• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)CỔ TÍCH EM BÉ THÔNG MINH 2 tiết A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)CỔ TÍCH EM BÉ THÔNG MINH 2 tiết A"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CỔ TÍCH EM BÉ THÔNG MINH 2 tiết A. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG (Trả lời câu hỏi vào tập)

(?) Sau khi đọc xong văn bản, dựa vào đặc điểm cốt truyện cổ tích, em hãy liệt kê những sự việc chính trong câu chuyện Em bé thông minh.

(?) Em bé trong câu chuyện thuộc kiểu nhân vật gì trong truyện cổ tích?

(?) Hãy tìm đặc điểm thể hiện sự khác lạ của em bé? (Khác lạ về mặt tài năng).

(?) Em bé đã trải qua bao nhiêu lần giải đố? Những đối tượng nào đã ra câu đố? Em bé đã trả lời những câu đố như thế nào? Lời giải về câu đố có điểm gì độc đáo?

(?) Em có nhận xét gì về mức độ của các câu hỏi và phạm vi đối tượng liên lụy ảnh hưởng qua những lần hỏi đố?

(?) Hoàn thành bảng sau để hiểu về phẩm chất của nhân vật “Em bé” thông qua hành động:

Hành động Phẩm chất

- Giục cha nói với làng, không sợ bay đầu, kí cam kết đứng ra giúp dân làng giải đố.

- Dám đối lại viên quan, vua.

- Vượt qua những thử thách giải đố khó dần và phạm vi đối tượng liên lụy mở rộng.

Hồn nhiên, ngây thơ.

Sống tốt, yêu nước.

(?) Câu chuyện mang đến ý nghĩa, bài học gì cho chúng ta trong cuộc sống?

(2)

B. NỘI DUNG BÀI HỌC (Chép nội dung bài học vào tập sau phần trả lời câu hỏi) 1/ Cốt truyện cổ tích sinh hoạt (Không có yếu tố thần kì)

+ Ngày xưa, vua sai viên quan đi dò la tìm người tài giúp nước.

+ Viên quan tìm được người tài trước câu đáp của em bé nhà nông.

+ Vua vui mừng nhưng thử thách thêm nhiều lần để chắc chắn sự thông minh của em bé.

+ Nước láng giềng lăm le xâm chiếm, cử sứ thần qua đặt câu hỏi thử thách.

+ Em bé giải được câu đố cứu nguy vận mệnh đất nước.

+ Em bé được phong trạng nguyên, vua xây dinh thự kế bên tiện việc hỏi han.

2/ Nhân vật trong truyện cổ tích (Em bé thông minh) - Thuộc kiểu nhân vật thông minh.

- Điểm khác lạ:

+ Thông minh, nhạy bén (Vượt qua những thử thách giải đố oái oăm mà người lỗi lạc cũng đành thua, tìm cách gặp được vua).

+ Trạng nguyên nhỏ tuổi (Không thi cử, chỉ giải đố).

- Phẩm chất thể hiện qua hành động:

+ Tài trí, bản lĩnh + Hồn nhiên, ngây thơ + Sống tốt, yêu nước 3/ Ý nghĩa truyện

- Tạo sự thoải mái, mang lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.

- Đề cao sự thông minh, trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống.

- Khuyên chúng ta phải cố gắng học hỏi, rèn luyện bản thân để giúp ích cho đất nước.

(3)
(4)

TIẾNG VIỆT: TRẠNG NGỮ 2 tiết 1/ Khái quát kiến thức

Ví dụ 1: Trong lớp, bạn A là lớp trưởng.

Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy:

(?) Xác định các thành phần câu trong câu trên?

(?) Thành phần nào được xem là thành phần phụ trong câu? Vì sao?

(?) Ngăn cách giữa thành phần chính và thành phần phụ dùng dấu câu gì?

(?) Xác định vị trí đứng của thành phần trạng ngữ trong câu?

(?) Qua đó, em rút ra được đặc điểm gì của thành phần trạng ngữ trong câu?

(?) Trạng ngữ được thêm vào câu bổ sung những ý nghĩa gì?

Ví dụ 2: Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

(?) Xác định trạng ngữ trong ví dụ 2?

(?) Trạng ngữ biểu thị ý nghĩa gì?

(?) Thời gian trạng ngữ biểu thị là thời gian nào? Dựa vào đâu để xác nhận thời gian cụ thể đó?

(?) Qua đó, em rút ra được tác dụng gì của trạng ngữ trong đoạn văn?

2/ Thực hành tiếng Việt

Bài 1: Hãy đặt câu với các ý nghĩa trạng ngữ biểu thị.

Bài 2: Xác định và nêu tác dụng của trạng ngữ (Ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị) trong các câu sau:

a/ Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

b/ Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.

(5)

c/ Lập tức, vua cho gọi hai cha con vào ban thưởng rất hậu.

d/ Để giành được thắng lợi trong trận chiến, quân dân ta đã đồng lòng quyết chiến đến cùng.

e/ Bởi ốm, em không đi đến trường học.

Bài 3: Xác định và nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ:

a/ Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.

b/ Khi thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng, vua liền báo cho họ biết:

- Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại.

- Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh là: “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí

- Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn. - Đầu

Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng với cách giải đố của em bé thông minh trong truyện “Em bé thông minh”... Hãy liệt kê những thử thách, những câu đố cùng

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.. Vai mẹ gầy nhấp nhô

Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:.. Tiết học kết thúc, chúc các em

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

Bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.... Bức tranh sau thể hiện

Đoạn văn cho biết nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.?. HẸN GẶP LẠI