• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:... Tiết 2

Giảng:...

LUYỆN TẬP CÁC DẠNG BÀI TẬP THUYẾT MINH CÓ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản sinh động hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ.

- Có ý thức tìm hiểu đối tượng thuyết minh để trình bày trước lớp.

4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

- Năng lực tự quản bản thân.

II. Chuẩn bị

- Sách giáo khoa, SGV ngữ văn 8,9 - Bài tập ngữ văn 8,9

- Tư liệu ngữ văn 8,9 - Nâng cao ngữ văn 8,9 III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thảo luận.

- KT động não, hoàn tất một nhiệm vụ, tìm kiếm và xử lí thông tin.

V. Tiến trình các hoạt động dạy học 1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra: Phần chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Tiết trước các em đã củng cố phần lí thuyết về văn bản thuyết minh. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ luyện tập sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1 (5’)

Học sinh báo cáo kết quả chuẩn bị bài

I. Chuẩn bị

(2)

ở nhà theo đơn vị tổ và cá nhân

……….

……….

* Hoạt động 2 (35’)

Yêu cầu chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được vận dụng trong văn bản, phân tích giá trị của các biện pháp đó trong văn bản

- Phương pháp thực hành, vấn đáp - Kĩ thuật: động não, hoàn tất một nhiệm vụ, tìm kiếm và xử lí thông tin - Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp

- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập Hướng dẫn

- Dùng ngôi thứ nhất: Tôi hoặc Ta

- Ví dụ: Tôi là ếch đây, cũng có khi tôi được người ta gọi là Gà đồng vì thịt họ nhà ếch chúng tôi ngon và thơm lắm, chẳng khác gì thịt gà đồng đâu các bạn ạ….

- Học sinh làm việc cá nhân, sau đó gọi lên trình bày

Hướng dẫn

a. Trong văn bản tác giả đã chọn đưa thêm các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, kể chuyện xen liệt kê

II. Bài tập luyện tập

Bài số 1

Cho đoạn văn thuyết minh sau, dựa và nội dung đó để nhập vai con ếch, tự giới thiệu về bản thân mình.

Con ếch, có khi còn được gọi là "gà đồng" vì thịt nó ngon thơm như gà đồng.

Ếch là giống vật vừa ở trên cạn vừa ở dưới nước. Lưng ếch có màu xanh lục hay màu nâu, pha một ít chấm đen. Khi ếch nấp trong bùn hay đám cỏ, nếu ta không chú ý thì khó lòng mà nhận ra. Khi ở trên cạn, hễ gặp nguy hiểm, chỉ vài bước nhảy là ếch đã lặn xuống mặt nước, biến mất. Khi ở dưới nước mà gặp nhuy hiểm, ếch nhanh chóng nhảy ra khỏi mặt nước để chui vào các bụi cỏ ven bờ. Ếch tuy ở dưới nước nhưng thở bằng phổi và bằng da còn tim ếch lại có nhiều hơn động vật khác một tâm thất...

Bài số 2

Đọc văn bản "Họ nhà Kim" trong Sách giáo khoa ngữ văn 9 tr16

a. Tác giả đã chọn để sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản này?

Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

(3)

- Tác dụng: Làm cho bài văn sống động, người đọc thích thú.

b. Dù kết hợp các biện pháp nghệ thuật, văn bản vẫn giữ được nội dung khách quan và chính xác về một loại đồ dùng, giúp ta hiểu khá sâu về một loại đồ dùng hàng ngày: Đó là cái kim

- Bài viết giới thiệu được: Hình dáng cái kim, bề ngang, bề dài, đầu nhọn, đầu tù…

- Nguồn gốc: Từ xưa, từ khi con người biết trồng bông, dệt vải..

- Phân loại: Kim khâu vải, thêu thùa, phẫu thuật, kim khâu giày ,đóng sách…

- Công dụng: Kết các vật lại với nhau…

- Một số loại đặc biệt: Không dùng để khâu như kim châm, kim tiêm…

c. Học sinh tự làm Hướng dẫn

a. Các bước làm bài

- Tìm hiểu đề, xác định đối tượng - Tìm tri thức về đối tượng

- Lựa chọn biện pháp nghệ thuật thích hợp

- Lập dàn ý chi tiết - Viết bài

b. Văn bản trên là văn bản thuyết minh.

Hãy chứng minh rằng: Dù kết hợp các biện pháp nghệ thuật, văn bản vẫn giữ được nội dung khách quan và chính xác về một loại đồ dùng hàng ngày của con người…đó là cái Kim

c. Đọc văn bản, em thấy thích nhất câu nào, chi tiết nào, đoạn nào? Vì sao?

Bài số 3

Hãy viết một bài văn thuyết minh về cái quạt điện (Trong bài có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, miêu tả một các hợp lý để nâng cao hiệu quả diễn đạt)

b. Tri thức về cái quạt điện - Cấu tạo

+ Quạt điện gồm hài phần chính: Động cơ điện và cánh quạt

+ Cánh quạt được lắp với trục động cơ, làm bằng nhựa hoặc kim loại, được tạo dáng để làm ra gió khi quay

+ Quạt còn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, hướng gió, hẹn giờ…

- Nguyên lý làm việc

+ Quạt điện thực chất là một động cơ điện cộng với cánh quạt.

+ Khi dòng điện vào quạt, động cơ quay,

(4)

Gợi ý : Đ/văn trên chủ yếu dùng phương pháp thuyết minh liệt kê nhưng chưa sinh động bởi vì thiếu yếu tố miêu tả nên người đọc không hình dung hết vẻ đẹp của cảnh vật quanh lăng Bác.

Khi viết lại đoạn văn mới cho sinh động hơn, có thể bổ sung những từ ngữ tượng hình, tượng thanh, gợi cảm,… vào những câu văn đó. Cũng có thể viết lại cả câu với sự vận dụng các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…

kéo cánh quạt quay theo, tạo gió - Các loại quạt

+ Quạt điện có nhiều loại: Quạt trần, quạt bàn, quạt tường…

- Cách sử dụng và bảo quản

Bài tập 4. Nhận xét về phương pháp thuyết minh của đoạn văn sau. Viết lại cho sinh động hơn bằng cách thêm các từ ngữ hoặc các câu văn miêu tả.

Lăng Bác Hồ thật đẹp. Hai bên là những hàng tre. Ngôi lăng ở chính giữa, cao to. Hai bên là hai dãy lễ đài thấp hơn.

Vỉa hè rộng và thoáng. Cửa vào lăng rộng mở đón khách

4. Củng cố (1’)

- Gv nhận xét giờ luyện tập của học sinh 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Làm bài tập đã cho

- Xem lại lý thuyết về văn thuyết minh

- Chuẩn bị bài sau: Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một là, lãnh đạo các cấp ở địa phương, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên giảng dạy lịch sử hoặc các môn khoa học xã hội cần nhận thức đúng đắn vai trò, ý

[r]

V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p nghÖ thuËt... V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p

Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để

Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Nhận biết và phân tích được những đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Biết cách tìm ý, lập

- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết

- Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.v.v.) - Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy