• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 2: noi-dung-on-tap-hki-ly-7-20-21-1_08122020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 2: noi-dung-on-tap-hki-ly-7-20-21-1_08122020"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ TOÁN - LÝ

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 7

Năm học 2020 - 2021 I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Kiểm tra và đánh giá nắm kiến thức của HS về chương Quang học và âm học như:

Nhận biết ánh sáng - Sự truyền ánh sáng và ứng dụng; Sự phản xạ ánh sáng. Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm; Nguồn âm và đặc tính sinh lý của âm (độ cao và độ to của âm); Môi trường truyền âm – Phản xạ âm và tiếng vang.

2. Kỹ năng

- Kiểm tra đánh giá kỹ năng trình bày của học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập

4. Phát triển năng lực:

- Năng lưc giải quyết vấn đề. năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ. năng lực tính toán.

II. PHẠM VI ÔN TẬP

- Chương I: Kiến thức về Nhận biết ánh sáng - Sự truyền ánh sáng và ứng dụng; Sự phản xạ ánh sáng. Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm;.

- Chương II: Nguồn âm và đặc tính sinh lý của âm (độ cao và độ to của âm); Môi trường truyền âm – Phản xạ âm và tiếng vang.

III. NỘI DUNG ÔN TẬP (trang sau)

BAN GIÁM HIỆU

Phạm Thị Hải Vân

T/N CHUYÊN MÔN

Trần Thị Huệ Chi

(2)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ TOÁN - LÝ

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 7

Năm học 2020 - 2021 A. Lý thuyết

1. Nhận biết ánh sáng - Sự truyền ánh sáng và ứng dụng.

2. Sự phản xạ ánh sáng. Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

3. Nguồn âm và đặc tính sinh lý của âm (độ cao và độ to của âm).

4. Môi trường truyền âm – Phản xạ âm và tiếng vang.

B. Bài tập:

I. Bài tập trắc nghiệm: các dạng bài tập trắc nghiệm trong SBT Vật lý 7 thuộc chương 1 và chương 2

II. Bài tập tự luận: các dạng bài tập trong SBT Vật lý 7 và SGK Vật lý 7 thuộc chương 1 và chương 2

1. Bài tập về định luật phản xạ ánh sáng; ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Bài tập về âm học: Nguồn âm; Đặc tính sinh lý của âm (độ cao và độ to của âm);

Môi trường truyền âm; Phản xạ âm – Tiếng vang.

3. Tham khảo thêm một số dạng bài tập sau:

Bài 1. Lấy 5 ví dụ nguồn âm và chỉ rõ bộ phận nào dao động khi các nguồn âm đó phát ra âm?

Bài 2. Một nghệ sĩ đang thổi sáo trúc, em hãy cho biết:

a. Bộ phận nào dao động khi sáo phát ra âm?

b. So sánh dao động, tần số dao động của cột không khí trong sáo khi sáo phát ra nốt nhạc “ son”, “mi”, “la”?

c. So sánh dao động và biên độ dao động của cột không khí trong sáo khi sáo phát ra âm có độ to là 30dB và 50dB?

d. Làm thế nào để sáo phát ra âm to, nhỏ, cao, thấp?

Bài 3. Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi thấy chớp, hãy cho biết khi đó khoảng cách từ nơi đứng đến chỗ sét là bao nhiêu biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Bài 4. Tính thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ, biết độ sâu của đáy biển tại một nơi tàu đậu là 600 mét. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ, đúng tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài và cảm xúc của

Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và tiếng vang là 1,2 giây.Tính khoảng cách từ người đó đến vách núi.. b, Vẽ tia tới AI đến gương và cho tia

Bài 2 (3 điểm): Cho mạch điện gồm: Nguồn điện; hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 mắc nối tiếp; một ampe kế A đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện; vôn kế V 1 đo hiệu điện

Many poor people in developing countries do not have modern sources of energy like electricity or ….. areas have to gather wood