• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

NS: 24 / 11 / 2017

NG: 27 / 11 / 2017 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017

TOÁN

Tiết 61:

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

- Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh cho học sinh.

- Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Vbt, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ (5'):

Đặt tính và tính: 13523; 26 11 - Nêu các bước thực hiện nhân với số có hai chữ số ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Hướng dẫn hs nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11: (12')

a, Trường hợp tổng 2 chữ số bé < 10 27 11

- Yêu cầu hs đặt tính và tính:

Vậy: 2711= 297

- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân ?

- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân và số 27 ?

- Khi nhân nhẩm 27 với 11 ta làm như thế nào ?

NX: Khi cộng tích riêng của p/nhân 27

11 với nhau ta chỉ cần cộng 2 chữ số của 2 & 7(9) rồi viết 9 vào giữa 2 & 7.

- Yêu cầu hs nhẩm: 41 11= 451

b, Trường hợp tổng hai số > 10

Hoạt động của học sinh - 2 Hs làm bảng

-Nhiều Hs nêu - Lớp nhận xét.

- 1Hs lên bảng đặt tính rồi tính.

1127 27 27 297

- Hs dưới lớp làm nháp, nhận xét bài trên bảng.

- Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng của 2 chữ số của nó vào giữa.

- HS giỏi nêu.

- 2 hs nêu lại.

- Hs tự nhân nhẩm, báo cáo k/q.

- Hs thực hiện nhân & nêu lại cách làm của mình.

- 1 Hs thực hiện- lớp làm nháp

(2)

48  11 - Yêu cầu hs đặt tính và tính.

Vậy; 4811 = 528

- Em có nhận xét gì về 2 tích riêng của phép nhân trên ?

- Nêu rõ cách cộng hai tích riêng ?

* Yêu cầu hs rút ra nhận xét về cách nhân nhẩm này.

- Muốn nhân nhẩm số có 2 c.số với 11 ta làm như thế nào?

3. Thực hành:

Bài tập 1(5'):Tính nhẩm

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- GV nhận xét - đánh giá.

?Muốn nhân nhẩm số có 2 c.số với 11 ta làm như thế nào?

Bài tập 2:HS giỏi

- Gv chốt lại bài giải đúng

?Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

Bài tập 3(8'):Giải toán

- Y/cầu hs tóm tắt bài, nêu cách giải.

Tóm tắt:

Khối 3: 16 hàng- 1 hàng: 14 hs Khối 4: 14 hàng- 1 hàng: 11 hs Cả 2 khối: ... hs ?

Nx chữa bài

- Gv khuyến khích hs giỏi tìm thêm được cách giải khác.

C. Củng cố, dặn dò (4')

- Em hãy nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà nắm chắc cách nhân.

- Chuẩn bị bài sau.

1148 48 48 528

- Hs nhận xét cách làm bài của bạn, rút ra cách nhân nhẩm.

-HS giỏi nêu.

Cộng 2c.số của thừa số thứ nhất rồi viết kq vào giữa...

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài -nx Kq: 473, 946, 803;

- Hs làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung nếu sai.

Kq: 385, 957;

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs giỏi tóm tắt bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào vở bài tập-chữa nhận xét. Bài giải:

C1: Cả hai khối có số học sinh là 11 (16 + 14) = 330 (học sinh)

C2: Số học sinh của cả hai khối là:

11  16 + 1114 = 330 (học sinh) Đáp số: 330 học sinh Cộng 2c.số của thừa số thứ nhất ....

TẬP ĐỌC

Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

(3)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

- Giáo dục học sinh lòng kiên trì trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị:Nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Đặt mục tiêu.hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu - Quản lí thời gian: Thực hiện có hiệu quả quỹ thời gian

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, tranh minh hoạ bài học.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

- Yêu cầu hs đọc đoạn bài: Vẽ trứng - Nhờ đâu Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi thành công ?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb(1'):

2. H/dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc(8'):

yêu cầu Hs đọc toàn bài

- Gv chia bài làm 4 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv nêu cách đọc toàn bài và đọc diễn cảm bài.

b. Tìm hiểu bài(10'):

- Đọc “Từ đầu ... bay được” để tìm hiểu:

+ Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì ? Khi còn nhỏ ông đã làm gì để bay được ? + Hình ảnh nào gợi mơ ước muốn tìm bay trong không trung ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Đọc đoạn còn lại cho biết:

- Để tìm điều bí mật đó, Xi- ôn - cốp - xki đã làm gì ?

+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ như thế nào ?

+ Nguyên nhân chính giúp Xi - ôn cốp - xki thành công là gì ?

- 2 hs đọc đoạn.

- 1 Hs đọc toàn bài và nêu nội dung Nx bạn

- 1Hs đọc toàn bài - Hs đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp- 1 cặp đọc

- Hs đọc thầm, trả lời.

- Từ nhỏ ông có mơ ước được bay lên bầu trời.

- Ông dại dột nhảy qua cửa sổ.

- Quả bóng bay trên không trung.

1. Mơ ước được bay lên bầu trời - Ông đọc rất nhiều sách, làm thí nghiệm, ...

- Sống kham khổ, ăn bánh mì xuông nhưng ông không nản chí.

- Có ước mơ đẹp và quyết tâm thực hiện.

(4)

Gv tiểu kết, chuyển ý Câu chuện muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

Quyền trẻ em: trẻ em có quyền được học tập và bổn phận...

c. Đọc diễn cảm (7'):

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn 2.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

C. Củng cố, dặn dò (4') Câu chuyện muốn ca ngợi ai?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài- kể cho người thân nghe về câu chuyện, chuẩn bị bài : Văn hay chữ tốt.

