• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, MỨC ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NAM GIỚI 16 – 60 TUỔI TẠI THỊ XÃ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, MỨC ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NAM GIỚI 16 – 60 TUỔI TẠI THỊ XÃ "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ, MỨC ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở NAM GIỚI 16 – 60 TUỔI TẠI THỊ XÃ

BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG, NĂM 2017

Trần Nguyễn Du*, Phạm Thị Tâm Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

*Email: tndu@ctump.edu.vn

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Việt Nam là một trong số ít những quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt là ở đối tượng nam giới. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long các số liệu về sử dụng rượu bia còn rất hạn chế. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và mức độ sử dụng, một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới 16 đến 60 tuổi tại thị xã Bình Minh – Vĩnh Long năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 450 nam giới 16 – 60 tuổi tại thị xã Bình Minh – Vĩnh Long. Thu thập dữ liệu về tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan qua phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi xây dựng sẵn và kèm theo tranh ảnh về đơn vị rượu chuẩn. Xác định mức độ sử dụng rượu bia dựa trên bộ công cụ AUDIT. Sử dụng rượu bia được định nghĩa là uống hết từ 1 đơn vị rượu bia chuẩn trở lên. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong 7 ngày qua và 30 ngày qua tương ứng là 55,6% và 71,1%. 52,9% sử dụng rượu bia mức không có hại, có 4,9% đối tượng nghiện rượu bia.

Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua theo phân tích hồi quy logistic đa biến: người làm nghề công nhân; người có bạn bè/đồng nghiệp uống rượu bia; người không có kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm các bằng chứng về thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới. Các kết quả có thể dùng để hỗ trợ cho việc đưa ra các chính sách giúp cho việc giảm thiểu việc sử dụng rượu bia tại địa phương.

Từ khóa: sử dụng rượu bia, đơn vị rượu chuẩn, AUDIT

ABSTRACT

PREVALENCE, LEVEL OF ALCOHOL CONSUMPTION AND RELATED FACTORS AMONG MEN 16 – 60 YEARS OLD IN BINH MINH TOWN –

VINH LONG PROVINCE, 2017

Tran Nguyen Du, Pham Thi Tam Can Tho University of Medicine and Phamarcy Background: Vietnam is one of the few countries that consume alcohol increasing in the world, especially among men. In Mekong Delta, the information scientific about alcohol consumption is limited. Objectives: This study aimed to determine prevalence, level of alcohol consumption and elicit some related factors among men 16 – 60 years old in Binh Minh town – Vinh Long province, 2017.

Materials and methods: A cross-sectional survey was conducted among 450 mens aged 16 to 60 years old in in Binh Minh town – Vinh Long province. Data was recorded by the questionnaires and pictures of standard drink. Determine the level of alcohol consumption based on the AUDIT toolkit. Alcohol consumption was defined as having drunk alcohol at least one standard drink. Results: The prevalence of alcohol consumption for the past 7 days and 30 days was 55.6% and 71.1% respectively. It was estimated that the prevalence of low risk drinking or abstinence was 52.9% and the prevalence alcohol dependence was 4.9%. Logistic regression model of alcohol consumption for the past 30 days shows that “employee”, “having friends/colleagues drink alcohol” and “low levels of alcohol knowledge”

added significantly to the model with p<0,05. Conclusion: The study contributes to provision of more evidence on the actual use of alcohol as well as supporting information for alcohol related policy making process, thus helps to reduce the consumption of alcohol locally.

Keywords: alcohol comsumption, standard drink of alcohol, AUDIT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

(2)

Rượu bia là một trong những sản phẩm đồ uống được sử dụng từ rất lâu trên thế giới.

Tuy nhiên rượu bia không phải là đồ uống thông thường mà khi sử dụng rất dễ lạm dụng và phụ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều. Uống rượu bia vượt ngưỡng an toàn là tác nhân nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người uống, theo ước tính, mỗi năm có khoảng 3,3 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến rượu bia [15]. Việt Nam là một trong số ít những quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt là ở đối tượng nam giới. Tiêu thụ rượu bia tính trên đầu người hiện nay của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á nói riêng và thứ ba châu Á nói chung [16].

Tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây có rất ít nghiên về tình hình sử dụng rượu bia. Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ, mức độ và một số yếu tố liên quan sử dụng rượu bia ở nam giới 16 – 60 tuổi tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, năm 2017” nhằm các mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ và mức độ sử dụng rượu bia ở nam giới 16 đến 60 tuổi tại thị xã Bình Minh – Vĩnh Long năm 2017.

2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam giới 16 đến 60 tuổi tại thị xã Bình Minh – Vĩnh Long năm 2017

.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nam giới 16 – 60 tuổi tại thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào

Nam giới trong độ tuổi 16 – 60 có hộ khẩu thường trú tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại ra

Người không có khả năng giao tiếp; người bỏ địa bàn tại thời điểm nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn 450 nam giới trong độ tuổi 16 – 60 bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn tại 8 xã/phường tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Bước 1: liệt kê toàn bộ các khóm/ấp tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chọn ra 30 cụm bằng phương pháp xác suất tỷ lệ theo kích cỡ (PPS). Bước 2: trong mỗi cụm đã được chọn, bốc thăm chọn ngẫu nhiên một tổ (tổng cộng được 30 tổ). Trong trường hợp tổ được chọn không đủ mẫu, sẽ chọn thêm một tổ khác trong cùng khu vực bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Bước 3: trong mỗi tổ đã được chọn, lập danh sách tất cả những người thỏa điều kiện chọn vào của nghiên cứu. Từ danh sách chọn ra 15 người bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn. Sau đó tiến hành phỏng vấn các đối tượng đã được chọn.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

Thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi xây dựng sẵn về đặc điểm chung như tuổi, nghề nghiệp, học vấn,…; tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan. Đơn vị rượu chuẩn là lượng rượu bia chứa khoảng 10g ethanol nguyên chất. Một đơn vị rượu chuẩn tương đương với một lon bia 330mL có nồng độ cồn 5% hoặc một cốc rượu vang 140mL có nồng độ cồn 12% hoặc một ly rượu nhỏ 40mL có nồng độ cồn 40% [14]. Sử dụng rượu bia được định nghĩa là uống hết từ 1 đơn vị rượu bia chuẩn trở lên. Xác định mức độ sử dụng rượu bia dựa trên bộ công cụ AUDIT (The Alcohol Disorders Identification Test - Bộ công cụ xác định rối loạn do sử dụng rượu). Điểm AUDIT 0 – 7 điểm: Không sử dụng rượu bia/Sử dụng ở mức không có hại. AUDIT 8 – 15 điểm: Sử dụng rượu bia mức có hại. AUDIT 16 – 19 điểm: Lạm dụng rượu bia. AUDIT 20 – 40 điểm: Nghiện rượu bia [11], [13]. Công

(3)

việc áp lực/căng thẳng/nặng nhọc: do đối tượng tự đánh giá tính chất công việc hiện tại. Có kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại: khi đối tượng biết “Ít hơn/Không quá 2 đơn vị rượu/bia chuẩn/ngày” hoặc ý khác với ý nghĩa tương đương. Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Các biến số được trình bày dưới dạng bảng tần số hoặc biểu đồ. Dùng test thống kê χ2 2 phía và p≤0,05 để xác định mối quan đến sử dụng rượu bia.

Với các biến số có p≤0,1 khi phân tích đơn biến, dùng mô hình hồi quy logistic đa biến phương pháp phân tích Enter để ước lượng tỷ số Odds (OR).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung

Đa số các đối tượng thuộc nhóm tuổi 45 – 59 (49,8%), dân tộc Kinh chiếm đa số (93,1%), các đối tượng chủ yếu theo đạo Phật (50,4%). Về học vấn, đa số các đối tượng có trình độ tiểu học (37,1%) hoặc trung học cơ sở (31,3%), tỷ lệ mù chữ là 4,0%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu số ở nông thôn (56,7%) và làm nghề nông (36,7%), có tình trạng kinh tế không nghèo (95,1%). Đa số đối tượng nghiên cứu hiện đang có vợ (80,0%) và sống chung với gia đình (94,2%).

