• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tìm hiểu về chi tiết máy

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tìm hiểu về chi tiết máy"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÔNG NGHỆ 8

BÀI 24. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS hiểu được khái niệm và biết cách phân loại chi tiết máy.

- HS hiểu được các kiểu lắp ghép các chi tiết máy, công dụng từng kiểu lắp ghép.

B. HƯỚNG DẪN HỌC LÍ THUYẾT (Đây là phần hướng dẫn, không phải nội dụng ghi bài)

Hoạt động 1: tìm hiểu chi tiết máy là gì?

1. Tìm hiểu về chi tiết máy.

- GV: Yêu cầu HS thao chiếc bút bi của mình và quan sát.

- HS: Tháo chiếc bút bi, quan sát và trả lời CH của GV.

? Chiếc bút bi được cấu tạo từ những bộ phận nào?

- HS: Quan sát hình 24.1 và tìm hiểu thông tin.

? Cụm trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử ? Là những phần tử nào? Công dụng của từng phần tử? Các phần tử có đặc điểm gì chung?

- HS: Tháo cum trục trước xe đạp quan sát để nhận biết các phần tử.

- HS: Trả lời các CH của GV.

? Chi tiết máy là gì?

- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.2 SGK.

? Hãy cho biết phần tử nào là chi tiết máy, phần tử nào không phải là chi tiết máy?

Tại sao?

? Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là gì?

- HS: Quan sát hình 24.2 - HS: Trả lời các CH của GV.

2. Cách phân loại chi tiết máy.- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2.

? Theo công dụng chi tiết máy được chia ra những loại nào ? - HS: Tìm hiểu thông tin trong SGK

- HS: Trả lời CH.

- GV: Kết luận và cho HS ghi vở.

- GV: Giới thiêu thêm cách phân loại chi tiết máy theo nhóm: CTM tiêu chuẩn hoá và CTM không tiêu chuẩn hoá.

Hoạt động 2: tìm hiểu chi tiết máy được lắp với nhau như thế nào?

- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh hình 24.3 SGK và tìm hiểu thông tin.

- HS: Quan sát hình 24.3 và tìm hiểu thông tin.

? Chiếc ròng rọc cấu tạo gồm mấy chi tiết? Mỗi chi tiết có nhiệm vụ gì?

- HS: Trả lời các CH của GV.

? Em hãy cho biết các chi tiết đó được ghép với nhau như thế nào bằng cách điền từ vào chỗ trống?

C. NỘI DUNG GHI BÀI

CHỦ ĐỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP HAY, NGẮN GỌN I. Khái niệm về chi tiết máy

(2)

1. Chi tiết máy là gì?

chi tiết máy là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

Dấu hiệu nhận biết: Có cấu tạo hoàn chỉnh, không tháo rời được ra nữa.

2. Phân loại chi tiết máy

Nhóm có công dụng chung: Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo ... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung.

Nhóm có công dụng riêng: Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng.

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

a) Mối ghép cố định

Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

- Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt … - Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn.

b) Mối ghép động

Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:

A. Không thể tháo rời, cấu tạo hoàn chỉnh B. Có thể tháo rời, cấu tạo hoàn chỉnh

C. Không thể tháo rời, cấu tạo không hoàn chỉnh D. Cấu tạo hoàn chỉnh, thực hiện chức năng nhất định Câu 2: Chi tiết có công dụng riêng là:

A. Bu lông B. Đai ốc C. Lò xo D. Chìa khóa

Câu 3: Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm mấy phần tử?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 4: Trong các phần tử sau, phần tử nào không phải là chi tiết máy?

A. Mảnh vỡ máy B. Bu lông C. Đai ốc D. Bánh răng Câu 5: Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6: Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối ghép động?

A. Các chi tiết có thể xoay B. Các chi tiết có thể trượt

C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau

Câu 8: Mối ghép cố định chia làm mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 9: Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định?

(3)

A. Trục vít B. Ổ trục C. Đinh tán D. Bản lề Câu 10: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng riêng?

A. Bu lông B. Kim máy khâu C. Khung xe đạp D. Trục khuỷu

***************************

CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

.- HS hiểu được khái niệm và phân loại được mối ghép cố định.

- HS hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một só mối ghép không tháo được thường gặp.

- HS biết được cấu tạo và đặc điểm của một số mối ghép tháo được thường gặp.

