• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:5/9/2020 Ngày giảng :

Tiết: 1 Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà - I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chi Minh trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chi Minh trong giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chue đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ: Lòng kính yêu, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

* Tích hợp :

- Năng lực cần hình thành và phát triển: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp…

- GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân: Từ vẻ đẹp Hồ Chí Minh các định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập.

Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh : Chủ đề về lối sống giản dị, phong cách ung dung tự tại.

Nội dung về vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị, thanh tao và khiêm tốn.

- GD đạo đức: Tình cảm kính yêu, tự hào, biết ơn đối với lãnh tụ. Qua đó biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tiếp thu có chọn lọc văn hóa thế giới và giữ gìn bản sắc DT.

=> giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG...

- Tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng:

Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh 4.Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. Chuẩn bị

(2)

1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp (1’) : Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ (3’): Gv kiểm tra phần chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

Hoạt động 1: khởi động (1’)

Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Ch t ch H Chí Minh không ch l v lãnh t v ủ ị ồ ỉ à ị ụ ĩ đạ ủi c a dân t c Vi t Namộ ệ m ngà ười còn l t m gà ấ ương sáng ng i v ờ ề đạ đứo c v l i s ng à ố ố để muôn đờ ọi h c t p v noi theo.Vi t v ngậ à ế ề ười mãi mãi l m ng à ả đề à ấ ậ t i b t t n c a v n h c, hômủ ă ọ nay chúng ta s cùng nhau tìm hi u m t trong nh ng v n b n nói v v ẽ ể ộ ữ ă ả ề ẻ đẹp c aủ Ngườ đ ài ó l : “Phong cách H Chí Minh”.ồ

Hoạt động của GV - HS Ghi bảng

Hoạt động 2. Hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm (5’)

- Mục tiêu: HS nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm.

- Phương pháp vấn đáp, hoạt động cá nhân - Phương tiện: Máy chiếu, tư liệu về Bác Hồ

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “ Phong cách HCM”?

? Xét về nội dung, văn bản “ Phong cách HCM”

là văn bản gì? Nhắc lại đặc điểm của loại vb này?

- VB nhật dụng

*GV: “Khái niệm VBND không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.”

+ Cập nhật: là gắn với cuộc sống, bức thiết, hàng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.

? Em đã được học những chủ đề nhật dụng nào?

+ V/đề sinh thái, môi trường. . .

I.Giới hiểu chung

1. Tác giả : Lê Anh Trà 2. Tác phẩm:

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong cuốn sách “ Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” năm 1990

(3)

+ Quyền trẻ em. . .

? Theo em, chủ đề của vb nhật dụng “Phong cách HCM” đề cập tới là gì?

=> Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

*Gv: Bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ.

* Hoạt động 3. (30’): Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

- Mục tiêu: Giúp hs đọc - tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác

- Phương pháp ván đáp, phân tích, bình giảng;

hoạt động cá nhân.

- Phương tiện: Máy chiếu, phim tư liệu về cuộc đời hoạt đọng cách mạng của Bác trong những năm ở nước ngoài.

*Gv:hướng dẫn đọc: giọng khúc triết, mạch lạc thể hiện niềm tôn kính, tự hào về Chủ tịch HCM.

- GV đọc tham khảo --> H đọc=> Gv sửa chữa, uốn nắn.

? Quan sát chú thích, em có nhận xét gì về số lượng từ Hán – Việt được sử dụng? Sử dụng như vậy nhằm mục đích gì?

- Nhiều=> tạo sự trang trọng, thiêng liêng về Bác.

? Vb có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

- lập luận (là chính), tự sự, thuyết minh, bình luận

? Vấn đề NL chủ yếu được làm rõ trong văn bản này là gì?

- Phong cách HCM

? Em hiểu từ “ phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” như thế nào?

- Lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử, . . . tạo nên cái riêng của HCM.

*Gv: như vậy, vấn đề chủ yếu được làm rõ trong vb PCHCM là phong cách sống và làm việc của

II.Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, hiểu chú thích

2. Bố cục, kết cấu

(4)

Chủ tịch Hồ Chí Minh.

? VB có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?

+ Từ đầu ... rất hiện đại: tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM.

+ Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của HCM.

* GV dẫn- chuyển:

Vẻ đẹp trong p/cách HCM là gì? Qua bài viết, chúng ta học tập được gì từ pc sống và làm việc của Bác=>3. Phân tích

*Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: về vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị, thanh tao và khiêm tốn.

* Chú ý: đoạn 1

? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng như thế nào?

- Người hiểu biết rộng nhiều nền văn hoá các nước châu Á, Phi, Mĩ, . . .

- Tầm hiểu biết đến mức khá uyên thâm

? Nhờ đâu mà người có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đó?

- Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan, vất vả, Người đã qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền VH từ P.Đông tới P.Tây.