3

.

2

.

Tỷ lệ và mức độ sử dụng rượu bia

Biểu đồ 1. Tỷ lệ sử dụng ≥ 1 ly rượu bia chuẩn trong 30 ngày qua (n=450) Nhận xét. Tỷ lệ sử dụng từ 1 ly rượu bia chuẩn trở lên trong 30 ngày qua là 71,1%.

Bảng 1. Mức độ sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu theo AUDIT (n=450)

Mức độ sử dụng rượu bia theo AUDIT Tần số Tỷ lệ %

Không sử dụng/Sử dụng mức không có hại 238 52,9

Sử dụng mức có hại 145 32,2

Lạm dụng 45 10,0

Nghiện 22 4,9

Tổng 450 100,0

Nhận xét: Đa số đối tượng không sử dụng rượu bia hoặc sử dụng ở mức không có hại (52,9%), có 4,9% đối tượng nghiện rượu bia.

Bảng 2. Phân bố số ngày uống rượu bia trong tuần qua (n=450)

Số ngày uống rượu bia trong tuần qua Tần số Tỷ lệ %

Không uống 200 44,4

1 – 2 ngày 185 41,1

3 – 4 ngày 22 4,9

5 – 6 ngày 13 2,9

Hàng ngày 30 6,7

Tổng 450 100,0

(4)

Nhận xét: Đa số đối tượng không sử dụng rượu bia trong tuần qua (44,4%). Có 6,7% người uống rượu bia hàng ngày.

3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua

Bảng 3. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia 30 ngày qua (n=450)

Yếu tố Sử dụng rượu bia Phân tích đa biến

Có (%) Không (%) OR (95%CI) p

Nhóm tuổi

31 – 45 100 (79,4) 26 (20,6)

1,10 (0,57-2,11) 0,778

46 – 60 169 (67,6) 81 (32,4)

Nghề nghiệp

Công nhân 51 (86,4) 8 (13,6) 1 -

Học sinh/Sinh viên 6 (50,0) 6 (50,0) 3,76 (1,58-8,93) 0,003

Buôn bán 62 (72,1) 24 (27,9) 1,84 (1,08-3,14) 0,025

CBCC/Văn phòng 11 (78,6) 3 (21,4) 1,89 (1,00-3,56) 0,048

Khác 67 (58,8) 47 (41,2) 2,32 (0,60-9,01) 0,226

Bạn bè/Đồng nghiệp uống rượu bia

316 (73,0) 117 (27,0)

7,93 (2,43-25,88) 0,001

Không 4 (23,5) 13 (76,5)

Công việc áp lực/căng thẳng/nặng nhọc

108 (78,8) 29 (21,2)

1,51 (0,91-2,52) 0,115

Không 211 (67,6) 101 (32,4)

Kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại

Không 262 (73,4) 95 (26,6)

1,75 (1,04-2,95) 0,037

58 (62,4) 35 (37,6)

Nhận xét: Nhóm người làm nghề công nhân có tỷ lệ uống rượu bia cao hơn nhóm học sinh/sinh viên, nhóm làm nghề buôn bán và nhóm cán bộ công chức/văn phòng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Nhóm người có đồng nghiệp uống rượu bia và nhóm không có kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại có tỷ lệ uống rượu bia cao hơn nhóm còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ và mức độ sử dụng rượu bia

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia (uống hết ít nhất 1 đơn vị rượu, bia) trong 30 ngày qua là 71,1%. Kết quả này cho thấy hành vi uống rượu bia là phổ biến. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả Điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 khi có 77,3% nam giới có uống rượu, bia trong 30 ngày qua [3]. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Đức Hạnh tại Hà Nội khi và Trần Minh Hoàng tại Bình Dương khi có tương ứng 89,8% và 84,2% nam giới uống rượu bia trong 30 ngày qua [5], [6]. Những sự khác biệt này có thể giải thích do việc chọn đối tượng nghiên cứu, như Điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm chọn nam giới 18-69 tuổi, nghiên cứu của Trần Thị Đức Hạnh chọn nam giới 25-64 tuổi, trong khi nghiên cứu của chúng tôi chọn nam giới 16-60 tuổi. Đối tượng nghiên cứu càng được mở rộng thì có thể tỷ lệ sử dụng rượu bia lại càng tăng thêm. Khi so sánh với nghiên cứu của Tan Van Bui hay Lại Đức Trường thì tỷ lệ uống rượu, bia trong 30 ngày qua của chúng tôi lại cao hơn (71,1%

so với 67,5% và 67,3%) [9]. [12]. Điều này có thể giải thích do sự khác nhau về quy mô của nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các đối tượng không uống rượu bia trong tuần vừa qua (44,4%), số người uống rượu bia 1 – 2 ngày trong tuần qua chiếm 41,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Hiền Vương khi cho thấy đa số (52,7%) các đối tượng uống rượu, bia 1 – 2 ngày/tuần trong 7 ngày qua [10]. Cũng theo kết quả trên, có 6,7% đối tượng

(5)

uống rượu, bia hàng ngày trong tuần qua. Kết quả này thấp hơn rất nhiều nếu so với nghiên cứu của Nguyễn Hiền Vương tại Hà Nội với 26,4% [10].

Cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa trên bộ công cụ AUDIT, tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại (điểm AUDIT 8-15) là 32,2%, mức lạm dụng là 10,0% (điểm AUDIT 16-19). Kết quả này khác với nghiên cứu của Trần Quốc Bảo tại Cần Thơ khi cho thấy 17,3%

nam giới uống rượu bia mức có hại và 33,4% ở mức nguy hiểm [2]. Xét về tỷ lệ đối tượng uống rượu bia ở mức lạm dụng, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hiền Vương với tỷ lệ tương ứng là 3,0% [10]; nghiên cứu của Trần Minh Hoàng hay nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh với tỷ lệ tương ứng là 6,0% và 2,81% [1], [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 4,9% đối tượng nghiện rượu bia (điểm AUDIT ≥20). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hiền Vương tại Hà Nội (3,0%) và Lê Thị Kim Ánh tại Hải Dương (0,39%) nhưng lại thấp hơn của Trần Minh Hoàng tại Bình Dương (5,7%) [1], [6], [10]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng tại 3 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy tỷ lệ uống rượu bia ở mức lạm dụng và nghiện tương ứng là 17,2% và 7,1% [8]. Nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh tại Hải Phòng cho thấy 14,5% đối tượng lạm dụng và 7,29% nghiện rượu bia [7].