2. Các vì sao đã được Xi- ôn-cốp xki chinh phục

Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn - cốp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ....

- 2 học sinh nhắc lại.

- 4 Hs đọc nối tiếp bài.

- Hs nêu cách đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- Hs đọc trong nhóm.

- Hs thi đọc trước lớp.

Nx bình chọn

Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại...

CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 13 :

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU

- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Người tìm đường lên các vì sao.

- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l /n.

- Ý thức rèn chữ viết,giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

-Yêu cầu hs viết các từ sau: châu báu, chân thành, trân trọng.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Hướng dẫn nghe - viết (20'):

- Gv đọc đoạn chính tả cần viết:

“Từ đầu ... trăm lần”.

- Ngày còn nhỏ, Xi - ôn - cốp - xki mơ ước điều gì ?

- 2 hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc thầm lại.

- Mơ ước bay lên bầu trời.

(5)

- Ông đã làm gì để thực hiện ước mơ đó?

Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn

- HD viết từ khó:non nớt, rủi ro, Xi - ôn - cốp - xki.

Nêu cách trìng bày bài, tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV nhắc nhở trước khi viết bài.

- Đọc lại bài viết 1 lần

- Gv đọc cho học sinh viết bài.

- GV đọc lại -HS soát.

- Gv thu 5, 7 bài chấm.

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệm chung.

3. Hướng dẫn làm bài tập(6').

Bài tập 2a: Tìm các tính từ

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm vào bảng phụ:

+ Có 2 tiếng bắt đầu bằng l + Có 2 tiếng bắt đầu bằng n.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3a: Tìm các từ - Bài yêu cầu ta làm gì ?

- Yc Hs làm việc cá nhân vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gv giúp học sinh hoàn thiện bài.

Liên hệ giáo dục Hs C. Củng cố, dặn dò(3').

-Xi - ôn - cốp - xki đã làm gì để thực hiện ước mơ của mình?.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà đọc lại bài vàc chuẩn bị bài sau.

- Kiên trì ngày đêm đọc sách, nghiên cứu, làm thí nghiệm.

Hs tìm, báo cáo

- 2 hs lên bảng viết-lớp viết nháp.

- HS giỏi đặt câu có từ:non nớt - Hs nêu

- Hs tự viết bài.

- Hs đổi chéo bài kiểm tra, soát lỗi c

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo- Lớp bổ sung.

- long lanh, lung linh, lấm láp, lớn ...

- nóng nảy, nặng nề, non nớt, nông nổi ..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài- 1 Hs chữa bảng phụ.

nản chí (nản lòng), lí tưởng, lạc lối (lạc hướng)

- kiên trì ngày đêm...

KHOA HỌC

NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

I. MỤC TIÊU

Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.

- Nước bị ô nhiễm: có màu, có tính chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.

*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về nguyên làm nước bị ô nhiễm. Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(6)

- Chuẩn bị theo nhóm: một chai nước sông hay ao, hồ, một chai nước giếng hoặc nước máy.

- Hai chai không, hai phễu lọc nước, bông để lọc nước, một kính lúp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng trả lời

1) Nêu vai trò của nước đối với sự sống con người, động vật và thực vật?

2) Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ?

- GV nhận xét B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nước rất cần trong mọi hoạt động sống của con người hàng ngày.

Làm thế nào để chúng ta biết được đâu là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên

- Chia nhóm 6, y/c các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình

- Gọi hs đọc thí nghiệm SGK/52

- Các em hãy thực hiện thí nghiệm theo sự hd trong SGK và quan sát xem sau khi lọc miếng bông nào bẩn hơn, tại sao?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi nhanh ý kiến lên bảng theo 2 cột.

- Qua thí nghiệm, chúng tỏ nước sông, ao, hồ thường rất bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi,... Ngoài các tạp chất, bạn nào cho biết ở sông, ao, hồ còn có những thực vật, sinh vật nào sinh sống?

- Cua, cá, ốc, rong, rêu mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Trong nước còn có điều gì nữa? Các em hãy dùng chiếc kính hiển vi này quan sát.

- Đưa kính hiển vi đến các nhóm, lần lượt từng em trong nhóm quan sát và nêu những gì em nhìn thấy.

- Chia nhóm, nhóm trưởng báo cáo - 1 hs đọc to trước lớp

- HS thực hành thí nghiệm trong nhóm 6

- Đại diện nhóm trình bày

+ Miếng bông lọc chai nước mưa (máy) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch

+ Miếng bông lọc chai nước sông (ao, hồ) có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm

- Cá, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy,...

- Lắng nghe

- Lần lượt một vài nhóm quan sát và nêu những gì mình nhìn thấy trong nước: có rất nhiều vi khuẩn

(7)

- Y/c hs quan sát chai đựng nước mưa và chai đựng nước sông và trả lời xem: chai nước nào trong hơn, vì sao? chai nước nào đục hơn vì sao?

Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều cát, đất và có vi khuẩn trong nước. Nước sông có nhiều phù sa nên thường có màu đục, nước ao, hồ thường có màu xanh vì có nhiều sinh vật sống như rong, rêu. Nước mưa, nước máy trong hơn vì không có lẫn đất, cát, bụi.

- Phát phiếu học tập cho các nhóm.

- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đã đặt ra và ghi vào phiếu

- Gọi các nhóm dán phiếu và nêu nhận xét của nhóm mình.

- Y/c hs mở SGk/53 để đối chiếu và tự đánh giá đúng sai kết quả làm việc của nhóm mình.

- Nhận xét và khen các nhóm có kết quả đúng Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/53

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết 3. Củng cố, dặn dò:

- Giáo dục: cần giữ vệ sinh nguồn nước và nên dùng nước máy, nước mưa, nước giếng, hạn chế dùng nước ở sông, ao, hồ.

