• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/01/2021 Tiết: 34 Bài 36: Thực hành

Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình đo kích thước các chiều

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

- Nhận biết một số giống lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình.

- Thực hiện được công việc đo kích thước một số chiều đo của lợn.

2. Kĩ năng

- Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.

- Tham gia tích cực trong việc lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi ở gia đình và địa phương.

3. Thái độ

- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, môi trường sinh thái.

4. Năng lực, phẩm chất hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, mô hình giống lợn, bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đồ dùng, dụng cụ học tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp

(2)

- Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(3’)

- GV: Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống lợn, vậy làm thế nào để có thể nhận biết được các giống lợn đó. Trong bài học ngày hôm nay các em sẽ được nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình đo kích thước các chiều.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục tiêu: HS biết được mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Chia nhóm.

*Nội dung:

- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.

- Nhắc nhở HS một số điều cần chú ý trong bài thực hành.

- Chia nhóm: chia lớp thành 3 nhóm thực hiện 2 hoạt động khác nhau trong cùng thời gian.

Hoạt động 2: Tổ chức bài thực hành

- Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị và HS xác định được nhiệm vụ cần làm.

- Thời gian: 7 phút

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ

*Nội dung:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

(3)

- GV phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS trong khi thực hành và sau tiết thực hành, yêu cầu HS phải giữ trật tự.

Hoạt động 3: Thực hiện quy trình

- Mục tiêu: Thông qua quan sát HS nhận biết được các giống lợn.

- Thời gian: 18 phút

- Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp.

- Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3

Quan sát hình ảnh trong Sgk, đọc nội dung trang 97/sgk và kiến thức GV cung cấp thêm.

- GV trình bày ví dụ:

Lợn ỉ: Mặt ngắn, mõm ngắn, trán có nhiều nếp nhăn.

Lợn Đại Bạch mặt hơi gãy, mõm hếch, tai to hướng về phía trước.

Lợn Lan đơ rat tai to rủ xuống phía trước mặt.

Lợn Móng Cái: Lưng gãy, lông đen, trắng có khoang mờ.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:

Các chỉ tiêu

Các giống lợn Lợn

Lợn Móng Cái

Lợn Đại Bạch

Lợn Lan đơ rat Lông

da Tai Mắt Mõm Kết cấu toàn thân Hướng

I. Lợn

*Quan sát ngoại hình

- Quan sát hình dạng chung của con lợn xem kết cấu toàn thân: Đầu, cổ, lưng chân, có thể nhận xét ban đầu:

Cụ thể: Rắn chắc, nhanh nhẹn, dài mình => hướng sản xuất nạc ( Lợn Lan đơ rat).

- Lỏng lẻo, chậm chạp, mình ngắn =>

Hướng sản xuất mỡ ( Lợn Ỉ).

*Quan sát màu sắc của da:

Lợn Đại Bạch: lông cứng, da trắng Lợn Lan đơ rat: lông da trắng tuyền Lợn Ỉ: toàn thân đen

Lợn Móng Cái: lông đen và trắng - Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống ở phần đầu: Ở mặt, tai, lông, da.

(4)

sản xuất

-GV hướng dẫn HS quan sát theo thứ tự.

- HS quan sát

- GV theo dõi các nhóm thực hành và uốn nắn.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả (5 phút) - Sau khi các nhóm thực hành xong các nội dung:

+ GV yêu cầu đại diễn các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, tranh luận.

+ GV nhận xét, rút ra kết luận.

3.3: Tổng kết, đánh giá. (5 phút ) - HS tự đánh giá kết quả và thu dọn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm HS về:

+ Tinh thần thái độ (2đ)

+ Kết quả trên phiếu học tập và báo cáo trước lớp (6đ) + Giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường (2đ)

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Đọc trước “Bài 37: Thức ăn vật nuôi”.

- Ghi lại tên các loại thức ăn thường dùng cho trâu, bò, lợn, gà, vịt …ăn hằng ngày.

Ngày soạn: 30/01/2021 Tiết: 35

(5)

Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức

- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.

- Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

2. Về kỹ năng

- Phân biệt được các loại thức ăn cho từng loại vật nuôi.

3. Về thái độ

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

- Giáo dục đạo đức: Yêu thích môn học.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học

(6)

1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(3’)

Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất trứng, thịt, sữa. Vậy, thức ăn vật nuôi là gì? Nó có nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 37: Thức ăn vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi (15’) - Mục tiêu: Hiểu thế nào là nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H63/SGK/Tr99:

- Các vật nuôi đang ăn loại thức ăn nào?

HS: Quan sát, trả lời.

GV: Em hãy kể tên tất cả các loại thức ăn giành cho trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt?

