• Không có kết quả nào được tìm thấy

thương mại Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "thương mại Việt Nam"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

thương mại Việt Nam

Lê Thanh Tùng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Ngày nhận: 06/10/2021

Ngày nhận bản sửa: 08/11/2021 Ngày duyệt đăng: 16/11/2021

Tóm tắt: So với các quốc gia trong khu vực, quy mô về vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay nhìn chung còn khiêm tốn. Để nâng tầm vị thế, tăng cường năng lực cạnh tranh, việc mở rộng quy mô, tăng trưởng vốn tự có đang là mối quan tâm của nhiều nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, tăng vốn tự có cũng là một trong các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu có ít nhất một đến hai ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực Châu Á theo chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 được Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích- tổng hợp, diễn giải, quy nạp để phân tích thực trạng tăng vốn tự có tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019- 2021, từ đó đề xuất một số khuyến nghị.

Từ khóa: ngân hàng thương mại, Basel, CAR, vốn tự có, Việt Nam

Recommendations about increasing capital of commercial banks in Vietnam

Abstract: Compared with other countries in the region, the sizes of commercial banks in Vietnam are now generally modest. In order to improve the position and competitiveness, capital increase is a concern for banks in Vietnam. Beside that, it is also one of the solutions to reach the goal of having at least 1-2 commercial banks ranked among top 100 largest banks (by total assets) in Asia by the end of 2025. This paper analyzes the current increasing capital of commercial banks in Vietnam and has recommendations. Research methods are analysis, synthesis, induction, deduction, comparing… Study period is 2019-2021.

Keywords: Commercial bank, Basel, CAR, capital, Vietnam Tung Thanh Le

Email: tunglethanh.gm@gmail.com

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade

(2)

1. Đặt vấn đề

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và sự an toàn của ngân hàng. Có nhiều cách để định nghĩa vốn kinh tế. Nguồn vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất - kinh doanh tiếp theo, gồm có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính (David Begg và cộng sự, 2005).

Còn theo Basel II, vốn được định nghĩa là nguồn vốn cần thiết để bù đắp tất cả tổn thất có thể xảy ra. Vai trò cơ bản của nguồn vốn là đảm bảo hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, hạn chế những rủi ro không mong muốn và củng cố niềm tin của khách hàng (Kristian, 2010). Do đó, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại ngân hàng là vấn đề đã và đang được các nhà quản trị ngân hàng cũng như Ngành Ngân hàng quan tâm.

So với các quốc gia trong khu vực, quy mô về vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam hiện nay nhìn chung còn khiêm tốn. Basel là thông lệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang hướng đến nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Điều này thể hiện qua việc các quy định về quản lý an toàn vốn áp dụng đối với các NHTM của NHNN đều dựa theo các chuẩn mực Basel I và sau đó là Basel II, trong đó đặt ra mốc thời gian tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (Thông tư 41) là đến ngày 01/01/2020, các NHTM phải đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 8%, đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải tăng vốn tự có. Tuy nhiên, trước khó khăn của các ngân hàng trong việc tăng vốn để đạt được CAR theo Thông tư 41, NHNN đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019, theo đó kéo dài thời gian

hoàn thành CAR đến ngày 01/01/2023.

Trước áp lực về thời hạn đạt được CAR theo qui định của NHNN, từ năm 2019 (thời điểm Thông tư 22/2019/TT-NHNN được ban hành), nhiều NHTM đã lên kế hoạch và triển khai tăng vốn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn giai đoạn 2019- 2021 để thực hiện nghiên cứu.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề vốn tự có tại NHTM Việt Nam, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào đánh giá các yêu cầu về an toàn vốn của NHNN đối với các NHTM Việt Nam hoặc công tác quản trị vốn của NHTM… Một số nghiên cứu điển hình của Hoàng Thị Tuyết Nhung (2016), Lê Thị Lợi (2013)… Chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng và vấn đề tăng vốn tự có tại các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn giải, quy nạp để phân tích thực trạng tăng vốn tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2019- 2021, từ đó đề xuất một số khuyến nghị.