- Về nhà đọc lại mục bạn cần biết

- Bài sau: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm Nhận xét tiết học

- Quan sát và trả lời: chai nước mưa trong hơn vì không có lẫn cát, bụi.

Chai nước sông (ao, hồ) đục hơn vì thường bị lẫn nhiều cát, đất, đặc biệt là nước sông có nhiều phù sa nên thường bị đục . Nước ở ao thường có màu xanh vì trong nước có nhiều loại tảo sinh sống.

- HS lắng nghe

- Chia nhóm, nhận phiếu học tập - Thảo luận

- Lần lượt từng nhóm nêu nhận xét - Đối chiếu, tự đánh giá

- Lắng nghe

- 3 hs đọc to mục cần biết trước lớp - lắng nghe, ghi nhớ

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077)

I. MỤC TIÊU

- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt ):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

(8)

- Phiếu học tập

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động dạy

A. KTBC: Chùa thời Lý - Gọi hs lên bảng trả lời:

1) Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?

2) Vì sao nhân dân ta nhiều người theo đạo phật?

- Nhận xét, đánh giá B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt , liền chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến? Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1

- Gọi hs đọc SGK/34 đoạn: "Cuối năm 1072...rồi rút về".

- Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?

- Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?

- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm ý kiến đúng. Vì sao?

- Gọi đại diện nhóm trả lời

- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời

1) Vì dưới thời lý mọi người theo đạo phật rất nhiều, cho nên triều đình đã bỏ tiền ra xây dựng chùa, nhân dân cũng góp tiền của xây dựng chùa.

2) Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta.

Khuyên con người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau,... Vì thế nhân dân ta nhiều người theo đạo phật.

- Lắng nghe

1. Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống

- 1 hs đọc to trước lớp.

- Ông chủ trương "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc"

- Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.

- Thảo luận nhóm đôi

- ý kiến thứ hai đúng, bởi vì : Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn

(9)

Kết luận: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nước Tống không phải là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

* Hoạt động 2:

- Treo lược đồ diễn biến của cuộc kháng chiến và trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến.

- Hỏi một số câu hỏi để các em nhớ lại diễn biến của cuộc kháng chiến

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?

- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe diễn biến của cuộc kháng chiến và trao đổi để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Gọi lần lượt các nhóm kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến và nêu nguyên nhân thắng lợi.

Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai của quân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Có được thắng lợi ấy là vì dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài

quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân Lương của giặc rồi kéo về nước.

- Lắng nghe

2. Trận chiến trên sông như nguyệt.

- Quan sát, lắng nghe theo dõi

+ Ông xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu)

+ Vào cuối năm 1076

+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.

+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía Bắc của sông, quân ta ở phía Nam.

+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân Thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta.

Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ. Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù. Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng.

- Hoạt động nhóm đôi.

- 2 em trong nhóm nối tiếp nhau kể và nêu nguyên nhân thắng lợi:

+ Do quân ta rất dũng cảm

+ Do Lý Thường Kiệt là một tướng tài chỉ huy giỏi. Ông đã chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Lắng nghe

(10)

giỏi của Lý Thường Kiệt.

* Hoạt động 3:

- Gọi hs đọc SGK/36 đoạn "Sau hơn...giữ vững"

- Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?

Kết luận: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt , với sự tấn công ồ ạt của quân và dân ta đã làm cho quân giặc thất bại thảm hại, số quân chết gần quá nửa, quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân rút về nước.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi hs đọc bài thơ trong SGK

- Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cỗ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù để nhấn chìm quân cướp nước giữ vẹn bờ cõi nước Nam.

- Về nhà kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.

- Bài sau: Nhà Trần thành lập Nhận xét tiết học

3. Kết quả của cuộc kháng chiến.

- 1 hs đọc to trước lớp

+ Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

- HS lắng nghe

- 1 hs đọc diễn cảm bài thơ - Lắng nghe

- Lắng nghe, thực hiện

ĐỊA LÍ

Tiết 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU

- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là ngườ Kinh.

- Sử dụng tranh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,….

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng,áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

*TKNL&HQ: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở ĐBBB, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ … các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ĐBBB

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 3’ Đồng bằng Bắc Bộ

(11)

Gọi hs lên bảng trả lời:

1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên?

2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì?

Địa hình của ĐBBB như thế nào?

Nhận xét

B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài:1’ Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về ĐBBB để biết người dân ở ĐBBB có những phong tục truyền thống đáng quý nào?

2. Bài mới: 33’

* HĐ 1: Chủ nhân của đồng bằng - Gọi hs đọc mục 1 SGK/100

- ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?

- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Y/c hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: (2 nhóm thảo luận 1 câu) 1) Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?

2) Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh. Vì sao nhà ở có đặc điểm đó?

3) Làng Việt cổ có đặc điểm gì?

4) Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi như thế nào?

Kết luận: Trong năm, ĐBBB có hai mùa nóng và lạnh. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào. Người dân thường làm nhà quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nằng vào mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. đây là nơi hay có bão làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố để có sức chịu đựng được bão.

Ngày nay, nhà cửa của người dân có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn

2 hs lần lượt lên bảng trả lời

1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp - Đông dân nhất cả nước - Chủ yếu là dân tộc Kinh.

- Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày

1) Làng có nhiều nhà quây quần với nhau. Các nhà gần nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.

2) Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc để tránh gió bão, mưa lớn. Xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao 3) Có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng, chùa và có khi có miếu.

4) Ngày nay, làng của người dân ở ĐBBB có nhiều thay đổi. Nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.