Những sự khác biệt này có thể lý giải do các nghiên cứu trên được tiến hành cách đây 4 – 7 năm, có thể vào thời điểm đó sự sẵn có của rượu, bia chưa nhiều như hiện nay. Thứ hai, việc xác định các mức độ sử dụng rượu, bia có thể khác nhau giữa các nghiên cứu, một số số nghiên cứu xác định các mức độ lạm dụng hay nghiện rượu bia dựa trên khuyến cáo của WHO hoặc theo tiêu chuẩn DSM-IV, DSM-V hoặc ICD-10 có tính đến các dấu hiệu lâm sàng, còn nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ công cụ AUDIT để xác định các mức độ sử dụng rượu, bia.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện phân tích đa biến để loại bỏ yếu tố nhiễu nhằm xác định các yếu tố thực sự có liên quan đến sử dụng rượu bia. Điều kiện chọn vào là những biến cố p≤0,1. Kết quả cho thấy những yếu tố có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia là: nhóm người làm nghề công nhân khi so sánh với nhóm học sinh/sinh viên, nhóm buôn bán và cán bộ công chức/văn phòng; nhóm có bạn bè, đồng nghiệp uống rượu bia và nhóm người không có kiến thức về lượng rượu bia tiêu thụ ở mức không gây hại có tỷ lệ sử dụng rượu, bia cao hơn nhóm còn lại. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình thực tế khi nhóm nam giới làm nghề công nhân thường có nhiều cơ hội để uống rượu, bia hơn do điều kiện sinh hoạt và tính chất nghề nghiệp thường tiếp xúc nhiều với nam giới. Nhóm nghề này liên quan nhiều đền việc lao động sản xuất nên việc sử dụng rượu, bia cũng có thể làm giảm hiệu quả công việc, đặc biệt là cũng có thể gây tai nạn trong quá trình lao động nếu có uống rượu, bia trong khi làm việc. Việc uống rượu bia do ảnh hưởng của bạn bè cũng cho thấy có liên quan đến việc giao lưu mở rộng các mối quan hệ xã hội hoặc nhiều trường hợp vì phải tuân theo sự “hòa đồng” với bạn bè, đồng nghiệp hoặc bị ép buộc sử dụng rượu bia bởi đồng nghiệp, bạn bè để tránh sự chế nhạo.

Điều này cho thấy trong quan niệm mục đích của việc uống rượu bia là hướng về mặt giao tiếp, xã giao trong công việc hoặc cuộc sống. Điều này cho thấy đây là các yếu tố cần đặc biệt quan trọng khi muốn can thiệp nhằm cắt giảm lượng rượu bia tiêu thụ của đối tượng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với của Kim Bảo Giang sau khi phân tích đa biến với nhóm thợ, công nhân có tỷ lệ lạm dụng rượu bia cao hơn nhóm nông dân và không có sự liên quan giữa học vấn và kinh tế với lạm dụng rượu bia, tuy nhiên lại có sự khác biệt về yếu tố nhóm tuổi khi nghiên cứu của Kim Bảo Giang cho thấy nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ lạm dụng rượu bia càng cao [4]. Bên cạnh đó, kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Minh Hoàng khi loại trừ các yếu tố nhiễu thì người có kiến thức đúng về rượu bia có tỷ lệ rối loạn về sử dụng thấp hơn so với nhóm không có kiến thức [6]. Kết quả này có khác biệt so với nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng khi phân tích đa biến. Các yếu tố khác biệt là: tuổi, dân tộc và xếp loại kinh tế gia đình [8].

V. KẾT LUẬN

(6)

Cần thực hiện thêm các bước nghiên cứu tiếp theo như can thiệp làm giảm tỷ lệ sử dụng và mức độ sử dụng rượu bia trên nam giới tại địa bàn. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu sử dụng rượu bia trên các nhóm đối tượng khác như nữ giới, người dưới 16 tuổi,… để củng cố thêm bằng chứng và có cái nhìn chính xác hơn về việc sử dụng rượu bia tại thị xã Bình Minh.

Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh cần tăng cường truyền thông đến người dân tại địa bàn quản lý đặc biệt cần tập trung vào nhóm làm nghề công nhân, người có bạn bè/đồng nghiệp uống rượu bia và cả những người sống chung quanh họ. Ngoài ra cần quan tâm đến vấn đề sử dụng rượu bia trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện người sử dụng rượu bia ở mức có hại và thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu bia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2011), “Can thiệp giảm mức độ sử dụng rượu bia ở nam giới tại xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2009 – 2011: Kết quả ban đầu”, Tạp chí Y học thực hành, (số 764), trang 116 – 119.

2. Trần Quốc Bảo và cộng sự (2013), “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Cần Thơ, năm 2009 – 2010”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, (số 141), trang 72.

3. Bộ Y tế, WHO (2015), Kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015, Hà Nội.

4. Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh (2011), “Tình hình sử dụng và lạm dụng rượu bia của người dân huyện Thanh Oai, Hà Nội và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thực hành, (số 764), trang 50 – 54.

