• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề KSNN môn sử 7 - Đề PGD( 2017-2018)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề KSNN môn sử 7 - Đề PGD( 2017-2018)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG (Đề thi có 1 trang)

ĐỀ KHẢO SÁTNGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 7 NĂM HỌC 2017-2018

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm):

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

A. Do nhu cầu phải tìm vàng, nguyên liệu thị trường mới.

B. Do sự phát triển mạnh của ngành đóng tàu biển.

C. Do dân số tăng lên quá nhanh đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.

D. Do nhu cầu khám phá du lịch.

Câu 2. Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến độ phồn thịnh nhất là vào thời : A.Tần- Hán B. Đường

C. Tống- Nguyên D. Minh- Thanh

Câu 3. Bốn phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc là:

A. Luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. Luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm.

C. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện kim, thuốc súng.

D. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Câu 4. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là:

A.Vạn Xuân B. Đại Việt C. Đại Cồ Việt D. Đại Nam Câu 5. Lí do nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt là:

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B.Do sự xúi giục của Cham Pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu, Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Câu 6. Nhà Trần ban hành bộ luật mới gọi là:

A. Quốc triều hình luật. B. Hình thư.

C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 7. Tiền giấy ra đời đầu tiên ở nước ta vào:

A. Thời Trần B. Thời Hồ C. Thời Lê D. Thời Nguyễn Câu 8. Từ buổi đầu giành được độc lập, con sông đã ba lần ghi dấu ấn thắng trận là:

A. Sông Hồng.

B. Sông Như Nguyệt.

C. Sông Thương.

D.Sông Bạch Đằng.

II- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm): Nêu những thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến. Em có nhận xét gì về những thành tựu đó?

Câu 2. (3 điểm): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Học sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁTNGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 7 NĂM HỌC 2017-2018

Môn:Lịch sử

I-Phần trắc nghiệm(4 điểm- mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án A B D C C A B D

II- Phần tự luận (6 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1

-Về văn hóa: 1,5đ

+Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng

phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. 0,5 +Văn học, sử kí: Rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm

tiêu biểu, nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ (Thời Đường), La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa … Bộ sử kí nổi tiếng của Tư Mã Thiên đời Hán, các bộ sử Hán thư, Đường thư, Minh sử.. Những bộ sách nói trên đều những di sản văn hóa vô cùng qúy giá của nhân dân Trung Q uốc.

0,5

+Nghệ thuật : Trình độ cao, phong cách độc đáo, hội hoạ, điêu

khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ … rất nổi tiếng 0,5 -Về khoa học-kĩ thuật :

Nhiều phát minh quan trọng như giấy viết, nghề in, la bàn, chế tạo thuốc súng, kĩ thuật đóng thuyền, nghề luyện sắt, khai thác dầu.

0,5đ

Nhận xét: Văn hóa, khoa học kĩ thuật đạt nhiều thành tựu

rực rỡ, góp phần quan trọng vào sự phát của Trung Quốc và nền văn minh thế giới.

2 Nguyên nhân thắng lợi 1điểm

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

0,25

- Sự chuẩn bịchu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

0,25

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

0,25 - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều

Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

0,25

Ý nghĩa lịch sử: 2,0đ

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền

0,5

(3)

quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch.

+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

0,5 + Góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền

thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

0,25 + Để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết

toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

0,5 + Bảo vệ được độc lập của Tổ quốc, góp phần ngăn chặn những

cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

0,25

Chú ý: Trên đây là những gợi ý, định hướng cơ bản, giám khảo cần linh hoạt đánh giá một cách tổng quát bài làm của học sinh để cho điểm chính xác, khách quan.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nghệ thuật huy động toàn dân, dựa vào dân đánh giặc là đường lối đúng đắn, thể hiện rõ vai trò và sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo

hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.. lật

Đại Hội XII của Đảng đã nhấn mạnh nội dung bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay là: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nó cổ vũ phong trào giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên

“Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, mở rộng quan hệ trên cơ sở luật pháp quốc tế và hai bên cùng có lợi”.. “Đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bình đẳng, mở

Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân ta.. Dù cho quân giặc có mạnh đến đâu cũng không ngăn

Câu 10 (4 điểm): Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡngA. Em có nhận

Đánh giá về vai trò, công lao của Quang Trung trong việc thống nhất đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và công cuộc khôi phục, xây dựng đất