chung trong cả nước.

D. mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp chiến đấu với quân đội triều đình.

Hướng dẫn giải

(7)

Đáp án đúng là: C

Một trong những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo thành một phong trào chung trong cả nước.

Câu 18. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã

A. tạo điều kiện bên trong cho sự hình thành của khuynh hướng cứu nước mới.

B. thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

C. khiến các sĩ phu phong kiến thay đổi nhận thức, chuyển hẳn sang lập trường vô sản.

D. thúc đẩy sự phát triển của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện bên trong cho sự hình thành của khuynh hướng cứu nước mới – khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam trong những năm 1858 – 1884?

A. Diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.

C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

D. Nhân dân kiên quyết chống Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra đầu tiên ở Đà Nẵng (thuộc Trung Kì), sau đó là ở khu vực Nam Kì và Bắc Kì.

Câu 20. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do tác động từ

A. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

(8)

C. cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do tác động từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Xác định nguồn lợi của tư

Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu các chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong thời gian này.. - Thi hành

Câu hỏi trang 139 SGK Lịch sử 8: Nêu những chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự hình thành

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo ra điều kiện bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vì..

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất

Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp tục phát triển tạo thành những làn sóng mạnh