HS:

+ Trâu, bò: Rơm, cỏ, rau, cây chuối.

+ Lợn: Các loại cám, cây chuối, rau, cá, thịt…

I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

1. Thức ăn vật nuôi:

- Mỗi vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý của chúng.

(7)

+ Gà, vịt, ngan: thóc, gạo, ngô, khoai, sâu bọ, côn trùng, rau…

GV: Lợn, gà, ngan, vịt có ăn rơm khô như trâu, bò được không? Vì sao?

HS: Không. Vì: Trâu, bò tiêu hoá được chất xơ là nhờ hệ vsv có ở trong dạ cỏ.

Còn gà, vịt, ngan trong hệ tiêu hoá không có cấu tạo như vậy.

GV: Trâu, bò có đi nhặt được từng hạt gạo, ngô, thóc như gà, ngan, vịt không?

Vì sao?

HS: Không. Vì mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H64/SGK/Tr100:

- Em hãy kể tên các loại thức ăn cho vật nuôi trong hình vẽ?

HS: Liệt kê: Ngô, khoai, sắn, bột cá.

GV: Em hãy sắp xếp các loại thức ăn đó vào một trong ba loại: Nguồn gốc động vật, thực vật hay chất khoáng?

HS: Sắp xếp.

GV: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

HS: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật, chất khoáng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Theo em, thức ăn có vai trò gì đối

2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:

- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.

* Kết luận:

Thức ăn vật nuôi là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

(8)

với vật nuôi?

HS: Cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho mọi hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

GV: Nhận xét, bổ sung.

...

...

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi ( 15’ ) - Mục tiêu: Hiểu thế những thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát bảng 4 kết hợp

H65/SGK/Tr101:

- Em hãy kể tên các loại thức ăn có trong bảng 4?

HS: Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô, bột cá.

GV: Các loại thức ăn đó có nguồn gốc từ đâu?

HS: Thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật, thực vật.

GV: Qua tên và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn đó. Em hãy cho biết chúng tương ứng với hình nào trong H65?

HS: Quan sát, suy nghĩ, ghép hình.

GV: Nhận xét, bổ sung.

II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:

(9)

GV: Vậy, thức ăn vật nuôi có mấy thành phần dinh dưỡng, em hãy kể tên?

HS: Có 5 thành phần chủ yếu: Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy kể tên các loại thức ăn chứa nhiều nước, gluxit, prôtêin?

HS: Rau xanh, củ, quả, thức ăn hạt, rơm.

GVMR: Có hai loại prôtêin: Prôtêin động vật: Bột cá và prôtêin thực vật:

Đậu tương.

- Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu:

Prôtêin, lipít, gluxit, nước, chất khoáng và vitamin.

- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

*Nội dung:

Câu 1: Hãy chọn các từ, cụm từ: Thóc, rơm, cỏ, cám gạo, premic khoáng, thực vật, động vật để điền vào bảng sau:

Vật nuôi Loại thức ăn cho vật nuôi

Nguồn gốc thức ăn Trâu

Lợn Gà

*Đáp án:

Trâu: rơm, cỏ

Gà: Thóc, thực vật, động vật Lợn: Cám gạo, premic khoáng

Câu 2: Thành phần các chất có trong chất khô của thức ăn là?

A. Gluxit, vitamin

(10)

B. Chất khoáng, lipit, gluxit

C. Protein, gluxit, lipit, chất khoáng D. Gluxit, lipit, protein

*Đáp án: C

3.4: Hoạt động vận dụng(3’) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

*Nội dung:

- Liên hệ: Tìm hiểu các loại thức ăn cho vật nuôi tại gia đình em?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nôi dung kiến thức đã học.

*Nội dung:

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy đọc và sắp xếp vào vở bài tập các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc sau đây phù hợp với tuổi vật nuôi non( đánh số thứ tự theo mức độ cần

Phát triển sản xuất theo mô hình VAC hoặc RVAC: luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng: nuôi, khai thác nhiều thủy, hải sản...để sản xuất ra nhiều loại thức

CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.. CHỦ

+ Trong các chất dinh dưỡng chất nào cung cấp năng lượng , chất nào cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi?..

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa, lông và cung

- Sau khi được vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứmg, sữa, lông và cung

Nấm, tảo đơn bào và động vật nguyên sinh có thể sinh sản bằng phân đôi hoặc bằng bào tử vô tính hoặc bào tử hữu tính... -Các chất hựu cơ chứa: Zn, Mn, Mo….tham gia

Dạy học học phần Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM Từ kinh nghiệm quốc tế trong tiếp cận giáo dục STEM, từ thực tế nội dung chương