Các nội dung tiếp theo của nghiên cứu này bao gồm: (ii) Khái quát về vốn tự có tại NHTM; (ii) Thực trạng về tăng vốn tự có tại NHTM; (iii) Một số khuyến nghị.

2. Khái quát về vốn tự có của ngân hàng thương mại

Về khái niệm vốn tự có, theo Nguyễn Thị Diệu Hiền (2013), vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Theo đó, vốn tự có được xem là cơ sở để các ngân hàng chủ động định hướng các chính sách phân phối tài chính, thực hiện chiến lược thu hút nguồn vốn, mở rộng hợp tác, phát triển kinh doanh.

Theo quy định tại Thông tư 41, vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ, trong đó:

(3)

- Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản): Là phần vốn tự có hình thành ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đây là nguồn vốn tương đối ổn định. Vốn cấp 1 bao gồm: Vốn điều lệ; Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; Quỹ dự phòng tài chính; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; Lợi nhuận chưa phân phối; Thặng dư vốn cổ phần. Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 bao gồm: Lợi thế thương mại; Lỗ lũy kế; Cổ phiếu quỹ.

- Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung): Là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng đã đi vào hoạt động và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn định thấp.

Vốn cấp 2 bao gồm: Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành); Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; Dự phòng chung theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; Nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành, ký kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện kèm theo.

Liên quan đến chức năng của vốn tự có, theo Reed và Gill (1989), trong hoạt động của ngân hàng, vốn tự có có ba chức năng chủ yếu như sau:

Thứ nhất là chức năng bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, người đầu tư vào ngân hàng. Vốn tự có đóng vai trò như “đệm vốn” để giúp ngân hàng tiếp tục được hoạt động kinh doanh trước các rủi ro tổn thất trong hoạt động hàng ngày và trong lúc chờ

đợi các cơ quan quản lý tìm được đối sách phù hợp (Rose & Hudgins, 2012). Nguồn vốn này là cơ sở bảo đảm của ngân hàng đối với người gửi tiền, người đầu tư và cơ quan quản lý về sức chịu đựng của ngân hàng trước những rủi ro, hạn chế rủi ro mất thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời, vốn tự có còn có tác dụng bảo vệ công ty bảo hiểm tiền gửi nhờ thông qua việc hạn chế khả năng phá sản ngân hàng.

Thứ hai là chức năng tạo lập tư cách pháp nhân cho ngân hàng. Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường căn cứ vào đó để xác định các tỷ lệ an toàn và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu chuẩn để xác định mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có còn là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân hàng an toàn trong kinh doanh (Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2013). Đây được xem là điều kiện đầu tiên mà ngân hàng phải có được, bảo đảm số vốn tự có tối thiểu ban đầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước, là cơ sở cho việc tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba là chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Vốn tự có không chỉ dùng để mua các tài sản cố định mà còn được sử dụng để tài trợ cho các khoản cho vay và đầu tư, thành lập công ty con, hoặc tham gia góp vốn để đa dạng hoạt động. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng không cao.

Vì vậy, chức năng hoạt động chỉ là thứ yếu (Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2013).

Về ảnh hưởng của quy mô vốn lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nghiên cứu của Mongid, Mohd, Haron (2012) và Tahir, Mongid (2013) cho thấy ngân hàng có vốn lớn hơn có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn so với ngân hàng có vốn nhỏ. Theo đó,

(4)

các nhà nghiên cứu cho rằng khi gia tăng quy mô, các ngân hàng sẽ đạt được lợi thế kinh tế về quy mô (economies of scale), và lợi thế kinh tế nhờ đa dạng sản phẩm cung cấp (economies of scope), do đó hiệu quả hoạt động gia tăng cùng chiều với quy mô ngân hàng.

Về ảnh hưởng quy mô vốn đối với rủi ro ngân hàng, nghiên cứu của Deelchand và Padgett (2009) nhận định rằng ngân hàng có vốn tự có lớn có xu hướng ít rủi ro hơn ngân hàng có vốn tự có nhỏ do ngân hàng lớn có nhiều cơ hội hơn trong việc đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự, cũng như nhiều điều kiện để phân tán rủi ro hơn ngân hàng nhỏ. Do đó, rủi ro cũng thấp hơn.

Ở góc độ nghiên cứu khác, Bhagat, Bolton, Lu (2012) và Deelchand, Padgett (2009) cho rằng các ngân hàng có vốn lớn có rủi ro cao cho nền kinh tế. Nguyên nhân là sự sụp đổ của ngân hàng lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế nên Nhà nước nhiều khả năng sẽ không để họ phá sản, thường được mô tả là “quá lớn nên không thể để thất bại” (too big to fail). Từ đó hình thành nên tâm lý ỷ lại và rủi ro đạo đức (moral hazard) ở các ngân hàng này.

Rõ ràng, nguồn vốn tự có có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn tự có đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào độ lớn mà còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của ngân hàng đối với nguồn vốn.

Liên quan đến một số thông lệ về vốn tự có tại NHTM, có hai thông lệ thường gặp là Hiệp ước quốc tế về vốn Basel và Quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cụ thể như sau:

- Hiệp ước quốc tế về vốn Basel có ba phiên bản: Basel I, Basel II và Basel III. Phiên bản sau là sự kế thừa, bổ sung và khắc phục những hạn chế của phiên bản trước, cụ thể:

+ Basel I (ban hành năm 1988) đưa ra

các yêu cầu hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio- CAR) duy trì ở mức 8%.

Liên quan đến hệ số rủi ro, có bốn mức rủi ro cho các loại tài sản được Basel I đưa ra là 0%, 20%, 50% và 100% tương ứng với các khoản cho vay Chính phủ, ngân hàng hay doanh nghiệp. Basel I quy định hệ số rủi ro từ 0% đến 100% với các nước không thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co- operation and Development) và quy định hệ số rủi ro thấp hơn với các nước thuộc OECD. Basel I mới chỉ đề cập tới rủi ro tín dụng mà chưa đề cập và có các biện pháp quản lý rủi ro khác như rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

+ Basel II (ban hành năm 2004) vẫn duy trì CAR ở mức 8% nhưng đã khắc phục những hạn chế của Basel I là đề cập đến cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường trong việc quản lý vốn ngân hàng đồng thời xây dựng ba trụ cột chính về an toàn vốn. Các định nghĩa về vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3 không có gì thay đổi. Tuy nhiên, việc xác định hệ số rủi ro của tài sản có sự thay đổi: Basel II quy định hệ số rủi ro từ 0% đến 150% đối với tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó, hệ số rủi ro không áp dụng cứng nhắc như quy định của Basel I mà được chi tiết theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của các đối tượng.

+ Basel III (ban hành năm 2010) đưa ra những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn (CAR duy trì ở mức 11,5%), cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng.

- Quy định của IMF (2006): Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, IMF đã xây dựng và phổ biến “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính”

(Financial Soundness Indicators: FSIs). Về

(5)

lĩnh vực quản lý vốn tự có, trong bộ chỉ số FSIs có 2 chỉ số cốt lõi là:

+ Tỷ lệ vốn pháp định/điều lệ so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Regulatory capital to risk-weighed assets): Đây là chỉ số đo lường khả năng bù đắp rủi ro của NHTM từ vốn pháp định, các quỹ dự trữ, các quỹ dự phòng và các khoản vay có kỳ hạn dài trước các tổn thất do các loại Tài sản Có rủi ro gây ra. Chỉ số này còn cho biết khả năng đối phó của NHTM trước các cú sốc của môi trường vĩ mô.

+ Tỷ lệ vốn cấp 1 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Regulatory tier 1 capital to risk - weighed assets): Chỉ số này cho biết sự an toàn vốn của NHTM dựa trên định nghĩa về vốn của Basel.

3. Thực trạng về vốn tự có tại ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1. Quy định của Nhà nước về vốn tự có tại ngân hàng thương mại

Tại Việt Nam, quy định về vốn tự có tại NHTM chủ yếu được ban hành bởi NHNN.

Basel là thông lệ quốc tế mà NHNN đang hướng đến nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trước những biến động khó lường của thị trường tài chính; tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này thể hiện qua việc ban hành quy định về quản lý an toàn vốn áp dụng đối với các NHTM của NHNN đều dựa theo các chuẩn mực Basel I và sau đó là Basel II.