- Người luôn có ý thức học hỏi để tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

? Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác đã học tập ntn?

+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.

+ Coi trọng việc học trong đời sống thực tế, qua công việc, qua lao động

+ Học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc.

*Gv: Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, ý, Đức, Nga".

Nhưng trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi

- Văn bản: 2 phần

3. Phân tích

3.1. Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh

(5)

thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. => Đây chính là chìa khóa để mở ra kho tri thức VH của nhân loại. . .

? Em có suy nghĩ gì về cách học tập của Bác?

- Cách học đúng đắn, khoa học

? Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài của Bác có gì đặc biệt?

+ Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa VH nước ngoài.

+ Không ảnh hưởng 1 cách thụ động.

+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.

+ Trên nền VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.

* Gv bổ sung kiến thức:

Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng tất cả các nền văn hoá, nhưng tiếp thu một cách có chọn lọc, gạn đục khơi trong, kiểm nghiệm, vận dụng và sáng tạo trong thực tiễn.

? Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống như thế nào?

- Sự tiếp thu VH nhân loại của HCM đã tạo nên một nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất P.đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.

? Tại sao ngay trong luận điểm đầu tiên tác giả đã nêu ra vấn đề: vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM?

- Tác giả muốn khẳng định tầm vóc của HCM.

Người không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng mà còn là danh nhân văn hóa thế giới.

- Khẳng định: vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật

(6)

trong phong cách của Người

? Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

- Kết hợp giữa kể và bình luận: Vd: ít có vị lãnh đạo…

? Em có nhận xét gì về cách trình bày yếu tố tự sự, bình luận? Qua đó em hiểu được dụng ý nào của tg?

- Kể tóm tắt vài ba sự việc=> Nhằm gợi sự liên tưởng, suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức văn hóa của Bác.

- Bình luận xen giữa các yếu tố kể hết sức tự nhiên có tác dụng thuyết phục mạnh mẽ.

? Qua phân tích đoạn 1, em thấy được vẻ đẹp văn hoá nào ở Chủ tịch Hồ Chí Minh?

=> Gv khái quát => ghi bảng:

? Kết thúc phần 1, VB có dấu (…) biểu thị điều gì?

- Cho ta biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo của bài viết.(tích hợp NV 7- Công dụng của dấu chấm lửng)

Sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa truyền thống và hiện đại.

Hoạt đông 4: Luyện tập, vận dụng 4. Củng cố (3’)

? Từ vốn hiểu biết sâu rộng của Bác và cách Bác học hỏi, tích lũy tri thức, em rút ra bài học gì cho bản thân.

- HS tự bày tỏ ý kiến, gv nhận xét, đánh giá.

Hoạt đông 5: Hướng dẫn về nhà 5. HDVN (2’)

- Nắm được nội dung bài học.

- Chuẩn bị tiết 2:

+ Những nét đẹp trong lối sống của Bác được thể hiện qua những phương diện nào.

+ Việc so sánh giữa phong cách sống của Bác với những danh nho, hiền triết xưa có ý nghĩa gì?

*/ Bổ sung giáo án

………

………

V. Rút kinh nghiệm

(7)

Ngày soạn :5/ 9/ 2020 Ngày giảng :...

Tiết 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà - I. Mục tiêu cần đạt : Như tiết 1

II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Vẻ đẹp văn hóa của HCM qua tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại?

- Sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại;

giữa truyền thống và hiện đại.

3. Bài mới: Khởi động (1’)

Hoạt động của thầy - trò Ghi bảng

Hoạt động 1. Phân tích (25’):

- Mục tiêu: Giúp Hs thấy được vẻ đẹp trong lối sống của Bác, từ đó rút ra bài học cho bản thân

- Phương pháp phân tích, giảng bình, vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Phương tiện: Máy chiếu, hình ảnh về nhà sàn của Bác, những dòng nhật kí của những người từng phục vụ bên Bác.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: về lối sống giản dị, phong cách ung dung tự tại.

Chú ý phần 2

? Lối sống của Bác được biểu hiện ở những phương diện nào?

- Nơi ở, nơi làm việc - Trang phục

- Ăn uống

? Tìm những chi tiết giới thiệu nơi ở, nơi làm việc, trang phục, việc ăn uống của Bác ?

I. Giới thiệu chung II.Đọc – hiểu văn bản 1.Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Bố cục

3 Phân tích văn bản

3.1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

3.2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh

(8)

- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc.

“Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ”. . .

- Trang phục hết sức giản dị: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ” ; tư trang ít ỏi:

“chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. . .”.

- Ăn uống đạm bạc: “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. . .

?Em có n/xét gì về những chi tiết được tác giả giới thiệu? Tác dụng?

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu=> nhấn mạnh lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng.

=> Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và bình dị - một nét phong cách rất nổi bật ở Chủ tịch Hồ Chí Minh

=> ghi bảng:

* Gv:Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kì cương vị nào, từ một ng phụ bếp trên con tàu” Amỉan Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó chính là điểm nổi bật trong phong cách đạo đức của Người

? Theo em, lối sống đó có phải là lối sống tự vui trong cảnh nghèo khó không? Có phải là tự thần thánh hóa cho khác đời không? Tại sao Bác lại chọn lối sống đó?

(Thảo luận nhóm bàn 3p)

- H phát biểu theo nhận thức của bản thân, hs khác nhận xét

=> Gv khái quát:

“ Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

Lối sống của Người:

giản dị, đạm bạc nhưng lại vô cùng thanh cao, sang trọng.

=> Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái vĩ đại và bình dị

(9)

 Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

* Chú ý đoạn: Và Người sống ở đó ... hết

? Từ lối sống của Người tác giả liên tưởng tới lối sống của những ai trong lịch sử dân tộc?

- Các vị hiền triết như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

? Em biết gì về các danh nho, hiền triết đó?

- Họ đều là những quan lại phong kiến rất giàu trí tuệ nhưng sống gần gũi với thiên nhiên, nd lđ, gắn bó với thú quê đạm bạc như câu thơ Nôm diễn tả: “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

? Liên tưởng lối sống của Bác với lối sống của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc tác giả nhằm mục đích gì?

=> Gợi cho người đọc thấy được sự gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết của dân tộc. Hơn thế, để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị mà thanh đạm của HCM.

? Em đã học vb nào cũng nói về lối sống giản dị của Bác ?( Đức tính giản dị của Bác Hồ - lớp 7- tập 2)

? Theo em, điểm khác biệt giữa hai vb này là gì?

*GV: Các em được sinh ra lớn lên trong điều kiện vô cùng thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ.

? Xét về phương diện văn hóa, em hãy trình bày những thuận lợi và những nguy cơ theo n/thức của em? Với điều kiện đó vấn đề đặt ra với Hs phải làm gì ?

* Thảo luận: Nhóm bàn; Thời gian: 2p

+ Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên tgiới.

+ Được hòa nhập với khu vực và quốc tế.

+ Cần phải hòa nhập với khu vực và Q.Tế nhưng cũng cần b.vệ & ph/huy bản sắc dân tộc

? Từ tấm gương nhà văn hóa lớn HCM, các em có định hướng gì cho bản thân trong tương lai?

- Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.

- Tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hóa.

*GV: Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-2007), Bộ Chính trị đã quyết định tổ chức cuộc

3.3.Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh

Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần bảo vệ & phát huy

(10)

vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

* Hoạt động 2: Tổng kết (3’):

- Mục tiêu: Khái quát giá trị nôi dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.

- Phương pháp tổng hợp - khái quát.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tình cảm kính yêu, tự hào, biết ơn đối với lãnh tụ, qua đó biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

-Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.

Tiếp thu có chọn lọc văn hóa thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc.

? Nghệ thuật đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn của văn bản?

? Bài học đã giúp em nhận thức đc những vẻ đẹp nào trong phong cách HCM ?

Hoạt động 3: Luyện tập (2’)

Tích hợp kĩ năng sống xác định giá trị bản thân Từ văn bản, em rút ra được bài học gì cho mình?

-Học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ ChíMinh:

hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Vận dụng vào việc góp ý cho cách ăn mặc, nói năng.

Bài 1: Em hiểu từ “ Phong cách ” trong Phong cách Hồ Chí Minh nghĩa là gì?

A. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.

B. Đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.

C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó,khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.

D. Cả A,B,C đều đúng.

- HS khoanh tròn vào phương án đúng:A

Bài 2: Từ cách hiểu ở bài tập1 em hãy so sánh một vài điểm khác về nội dung của văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh " với văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ " đã học ở lớp 7?

bản sắc dân tộc.

4. Tổng kết a. Nội dung

Vẻ đẹp trong pcHCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại;giản dị mà thanh cao. Cốt lõi phong cách HCM là vẻ đẹp văn hóa với sư kết hợp hài hòa giữa tinh hoa vhóa dân tộc và tinh hoa vh nhân loại b. Nghệ thuật

- Kết hợp một cách tự nhiên lời kể và lời bình luận

- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu

- Sử dụng thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và từ Hán – Việt hợp lí

- Nghệ thuật tương phản: vĩ đại mà giản dị, gần gũi,am hiểu sâu sắc văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sứcVN.

c. ghi nhớ III. Luyện tập

Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng ( 5’)

(11)

1. Bằng những con đường nào Bác có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng.

? Qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh cho em hiểu thêm những gì về con người Hồ Chí Minh .