- Biết được ứng dụng của các mối ghép tháo được trong đời sống và kĩ thuật.

- HS hiểu được khái niệm về mối ghép động.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.

B. HƯỚNG DẪN HỌC LÍ THUYẾT (Đây là phần hướng dẫn, không phải nội dụng ghi bài)

Hoạt động 1: mối ghép cố định

Quan sát 1 số tranh vẽ về các loại mối ghép.

? Hai mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau? Muốn tháo rời các chi tiết trên ta làm ntn?

? Vậy, mối ghép cố định gồm những loại nào?

? Các loại mối ghép đó thể hiện ở những loại ghép nào ? Lấy ví dụ minh họa ? + Tìm hiểu mối ghép không tháo được bằng đinh tán:

- Quan sát hình 25.2 và tìm hiểu thông tin.

? Mối ghép hình 25.2 thuộc loại mối ghép gì ? Vì sao ?

? Nêu cấu tạo của đinh tán và vật liệu chế tạo đinh tán?

- Quan sát hình 25.2 tìm hiểu thông tin và trả lời các CH của GV

? Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong trường hợp nào?

+ tìm hiểu mối ghép tháo được mối ghép bằng ren.

- Quan sát các mối ghép hình 26.1 SGK và vật mẫu, tìm hiểu thông tin để nhận biết các loại mối ghép và cấu tạo của chúng.

? Có mấy loại mối ghép đó là những loại nào?

? Mối ghép bu lông cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết?

- Nêu cấu tạo và quy trình tháo lắp của từng loại mói ghép.

? Mối ghép vít cấy cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết?

? Mối ghép đinh vít cấu tạo gồm mấy chi tiết? Nêu trình tự tháo lắp các chi tiết?

Trong mối ghép bằng ren để giữ cho các đai ốc khỏi bị lỏng, ta có những bịên pháp nào?

- Quan sát hình 26.1,tìm hiểu thông tin để nêu sự giống và khác nhau giữa ba loại mối ghép bằng cách hoàn thành phiếu học tập.

? Trong mối ghép bằng ren vồng đệm có công dụng gì?

- Tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren.

? Mối ghép bằng ren có đặc điểm gì? Nêu ứng dụng của từng loại mối ghép?

? Hãy kể tên một số đồ vật có mối ghép bằng ren mà em biết?

(4)

Hoạt động 2: tìm hiểu thế nào là mối ghép động

- Quan sát hình 27.1 chiếc ghế xếp ở 3 tư thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn, tìm hiểu thông tin.

? Chiếc ghế xếp gồm mấy chi tiết được ghép với nhau. Chúng được ghép với nhau theo kiểu nào?

? Khi gập và mở ra, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?

? Vậy mối ghép động là gì?

? Dựa vào tính năng khi hoạt động người ta chia khớp động thành những loại nào?

- Quan sát một số khớp động rồi phân tích hoạt động của cơ cấu 4 khâu bản lề.

1. Tìm hiểu khớp tịnh tiến.

- Quan sát hình 27.3 SGK và các mối ghép đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi sau:

? Bề mặt tiếp xúc của mối ghép tịnh tiến có hình dạng như thế nào? Hãy điền từ vào chỗ trống trong SGK?

? Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào?

- Nêu đặc điểm của khớp tịnh tiến như SGK

? Khi hai chi tiết trượt trên nhau xảy ra hiện tượng gì ? Hiện tượng này có lợi hay có hại ? Khắc phục chúng như thế nào?

2. Tìm hiểu khớp quay.

- Quan sát hình 27.4 và tìm hiểu thông tin.

? Khớp quay gồm mấy chi tiết? Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì?

- Quan sát ổ trục trước xe đạp.

? Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? Mô ta cấu tạo của từng chi tiết?

? Để làm giảm ma sát cho khớp quay, trong kĩ thuật người ta có giải pháp nào?

- Quan sát ổ trục trước để nhận biết các chi tiết và cấu tạo từng chi tiết và trả lời các câu hỏi:

? Khớp quay được dùng ở đâu? Lấy ví dụ?

? Trong chiếc xe đạp, khớp nào thuộc khớp quay?

? Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Vì sao?

C. NỘI DUNG GHI BÀI

CHỦ ĐỀ CÁC LOẠI MỐI GHÉP I. Mối ghép cố định

Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

1. Mối ghép không tháo được bằng đinh tán 2. Mối ghép được tháo bằng ren

Mối ghép bulông: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.

Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy.

Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép, đinh vít.

II. Mối ghép cố định

(5)

Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

Các loại khớp động 1. Khớp tịnh tiến

Mối ghép pít - tông có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.

Mối ghép sống trượt có mặt tiếp xúc là sống trượt - rãnh trượt nhẵn.

2. Khớp quay

Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Mối ghép nào sau đây không tháo được

A. Mối ghép bằng đinh tán B. Mối ghép bằng bu lông C. Mối ghép bằng đinh vít D. Mối ghép bằng vít cấy Câu 2: Mối ghép cố định được ứng dụng ở đâu trong thực tế?

A. Các ống hợp kim nhôm được ghép thành khung xe đạp.

B. Bánh xe đạp được ghép với càng xe.

C. 2 chi tiết được ghép với nhau bằng bu lông, đai ốc.

D. Ghép giữa cánh cửa và khung cửa.

Câu 3: Mối ghép bằng đinh tán không có đặc điểm nào sau đây

A. Chịu nhiệt độ cao B. Chịu lực lớn

C. Chịu chấn động mạnh D. Có thể tháo lắp Câu 4: Có mấy loại mối ghép bằng ren thường dùng?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 5: Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 6: Mối ghép vít cấy có chi tiết nào sau đây?

A. Đai ốc B. Vòng đệm C. Bu lông D. Vít

cấy

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của mối ghép bằng ren:

A. Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.

B. Không tháo được do để lâu ngày.

C. Mối ghép bu lông ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp D. Mối ghép vít cấy ghép chi tiết có chiều dày quá lớn

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về khớp tịnh tiến A. Mọi điểm chuyển động giống nhau, tạo ra lực ma sát lớn

B. Mọi điểm chuyển động không giống nhau, tạo ra lực ma sát lớn C. Mọi điểm chuyển động giống nhau, tạo ra lực ma sát nhỏ

D. Mọi điểm chuyển động giống nhau, không tạo ra lực ma sát Câu 9: Phát biểu nào sau đây không phải của khớp quay?

A. Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn B. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

C. Mặt tiếp xúc là mặt phẳng D. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục Câu 10: Bản lề cửa là khớp loại nào?

(6)

A. Khớp quay B. Khớp tịnh tiến C. Khớp cầu D. Khớp vít Câu 11: Để giảm ma sát cho khớp tịnh tiến người ta làm như thế nào?

A. Sử dụng vật liệu gồ ghề, bôi trơn bằng dầu mỡ B. Sử dụng vật liệu nhẵn bóng, bôi trơn bằng dầu mỡ C. Chọn vật liệu dễ mài mòn, bôi trơn bằng dầu mỡ D. Chọn vật liệu gồ ghề, không dùng dầu mơ bôi trơn Câu 12: Ứng dụng nào không phải của khớp quay:

A. Bản lề cửa B. Xe đạp C. Quạt điện D. Ngăn kéo bàn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhiệm vụ; Lắp ghép hoàn chỉnh robot tự hành và kết nối thành công với máy tính bảng.. - Tổ chức cho học sinh giới thiệu và trình diễn

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.. - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu

Bộ phận hay chi tiết máy quan trọng trên thiết bị cơ khí thường có nhu cầu tái sản xuất (sản xuất lại) phục vụ sửa chữa hay cho dự phòng nhằm đạt hiệu suất sử dụng và

Nối hai vế câu để tạo thành câu hoàn chỉnh.. the

- Qua tiết học trước có 72 học sinh tham gia học qua internet : trong đó có 13/ 72 học sinh không hoàn thành nhiệm vụ cô giao lí do không làm các bài tập cô giao sau mỗi

Những chi tiết này lắp ráp với nhau sẽ tạo thành sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Hãy điền vào chỗ trống (…) trên sơ đồ sau những cụm từ cần thiết để thể hiện quá trình

Nội dung của đồ án: - Thiết kế hệ dầm sàn nhà CN - Thiết kế chi tiết hệ dầm - Thể hiện trên 1 bản vẽ A1 + Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ giảng viên giao cho sinh viên: -Sinh viên phải

Bảng 4.4 - Biện pháp cải thiện chất lượng bề mặt gia công chi tiết máy bằng dụng cụ cắt thường dụng cụ có lưỡi Yếu tố ảnh hưởng Biện pháp làm giảm chiều cao nhấp nhô tế vi Rz và giảm