• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thành phần của bộ xương

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thành phần của bộ xương"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG II - VẬN ĐỘNG Bài 7 : BỘ XƯƠNG I/ CÁC PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG :

1. Vai trò của bộ xương : nâng đỡ, bảo vệ, là nơi bám của các cơ.

2. Thành phần của bộ xương :

- X đầu : gồm hộp sọ(8 X) và các X mặt.

- X thân : gồm cột sống + lồng ngực (do X sườn gắn với các đốt sống và X ức).

- X chi gồm X tay và X chân.

II/ CÁC LOẠI KHỚP XƯƠNG :

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

- Có 3 loại khớp xương :

Khớp Đặc điểm của khớp Vai trò

Khớp bất động Các xương gắn nhau bằng khớp răng cưa. Bảo vệ, nâng đỡ.

Khớp bán động Giữa 2 đầu xương có đĩa sụn cử động hạn chế.

Bảo vệ, giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đứng thẳng.

Khớp động

Khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dịch) .

Đảm bảo sự linh hoạt của tay và chân

Bài 8 : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I/ CẤU TẠO CỦA XƯƠNG :

1/ Cấu tạo và chức năng của xương dài : học bảng 8-1 trang 29/ SGK

2/ Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: ngoài là mô xương cứng, trong là mô xương xốp chứa tuỷ đỏ.

II/ SỰ TO RA VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG :

- Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.

- Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng.

III/ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA XƯƠNG : 1/ Thí nghiệm : (SGK)

2/ Kết luận :

Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu là canxi.

Sự kết hợp của 2 thành phần này làm xương bền chắc và có tính mềm dẻo.

Bài 9 : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I/ CẤU TẠO BẮP CƠ VÀ TẾ BÀO CƠ :

- Bắp cơ : hình thoi dài, 2 đầu thon có gân bám vào xương, phần giữa phình to là bung cơ.

Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ.

- Sợi cơ (tế bào cơ) cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ nhau.

II/ TÍNH CHẤT CỦA CƠ :

- Tính chất của cơ là co và dãn.

- Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại.

- Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

III/ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CO CƠ:

- Khi cơ co làm cho xương cử động  cơ thể vận động.

(2)

- Trong sự vận động của cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.

Bài 10 : HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ I/ CÔNG CƠ :

 Khi cơ co tạo ra lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công.

 Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng: trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật .

II/ SỰ MỎI CƠ : Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu  biên độ co cơ giảm dần.

1/ Nguyên nhân : Cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ.

2/ Biện pháp chống mỏi cơ :

 Nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp  máu lưu thông nhanh.

 Trong lao động để cơ lâu mỏi cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, tinh thần thoải mái vui vẻ.

III/ THƯỜNG XUYÊN LUYỆN TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CƠ :

Lao động và tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức làm cơ xương phát triển.

Bài 11 : TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG. VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I/ SỰ TIẾN HOÁ CỦA BỘ XƯƠNG NGƯỜI SO VỚI BỘ XƯƠNG THÚ :

Bộ xương người có nhiều đặc điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động : - Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên.

- Cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

II/ SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ CƠ NGƯỜI SO VỚI HỆ CƠ THÚ :

- Cơ mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm. Cơ vận động lưỡi phát triển.

- Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia, cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động.

- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.

III/ VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG :

- Để cơ xương phát triển: chế độ dinh dưỡng hợp lý, tắm nắng, rèn luyện thân thể và lao động thường xuyên, vừa sức.

- Để chống cong vẹo cột sống: cần ngồi ngay ngắn đúng tư thế, công cụ lao động phù hợp lứa tuổi , mang vác đều ở 2 vai.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hệ sinh thái cỏ biển tuy có số lượng loài không nhiều nhưng chúng đóng vai trò quan trọng ở biển, với các chức năng quan trọng như điều chỉnh môi trường thủy vực, bảo

- Chuùng ta ñang tuoåi môùi lôùn, Chuùng ta ñang tuoåi môùi lôùn, xöông coøn meàm, neân ngoài hoïc xöông coøn meàm, neân ngoài hoïc. ngay ngaén, ngoài baøn gheá

Mũi: Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.. Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật có

+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác + Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương) + Xương bàn tay tương ứng với xương

Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài Các phần của xương Trả lời: Chức. năng

Abstract: Fractures of the skull is the most common injuries in Road traffic accidents, and forensic examination was conducted to determine the cause of death and

Việc đầu tiên đối với sự lột xác là sự thành lập đặc biệt một lớp vỏ mới dưới bộ xương ngoài đang hiện diện và rồi các lớp giữa của bộ xương ngoài được tái hấp

- Chuùng ta ñang tuoåi môùi lôùn, Chuùng ta ñang tuoåi môùi lôùn, xöông coøn meàm, neân ngoài hoïc xöông coøn meàm, neân ngoài hoïc. ngay ngaén, ngoài baøn gheá