? Từ văn bản này em học tập được gì khi viết văn bản thuyết minh ? (khi viết có thể dùng phép liệt kê, so sánh kết hợp với bình luận...) - Sưu tầm 1 số câu chuyện khác về Bác.

Hoạt động 5: củng cố, hướng dẫn về nhà( 5’) IV. Củng cố

- Qua phần văn bản em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vốn tri trức văn hoá cho bản thân mình?

Học sinh: + Có năng lực văn hoá

+ Có ý thức tiếp thu chọn lọc + Học ngoại ngữ...

V. Hướng dẫn về nhà

+ Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài học

+ Tìm bài thơ, các tác phẩm truyện nói về phong cách sống của Bác

+ Soạn: Đấu tranh cho một thế giói hòa bình ( Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Tìm những dẫn chứng về sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân và hậu quả mà nó để lại)

- Bài tập nâng cao: Viết 1 đoạn văn thể hiện quan điểm của em về “ Người có văn hoá là người như thế nào?”. Người có văn hoá có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài, dùng nhiều từ HV khi nói, khi viết, thích đua đòi ăn mặc theo mốt thời trang… hay người có văn hoá là người chỉ thích:

Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

...

(12)

Ngày soạn: 5/ 9/ 2020 Ngày giảng :

Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.

2 Kỹ năng :

- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

-Vận dụng phương châm hội thoại vào tình huống giao tiếp cụ thể.

3. Thái độ: H có ý thức tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp.

Tích hợp:

- GD KNS: KN ra quyết định: lựa chọn các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân. KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp

- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

=> giáo dục các giá trị TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC, ĐOÀN KẾT…

4.Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực cần hình thành và phát triển: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp…

II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, ngữ liệu về hội thoại, giáo án 2. HS : chuẩn bị bài .

III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp…

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp: (1’) sĩ số 2.

Kiểm tra bài cũ : (3’) Kiểm tra phần chuẩn bị bài của Hs 3. Bài mới

Hoạt động 1: khởi động (1’) : Trong giao ti p có nh ng quy ế ữ định tuy không c nói ra th nh l i nh ng nh ng ng i tham gia v o giao ti p c n ph i tuân

đượ à ờ ư ữ ườ à ế ầ ả

th , n u không thì dù câu nói ko m c l i gì v ng âm, t v ng, ng pháp, giao ủ ế ắ ỗ ề ữ ừ ự ữ ti p c ng không th nh công. Nh ng quy ế ũ à ữ định ó đ được th hi n qua các phể ệ ương

(13)

châm h i tho i (PCHT). Sgk 9 trình b y 5 phộ ạ à ương châm h i tho i: B i h c hôm ộ ạ à ọ nay các em s ẽ được tìm hi u 2 phể ương châm đầu tiên: phương châm v ch t, ề ấ phương châm v lề ượng.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (18P)

- Mục tiêu: Học sinh nắm được yêu cầu của PCVL, PCVC

- Phương pháp đàm thoại, phân tích, kĩ thuật động não.

- Phương tiện: Sách giáo khoa, ngữ liệu tham khảo, các tình huống giao tiếp, bảng phụ

- Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, tư tưởng, trao đỏi về phương châm hội thoại.

Hs đọc vd (1) => Gv nhận xét phần đọc của H.

? Em hiểu bơi là gì ?

- Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.

? Từ việc hiểu nghĩa từ “bơi”. Cho biết: Khi An hỏi:

“Học bơi ở đâu ?” mà Ba trả lời: “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba có mang đầy đủ n/d mà An cần biết không?Vì sao?

- H trả lời=> Gvkq=> ghi bảng:

? Vậy, điều An thực sự muốn biết là gì?

- Điều mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể như : Bể bơi, sông ...

? Nếu là người được tham gia hội thoại, em sẽ trả lời như thế nào để đáp ứng yêu cầu của An?

- Mình tập bơi ở sông Cầm.

*Gv: Qua tìm hiểu ngữ liệu, chúng ta thấy cuộc hội thoại giữa An và Ba đã không đem lại hiệu quả giao tiếp. Ba đã nói ít hơn những gì An muốn biết.

*Gv: Hướng dẫn H đọc hoặc kể lại truyện: “Lợn cưới, áo mới” => Gv nhận xét phần đọc của H.

? Truyện “Lợn cưới, áo mới” thuộc thể loại văn học dân gian nào? Được học ở lớp mấy?

- Truyện cười- Ngữ văn 6 tâp1

? Vì sao truyện lại gây cười ?

- H giải thích=> Gv kq=> ghi bảng:

? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” chỉ cần hỏi và trả lời ntn để người nghe để biết được điều cần hỏi & cần trả lời?

I. Phương châm về lượng:

1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu - Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Vì trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”=>

Điều này ai cũng biết.