- HS lắng nghe

(12)

trước. Nhiều nhà xây cao hai, ba tầng, nền lát gạch hoa như ở TP. các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn.

* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội - Gọi hs đọc mục 2 SGK/84

- Dựa vào thông tin và các tranh, ảnh trong SGH, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong lễ hội có những hoạt động gì?

Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.

+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

- Gọi đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm trả lời 1 câu)

Kết luận: Ngày nay, người dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/102

- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB để chuẩn bị bài sau, đọc lại nhiều lần ghi nhớ

- Nhận xét tiết học

- 1 hs đọc to trước lớp - Chia nhóm thảo luận

+ Thường tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Các hoạt động mà em biết là chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu,...

+ Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

- Lắng nghe

- 2 hs đọc ghi nhớ

===========================================

NS: 24 / 11 / 2017

NG: 28 / 11 / 2017 Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017

TOÁN

Tiết 62:

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

- Biết thực hiện nhân với số có ba chữ số.

- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.

- Áp dụng phép nhân với số có ba chữ số để giải các bài toán có liên quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, Vbt. - Bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Yêu cầu hs đặt tính rồi tính:

- 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính.

- Lớp nhận xét.

(13)

58 29; 456 34;

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb: (1’)

2. Nhân với số có ba chữ số. (12’) - Gv đưa phép nhân: 164 123 - Nhận xét 2 thừa số ?

- Yêu cầu hs áp dụng tính chất nhân một số với một tổng.

- Vậy 164 123 = 20172

- Gv hdẫn hs đặt tính rồi tính:

123164 492 328 164__

20172

- N/xét về cách viết các tích riêng ? - Nêu các bước thực hiện phép nhân ? - Gv yêu cầu hs tính: 248 321 3. Thực hành:

Bài tập 1: (5’) - Yêu cầu hs đặt tính rồi tính.

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm bài.

- Gv chốt kết quả đúng.

- Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính.

Bài tập 2: (5’) - Yêu cầu hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs tự làm bài thay bằng chữ số.

-GV củng cố cách nhân.

Bài tập 3:(5’) Tóm tắt:

Khu đất hình vuông Cạnh: 215 m

Diện tích: ... m2 ?

- Gv theo dõi giúp đỡ học sinh.

?Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Hs đọc phép nhân.

- 1 hs giỏi lên bảng tính.

- Lớp nháp-chữa nhận xét.

164 123 = 164  (100 + 20 + 3)

= 164 100 + 164  20 + 164 3

= 16400 + 3280 + 492 = 20172 - 1 hs đặt tính rồi tính.

- Lớp làm vào nháp, nhận xét bài bạn.

- 2 hs nêu.

-HS báo cáo

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 HS làm bảng.

- Hs tự làm bài và chữa bài.

Kq: 91164; 416384;

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1Hs giỏi làm giấy khổ to.

- Hs tự làm.

- Lớp thống nhất kết quả.

a 123 321 321

b 314 141 142

a  b 38622 45561 45582 - 1 hs đọc bài toán.

- Hs tự tóm tắt bài và nêu cách giải.

- Lớp chữa bài.

Bài giải:

Diện tích khu đất là:

215  215 = 46 225 (m2) Đáp số: 46 225 m2

(14)

- Nêu các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4. Sgk - Chuẩn bị bài sau.

LUYỆN TỪ - CÂU

Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC (Tiếp)

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

- Hệ thống hoá tìm hiểu sâu hơn những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm:

Có chí thì nên.

- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên.

- Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a,b (Nd BT1), thành các cột DT/ĐT/TT (nd BT2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Có những cách nào để biểu thị mức độ khác nhau của đặc điểm, tính chất ? - Gv nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn làm bài:

Bài tập 1: (8’)

Hãy xếp các từ đã cho thành 2 nhóm:

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thảo luận làm bảng nhóm.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2: (8’)

- Ycầu hs làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Lưu ý hs: có thể chọn từ đã tìm ở nhóm a. Một số từ vừa là động từ, tính từ, DT.

Vd: Khó khăn không làm anh nản chí (DT) Công việc này rất khó khăn (TT)

- 1 hs phát biểu ý kiến.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hoạt động nhóm 6, 2 nhóm làm bảng phụ.

- Các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, vững dạ, ..

- Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí: khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, ...

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

- Hs nối tiếp đặt câu.

- HS giỏi đặt 4câu.

(15)

Đừng khó khăn với tôi (ĐT) Bài tập 3: (9’)

Đoạn văn yêu cầu em viết về nội dung gì?

- Bằng cách nào em biết được người đó ? - Yêu cầu hs đọc các câu thành ngữ, tục ngữ trong chủ điểm: Có chí thì nên. Nhắc hs: Để viết được đoạn văn hay, các em có thể sử dụng các câu thành ngữ vào mở đoạn hoặc kết đoạn.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Em hãy đọc các từ ngữ nói lên ý chí, nghị lực của con người ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thiện bài làm trên lớp.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Viết về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách đạt thành công.

- Hs đọc bài.

- Hs tự viết bài.

- HS giỏi viết từ 7 đến 10 câu.

- HS yếu viết 5 đến 7 câu.

- Hs đọc bài viết của mình.

- Lớp nhận xét.

- 2 hs đọc lại.

==========================================

NS: 24 / 11 / 2017

NG: 29 / 11 / 2017 Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2017

TOÁN

Tiết 63 : NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( TIẾP )

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0.

- Học sinh có kĩ năng đặt tính thực hiện tính.

- Ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vbt, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

- Đặt tính rồi tính:

546 123; 258 326 Nêu cách nhân với số có 3c.số?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Cách đặt tính và tính (10'):

- Gv đưa phép nhân: 258 203 - Nhận xét về hai thừa số ? - Nhận xét về thừa số thứ hai ? - Yêu cầu hs tự đặt tính và tính.

Vậy 258203 =52374

- 2 Hs làm bảng.

- Nhiều Hs nêu - Lớp nhận xét.

- Đọc phép nhân - Đều có 3 chữ số.

- Có chữ số 0 ở hàng chục.

- 1 hs làm bảng, lớp làm nháp.

(16)

- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai ? Gv: Ta có thể bỏ tích riêng thứ hai mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng.

203258 774 516__

52374

- Tích riêng thứ ba viết như thế nào so với tích riêng thứ nhất ?

- Khi nhân số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là chữ số 0 ta làm như thế nào?

3. Thực hành:

Bài tập 1(10'):Đặt tính rồi tính - Yêu cầu hs tự làm và chữa bài.

- Gv theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài - Nêu các bước thực hiện phép nhân ? - Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính..

Bài tập 2(5'):Đ- S

- Yêu cầu hs tự làm và chữa bài.

- Tổ chức cho Hs chơi trò chơi tiếp sức điền nhanh

-GV nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài tập 3:

- Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải.

Tóm tắt: Khu đất HCN:

Chiều dài: 125 m Chiều rộng: 105 m Diện tích: ... m2 ?

? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?

C. Củng cố, dặn dò (4'):

- Nêu các bước nhân với số có 3 chữ số ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà nắm chắc cách nhân - Chuẩn bị bài sau.

203258 774 000 516__

52374 Nx chốt kết quả đúng - Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Tích riêng thứ 3 lùi sang bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.

- Học sinh giỏi trả lời.

Nhiều Hs nhắc lại - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài-chữa-nhận xét.

Kq:

118205; 200471;

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và chữa.

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs tóm tắt bài.

- Hs tự làm và chữa.

Bài giải:

Diện tích khu đất là:

125 105 = 13125 (m2) Đáp số: 13125 m2

TẬP ĐỌC

Tiết 26 : VĂN HAY CHỮ TỐT

I. MỤC TIÊU

(17)

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát để trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

- Giáo dục học sinh lòng quyết tâm luyện chữ cho đẹp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị:Nhận biết được sự kiên trì, lòng quyết tâm cần thiết như thế nào đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Đặt mục tiêu:hiểu ý nghĩa của việc đặt mục tiêu phấn đấu - Kiên định: quyết tâm thực hiện mục tiêu đã định

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, tranh Sgk.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ(5'):

- Yêu cầu hs đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao.

- Xi - ôn - cốp - xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào ?

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. H/dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài a. Luyện đọc (8'): yêu cầu Hs đọc cả bài - Gv chia bài thành 3 đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv nêu cách đọc toàn bài và đọc diễn cảm bài.

b. Tìm hiểu bài (10'):

- Đọc thầm đoạn đầu:

-Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

- Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ ?

- Sự việc nào đã xảy ra khiến Cao Bá Quát rất ân hận ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu hs đọc đoạn còn lại và trả lời:

Cáo Bá Quát quyết tâm rèn chữ như thế nào ?

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài

- 3 hs nối tiếp đọc đoạn.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp

- Hs đọc thầm.

- Vì chữ ông rất xấu.

- Vui vẻ nhận lời vì tin tưởng sẽ giúp bà cụ minh oan.

- Lá đơn chữ xấu, không đọc được nên quan đuổi bà cụ ra.

1. Tác hại của việc viết chữ xấu - Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối ông viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ. Khi chữ đã tiến bộ, ông mượn sách về luyện thêm nhiều kiểu chữ

(18)

- Kết quả đạt được ra sao ? Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Nội dung chính của bài ?

=> Ghi ý chính

c. Đọc diễn cảm (7'):

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ:

“Chưa đi học ... sẵn lòng”

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Câu chuyện ca ngợi ai? Con hiểu được gì qua câu chyện này?

- Quyền trẻ em: Em học tập ở Cao Bá Quát điều gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc bài.Lập kế hoạch luyện chữ của bản thân và trao đổi vơia bạn. Chuẩn bị bài: Chú Đất Nung

khác nhau.

- Chữ ông rất đẹp.

2. Nhờ kiên trì luyện tập Cao Bá Quát trở thành văn hay chữ tốt Nhờ quyết tâm kiên trì, khổ công luyện viết Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt

- 2 học sinh nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp bài.

- Hs tìm ra cách đọc.

- Hs đọc nhóm bàn.

- Hs thi đọc.

Nx bình chọn bạn đọc hay - Cao Bá Quát...

==========================================

NS: 24 / 11 / 2017

NG: 30 / 11 / 2017 Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017

TOÁN

Tiết 64:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:

- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.

- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.

- Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.

- Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vbt - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

- Đặt tính rồi tính:

365 276; 356 408

Muốn nhân với số có 2,3 c.số ta làm ntn?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

- 2 hs làm bảng -Nhiều Hs nêu - Lớp nhận xét.

(19)

1. Gtb (1'):

2. Hướng dẫn làm bài

Bài tập 1 (8'): Đặt tính rồi tính -GV quan sát - giúp HS yếu.

- Nêu cách nhân với số có 2, 3 chữ số ? - Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính?.

Bài tập 2:

- Gv quan sát, theo dõi học sinh làm bài.

- Gv củng cố cách làm cho học sinh.

Bài tập 3(8'): Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Gv theo dõi, hướng dẫn một số em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Con vận dụng tính chất nào để làm bài?

Bài tập 5(9')-Sgk

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật ?

- Yêu cầu hs tính từng diện tích mới và cũ để so sánh, rút ra kết luận.

làm phần b - Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Muốn nhân với số có 2,3 c.số ta làm ntn?