Định nghĩa vốn tự có theo Basel I và quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% được đưa ra tại Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) do NHNN ban hành ngày 19/4/2005. Theo đó,

vốn cấp 1 được đề cập trong Quyết định này gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

quỹ dự phòng tài chính; quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ; lợi nhuận không chia. Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của TCTD. Tuy nhiên, Quyết định này chỉ quy định tỷ lệ CAR riêng lẻ mà chưa có tỷ lệ CAR hợp nhất dành cho NHTM có các công ty con, công ty liên kết... Ngoài ra, Quyết định này chỉ quy định giảm trừ lợi thế thương mại khỏi vốn cấp 1.

Từ cuối năm 2007, các ngân hàng phải đối mặt với hai vấn đề chính là rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản (Hoàng Thị Tuyết Nhung, 2016). Trong bối cảnh như trên, yêu cầu đặt ra là cần ban hành một quy định mới về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng với các yêu cầu cao hơn. Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010.

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN gồm 22 điều, với các quy định liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: tăng tỷ lệ CAR; hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản; tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Thông tư số 13/2010/TT- NHNN có chỉnh sửa bổ sung các quy định về các tỷ lệ an toàn, tỷ lệ CAR được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. Đây là tiền đề hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng và TCTD.

Tiếp đó, ngày 20/11/2014, NHNN ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của

(6)

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư này tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn. So với Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 36 cải thiện và đi vào tăng cường các nội dung mà Thông tư 13/2010/TT-NHNN chưa thực hiện được liên quan đến vốn chủ sở hữu, cụ thể: bổ sung quy định việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và việc xử lý đối với các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xác định đúng các tỷ lệ bảo đảm an toàn, phục vụ quá trình quản lý, giám sát, tái cơ cấu. Điểm này nhằm khắc phục tình trạng “khai man” tại một số NHTM, khi mà lỗ đã ăn sâu vào vốn điều lệ thực nhưng vẫn công bố và nêu con số trong điều lệ; quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn được quy định đối với từng loại hình TCTD, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình TCTD, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh gắn với an toàn thanh khoản; bổ sung một số quy định về điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty tài chính…

Trước sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, cùng với nhu cầu tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 (Thông tư 41).

Thông tư 41 đã thể hiện quyết tâm cải thiện hoạt động Ngành Ngân hàng Việt Nam theo định hướng an toàn, hiệu quả, tuân theo các chuẩn mực về quản trị rủi ro và

đảm bảo an toàn vốn tại trụ cột 1 của Basel II. Không như Thông tư 36 chỉ tính đến rủi ro tín dụng, Thông tư 41 phổ quát phạm vi rủi ro rộng hơn khi yêu cầu các ngân hàng phải dự trữ một lượng vốn đủ để chịu đựng các loại rủi ro trọng yếu (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động).

Cũng theo Thông tư 41, CAR được tính dựa trên Vốn tự có, Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Trong khi Thông tư 36 không tính đến giá trị tài sản bảo đảm khi tính vốn yêu cầu (mà chỉ tính đến giá trị tài sản đảm bảo khi trích lập dự phòng), thì Thông tư 41 đã công nhận 04 biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng mà các ngân hàng được áp dụng để tính giảm giá trị khoản phải đòi, bao gồm:

tài sản bảo đảm đủ điều kiện (như tiền mặt, vàng, giấy tờ có giá…); bù trừ số dư nội bảng; bảo lãnh của bên thứ ba; sản phẩm phái sinh tín dụng, từ đó tính toán chính xác hơn lượng vốn yêu cầu phải nắm giữ.

Ngoài việc tính vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ cần phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nhìn chung, phần vốn yêu cầu đối với các ngân hàng sẽ tăng lên. Đối với rủi ro tín dụng, nếu hệ số rủi ro theo Thông tư 36 là 0%- 150%, thì hệ số rủi ro theo Thông tư 41 là từ 0%- 250% và phân chia cụ thể, chi tiết hơn nhằm phản ánh mức độ rủi ro của từng khoản vay và từng đối tác.