Truyện: “Lợn cưới, áo mới” gây cười vì các nhân vật trong truyện nói nhiều hơn những gì cần nói.

(14)

- Lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và trả lời: “Nãy giờ, tôi chẳng thấy con lợn nào ...”

? Cách hỏi và trả lời như trên đã ảnh hưởng ntn đến hiệu quả giao tiếp?

- Không đem lại ý nghĩa tích cực trong giao tiếp.

? Từ 2 vd trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?

- H. trả lời theo ý hiểu=> Gv khái quát (ghi nhớ1.

sgk)

=> Đó cũng là nội dung phương châm về lượng

=> Đọc ghi nhớ1.

Đọc y/c bài tập 1/8

? Bài tập yêu cầu em làm gì?

- H.lên bảng=> hs, gv nx=> k.luận=> Ghi bảng:

( Thừa: Vì thêm từ ngữ mà không thêm nội dung -> Vi phạm phương châm về lượng.)

? Đọc vd? => Gv nhận xét phần đọc của H.

? N/xét nội dung câu chuyện của hai anh chàng trong vd ?

? Truyện viết ra nhằm mục đích gì?

- Nhằm phê phán tính nói khoác.

Gv: Trong truyện cười tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố này trở thành nghệ thuật.

? Em có nên học tập cách nói của 2 anh chàng trong câu chuyện trên không? Vì sao?

- Không. Vì nói khoác là một thói xấu, nói khoác sẽ làm mất lòng tin ở mọi người. . .

? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?

- Ko nói những điều mình không tin là đúng.

(*) Cho tình huống: (sgk)

? Nếu không biết chắc “ một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại” thì em có thông báo điều đó với các bạn không ? vì sao ?

- Nói dối là thói xấu, không nên làm. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của người khác vào bản thân mình

? Nếu cần thông báo điều trên thì em sẽ nói ntn?

- Nếu tôi không lầm thì/ Tôi nghe nói/ Hình như là. . . . một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại.

? Từ 2 vd trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?

- H. trả lời theo ý hiểu=> Gv khái quát (như ghi

2. Ghi nhớ 1/SGK *Bài tập 1/8

a. Thừa cụm “nuôi ở nhà” vì từ g.súc đã hàm chứa nghĩa: thú nuôi ở nhà

b.Thừa cụm “hai cánh”vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.

2.Phương châm về chất:

1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu

- Nội dung câu chuyện của 2 anh chàng: không đúng với sự thật.

(*) Tình huống: (sgk) - Không thông báo với các bạn vì không có cơ sở để xác định là đúng.

2. Ghi nhớ 2/SGK II. Luyện tập

*Bài tập 2

(15)

nhớ2. sgk) Đọc ghi nhớ2

* Hoạt động 3: Mở rộng sáng tạo (18’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng cho hs.

- PP: làm mẫu, vấn đáp gợi mở, phân tích...

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đƣợc giao.

+ Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

+ Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

? Bài tập 2 y/cầu các em làm gì?

- H làm phần a,b tại lớp Đọc y/c b.tập 3

Để làm bài tập này các em cần thực hiện lần lượt các bước sau:

- Chỉ ra yếu tố gây cười ?

- Xem xét: với câu hỏi đó, người nói đã không tuân thủ p.châm hội thoại nào? Phân tích .

- H trả lời=> H khác nx, bsung =>gv:k.luận:

? Đọc y/c b.tập 4 - Thảo luận:

- Nhóm 1,2,3-a; nhóm 4,5,6-b - Thời gian: 3 phút

- Đại diện trình bày

- Nhóm khác n/xét,bổ sung –gv:kết luận:

b. Phương châm về lượng đòi hỏi khi gtiếp. . . Khi nói một điều gì mà ng nói nghĩ là ng nghe biết rồi thì ng nói đã ko tuân thủ PCVL. Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, ng nói cần nhắc lại một nd nào đó đã nói hay giả định là mọi ngđều biết.

Khi đó, để đảm bảo pcvl, ng nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho ng nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của ng nói.

... nói có sách mách có chứng

... nói dối ... nói mò

... nói nhăng nói cuội ... nói trạng

-->Những từ ngữ này đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm p.châm hội thoại về chất. (a=> tuân thủ;

b,c,d,e => vi phạm)

*Bài tập 3

+ Yếu tố gây cười: Rồi có nuôi được không.

+ Vi phạm p.châm về lượng. Người hỏi đã hỏi thừa câu hỏi đó vì nếu không nuôi được thì làm sao có “ bố tôi”.

Bài tập 4:

a: Như đã học trong phần phương châm về chất, khi gtiếp đừng nói những điều mà mình. . . Trong nhiều trường hợp, vì một lí do nào đó, ng nói muốn hoặc phải đưa ra một nhận định hoặc truyền đạt một nội dung, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn.