Cách tính diện tích HCN?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn các kiến thức đã học

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 3 hs làm vào bảng, lớp làm vào vở.

- Nhận xét chữa bài trên bảng.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm vào vở bài tập.

Kết quả:

a, 69 000 b, 5688 c, 139438 - 1 hs đọc yêu cầu bài

- 2 hs lên làm bảng - Lớp làm vào vở - Kiểm tra bài, nhận xét.

Đáp án:

a, 142 12 + 142 18

= 142  (12 +18)

= 142 30 = 4260 b, 49 365 - 39 365

= (49 - 39) 365 = 10 365 = 3650 c, 4 18  25 = 4 25 18

= 100 18 = 1800 - giải thích cách làm.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

a, S = 12 x 5 = 60 (cm2) S = 15 x 10 = 150 (m2) b, Nếu chiều dài gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là 2 a, S HCN mới là a2 b = 2  a b = 2  (ab) = 2S Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và chiều rộng giữ nguyên thì S HCN gấp lên 2 lần.

TẬP LÀM VĂN

Tiết 25:

TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU Giúp hs biết:

(20)

- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết chính tả,..).

- Tự sửa được các lỗi đã mắc theo yêu cầu của giáo viên.

- Ý thức học tập tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, ... cần chữa chung cho cả lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh

a) Yêu cầu hs đọc đề bài (3'):

- Hướng dẫn Hs xác định lại yêu cầu của các đề bài

- GV gạch chân từ trọng tâm b) Gv nhận xét chung (8'):

* ưu điểm: Hiểu đề, viết đúng theo y/cầu đề . - Trình bày đúng, đủ bố cục 3 phần của bài văn kể chuyện.

- Dùng từ xưng hô tương đối nhất quán.

- Diễn đạt câu văn tương đối thoát ý, ngắn gọn, có tiến bộ.

- Liên kết giữa các phần của truyện hợp lí.

- Một số bài viết có sáng tạo.

* Hạn chế:

- Một số bài xưng hô chưa nhất quán.

- Lỗi chính tả vẫn còn nhiều, trình bày bài chưa được, chưa đủ 3 phần. Câu văn dài...

3. Hướng dẫn chữa lỗi (18'):

- Gv treo bảng phụ ghi sẵn những lỗi để chữa- yêu cầu hs trao đổi thảo luận phát hiện lỗi, nêu cách sửa.

- Gv trả bài cho học sinh.

- Yêu cầu hs tự sửa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.

- Gv theo dõi kèm cặp.

* Học tập những đoạn văn hay:

- Gv đọc cho hs nghe một số bài viết được điểm cao.

- Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu của bạn ?

* Hướng dẫn viết lại một đoạn văn: Yêu cầu hs chọn viết lại một đoạn văn trong bài.

- 3 hs nối tiếp đọc bài.

- 3 Hs nêu

- Hs chú ý lắng nghe, tự kiểm điểm bản thân.

- Hs chú ý lắng nghe.

-

- Hs trao đổi, thảo luận.

- Hs sửa lỗi chung

- Hs tự sửa lỗi.

- Học sinh lắng nghe, học tập.

- 2, 3 hs giỏi nêu cảm nghĩ của mình về bài viết, nhận xét.

(21)

- Gv nhận xét từng đoạn văn hs viết.

3. Củng cố, dặn dò (5')

- Một bài văn k/c thường gồm mấy phần?

- Nhận xét tiết học - tuyên dương

- Yêu cầu hs về nhà viết lại một đoạn văn trong bài cho hay hơn.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập văn kể chuyện

- Hs giỏi viết lại.

- Hs đọc lại đoạn văn đã viết.

- 3 phần.

ĐẠO ĐỨC

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 2 )

I. MỤC TIÊU Củng cố và rèn kĩ năng:

- Biết được:Con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ bàng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

- Quyền bổn phận trẻ em:+Trẻ em có quyền có gia đình,quyền được gia đình quan tâm,chăm sóc.

+ Trẻ em có bổn phận yêu quý,chăm sóc,giúp đỡ ông bà cha mẹ.

- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Kính yêu ông bà cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.

- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu HT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

- Kể những việc làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?

- Gv nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1') 2. Nội dung:

* HĐ 1: Đóng vai

- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 thảo luận đóng vai theo tình huống 1, nhóm 2 thảo luận đóng vai theo tình huống 2 - Y/c các nhóm thảo luận

- Gọi các nhóm lên đóng vai

- Em cảm thấy thế nào khi em xoa dầu làm

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Các nhóm thảo luận, phân chia vai diễn để sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống

- Các nhóm lên trình diễn

+ Tình huống 1: Em sẽ mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà, đấm lưng cho bà

+ Tình huống 2: Em sẽ không chơi, lấy nước giúp ông, đỡ ông dậy cho ông uống nước và hỏi ông khỏe chưa.

- Em cảm thấy rất vui vì mình đã làm

(22)

cho bà bớt đau lưng?

- Hãy nêu cảm xúc của mình khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu?

- Y/c hs nx về cách ứng xử của nhóm bạn Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau

* HĐ 2: Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ - Gọi hs đọc BT 4 SGK/20

- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành y/c của bài tập (phát phiếu cho 3 nhóm)

- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày - Y/c các nhóm bổ sung

- Khen ngợi những hs đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các em khác học tập các bạn.

* HĐ 3: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo - Y/c hs thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo mà em biết, viết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.

- Gọi các nhóm lần lượt trình bày

- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được

được một việc thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà

- Mình cảm thấy rất vui khi cháu biết hiếu thảo với ông, bà, biết chăm sóc, lo lắng khi ông bà bị bệnh.