Tác động đối với ngân hàng là Tài sản có chịu rủi ro (Risk-Weighted Asset- RWA) cho rủi ro tín dụng về cơ bản sẽ tăng lên, cùng với việc xác định hệ số rủi ro cho từng khoản vay sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi độ chính xác cao hơn.

Ngày 18/5/2018, NHNN ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN (Thông tư 13/2018) quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 13/2018 tạo lập một khung khổ

(7)

pháp lý đầy đủ và đồng bộ trong công tác giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ của các NHTM theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn vốn (quy định tại Trụ cột 2 và 3 của Basel II); góp phần đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy định của Basel II;

nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM.

Theo Thông tư 13/2018, căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, ngân hàng cần đánh giá lại các tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn và các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản; tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu.

Thông tư 41 và Thông tư 13/2018 là minh chứng cho thấy NHNN rất quan tâm đến công tác quản lý rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và vốn tự có tại NHTM nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của NHTM, giảm bớt tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của hệ thống ngân hàng.

Do đó, để tăng cường công tác quản trị rủi ro cũng như đáp ứng yêu cầu của NHNN, việc tăng vốn tự có tại các NHTM hiện nay là cần thiết.

3.2. Thực trạng tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam

Cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính Việt Nam ước khoảng 200%

GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016 (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, 2018).

Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô của hệ thống tài chính Việt

Nam vẫn còn khá khiêm tốn, thể hiện cụ thể ở Hình 1. Đến cuối quý 3/2020, chỉ số này tại Việt Nam tăng lên tương đương 218,6% GDP, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với số bình quân của nhóm 5 quốc gia hàng đầu ASEAN là 320% GDP (Vũ Như Thăng, 2021). Điều này cho thấy quy mô của các định chế tài chính nói chung cũng như NHTM Việt Nam nói riêng vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021 của các ngân hàng có xu hướng tăng. Trong đó, tốc độ tăng mạnh nhất là nhóm NHTM cổ phần, tiếp đến là nhóm ngân hàng nước ngoài và cuối cùng là nhóm NHTM Nhà nước (Hình 2).

Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ thấp Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ thấp nhất, nhóm NHTM Nhà nước lại có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng.

Xét về số tuyệt đối, đến tháng 3/2021, nhóm NHTM cổ phần có vốn điều lệ là 317.085 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với nhóm NHTM Nhà nước (158.771 tỷ đồng) và cao gấp 2,4 lần so với nhóm Ngân hàng nước ngoài (132.091 tỷ đồng). Trong đó, 10 ngân hàng

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 2018 ĐVT: % Hình 1. Tổng tài sản hệ thống tài chính/

GDP của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2012 - 2017

(8)

có vốn điều lệ lớn nhất bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, Agribank (số ước tính), VPBank, MBBank, Sacombank, ACB, và SHB. Tổng vốn điều lệ của 10 ngân hàng này đạt gần 307.560 tỷ đồng, chiếm 46,28% tổng vốn điều lệ của các TCTD (Hình 3).

Dự kiến đến cuối năm 2021, trong 10 ngân hàng nêu trên, có 6 ngân hàng tăng vốn điều lệ. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về xếp hạng độ lớn vốn điều lệ trong các nhóm ngân hàng, cụ thể:

- Trong nhóm NHTM Nhà nước, VietinBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 54.134 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Mức vốn điều lệ này có thể giúp VietinBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống. Đứng thứ hai là Vietcombank với mức vốn kỳ

vọng vào cuối năm 2021 là 50.401 tỷ đồng.

Vì vậy, độ lớn vốn điều lệ của BIDV dịch chuyển từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 3.

- Trong nhóm NHTM cổ phần, nếu đạt được kế hoạch đề ra, MBBank sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, thay thế vị trí của Techcombank.

Về tỷ lệ CAR áp dụng theo Thông tư 41, số liệu cho thấy trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021, tỷ lệ CAR của nhóm Ngân hàng nước ngoài luôn đạt vị trí cao nhất, trên mức 18,35%. Tiếp đến là nhóm NHTM cổ phần với tỷ lệ CAR dao động từ 10% đến 11%. Nhóm NHTM nhà nước có tỷ lệ CAR thấp nhất, dao động từ mức 8% đến 9,5% (Hình 5).