Dể dảm bảo tuân thủ phương châm về chất, ng nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho ng nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa được kiểm

(16)

chứng.

Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng 4. Củng cố (2’)

- Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức.

- Phương pháp: Tổng hợp, khái quát.

? Trình bày nội dung phương châm về chất, phương châm về lương? Hai p/châm này có ý nghĩa ntn trong hội thoại?

- ý nghĩa: Chi phối nội dung của hội thoại Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà

5. HDVN (3’)

- Mục tiêu: Giáo dục ý thức tự giác, năng lực tự học của hs - PP: Giao nhiệm vụ

+ Làm bài tập (5) tra từ điển để giải nghĩa các thành ngữ.

+ Tập viết một đoạn hội thoại, nội dung tự chọn, tuân thủ các p.châm hội thoại đã học.

+ Chuẩn bị: Phần 1 + 2 + 3 bài Các phương châm hội thoai (tiếp)

+ Soạn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh: Ôn tập kiến thức về văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đọc và tìm hiểu ngữ liệu, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

*/ Bổ sung giáo án:

……….

………

……….………...

V.Rút kinh nghiệm:

………...

...

...

...

Ngày soạn : 5/ 9/ 2020 Ngày giảng:...

Tiết 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức :

- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.

(17)

2. Kỹ năng :

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

- Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

Tích hợp:

- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích, kĩ năng hợp tác...

- Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thức qua những vấn về thuyết minh.

- Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

=> giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC 4.Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, đàm thoại, phân tích.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp.(1’) sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ. (3’)? Nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh? Các phương pháp thuyết minh?

* Định hướng trả lời:

- Đặc điểm: Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, giúp ng đọc, ng nghe hiểu đc chúng một cách đúng đắn, đầy đủ. Ngôn ngữ chính xác, tường minh.

- Phương pháp: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu Ví dụ; dùng số liệu (con số), so sánh; phân loại, phân tích.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: khởi động (1’) ở lớp 8 các em đã đc tìm hiểu kiểu bài thuyết minh. Để bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn cần sử dụng những yếu tố nào?

Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật dung trong văn bản thuyết minh…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15’)

- Mục tiêu: Giúp hs nắm được một số biện pháp nghệ thuật thường dùng trong văn thuyết minh và hiệu quả của các biện pháp đó.

- Phương pháp đàm thoại, phân tích, tổng hợp, hoạt động cá nhân

- Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, máy chiếu

* Tích hợp giáo dục đạo đức: mở rộng tri thức qua những vấn đề thuyết minh về

I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Ôn tập văn bản thuyết minh . 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:

2.1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu Văn bản: Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh - Đối tượng thuyết minh: Ruồi Xanh - Những tri thức khách quan:

+ Những tính chất chung về họ, giống loài.

(18)

danh lam thắng cảnh của quê hng.

Gọi hs đọc vb:

? Bài văn tm đặc điểm của đối tượng nào?

? Bài văn đã cung cấp những tri thức khách quan nào về Ruồi Xanh?

? Để cung cấp được cho ng đọc những tri thức đó, tác giả bài viết đã sd những phương pháp thuyết minh nào?

? Văn bản tm này có gì khác với vb tm em được học ở lớp 8? Hãy chỉ ra?

- Có thêm các yếu tố nt: kể chuyện tưởng tượng, nhân hóa.

? Những yếu tố nt này đc biểu hiện bằng những lời văn nào? Có tác dụng gì?

- H trả lời=> Gv nhấn lại=> ghi bảng:

*Gv:

- Nhờ các biện pháp nghệ thuật mà vb: “ Ngọc Hoàng. . . Ruồi Xanh” được các bạn đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ càng thêm yêu thích.

? Qua tìm hiểu vd, cho biết: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong VBTM nhằm mục đích gì?

? C. ta có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

- H quan sát trên bảng trả lời.

*Gv bổ sung: tự thuật, đối thọai theo lời ẩn dụ, những hình thức vè, diễn ca. . .

* Gv: Toàn bộ nội dung các em vừa tìm hiểu là nội dung ghi nhớ sgk/13=> đọc?

* Hoạt động 3: Mở rộng sáng tạo (20’) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng vận dụng.

- Phương pháp thực hành.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc dc giao.

Đọc vb: Hạ Long đá và nước.

? Tìm và chỉ ra td của yếu tố nt trong vb: Hạ Long đá và nước?

? Đọc y.c bài tập?

? Bài tập y.c các em làm gì?

? H trả lời?

+ Các tập tính sinh sống, sinh đẻ.

+ Đặc điểm cơ thể

+ Cung cấp các kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, diệt ruồi.

- Phương pháp:

+ Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng. . .

+ Phân loại: Các loại ruồi. . .

+ Số liệu: số lượng vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi. . .