- Nhận xét - Lắng nghe

- 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c của BT - Chia nhóm thảo luận

- Thành viên trong nhóm nối tiếp nhau trình bày, các nhóm khác bổ sung a) Việc đã làm:

+ Khi ông bà, cha mẹ bệnh em đã mua thuốc, lấy nước cho ông bà uống

+ Khi bà ho nhiều, em thường lấy tay xoa lưng bà

+ Khi ba mẹ đi làm về mệt, em thường lấy nước mời ba mẹ uống

b) Việc sẽ làm:

+ Mùa đông lạnh, em sẽ nấu nước nóng cho bà, mẹ tắm

+ Em sẽ lấy mọi thứ đồ đạc tiếp bà, vì bà em mắt kém

...

- Thảo luận nhóm đôi

- Công lao cha mẹ

+ chim trời ai dễ kể lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày + Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con + Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

- Về lòng hiếu thảo

+ Mẹ cha ở chốn lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con + Dù no, dù đói cho tươi

(23)

nhiều câu ca dao, tục ngữ

Kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.

Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Gọi hs đọc lại ghi nhớ

- Về nhà hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.

- Bài sau: Biết ơn thầy giáo, cô giáo Nhận xét tiết học

Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già - Lắng nghe

- 2 hs đọc lại ghi nhớ - Lắng nghe, thực hiện

KĨ THUẬT

Tiết 13:

THÊU MÓC XÍCH (T1)

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh biết cách thêu móc xích.

- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho học sinh.

- Học sinh hứng thú học thêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu thêu móc xích. Vải trắng, chỉ thêu các màu, kim khâu, kéo, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (2'):

- Gv kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1'):

2. Nội dung:

Hoạt động 1(5'): Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu.

- Gv giới thiệu mẫu thêu móc xích , hướng dẫn hs quan sát các mũi thêu ở mặt phải, mặt trái đường thêu kết hợp với quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu đặc điểm của mũi thêu móc xích?

Hoạt động 2 (12'): Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

- Gv treo tranh qui trình thêu móc xích.

- Hướng dẫn hs quan sát các hình 2, 3, 4.

Sgk để nêu các bước trong qui trình thêu móc xích.

- Yêu cầu hs q/ sát hình 2, nêu cách vạch

- Hs trình bày sự chuẩn bị của mình.

- Hs quan sát mẫu mà giáo viên đưa ra.

- Hs nêu ý kiến nhận xét.

- 1, 2 hs dựa vào quan sát thao tác của gv & h/ dẫn trong Sgk để thực hiện thao tác thêu.

(24)

dấu và thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu ?

- Gv hướng dẫn thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ 1, thêu mũi thứ 2 bằng kim thêu.

-Gv yêu cầu hs nêu cách kết thúc đường thêu và gọi hs thực hiện thao tác thêu

lại mũi, nút chỉ cuối đường thêu.

=>Ghi nhớ/SGK

Hoạt động 3(11'): Thực hành

- Gv yêu cầu hs tập thêu trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu.

Qs- giup đỡ Nx - kết luận

3. Củng cố, dặn dò (4') - Các bước thêu móc xích?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà tập thêu, chuẩn bị giờ sau thực hành

Nêu lại

- Hs qs và lắng nghe.

- Hs trả lời câu hỏi.

- 1 hs đọc mục 2 của phần ghi nhớ.

Thực hành thêu

==========================================

NS: 24 / 11 / 2017

NG: 01 / 12 / 2017 Thứ sáu ngày 01 tháng 12 năm 2017

TOÁN

Tiết 65

: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích.

- Thực hiện được nhân với số có hai hoặc ba chữ số

- Biết vận dụng một số tính chất của phép nhân trong thực hiện tính, tính nhanh.

-Ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- Vbt.Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5'):

Đặt tính và tính:123 211; 312 134 Muốn nhân với số có 3c.số ta làm ntn?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Luyện tập:

Bài tập 1(8'):Viết số thích hợp vào chỗ trống

N xchữa bài

- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các

- 2 hs thực hiện tính, lớp làm vào nháp.- Lớp nhận xét, đánh giá.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs lên bảng làm bảng, lớp làm vào vở bài tập- Nx bài

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét

(25)

đơn vị đo khối lượng, diện tích.

-giáo viên củng cố cách đổi đơn vị đo khối lượng..

Bài tập 2 (8'): đặt tính rồi tính.

Qs, giúp đỡ Nx chữa bài

- Gv yêu cầu hs nhắc lại cách nhân với số có 3 chữ số.

Bài tập 3 (8'):Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Yêu cầu hs sử dụng tính chất của phép nhân để làm

- Con đã vận dụng tính chất nào để tính?

Bài tập 4:

- Y/c hs tóm tắt bài và nêu cách giải Tóm tắt:

2 vòi chảy vào bể Vòi 1, 1 phút chảy được 25 l.

Vòi 2, 1 phút chảy được 15 l 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được ... lít ? - Gv củng cố bài, khuyến khích học sinh làm cả hai cách.

3. Củng cố, dặn dò (4'):

- Nêu cách nhân với số có hai, ba c/số ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà: Ôn kĩ các kiến thức đã học

a, 10 kg = 1 yến b, 100 cm = 1 dm 50 kg = 5 yến 800 cm = 8 dm 100 kg = 1 tạ 1700cm2 = 17 dm2 300 kg = 3 tạ 900 dm2 = 9 m2

-1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự đặt tính và làm vào vở bài tập- 3 Hs lên bảng- Nx

- Đổi vở bài tập, nhận xét bài bạn.

a, 62980; 81000;

b, 97375; 63963;

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs lên làm bảng, lớp làm vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

a, 2 39  5 = 2 5 39

= 10 39 = 390

b, 302 16 + 302 4

= 302 20 = 302 2 10

= 604 10 = 6040 - 1 hs đọc yêu cầu bài

Bài giải:

1 giờ 15 phút = 75 phút

1 phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là:

25 + 15 = 40 (l)

Sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy vào bể 40 75 = 3 000 (l)

Đáp số: 3000 l nước

LUYỆN TỪ - CÂU

Tiết 26:

CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.

- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, bước đầu biết đặt được câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước.

- Học sinh tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ kẻ các cột: câu hỏi - của ai - hỏi ai - dấu hiệu theo nội dung BT 1,2,3 (phần nhận xét)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(26)

A . Kiểm tra bài cũ (4'):

- Tìm từ nói về ý chí, nghị lực của con người?.

- Đặt câu có từ vừa tìm được.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Gtb (1'):

2. Phần nhận xét (10'):

Bài 1: Đọc bài Người tìm đường lên các...

Tìm các câu hỏi trong bài

+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?

+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ? Bài 2, 3:

- Câu hỏi 1 là của ai và hỏi ai?

- Câu hỏi 2 là của ai và hỏi ai?

- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?

- Câu hỏi dùng để làm gì?

- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng.

Kết luận: Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi mình.

Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, không. Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/131 3. Ghi nhớ (1'): Sgk

- Yêu cầu hs lấy ví dụ.

4. Luyện tập:

Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c

- hãy đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ SGK/85 và bài Hai bàn tay SGK/114 và thực hiện theo y/c của bài (phát phiếu cho 2 hs)

- Gọi hs lần lượt phát biểu

- Dán phiếu của hs làm trên phiếu, gọi hs nhận xét.

- Gọi hs đọc lại bảng đúng

Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c và mẫu

- Ghi bảng: Về nhà, bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.

- Gọi 2 hs lên làm mẫu

- 1 Hs trả lời.

- 3 Hs đặt câu - Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs nêu những câu hỏi.

- Của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình - Của 1 người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.

- Các câu này đều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi Vì sao? Như thế nào?

- Để hỏi người khác hay hỏi chính mình.

- 1 hs đọc lại - Lắng nghe

- 3 hs đọc to trước lớp - 1 hs đọc y/c

- Đọc thầm và tự làm bài vào VBT - HS lần lượt nêu các câu hỏi mà mình tìm được.

- Theo dõi bài làm trên phiếu, nhận xét -HS nối tiếp đọc (mỗi em đọc 1 câu) - 1 hs đọc

- 2 hs lên thực hiện(1 em hỏi, 1 em đáp)

(27)

+ HS 1: Về nhà bà cụ làm gì?

+ HS1: Bà cụ kể lại chuyện gì?

+ HS1: Vì sao Cao Bá Quát ân hận?

- 2 em ngồi cùng bàn đọc lại bài Văn hay chữ tốt, chọn 3-4 câu trong bài và thực hành hỏi đáp liên quan đến nội dung câu văn mà mình chọn.

- Gọi từng cặp hs thi hỏi-đáp.

- Cùng hs nhận xét, bình chọn cặp hỏi-đáp tự nhiên, đúng ngữ điệu.

1) Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

2) Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c

- Gợi ý: Các em có thể tự hỏi về một bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, 1 đồ dùng đã mua,... Các em nhớ nói đúng ngữ điệu câu hỏi - tự hỏi mình.

- Y/c hs tự đặt câu vào VBT.

- Gọi hs lần lượt đọc câu mình đặt - Cùng hs nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Em hãy nêu tác dụng của câu hỏi và dấu chấm hỏi ?

- Nhận xét tiết học.

- Vn học bài và làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

+ Về nhà, bà cụ kể lại câu chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.

+ Bà cụ kể lại chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

+ Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nổi oan ức.

- HS thực hành trao đổi theo cặp

- Lần lượt từng cặp hs thi hỏi-đáp - Nhận xét

1) Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

2) Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?

3) Từ khi nào, Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ viết?

+ Ai nổi danh khắp nước là người văn hay, chữ tốt?

+ Cao Bá Quát nổi danh là người thế nào?

+ Vì sao Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt?

- 1 hs đọc y/c

- Lắng nghe, thực hiện - Tự làm bài

- HS lần lượt đọc câu mình đặt - Nhận xét

+ Mình để bút ở đâu nhỉ?

+ Hình như bộ phim hoạt hình này mình đã xem rồi?

+ Bài này cô dạy mình rồi mà?

+ Mình để quyển sách Đô-rê-mon ở đâu rồi nhỉ?

KỂ CHUYỆN

Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

(Giảm tải)

Thay bằng: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Language focus: - Sentence patterns: Good morning/Good afternoon/Good evening and Nice to see you again.. - Vocabulary: good morning, good afternoon, good evening, good night,

* Student with disability: (Thùy trang 4B) slow writing takes a long time to write2. Skills:- Practice listening, speaking ,reading,

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.. - So sánh kết quả giữa những ống

nhà xưởng, doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc luôn tồn tại những vấn đề phức tạp như: (1) Tình trạng người dân bị thu hồi diện tích đất đang công tác

Bảng 1 cho thấy khi khu vực nước ngoài sử dụng hàm sản xuất với công nghệ sử dụng vốn vật chất càng cao thì càng có tác động tích cực đến sản lượng của nền kinh tế,

Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau : Nước có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho

GIẢI THÍCH: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện nói và viết.. Thông

nghiên cứu về tác động của nguồn vốn này lên việc làm và thu nhập của người lao động có sự khác nhau giữa các quốc gia trong các giai đoạn khác nhau và hầu