Xét về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong năm 2020, nhóm NHTM Nhà

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN, 2021 ĐVT: % Hình 2. Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ tại các ngân hàng Việt Nam giai đoạn

tháng 3/2020 - tháng 4/2021

Nguồn: Phương Nga, 2021 ĐVT: Tỷ đồng Hình 3. Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất tháng 3/2021

(9)

nước có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lớn nhất, tiếp đến là nhóm NHTM cổ phần và cuối cùng là nhóm Ngân hàng nước ngoài. Trong đó, quý 4/2020, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của nhóm NHTM Nhà nước cao gấp 2,54 lần so với nhóm Ngân hàng nước ngoài và cao gấp 1,1 lần so với nhóm NHTM cổ phần (Bảng 1).

Như vậy, có thể thấy rằng nhóm NHTM Nhà nước có vốn điều lệ cao nhất, tỷ lệ CAR thấp nhất và có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất. Trong khi đó, nhóm Ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

thấp nhất nhưng tỷ lệ CAR cao hơn rõ rệt so với hai nhóm ngân hàng còn lại. Đối với nhóm NHTM cổ phần, tỷ lệ tăng trưởng vốn điều lệ cao nhất, mức chênh lệch của tỷ suất sinh lời và tỷ lệ CAR không đáng kể so với nhóm NHTM Nhà nước. Điều này cho thấy sự an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự bền vững bởi nhóm NHTM nhà nước và nhóm NHTM cổ phần chiếm thị phần vốn lớn nhất nhưng tỷ lệ CAR lại thấp hơn so với nhóm Ngân hàng nước ngoài.

Việc bổ sung vốn điều lệ, qua đó tăng vốn tự có sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng

Nguồn: Phương Nga, 2021 ĐVT: Tỷ đồng, % Hình 4. Kế hoạch vốn điều lệ dự kiến và tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của các ngân hàng

đến cuối năm 2021

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN, 2021 ĐVT: % Hình 5. Tỷ lệ CAR của các ngân hàng giai đoạn tháng 3/2020 đến

tháng 4/2021

(10)

cung ứng vốn cho nền kinh tế, gia tăng thị phần, hiện thực hóa chỉ tiêu có ít nhất một đến hai NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực châu Á theo chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 được Chính phủ phê duyệt.

Để đạt được mục tiêu tăng vốn tự có, trong năm 2021, các NHTM đã triển khai tập trung ba giải pháp chính như sau: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; phát hành riêng lẻ;

tăng vốn điều lệ từ nguồn Ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng vừa phải đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả, vừa phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong và ngoài nước, tăng vốn tự có là giải pháp không chỉ giúp cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tăng cường quản lý rủi ro và củng cố vị thế của ngân hàng.

4. Một số khuyến nghị

Như đã phân tích ở trên, việc gia tăng vốn tự có sẽ giúp ngân hàng nâng cao khả năng chịu đựng rủi ro và mang lại nhiều lợi ích khác cho các ngân hàng, góp phần đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, nếu việc tăng vốn này không đi kèm với kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả sẽ gây ra tiêu cực kép cho NHTM nói riêng cũng như Ngành Ngân hàng nói chung. Vì vậy, NHTM cần có chiến lược và lộ trình tăng vốn phù hợp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chiến lược tăng vốn gắn liền với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau, tuy nhiên cần bám sát với các yêu cầu về quản trị rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, hướng đến việc tiệm cận các yêu cầu quản lý rủi ro và an toàn vốn theo các chuẩn mực cao (đo lường rủi ro và tính vốn theo phương pháp nội bộ/nâng cao) của Basel II và các quy định của Basel III. Điều này giúp các ngân hàng tăng cường công tác quản lý rủi ro, nâng cao sức chịu đựng trước các rủi ro tiềm ẩn, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. Ngoài ra, để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn, chiến lược tăng vốn cần xác định cơ cấu vốn tự có hợp lý phù hợp với quy mô, tình hình hoạt động, phân khúc khách hàng mà ngân hàng đó phục vụ để có được vốn tự có với cơ cấu Vốn cấp 1, Vốn cấp 2 hợp lý, vừa bù đắp được các tổn thất ngoài dự kiến do các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra (kể cả trong tình huống kiểm định sức chịu đựng stress test), vừa đảm bảo được các hệ số an toàn trong hoạt động.