+ Liệt kê: mắt lưới, chân . . . - Yếu tố nghệ thuật :

+ Kể chuyện tưởng tượng: Một phiên tòa của Ngọc Hoàng có vệ sĩ Nhện, có tội nhân Ruồi Xanh, có luật sư bào chữa

+ Nhân hóa: Ruồi xanh là một nv có tiếng nói

=> Bài thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

Làm nổi bật đặc điểm của Ruồi Xanh, gây sự hứng thú cho người đọc

2. Ghi nhớ (sgk/13)

II. Luyện tập Bài tập 1

Vb: Hạ Long đá và nước.

- Bpnt: tưởng tượng, liên tưởng và nhân hóa=> đá, nước HL trở thành một thế giới sống động, có hồn. Bài viết là một bài thơ gọi du khách đến với HL

Bài tập 2

- Bpnt: Kể chuyện: lấy ngộ nhận khi còn nhỏ làm đầu mối câu chuyện =>

làm nổi bật tập tính của chim cú.

(19)

- H- Gv n/x, bổ sung=> chốt:

Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng 4. Củng cố: (2’)

- Mục tiêu: hệ thống hóa kiến thức đã học - Phương pháp: Vấn đáp

? Tác dụng của biên pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh?

? Có phải VBTM nào cũng sd được các biện pháp nghệ thuật?

- Chỉ dùng trong VBTM có tính chất phổ cập kiến thức hoặc có tính chất văn học.

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3p)

5. HDVN + Học ghi nhớ

+ Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM

 Dãy 1: Thuyết minh cái nón

 Dãy 2: Thuyết minh cái bút bi

 Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý chi tiết, dự kiến các biện pháp nghệ thuật định dùng.

*/ Bổ sung giáo án:

………

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Ngày soạn:5/ 9/ 2020

Ngày giảng:...

Tiết 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP

NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo...) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Xác định yêu cầu về đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.

- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh(có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.

3. Thái độ: H có ý thức đưa yếu tố nghệ thuật vào bài văn TM làm tăng sức hấp dẫn cho bài văn.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày...

- Giáo dục, bồi dưỡng mở rộng tri thứcqua những vấn về thuyết minh.

- Rèn luyện phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

(20)

=> giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC 4.Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. Chuẩn bị

1. GV: Kế hoạch bài giảng, tư liệu.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát- tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ. (3’) ? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vb Thuyết minh nhằm mục đích gì? Chúng ta có thể sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

- Định hướng trả lời:

+ Mục đích:

- Vb TM được sinh động, hấp dẫn

- Làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc

+ Sử dụng những biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, nhân hóa, kể chuyện, tự thuật, đối thọai theo lời ẩn dụ, những hình thức vè, diễn ca

3. Bài mới

Khởi động (1’) : Giờ học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Vậy làm thế nào để vận dụng các biện pháp nghệ thuật để bài văn thuyết minh thêm sinh động, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV-HS Ghi bảng

*Hoạt động I: (4’)

- Mục tiêu: Giúp hs trao đổi, thảo luận thống nhất nội dung đã chuẩn bị.

- PP: Vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

* Tích hợp giáo dục đạo đức: mở rộng tri thức qua những vấn đề thuyết minh.

? Nhắc lại y.c chuẩn bị của cô giáo?

- Các nhóm 1,3 lập dàn ý cho bài TM cái nón, nhóm 2, 4 lấp dàn ý thuyết minh cái bút bi

* Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của Hs=> n/xét

* Gv nêu y.c của giờ học:

- Các nhóm trao đổi, thống nhất nội dung cần chuẩn bị.

I. Chuẩn bị

Đề bài: Thuyết minh về một trong các đồ dùng sau: chiếc bút, chiếc nón.

(21)

- Cử đại diện trình bày kết qủa thảo luận trước lớp.

- Viết mở bài, một đoạn thân bài, kết bài.

*Hoạt động II: (32’)

- Mục tiêu: củng cố và vận dụng kiến thức vào bài thuyết minh.

- Phương pháp thuyết trình, Hoạt động nhóm.

- Phương tiện: bảng nhóm, máy chiếu

* Tích hợp giáo dục đạo đức: tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc đc giao.

- Trao đổi thảo luận: 5’

- Đại diện trình bày

- Nhóm khác n/xét, bổ sung=> Gv khái quát:

*Thuyết minh về cái bút.

a. Mở bài: Bút là đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh nhằm ghi lại những tri thức tiếp thu được và để lưu giữ tri thức lâu hơn…

b. Thân bài:

+ Nguồn gốc của chiếc bút ra đời tình cờ (phát triển qua câu chuyện kể của nhà báo Hungari)

+ Họ nhà bút bi rất đông đúc và có nhiều loại, nhiều hãng sản xuất.