5. Trần Thị Đức Hạnh và cộng sự (2016), “Thực trạng, cách thức sử dụng rượu biavà các yếu tố liên quan ở nhóm nam giới 25 – 64 tuổi tại Long Biên, Hà Nội, 2015”, Tạp chí Y tế công cộng, (số 40), trang 26 – 32.

6. Trần Minh Hoàng (2014), “Chất lượng rượu truyền thống, tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn sử dụng rượu bia ở nam giới tại thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương năm 2013”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chính Minh, Tập 14, (phụ bản số 6), trang 669 – 677.

7. Phạm Văn Mạnh (2013), “Bước đầu nhận xét thực trạng lạm dụng rượu tại một xã vùng biển Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành, (số 869), trang 58 – 60.

8. Hoàng Thị Phượng (2009), Thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và tác hại của lạm dụng rượu bia ở một số vùng sinh thái của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Hà Nội.

9. Lại Đức Trường (2010), “Đánh giá bước đầu nguy cơ một số bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, (số 5/2010), trang 144 – 147.

10. Nguyễn Hiền Vương, Phạm Việt Cường (2015), “Thực trạng sử dụng rượu bia của nam giới trong độ tuổi 15 – 60 tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội”, Tạp chí Y tế công cộng, (số 35), trang 45 – 51.

11. Saunders JB, Aasland OG, Babor TF et al (1993), “Development of the Alcohol Use Disorders Identification Test (AUDIT): WHO Collaborative Project on Early Detection of Persons with Harmful Alcohol Consumption-II”, Addiction, 88, pp: 791 – 804.

12. Tan Van Bui et al (2016), “Alcohol Consumption in Vietnam, and the Use of ‘Standard Drinks’ to Measure Alcohol Intake”, Alcohol and Alcoholism, 51 (2), pp: 186 – 195.

13. World Health Organization (2001), AUDIT – The Alcohol Use Disorders Identification Test – Second Edition, WHO/MSD/MSB/01.6a, Geneva.

14. World Health Organization (2001), “What is a standard drink?”, Brief intervention for Hazardous and Harmful Drinking: A Manual for Use Primary Care, pp: 30 – 37.

15. World Health Organization (2014), Global status report on alcohol and health 2014, ISBN 978-92-4-069276-3, Geneva.

16. World Health Organization (2018), Global status report on alcohol and health 2018, ISBN 978-92-4-156563-9, Geneva.

(Ngày nhận bài: 20/9/2019- Ngày duyệt đăng: 05/11/2019)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cũng như vậy, trong nghiên cứu cũng như thực hành lâm sàng, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau xác định tình trạng động kinh kháng thuốc, tuỳ

Trước năm 2012, Trung tâm y tế Phù Cát đã thực hiện thống kê báo cáo TT y tế theo quy định của Bộ Y tế trong đó có một số TT về BTSS như: sơ sinh nhẹ cân, số lượng TCL;

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ chân những nhân viên giỏi thì cần tạo được động lực làm việc cho nhân viên.Điều đó

Sự khác biệt về mức độ hài lòng của nhân viên đối với các yếu tố tạo động lực làm việc theo trình độ chuyên môn dựa trên kết quả kiểm định One – Way

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hình thái của phôi như phôi có nhiều mảnh vụn tế bào, phôi có kích thước các phôi bào không đồng đều, phôi bào đa nhân, phôi có số

RN đƣợc coi là một trong các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong ở BN cƣờng giáp (cùng với tuổi cao, giới nam, tiền sử có bệnh tim mạch). Đáng lƣu ý là việc điều trị

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực Nhi khoa hiện chƣa có nghiên cứu về mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị và

- Các bác sĩ tim mạch can thiệp nên sử dụng các phương tiện và kĩ thuật trong quá trình can thiệp đặt stent động mạch vành (Ví dụ như sử dụng IVUS hoặc OCT trong