Thứ hai, lập kế hoạch sử dụng và phân bổ vốn. Căn cứ trên chiến lược kinh doanh, ngân hàng xác định kế hoạch sử dụng, phân bổ vốn. Trong đó, ngân hàng cần phân tích yêu cầu vốn hiện tại và tương lai so với các mục tiêu chiến lược và coi đây một cấu phần quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược. Kế hoạch chiến lược nên chỉ ra Bảng 1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng năm 2020

Đơn vị: % Loại hình Quý 1/2020 Quý 2/2020 Quý 3/2020 Quý 4/2020

NHTM Nhà nước 3,34 7,82 11,13 15,12

NHTM Cổ phần 3,41 6,51 9,73 13,69

Ngân hàng nước ngoài 2,15 3,52 4,94 5,95

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ website NHNN, 2021

(11)

rõ nhu cầu vốn, chi phí vốn dự kiến, mức vốn mong muốn và nguồn vốn bên ngoài của ngân hàng. Ban lãnh đạo cấp cao cần xem việc hoạch định vốn như một yếu tố quan trọng trong khả năng đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn của ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình phân bổ vốn hiệu quả trong đó xét tới mối liên hệ giữa kế hoạch kinh doanh, khả năng chịu đựng rủi ro cũng như chiến lược khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Một kế hoạch phân bổ vốn tốt sẽ tối ưu hóa việc sử dụng vốn, hạn chế sự phát triển quá mức vào các danh mục mang lại rủi ro trong khi khuyến khích tăng trưởng ở những danh mục an toàn mang lại lợi nhuận điều chỉnh rủi ro cao cho ngân hàng.

Thứ ba, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Nhân sự là yếu tố hàng đầu trong việc quyết định chất lượng của hoạt động kinh doanh tại mỗi ngân hàng nói chung cũng như công tác quản lý an toàn vốn nói riêng.

Lĩnh vực quản lý an toàn vốn là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải nguồn nhân lực có năng lực, kinh nghiệm, trình độ, kỹ thuật cao. Các ngân hàng cần có thời gian để chuẩn bị đào tạo nhân lực và tuyển dụng để có thể tối ưu hóa trong việc triển khai các giải pháp gia tăng vốn, lập kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn hiệu và đáp ứng được các yêu cầu liên quan tới quy định về đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (Internal Capital Adequacy Assessment Process) của NHNN và Basel II.

Thứ tư, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác đo lường rủi ro và tính vốn.

ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác đo lường rủi ro và tính vốn. Để có thể thực hiện được các yêu cầu của cơ quan

quản lý trong việc tính vốn một cách hoàn chỉnh, tiến tới ứng dụng tính vốn theo các phương pháp đo lường nội bộ/nâng cao, các ngân hàng cần có các hệ thống công nghệ thông tin phù hợp cho công tác đo lường vốn, chẳng hạn như: phần mềm phục vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu, quản lý rủi ro, quản lý tài chính, tính toán RWA…

5. Kết luận

Nghiên cứu đã tổng hợp một số vấn đề lý luận về vốn tự có tại NHTM, các thông lệ quốc tế về vốn tự có tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng về vốn tự có tại NHTM Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị cho NHTM nhằm tính toán lộ trình tăng vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Với nguồn vốn tự có đạt mục tiêu đề ra, các ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn không chỉ theo yêu cầu của NHNN mà còn theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng tại thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần có chiến lược tăng vốn hợp lý; sử dụng vốn một cách hiệu quả thông qua việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro, lập kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn. Ngoài ra, việc tăng vốn tại các NHTM Việt Nam hiện nay còn rút ngắn khoảng cách về quy mô vốn với các ngân hàng khác trong khu vực, hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu có ít nhất một đến hai NHTM nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực châu Á theo chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 được Chính phủ phê duyệt ■

Tài liệu tham khảo

Basel Committee on Banking Supervision (July, 1988), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, Bank for International Settlement.

Basel Committee on Banking Supervision (June, 2004), International Convergence of Capital Measurement and

(12)

Capital Standards - A Revised Framework, Bank for International SettlementBasel Committee on Banking Supervision (December, 2010), Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems, Bank for International Settlement.

Bhagat, S., Bolton, B. J., & Lu, J. (2012). Size, Leverage and Risk-taking of Financial institutions. SSRN working paper.

Deelchand, T., & Padgett, C. (2009). The relationship between risk, capital and efficiency: Evidence from Japanese cooperative banks. ICMA Centre Discussion Papers in Finance, icma-dp2009-12.

David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2005), Economics, Eighth Edition, The McGraw Hill Companies.

International Monetary Fund (2006), Compilation Guide: Financial Soundness Indicators (Guide), link truy cập:

http://www.imf.org/external/pubs/ft/fsi/guide/2006/index.htm

Hoàng Thị Tuyết Nhung (2016), Quản lý vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Diệu Hiền (2013), Giải pháp nâng cao quản trị vốn tự có tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế.

Kristian K. (2010), “The role of Capital in Banks” Journal of Banking and finance.

Lê Thị Lợi (2013), Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3 năm 2013.

Mongid, A., Mohd, I., & Haron, T. S. (2012). The relationship between inefficiency, risk and capital - evidence from commercial banks in ASEAN. Journal of Economics and Management, 6(1), 58- 74.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN ban hành ngày 30/12/2016.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN ban hành ngày 15/11/2019.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” do Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/4/2005.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010); Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành ngày 20/5/2010.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018); Thông tư 13/20180/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của NHNN ban hành ngày 18/5/2018.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN ban hành ngày 20/11/2014.

Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phương Nga (2021), Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất cuối quý I/2021, link truy cập: ttps://vietnambiz.vn/top- 10-ngan-hang-co-von-dieu-le-lon-nhat-cuoi-quy-i-2021-20210528100350089.htm#:~:text=Trong%20đó%2C%20 10%20ngân%20hàng,Sacombank%2C%20ACB%2C%20và%20SHB.

Rose, P. S., & Hudgins, S. C. (2012). Bank Management & Financial Services (9th ed.): McGraw-Hill Education.

Reed, E. W., & Gill, E. K. (1989). Commercial banking (4th ed.): Prentice Hall.

Tahir, I. M., & Mongid, A. (2013). The interrelationship between bank cost efficiency, capital and risk- taking in ASEAN banking. International Journal of Economics and Management Sciences, 2(12), 1-15.

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Vũ Như Thăng (2021), Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, link truy cập:

https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/dinh-huong-phat-trien-thi-truong-tai-chinh%C2%A0viet-nam- giai-doan-20212030-331913.html

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (20187), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2017. Link truy cập nfsc.gov.vn/

wp-content/uploads/2018/10/bao_cao_tong_quan_thi_truong_tai_chinh_2017.pdf Số liệu tổng hợp từ Website Ngân hàng Nhà nước. Link truy cập https://www.sbv.gov.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy thu nhập lãi ròng cận biên, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, còn thu nhập

động đã được các cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia ở một số nước phát triển áp dụng vào thực tế sản xuất. Các công cụ này tương đối nghèo nàn, chủ yếu dành

Trong quá trình thực tập tại ngân hàng BIDV phòng giao dịch Sông Bồ, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn, các anh chị trong chi nhánh, tôi đã thực hiện

Nguyên nhân bởi vì trong những năm này, Ngân hàng đang có những thay đổi về các chính sách phát triển, cải cách cơ sở vật chất, tình hình về kinh doanh

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, nghiên cứu một cách hệ thống quá trình chuẩn hóa một thang đánh giá lĩnh vực ngôn ngữ (thang Zimmerman): Qúa trình

Đã có rất nhiều đề tài phân tích và dự báo trong và ngoài về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát với các biến số khác của nền kinh tế Việt Nam đã được thực

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tuy nhiên, những tiến bộ trong hiểu biết về bệnh căn của bệnh ĐTĐ typ 2 và kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiền ĐTĐ nếu được phát hiện sớm và