+ Bút bi nổi tiếng của hãng Thiên Long được

được đông đảo học sinh quen dùng thường có cấu tạo

hai phần:

 Vỏ bút: có nút bấm và khuy cài

 Ruột bút: có ống đựng mực và ngòi bút.

Phần vỏ làm bằng nhựa và phần ngòi làm bằng kim loại.

+ Cách bảo quản: Tránh va đập mạnh, khi không viết. Dùng nút bấm đưa ngòi vào trong vỏ khỏi để dây mực.

c. Kết bài: Chiếc bút bi là bận đồng hành của học sinh là bạn của tất cả mọi người, mỗi khi con người cần ghi

chép…

=> Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản này:

II. Luyện tập

* Thuyết minh chiếc nón a. Mở bài:

Chiếc nón là đồ dùng quen thuộc để che nắng, che mưa cho các bà, các chị, chiếc nón còn góp phần tôn lên vẻ đẹp duyên dáng cho các thiếu nữ quê tôi.

b. Thân bài:

- Lịch sử làng nón:

+ Quê tôi vốn thuần nông nên thường làm theo mùa vụ.Tháng 3 nông nhàn để góp phần thu nhập thêm cho gia đình, nhiều gia đình đã học thêm nghề làm nón. Đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân quê tôi.

- Cấu tạo:

+ Xương nón: 16 vành làm bằng tre, nứa

+ Lá nón: hai loại: lá mo để lót bên trong

và lớp lá bên ngoài (lá mo được lấy từ bẹ lá cây măng rừng, lá nón thì lấy từ lá cọ rừng)

+ Sợi cước, chỉ làm nhôi - Quy trình làm nón:

+ Làm vành nón theo khuôn định trước

+ Lá bên ngoài được là phẳng: lót một lớp lá xếp đều lên vành, sau đó đến một lớp mo và cuối cùng là một lớp lá bên ngoài. Dùng dây chằng chặt vào khuôn.

+ Tiến hành khâu: dùng cước xâu vào kim và khâu theo vành nón từ trên xuống dưới.

+ Chỉ màu dùng để sỏ nhôi - Giá trị chiếc nón:

+ Giá trị kinh tế: rẻ, tiện dụng để che nắng, che mưa cho các bà, các mẹ, các chị đi làm đồng, đi chợ.

+ Giá trị thẩm mĩ: Trước kia người con gái đi lấy chồng cũng sắm một chiếc nón đẹp…Chiếc nón còn được đi vào trong thơ ca Việt Nam.

c. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc

(22)

+ Tự thuật để cho chiếc bút bi tự kể về mình.

+ Đối đáp theo lối nhân hoá: lời đối đáp của hai cái bút than phiền về sự cẩu thả của các cô cậu học trò.

? Mời tổ 1 trình bày phần mở bài hoàn chỉnh của đề bài trên?

* Đoạn văn tham khảo:

Tôi thuộc họ bút là một đồ dùng học tập thiết yếu của các cô cậu học trò. Các cô cậu học trò dùng tôi để ghi chép những kiến thức tiếp thu được và để lưu giữ nó lâu hơn, đôi khi các cô cậu ấy dùng tôi để kẻ vẽ… Các bạn thấy không, tôi quả là có ích đấy chứ.

nón trong thời gian hiện tại.

Hoạt động 4: vận dụng, mở rộng

? Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật đoạn văn thêm hấp dẫn.

? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì.

Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn về nhà ( 5p) 4. Củng cố

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả giờ học - PP: Tự nhận xét

- Nhận xét phần chuẩn bị của hs và thái độ học tập . - Nắm nội dung ghi nhớ bài trước.

5. HDVN

- Tham khảo bài đọc thêm

- Chuẩn bị : Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Soạn: vb “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:

+ Đọc văn bản

+ Trả lời các câu hỏi đọc - hiểu;+ Tìm hiểu về vũ khí hạt nhân: Hạt nhân là gì, sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân, các vụ nổ hạt nhân và hậu quả của nó.

+ Tìm hiểu về hệ mặt trời.

*/ Bổ sung giáo án:

………

………...

...

V. Rút kinh nghiệm:

………

………...

Tổ chuyên môn duyệt ngày 7.9.2020 Tổ phó

(23)

Hoàng Bích Diệp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

- “Chiến tranh đặc biệt”: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân

V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p nghÖ thuËt... V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p

Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết nếu treo bảng hiệu mà để quá cao thì sẽ vướng gió, để quá thấp thì khách hàng sẽ không thấy, còn với cây bẹo thì chỉ cần đứng từ

Người ông rất yêu thương và quan tâm đến cậu, cùng với đó là cha mẹ Bum sẵn sàng thực hiện mơ ước của Bum thành hiện thực mặc dù những điều đó vô cùng nhỏ bé.. Câu 5

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong