• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn: 15 / 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng 11 trừ đi một số. Thực hiện được phép trừ 51- 15. Biết tìm số hạng của 1 tổng. Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 31-5.

2. Kĩ năng: HS làm đúng các bài tập, trình bày đẹp 3.Thái độ: HS cẩn thận khi làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

51 – 15 , 61 - 25

- Nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới: (30') 1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập:

*Bài 1:

- Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu kết quả . - Nhận xét.

*Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài .

- Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập .

- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau : 71 – 9 ; 51 – 35 ; 29 + 6 .

- Nhận xét và cho điểm HS .

*Bài 3:

- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm bảng con.

51 61 - - 15 25 36 36

- HS chơi trò chơi “ Truyền điện”nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ ) đọc kết quả từng phép tính .

11-2=9 11- 4=7 11-6=5 11-8=3 11-3=8 11- 5=6 11-7=4 11-9=2 - Đặt tính rồi tính

- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục - Làm bảng con.

a) 41 51 b) 71 38 - - - + 25 35 9 47 16 16 62 85 - Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính .

- Lớp nhận xét

(2)

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng rồi cho các em làm bài

- Nhận xét cho điểm.

*Bài 4:

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt .

- Hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam ta phải làm gì ?

- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa .

- Nhận xét và cho điểm HS.

*Bài 5:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- Viết lên bảng: 9 …6 = 15 và hỏi: Cần điền dấu gì, + hay −? Vì sao?

- Có điền dấu − được không?

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính C. Củng cố: (3')

- GV nhận xét giờ học

- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở HS.

- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia .

- Làm bài tập vào vở x + 18 = 61 x = 61 – 18 x = 43

- 1 HS đọc chữa bài. Lớp tự kiểm tra bài mình

- Lớp làm vào vở, 1 hs giải bảng lớp Tóm tắt

Có : 51 kg . Bán đi : 26 kg . Còn lại : ... kg ?

- Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi . - Thực hiện phép tính : 51 – 26 .

Bài giải

Số kilôgam táo còn lại là : 51 - 26 = 25 ( kg )

Đáp số : 25 kg táo .

- Điền dấu + hoặc − vào chỗ trống.

- Điền dấu + vì 9 + 6 = 15.

- Không vì 9 − 6 = 3, không bằng 15 như đầu bài yêu cầu.

- Làm bài sau đó theo dõi bài chữa của bạn, kiểm tra bài mình.

---

Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU

1-Kiến thức: HS biết cách xử lí và đóng vai 1 số tình huống đã học.

2-Kỹ năng: +Rèn khả năng đóng vai theo các tình huống.

+GDKNS: KN quản lí thời gian, KN giải quyết vấn đề và KN đảm nhận trách nhiệm.

3-Thái độ: Giáo dục HS có những hành vi đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt hình thành kĩ năng hành vi đạo đức cho HS.

II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

(3)

- GV: Kế hoạch bài học, SGK, 1 số tình huống cho HS đóng vai - HS : Sách vở

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp đàm thoại, luyện tập, thực hành.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A.Ổn định tổ chức: 1’ Bắt nhịp cho HS

hát đầu giờ.

-Hát B.Kiểm tra bài cũ: 3’ GV kiểm tra sách

vở, đồ dùng học tập của HS-Nhận xét chung

C.Dạy bài mới: 30’

-HS trình bày.

a).Hoạt động 1:Thực hành kỹ năng lập thời gian biểu:

*Mục tiêu: +HS biết cách lập thời gian biểu để sử dụng tốt thời gian phục vụ cuộc sống nhằm đem lại sức khỏe cho bản thân mình và cho người khác.

+GDKNS: Kỹ năng quản lí thời gian

*Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu thảoluận:

+Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?

+Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?

+Nhóm 3: Buổi tối em làm những việc gì?

=> GV kết luận chung: Thời gian biểu của nhóm đã hợp lí chưa? Đã thực hiện ntn? => Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ.

- HS chia 3 nhóm chuẩn bị thảo luận và lập thời gian biểu.

-Các nhóm tiến hành thảo luận lập TGB cho nhóm mình.

- HS chú ý lắng nghe

- Đại diện các nhóm trình bày

b/.Hoạt động 2: Thực hành đóng vai theo tình huống

*Mục tiêu: Giúp HS biết cách diễn một vai nhân vật.

+GDKNS: kỹ năng giải quyết vấn đề:

vừa đóng vai vừa tìm câu trả lời cho nhân vật trong tình huống.

*Cách tiến hành:

- GV chia nhóm: 3 nhóm -HS chia nhóm, nhận nhiệm vụ và tiến

(4)

hành thảo luận nhóm.

- Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm -HS nhận nhiệm vụ.

+Nhóm 1 : Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ làm gì?

- Em cần rọn mâm bát trước khi đi chơi.

+Nhóm 2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em rọn nhà, trong khi em muốn xem ti vi?

- Em cần rọn nhà rồi mới xem ti vi.

+Nhóm 3: Bạn được phân công xếp rọn chiếu khi ngủ dậy nhưng bạn không làm. Em sẽ làm gì B?

- Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.

- GV mời đại diện 3 nhóm lên đóng vai - HS làm việc theo nhóm.

- Gọi nhóm khác nhận xét.

=> GV kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.

- HS chú ý lắng nghe.

c/.Hoạt động 3: Vận dụng thực hành:

*Mục tiêu: GDKNS: KN đảm nhận trách nhiệm

-GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

-HS thực hành xếp ngăn nắp, gọn gàng, chỗ học, chỗ chơi ở lớp.

- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c

+a: Thường xuyên tự xếp rọn chỗ học chỗ chơi.

+b: Chỉ làm khi được nhắc nhở +c: Thường nhờ người khác làm hộ.

-HS giơ tay theo mức độ.

=> GV khen nhóm mức độ a, nhắc nhở động viên nhóm mức độ b và c.

-HS tiếp thu.

=> Kết luận chung. -HS lắng nghe.

4. Củng cố - dặn dò 2’

- Nhắc lại nội dung bài học. -HS nêu nội dung tiết học.

-Dặn HS xem trước bài 6, thực hiện những bài đạo đức đã học.

-HS tiếp thu.

- Nhận xét chung tiết học . -HS nghe.

……….

Buổi chiều

Bồi dưỡng Tiếng Việt

Luyện viết: TỪ NGỮ, CÂU

I- Mục tiêu:

(5)

1. Kiến thức: - Nghe viết chính xác một số từ ngữ, câu.

- Biết viết hoa chữ đầu dòng và biết cách trình bày bài chính tả.

2. Kĩ năng: - Làm được BT tìm tiếng có âm đầu ng/ ngh 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học

II- Hoạt động dạy học HĐ1: Giới thiệu bài

HĐ2: Hướng d n nghe vi t:ẫ ế

* HD viết chính tả

- GV hướng dẫn viết một số từ ngữ - GV đọc cho HS viết:

gà mái, cây tre, mái che, núi non, dòng sông, nghỉ hè, trông thấy, ngẫm nghĩ, hoa sen, xinh đẹp, trùm khăn, che chở, khẳng khiu, kiểm tra.

- Lên thác xuống ghềnh.

- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

- Gạo trắng nước trong.

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- GV chấm chữa bài

* Thực hành: Thi tìm nhanh những tiếng bắt đầu bằng ng và những tiếng bắt đầu bằng ngh

- GV nhận xét, chốt ý HĐ3: Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS chữa lỗi sai

- HS viết vào bảng con - HS viết bài vào vở

- HS viết ra giấy theo nhóm - Đại diện đọc kết quả

...

Tự nhiên và xã hội GIA ĐÌNH.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được một số công việc thường ngày của từng người trong gia đình.

Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà.

2. Kỹ năng: Có thói quen tham gia tốt các công việc nhà tùy theo sức của mình.

* KNS: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác, Phát triển kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ: Ý thức được bổn phận vàtrách nhiệm của bản thân với gia đình để làm tốt công việc trong nhà, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ hạnh phúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Hình vẽ SGK trang 24, 25 phóng lớn, nam châm.

- HS: VBT, dụng cụ học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:

- Chúng ta cần ăn, uống, vận động như thế

(6)

nào để cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn?

- Gọi 2 hs trả lời - Nhận xét đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Cho cả lớp hát bài : Cả nhà thương nhau.

? Trong bài hát em thấy có những ai?

Vậy trong gđ chúng ta mọi người phải đối xử với nhau như thế nào và cùng chau chia sẻ những công việc nhà như thế nào để gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài Gia đình.

- Gv ghi tựa bài.

a) Họat động 1: Quan sát, thảo luận.

- Treo tranh .

? Nội dung tranh vẽ gì?

- GV hướng dẫn hs quan sát hình 1,2,3, 4 sgk và trả lời các câu hỏi trong 2 phút.

?- Gia đình bạn Mai gồm có mấy người?

Đó là những ai?

?- Nêu việc làm của từng người trong tranh?

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kết luận:

- Gia đình Mai gồm: ông, bà, bố, mẹ, Mai và em trai của Mai.

- Các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tùy theo sức khỏe và khả năng của mình.

b) Hoạt động 2: Tự liên hệ:

- Yêu cầu từng em nhớ lại về người thân và việc làm của từng người và thảo luận

- Có bố, mẹ, con

- 2- 3 HS nhắc lại tựa bài.

- Cảnh gia đình bạn Mai.

- Hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.

- Mỗi nhóm quan sát 4 tranh 1,2,3,4.

- Đại diện các nhóm hs trình bày ý kiến trên tranh:

- Gia đình bạn Mai có 6 người là : ông , bà, bố, mẹ, Mai và em trai của Mai.

- T1 : Vẽ ông đang xách nước tưới cho hoa.

- T2 : Vẽ bà đang đi đón em trai của Mai ở trường mầm non về.

- T3 : Vẽ bố của Mai đang sửa quạt điện.

- T4 :Vẽ mẹ đang nấu đồ ăn và Mai đang nhặt rau giúp mẹ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp chú ý lắng nghe.

1 -2 hs nhắc lại phần kết luận.

- HS thảo luận nhóm đôi

(7)

nhóm đôi kể cho nhau nghe trong vòng 1 phút.

- GV gọi 1 số em chia sẻ với cả lớp.

?- Vậy hàng ngày ở nhà em đã làm giúp cha mẹ những công việc gì?

* Kết luận: Mỗi người đều có 1 gia đình - Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình.

- Mỗi người trong gia đình đều phải

thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

c) Hoạt động 3: Quan sát tranh:

- HD các em quan sát tranh 5 .

- Mọi người trong gia đình bạn Mai thường làm gì vào những lúc nghỉ ngơi ? - Nhận xét , tuyên dương

- Vào những ngày nghỉ hay những ngày lễ em thường được bố mẹ cho đi chơi ở đâu?

* Kết luận:

- Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình nên có kế hoạch như:

+ Họp mặt vui vẻ + Đi mua sắm đồ + Thăm hỏi người thân + Du lịch dã ngoại C. Củng cố, dặn dò:

- Qua bài học này em học tập được điều gì?

- GD các em phải biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà phù hợp .

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.

- Hs từng nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét .

- Cá nhân: enm nhặt rau, cho gà ăn, quét nhà, chơi với em...

- HS nghe

- HS quan sát tranh 5 SGK.

- Cá nhân trình bày :

- Ông ,bà ngồi uống nước trên bàn.Bố mẹ bạn thì đang vui đùa với em trai của Mai . Còn Mai thì đang nĩi chuyện với bà.

- Đại diện một số em nêu:

+ GĐ em ngồi ăn trái cây, + Ngồi xem ti vi...

+ Đi công viên chơi.

+ Đi chơi bên nhà ông bà ngoại + Đi mua sắm đồ cùng bố mẹ....

- 1-2hs trả lời: em biết giúp cha mẹ làm công vệc nhà...

--- Ngày soạn: 16 / 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2019 Buổi chiều

Chính tả (Tập - chép) BÀ CHÁU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn: Hai anh em cùng nói …ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng trong bài Bà cháu.Phân biệt được g/gh; ươn/ương.

2. Kỹ năng: HS trình bày đúng đoạn trích trong bài , làm đúng các bài tập.

(8)

3. Thái độ: HS cẩn thận khi viết bài, biết ơn người trồng ra những cây ăn quả ngon.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ghi sẵn nội dung bài viết lên bảng . - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4a.

- Ứng dụng phòng học thông minh vào bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV đọc cho HS viết những chữ sau: rạng sáng, hoan hô

- Nhận xét phần bài cũ.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’):

- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ tập chép một đoạn của bài tập đọc đã học “Bá cháu"

2. Hướng dẫn chính tả: (7’) - Gv đọc bài trong SGK.

- Gọi HS đọc bài trên bảng.

a.Tìm hiểu nội dung:

- Sau khi hai anh em nói, cô tiên đã làm gì?

(cô tiên phất chiếc quạt……ôm hai anh em vào lòng).

b. Hướng dẫn nhận xét :

- Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả? (“Chúng cháu chỉ cần bà sống lại” )

- Lời nói ấy được viết với dấu câu nào? (Đặt trong dấu ngoặc kép, viết sau dấu hai chấm) c. Luyện viết đúng:

- GV đọc câu-rút từ khó ghi bảng

+ Màu nhiệm:Tiếng màu cần viết đúng vần au + Ruộng vườn: Phân tích tiếng ruộng? (âm r vần uông thanh nặng) tiếng vườn viết đúng âm v.

+ Móm mém: Cần viết đúng phần vần trong mỗi tiếng

+ Dang tay: Nêu cách viết tiếng dang? (âm d vần ang thanh ngang) lưu ý vần ay trong tiếng tay.

- Gọi HS đọc lại những từ đã luyện viết.

3. Viết vở (12’):

- HS đọc lại bài lần 2

- Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết - Tư thế ngồi.

- GV đọc câu - (cụm từ 1-2 lần) đến hết bài

- HS viết bảng con

- HS nhắc lại tựa bài

- HS dò theo sách - 1HS đọc

- HS trả lời - nhận xét

- 2 HS trả lời

- HS phân tích –hiểu nghĩa từ-phát âm -viết bảng con

- 1Hs đọc

- Lớp dò theo –nhận xét - 2 HS nhắc lại

- Hs nghe - viết

(9)

- GV đọc lại bài SGK

- Yêu cầu HS tự sửa lỗi và báo lỗi - Thu chấm 1 số vở-nhận xét.

4. Làm bài tập (7’ ):

*Bài 1: Chiếu bài tập( Phòng học thông minh) - Tìm các tiếng có nghĩa (có thể kèm dấu thanh) điền vào chỗ trống trong bảng sau:

I ê e ư ơ a u ô o

*Bài 2: HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS nhìn vào bài làm của các nhóm.Trả lời câu hỏi sau

a.Trước những chữ cái nào, em chỉ viết gh mà không viết g ? ( trước chữ cái I, e, ê chỉ viết gh. Trước chữ cái a, ă, â, o, ô, ơ,u ,ư chỉ viết g.)

*Bài 3a: Điền vào chỗ trống:

a) s / x?

- Nước …ôi, ăn …ôi, cây …oan, …iêng năng.

C. Củng cố, dặn dò: 4’

- Nhận xét chung tiết học. Nhớ viết lại những chữ sai trong bài. Chuẩn bị bài “Cây xoài của ông em”.

- HS dò lại

- Cầm bút chì bắt lỗi-báo lỗi - HS nộp vở

- HS đọc yêu cầu

- Thảo luận tìm tiếng theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày

- 1 HS đọc

- Nhiều Hs trả lời-Nhận xét - HS đọc yêu cầu bài

- Lớp làm bài vào vở.

- 1HS lên bảng

--- Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG VÀ CÔNG VIỆC TRONG NHÀ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1). Tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT2).

2. Kỹ năng: HS biết được tác dụng của từng đồ vật có trong tranh, biết làm những công việc phù hợp với bản thân.

3. Thái độ: Vận dụng vào thực tế làm các công việc nhà phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập SGK - Bút dạ 4 tờ giấy khổ A3

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Tiết luyện từ và câu tuần trước học bài gì ? - Gọi 1 hs tìm những từ chỉ người trong gia đình họ hàng của họ nội.

- Gọi 1 hs tìm những từ chỉ người trong gia

- Từ ngữ về họ hàng, dấu chấm, dấu chấm hỏi

- Trả lời - Trả lời

(10)

đình họ hàng của họ ngoại.

- Nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

- Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về đồ dùng và tác dụng của chúng, biết được một số từ chỉ hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập: 28’

*Bài 1: 18’

- Gọi hs yêu cầu bài, GV ghi bảng.

- Treo tranh giải thích.

- Chia lớp làm 4 nhóm phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu viết thành 2 cột tên đồ dùng và công dụng của chúng.

- GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.

Lời giải:

- Một bát hoa to để đựng thức ăn.

- Một cái thìa để xúc thức ăn.

- Một cái chảo có tay cầm để rán xào - Một cái cốc để uống nước trà.

- Một cái đĩa đựng thức ăn.

- Ghế tựa để ngồi….

* Bài 2: 10’

- Gọi hs đọc bài 2

- Yêu cầu học sinh đọc bài thơ thỏ thẻ.

- Tìm những từ ngữ chỉ những việc mà bạn nhỏ muốn làm giúp ông?

- Bạn nhỏ muốn ông làm giúp những việc gì?

- Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông nhiều hơn hay những việc bạn nhỏ nhờ ông giúp nhiều hơn.

- Bạn nhỏ trong bài thơ có nét gì ngộ nghĩnh.

- GV: Lời bạn rất ngộ nghĩnh ý muốn giúp ông của bạn thật đáng yêu.

- Ở nhà em thường làm gì giúp gia đình ? - Em thường giúp người lớn những việc gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài vở bài tập

- Nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Luyện từ và câu hôm nay học bài gì ?

- Hs nhắc lại

- Hs đọc - Hs quan sát

- Thảo luận tìm đồ dùng trong tranh ghi các nội dung vào phiếu đại diện trình bày nhận xét

- Hs nhắc lại

- HS yêu cầu bài 2 - 1học sinh đọc - Đun nước,rút rạ

- Xách siêu nước, dập lửa, ôm rạ, thổi khói.

- Việc bạn nhờ ông giúp nhiều hơn

- Bạn muốn đun nước tiếp khách nhưng lại chỉ biết mỗi việc rút rạ nên ông phải làm hết ông buồn cười thế thì lấy ai ngồi tiếp khách.

- Trả lời theo ý - Trả lời theo ý - Hs làm bài

- Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà

(11)

- Hãy nêu tên 1 số đồ dùng trong nhà? - Vài học sinh nêu.

---

Hoạt động ngoài giờ lên lóp Văn hóa giao thông

BÀI 3 : CÀI DÂY AN TOÀN

KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết tự giác cài dây an toàn khi đi trên các phương tiện GT giao thông.

2. Kĩ năng:

- Hình thành cho HS kĩ năng cài dây an toàn đúng quy cách.

3. Thái độ:

- HS có ý thức và nhắc nhỡ mọi người cài dây an toàn đúng cách khi đi trên các phương tiện giao thông.

II. Chuẩn bị:

+ Tranh, ảnh minh họa

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định:

2. KTBC:

3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động cơ bản

- GV đọc truyện “Lần đầu đi máy bay”, kết hợp cho HS xem tranh.

- Chia nhóm thảo luận: nhóm 4

+ Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi.

+ Trao đổi thống nhất nội dung trả lời.

- Yêu cầu một nhóm trình bày.

- GV chia sẻ, khen ngợi và đạt câu hỏi gời ý:

- GV cho HS xem tranh, ảnh về cài dây an toàn khi đi tren các phương tiện GT - GV chốt nội dung: Hãy luôn cài dây an toàn khi di trên các phương tiện GT.

→ GD

Hoạt động thực hành.

- BT 1:

+ GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS làm vào sách.

+ Yêu cầu HS chia sẻ cách thể hiện ở mỗi hình là đúng hay sai.

→ GV NX và khen ngợi.

- HS lắng nghe, xem tranh.

- Cá nhân đọc thầm lại truyện và suy nghĩ nội dung trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ, thống nhất.

- Lắng nghe, chia sẻ.

- HS xem và chia sẻ cảm nhận.

- HS nhắc lại nội dung.

+ HS làm vào sách.

+ HS chia sẻ. HSNX

(12)

- BT 2:

+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

+ Yêu cầu HS ghi phần trả lời vào sách.

+ Yêu cầu một vài HS trình bày.

+ GV chia sẻ và khen ngời những câu trả lời đúng và có ứng xử hay.

GVKL: Cài dây an toàn phải đúng quy cách mới đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hoạt động ứng dụng - HS (GV) đọc tình huống

- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và sắm vai giải quyết tình huống.

- Yêu cầu các nhóm lần lượt sắm vai, chia sẻ.

- GV chia sẻ và chốt nội dung 4. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu lại nội dung bài học.

- Dặn dò:

- NX tiết học

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và ghi phần trả lời vào sách.

- Trình bày, chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại nội dung

- HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm, thống nhất.

- Sắm vai, chia sẻ - HS lắng nghe

Ngày soạn: 17 / 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 11 năm 2019 Toán 32 – 8 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 32 - 8. Biết giải toán có 1 phép trừ dạng 32 - 8. Biết tìm số hạng của một tổng.

2. Kỹ năng: HS làm đúng các bài tập, trình bày sạch đẹp.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3 thẻ que tính, 12 que tính rời, phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- Đọc nối tiếp nhau bảng trừ 12 trừ đi một số - Nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới: (12') - Giới thiệu phép trừ 32- 8

* Bước 1: Nêu vấn đề

- Có 32 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- HS đọc bài.

- Các bạn nhận xét bổ sung.

- HS nghe và nhắc lại đầu bài.

- Chúng ta phải thực hiện phép trừ 32 - 8

(13)

- Viết lên bảng: 32 - 8

* Bước 2: Đi tìm kết quả.

- HS thảo luận tìm cách bớt đi 8 que và nêu số que còn lại .

- Còn lại bao nhiêu que tính?

- Em làm thế nào để tìm ra 24 que tính?

- Vậy 32 que tính bớt đi 8 que tính còn bao nhiêu que tính?

- Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu?

* Bước 3: Đặt tính và thự hiện tính:

- 2 hs lên bảng đặt tính và thực hiện tính. Sau đó nêu rõ cách tính

- Em đặt tính như thế nào?

3. Thực hành: (19')

* Bài 1:

- Yêu cầu HS tự làm bài . Gọi 3 HS lên bảng làm bài .

- Nêu cách thực hiện phép tính : 52 – 9, 72 – 8, 92 – 4 .

- Nhận xét và cho điểm HS

* Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi: Để tính hiệu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. 3 HS làm trên bảng lớp

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng . - Yêu cầu 2 HS lên bảng nêu lại cách đặt tính và thực hiện từng phép tính của mình .

* Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài .

- Hỏi : Cho đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải .

- HS thảo luận theo cặp thao tác trên que tính.

- Còn lại 24 que tính

- Có 3 bó que tính và 2 que tính rời.

Đầu tiên bớt 2 que tính rời, sau đó tháo 1 bó que tính thành 10 que tính rời và bớt tiếp 6 que tính nữa, còn lại 2 bó que tính và 2 que tính rời là 24 que tính.

- 32 que tính bớt 8 que tính còn 24 que tính.

- 32 - 8 = 24.

32 2 không trừ được 8, lấy 12 - trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1.

8

24 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

- HS nêu

- 3 HS Làm bài bảng lớp.

52 82 22 62 42 - - - - - 9 4 3 7 6 43 78 9 55 36 - Lớp nhận xét

- Đọc yêu cầu .

- Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 72 42 - -

7 6 65 36

- Nhận xét từng bài cả về cách đặt tính cũng như thực hiện phép tính . - 2 HS lần lượt trả lời .

- Đọc đề bài .

- Nghĩa là bớt đi, trừ đi . - Làm bài tập .

Tóm tắt

Có : 22 nhãn vở

(14)

- Nhận xét , sửa sai

- HD đặt thêm lời giải khác

* Bài 4 :

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu cảu bài .

- Hỏi : x là gì trong các phép tính của bài ? - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 2 HS làm bài trên bảng lớp.

- Nhận xét, cho điểm . C. Củng cố dặn dò: (4')

- GD các em cẩn thận khi đặt tính

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 32 – 8.

- Nhận xét tiết học .

Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại : ... nhãn vở

Bài giải

Số nhãn vở Hoà còn lại là : 22 – 9 = 13 ( nhãn vở ) Đáp số : 13 nhãn vở

- Tìm x .

- x là số hạng chưa biết trong phép cộng .

- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . - Làm bài tập vào bảng.

- 2 HS làm bảng con.

x + 7 = 42 x = 42 – 7 x = 35

Tập đọc BÀ CHÁU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi bức tranh và gợi ý của GV, HS kể lại được nội dung của từng đoạn của câu chuyện Bà cháu.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

* KNS: - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Thể hiện sự cảm thông - Giải quyết vấn đề

3. Thái độ: Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập.

- Các bảng phụ ghi sẵn các câu khó . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ti t 1ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 5’

- Gọi 3HS đọc bài bưu thiếp và TLCH:

(15)

- GV nhận xét – ghi điểm- tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

- Treo tranh và hỏi: tranh vẽ cảnh ở đâu?

- Trong tranh nét mặt của các nhân vật như thế nào? (rất sung sướng và hạnh phúc). Hôm nay cô hướng dẫn các em học tập đọc bài: Bà cháu – Ghi bảng

2. Luyện đọc: Đoạn 1 + 2: 12’

- Đọc mẫu đoạn 1, 2.

- HD đọc từ khó, câu khó, giảng từ khó.

* Đọc từng câu (2lần):

- Lần 1:

- Lần 2: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng, gieo hạt.

* Đọc từng đoạn (2lần):

- Lần 1:

- Lần 2:

+ Ba bà cháu/ rau cháo nuôi nhau,/ tuy vất vả/ nhưng cảnh nhà/ lúc nào cũng đầm ấm.//

+ Hạt đào vừa gieo xuống đã nẩy mầm,/ ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.//

+ Đầm ấm: cảnh mọi người trong nhàgần gũi, thương yêu nhau.

* Đọc trong nhóm:

* Thi đọc giữa các nhóm:

* Đồng thanh:

3. Tìm hiểu đoạn 1, 2: 10’

- Gia đình em bé có những ai?

+ Câu 1: Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao?

- Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?

+ Câu 2: Cô tiên cho hai anh em hạt gì?

- Cô tiên dặn hai anh em điều gì?

- Những chi tiết nào cho em biết cây đào phát triển rất nhanh?

- Cây đào này có gì đặt biệt?

*Chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao?

- Làng quê

- HS nhắc lại.

- Cả lớp nhẩm theo.

- Đọc nối tiếp nhau từng câu.

- Đọc cá nhân.

- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn.

- Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu.

- Đọc chú giải

- Đọc nối tiếp nhau trong nhóm 2.

- Đại diện 4 nhóm thi đọc.

- Cả lớp.

- Đọc thầm đoạn 1, 2.

- Bà và hai anh em.

- Sống rất nghèo khổ.

- Rất đầm ấm và hạnh phúc.

- Một hạt đào.

- Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng.

- Vừa gieo xuống hạt đào đã nẩy mầm, ra lá, đơm bông, kết bao nhiêu là trái.

- Kết toàn trái vàng, trái bạc.

(16)

Chúng ta cùng nhau học tiếp đoạn 3, 4.

Tiết 2 4. Luyện đọc: Đoạn 3+4: 12’

- Đọc mẫu đoạn 3, 4.

- HD luyện đọc từ khó, câu khó, giảng từ.

* Đọc từng câu (2lần):

- Lần 1:

- Lần 2: sống lại, chiếc quạt, màu nhiệm, móm mém,...

* Đọc từng đoạn (2lần):

- Lần 1:

- Lần 2:

+ Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.//

+ Màu nhiệm: có phép lạ tài tình.

* Đọc trong nhóm:

* Thi đọc giữa các nhóm:

* Đồng thanh:

5. Tìm hiểu đoạn 3, 4: 12’

- Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao?

- Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có?

- Vì sao trong sự giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui?

- Hai anh em xin bà tiên điều gì?

- Hai anh em cần gì và không cần gì?

- Câu chuyện kết thúc ra sao?

6. Luyện đọc lại: 10’

- HD học sinh đọc phân vai

- Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Trò chơi: Hát những bài hát, đọc thơ nói về ông, bà

- GV nhận xét – tuyên dương.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

- Đọc đoạn 3, 4. Cả lớp đọc nhẩm.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cá nhân.

- Đọc nối tiếp từng đoạn.

- Đọc ngắt giọng đúng sau các dấu câu.

- Đọc chú giải.

- Đọc nối tiếp trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Cả lớp.

- Đọc thầm đoạn 3, 4.

- Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc.

- Cảm thấy ngày càng buồn bã.

- Vì nhớ bà./Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà.

- Xin bà sống lại.

- Cần sống lại và không cần vàng bạc, giàu có.

- Bà sống lại hiền lanh, móm mém, dang rộng hai tay ôm các chcac1con1 ruộng vườn, lâu đài, nhà cửa thì biến mất.

- Đọc – trả lời câu hỏi.

- 3 nhóm thi đọc phân vai - Nhận xét, bình chọn - Hát – TLCH.

--- Tập viết

CHỮ HOA I I. MỤC TIÊU

(17)

1. Kiến thức: Viết đúng, đẹp chữ hoa I (1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Chữ Ích (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ) và câu ứng dụng Ích nước lợi nhà ( 3 lần).

2. Kỹ năng: Biết viết tương đối đúng mẫu. Biết cách nối các con chữ trong cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà.

3. Thái độ: HS cẩn thận khi trình bày ,biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ I hoa

- Vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Kiểm tra vở tập viết. Viết bảng con chữ H.

- GV nhận xét – ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

Hôm nay cô hướng dẫn các em viết chữ hoa I và cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà

2. Hướng dẫn viết chữ hoa: ( 6’) a) Quan sát, nhận xét, quy trình viết:

- GV đưa chữ mẫu.

- Chữ I hoa có nét giống chữ hoa nào?

- Chữ I hoa gồm mấy nét?

- Quy trình viết: Điểm đặt bút nằm dưới đường kẻ ngang 4 lượn cong trái chạm vào đường kẻ dọc số 1, sau đó viết nét lượn ngang chạm vào đường kẻ dọc số 2, viết nét móc ngược trái phần cuối hơi cong vào trong. Chữ hoa I có độ cao 5 li, rộng 4 li.

- GV viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại cách viếtchữ I hoa

b) Hướng dẫn viết bảng con:

- Yêu cầu HS viết chữ I hoa trong không trung sau đó viết bảng con.

- GV nhận xét chỉnh sửa cho HS

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: (8’) a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng:

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con

I

- Giống chữ hoa H.

- Gồm 2 nét: nét 1 là nét cong trái và nét lượn ngang. Nét 2 là nét móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.

- Nhắc lại.

- HS quan sát

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con chữ hoa I

- Đọc cụm từ: Ích nước lợi nhà.

- Có ý nghĩa đưa ra lời khuyên nên

(18)

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- Cụm từ: Ích nước lợi nhà có ý nghĩa như thế nào?

b) Quan sát và nhận xét:

- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?

- So sánh chiều cao của chữ I và chữ c?

- Những chữ nào có chiều cao bằng chữ I?

- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

c )Viết bảng con

- Yêu cầu HS viết chữ Ích vào bảng con - GVnhận xét sửa sai

4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết: (15’) - GV nêu yêu cầu viết

- Chấm một số bài nhận xét C. Củng cố dặn dò : ( 3’)

- Hôm nay các em học tập viết bài gì?

- Trò chơi: thi viết nhanh chữ I hoa.

- GV nhận xét, tuyên dương.

làm những việt tốt cho đất nước, cho gia đình.

- Gồm 4 tiếng: Ích, nước, lợi, nhà.

- Chữ I cao 2,5 li, chữ c cao 1 li.

- Chữ h, l.

- Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 chữ cái o.

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con chữ: Ích

- HS viết theo yêu cầu.

- HS các nhóm thi viết

--- Ngày soạn: 18 / 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2019 Buổi sáng

Toán 52 – 28 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 52 – 28 . - Biết giải các bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28.

2. Kỹ năng: HS làm đúng các bài tập, trình bày đúng và đẹp.

3. Thái độ: HS cẩn thận khi tính toàn và trình bày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 5 thẻ qt và 12 qt, phiếu bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5'):

32 - 8 42 - 9

- 1 HS lên bảng giải bài 3 sgk - 1 HS lên bảng làm bài.

Bài giải

Số quyển vở Hoà còn lại:

22 - 9 = 13 (nhãn vở)

(19)

- Nhận xét ghi điểm B. Bài mới: (12') - Giới thiệu bài

- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ dạng 52 - 28

* Bước 1: Nêu vấn đề : có 52 qt lấy đi 28 que tính, hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu qt em thực hiện như thế nào?

- Viết lên bảng: 52 - 28

* Bước 2: Để tìm kết quả. Học sinh thao tác trên que tính

- Ghi nhận các cách làm của hs - Chọn 1 cách làm hay nhất

- Hỏi làm thế nào để lấy đi 28 qt ? - Có 52 qt lấy đi 28 qt còn lại ? que tính

* Bước 3: Đặt tính và tính.

- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và tính nêu cách thực hiện

- Yêu cầu HS nhắc lại.

C. Thực hành: (19')

* Bài 1: Tính

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài .

- Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính 62 – 19; 22 – 9; 82 – 77 .

- GV nhận xét và cho điểm HS .

* Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi: muốn tính hiệu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài: 3 HS lên bảng làm bài. Sau khi làm bài xong yêu cầu lớp nhận xét

- Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính .

* Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Bài toán thuộc dạng gì ?

Đáp số:13 nhãn vở

- 1 hs lên bảng trình bày bài giải 52 - 28

- HS thao tác trên que tính như các tiết trước

- Còn lại 24 que tính

52 * 2 không trừ đựoc 8, lấy 12 - trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1 28 * 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 24 bằng 2, viết 2.

- Làm bài tập. Nhận xét bài bạn trên bảng.

- Trả lời.

62 32 82 92 72 - - - - - 19 16 37 23 28 43 16 45 69 44 - Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ

- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ . 72 82 - - 27 38 45 44 - Trả lời.

- Đọc đề bài .

- Đội 2 trồng 92 cây , đội 1 trồng ít hơn 38 cây.

- Hỏi số cây đội một trồng - Bài toán về ít hơn.

(20)

- Yêu cầu HS ghi tóm tắt và trình bày bài giải vào Vở bài tập .

D. Củng cố trò chơi: (3'):

- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 52 – 28

- Trò chơi: thi đua ghi nhanh kết quả bảng xem ai nhanh nhất 42 - 16, 52 - 19, 62 - 34

Tóm tắt

Đội 2 : 92 cây Đội 1 ít hơn đội 2 : 38 cây Đội 1 : ... cây ?

Bài giải

Số cây đội 1 trồng là : 92 - 38 = 54 ( cây ) Đáp số : 54 cây .

---

Tập đọc

CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ.Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Hiểu nội dung của bài: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ.

2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy. Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Thái độ: Các em phải luôn nhớ ơn người trồng ra những cây ăn trái ở nhà mình , nhất là ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Quả xoài, bảng phụ ghi sẵn các câu cần luyện đọc.

- Ứng dụng phòng học thông minh vào giới thiệu bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi 3HS đọc bài: Bà cháu và trả lời câu hỏi:

- Cuộc sống của hai anh em trước và sau khi bà mất có gì thay đổi?

- Cô tiên có phép màu nhiệm như thế nào?

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- GV nhận xét – ghi điểm – tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’ Phòng học thông minh - Đây là quả gì? (quả xoài). Xoài là một loại hoa quả rất thơm và ngon. Mỗi cây xoài lại có đặc điểm, dấu ấn và ý nghĩa riêng của nó.

Chúng ta cùng nhau học tập đọc bài: Cây xoài của ông em để hiểu thêm về điều này. Ghi

- Cả lớp đọc nhẩm.

(21)

bảng.

2. Luyện đọc: 10’

- Đọc mẫu toàn bài

* Đọc nối tiếp câu ( 2 lần) - Lần 1:

- Lần 2: LĐ các từ: lẫm chẫm, lúc lỉu, trảy.

* Đọc từng đoạn (2 lần) - Lần 1:

- Lần 2:

+ Mùa xoài nào,/ mẹ em củng chọn những quả chín vàng/ và to nhất,/ bày lên bàn thờ ông.//

+ Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trông,/ kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quả gì ngon bằng.//

+ Lẫm chẫm: dáng trẻ bước đi chưa vững.

+ Đu đưa: đưa qua đưa lại nhẹ nhàng.

+ Đậm đà: có vị ngọt đậm.

+ Trảy: hái

* Đọc trong nhóm:

* Thi đọc giữa các nhóm:

* Đồng thanh:

3. Tìm hiểu bài: 8’

- Cây xoài ông trồng là loại xoài gì?

Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát?

Câu 2: Quả xoài cát có mùi, vị, màu sắc như thế nào?

Câu 3:Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

- Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ lại nhớ ông?

Câu 4: Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?

4. Luyện đọc lại: 8’

- Tổ chức thi đọc diễn cảm cả bài - Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.

C. Củng cố dặn dò: 5’

- Bài văn nói lên điều gì?

- GD: Phải luôn nhớ và biết ơn nhưng người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.

- Chuẩn bị bài sau.

- Đọc nối tiếp từng câu.

- Đọc cá nhân – đồng thanh.

- Đọc nối tiếp từng đoạn.

- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- HS nhắc lại.

- Đọc phần chú giải.

- Đọc nối tiếp trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Cả lớp.

- Đọc thầm cả bài.

- Xoài cát.

- Hoa nở trắng cành, từng chùm quả đu đưa theo gió mùa hè.

- Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp.

- Để tưởng nhớ, biết ơn ông đã trồng cây cho con cháu có quả ăn.

- Vì ông đã mất.

- Vì xoài rất thơm ngon, bạn đã ăn từ nhỏ, cây xoài lại gắn với kỉ niệm về người ông đã mất.

- Nhận xét

- Tình cảm thương nhớ của 2 mẹ con bạn nhỏ đối với người ông đã mất.

---

Kể chuyện BÀ CHÁU

(22)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi bức tranh và gợi ý của GV, HS kể lại được nội dung của từng đoạn của câu chuyện Bà cháu.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

3. Thái độ: Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện SGK - Viết sẵn mỗi bức tranh lời gợi ý .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Tiết trước các em kể câu chuyện gì ?

- Gọi 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện(mỗi em kể một đoạn)

- Gọi 5 HS đóng lại câu chuyện theo vai.(người dẫn chuyện, bố, ông, bà, bé Hà.)

- Nhận xét ghi điểm từng học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Tiết tập đọc hôm trước em học bài gì ?

- Bài tập đọc: Bà cháu thuộc chủ điểm “Ông bà”

để giúp các em nhớ và kể lại câu chuyện này, tiết kể chuyện hôm nay. Cô sẽ hướng dẫn các em kể lại câu chuyện “Bà cháu” - Ghi tựa bài.

2. Hướng dẫn kể chuyện: ( 30’) a) Hướng dẫn kể từng đoạn.

- Yêu cầu học sinh mở SGK/87 đọc yêu cầu bài kể chuyện.

- GV nhắc lại 2 yêu cầu bài kể chuyện và lần lượt hướng dẫn học sinh thực hiện từng yêu cầu.

- Trong câu chuyện “Bà cháu” gồm có những nhân vật nào?

*Tranh 1: GV treo tranh 1 vừa chỉ vừa nói câu chuyện bà cháu có 4 nhân vật đó là 3 bà cháu và cô tiên.

- Tranh vẽ ngôi nhà trông thế nào?

- Cuộc sống của 3 bà cháu ra sao?

- Ai đưa cho hai anh em hạt đào?

- Cô tiên dặn 2 anh em điều gì ?

- Sáng kiến của bé Hà.

- 3 hs kể - nhận xét

- 5 HS dựng lại câu chuyện.

- Bà cháu

- Hs nhắc lại

- Hs mở SGK/87 đọc.

- Bà, 2 cháu, cô tiên.

- Nhà tranh cũ nát

- rất khổ cực, rau cháo nuôi nhau, nhưng căn nhà rất ấm cúng.

- Cô tiên

- Khi bà mất nhớ gieo hạt đào lên mộ các cháu sẽ được giàu

(23)

- Dựa vào vào tranh và những gợi ý kể đoạn 1.

*Tranh 2: Hai anh em đang làm gì ? - Bên cạnh mộ bà có gì lạ ?

- Cây đào có đặt điểm gì kì lạ ?

*Tranh 3: Yêu cầu học sinh dựa vào tranh và những gợi ý kể lại đoạn2

- Cuộc sống của 2 anh em ra sao sau khi bà mất?

- Vì sao vậy ?

- Yêu cầu học sinh kể lại đoạn 3

*Tranh 4: Hai anh em lại xin cô tiên điều gì?

- Điều kì lạ gì đã đến?

- Yêu cầu nhìn tranh và những gợi ý kể đoạn 4.

b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gọi 2 hs lên kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - Nhận xét chọn HS kể hay tuyên dương

c) Phân vai dựng lại câu chuyện

- Gọi 1 nhóm lên kể trước lớp theo lời của từng nhân vật

- Nghe nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.

- Gọi 1 nhóm lên đóng vai theo từng nhân vật.

- Nhận xét tuyên dương.

C. Củng cố dặn dò: (3')

- Các con vừa được nghe kể câu chuyện gì ? - Qua câu chuyện em học được điều gì ?

- GV: Tình cảm là thứ qúy báu nhất, vàng bạc, châu báu không qúy bằng tình cảm ấy.

- Tập kể lại cho người thân nghe.

sang, sung sướng

- 2 hs kể- nghe nhận xét - Đang khóc bên mộ bà - Mọc lên một cây đào

- Nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết toàn trái vàng trái bạc.

- Hs kể đoạn 2 (tranh 2) nghe nhận xét

- Tuy sống giàu sang nhưng càng ngày càng buồn bã.

- Vì thương nhớ bà - 2 hs kể đoạn 3 tranh 3

- Đổi lại ruộng vườn nhà cửa cho bà sống lại

- Bà sống lại như xưa, mọi thứ của cải đều biến mất.

- 2 hs kể nghe nhận xét.

- 2 HS kể - Nhận xét - 4 HS kể - HS nhận xét

- 4HS lên đóng vai dựng lại câu chuyện

- Học sinh trả lời

- Em cần học hỏi 2 anh em trong câu chuyện luôn kính trọng và yêu thương ông bà.

...

Chính tả (Nghe – viết) CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết đúng đoạn: Ông em trồng …bày lên bàn thờ ông trong bài Cây xoài của ông em. Trình bày đúng đoạn văn xuôi. HS phân biệt được g/gh;

ươn/ương.

2. Kỹ năng: HS viết đúng chính tả, trình bày đúng và đẹp.

3. TĐ: HS yêu quý cây của ông trồng ,biết bảo vệ và chăm sóc hàng ngày II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Viết nội dung bài chính tả lên bảng

(24)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2,3b III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV đọc cho HS viết: ruộng vườn, màu nhiệm.

- GV nhận xét phần bài cũ.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’)

Hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài tập đọc đã học “Cây xoài của ông em”

2. Hướng dẫn chính tả: (7’) - GV đọc bài trong SGK

- Gọi HS đọc bài viết trên bảng a. Tìm hiểu nội dung ;

- Cây xoài các có gì đẹp? (hoa nở trắng cành, quả sai lúc lỉu, từng chùm quả to đu đưa theo gió)

b. Nhận xét:

- Đoạn viết có mấy câu? (có 5 câu)

- Các chữ đầu bài,đầu đoạn, đầu câu viết như thế nào? (phải viết hoa )

c. Luyện viết đúng:

- GV đọc câu, rút từ ghi bảng - Trồng:Viết đúng âm tr

- Xoài cát: Phân tích tiếng xoài ?(âm x vần oai thanh huyền ) viết đúng vần át trong tiếng cát.

- Lúc lỉu: Lưu ý viết đúng phần vần trong mỗi tiếng - Lẫm chẫm: Nêu cách viết tiếng chẫm? (âm ch vần âm thanh ngã )

- GV: Lẫm chẫm là dáng trẻ bước đi chưa vững.

- Gọi HS đọc lại những từ đã luyện viết 3.Viết vở (12’):

- Gọi HS đọc bài lần 2

- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài viết, tư thế ngồi.

- GV đọc bài cho HS viết

- GV đọc bài cho HS kiểm tra lại.

- Yêu cầu HS bắt lỗi-báo lỗi.

- Thu vở chấm bài-nhận xét.

4. Làm bài tập: (7’)

* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Điền vào chỗ trống g/gh

- Lên thác xuống …..ềnh.

. - Con ….à cục tác lá chanh.

-….ạo trắng nước trong.

- HS nghe - viết bảng con

- Hs nhắc lại tựa bài

- Mở sách nghe, dò theo - 1HS đọc

- HS trả lời

- 2 HS trả lời

- Hs phân tích, hiểu nghĩa - Phát âm-viết bảng con

- 1 HS đọc bài - 1HS đọc - 2HS nhắc lại

- HS nghe-viết bài vào vở - HS rà soát lại bài

- Cầm bút chì bắt lỗi-báo lỗi - Nộp vở

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- Lớp làm bài-1Hs lên bảng

(25)

-……..i lòng tạc dạ .

* Bài 2: Treo bảng phụ b) ươn/ ương ?

Th……… người như thể th………… thân.

Cá không ăn muối cá ………

Con cãi cha mẹ trăm đ…...con hư.

- Nhận xét –tuyên dương C. Củng cố dặn dò: (5’)

- Nhận xét chung tiết học. Nhớ viết lại những chữ đã viết sai trong bài. Chuẩn bị bài “Sự tích cây vú sữa”.

- Hs đọc yêu cầu bài

- Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm tình bày.

- Tiếp sức chọn vần điền đúng.

- Hs nghe-thực hiện

---

Ngày soạn: 19 / 11 / 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2019 Tập làm văn CHIA BUỒN – AN ỦI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết nói lời chia buồn , an ủi với ông bà trong các trường hợp đơn giản.Viết được một bức bưu thiếp ngắn để thăm hỏi ông bà khi em biết tin ngoài quê đang bị bão.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe và nói.Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác.

* KNS: Thể hiện sự cảm thông,giao tiếp,tự nhận thức về bản thân.

3. Thái độ: Luôn kính trọng ông bà và người thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Mỗi học sinh mang đến lớp 1 bưu thiếp (hoặc tờ giấy nhỏ được cắt từ giấy A4) tranh minh hoạ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Tiết tập làm văn trước học bài gì ?

- Gọi 2, 3HS đọc đoạn văn ngắn kể về ông bà hoặc người thân.

- Nhận xét ghi điểm.

B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1')

-Khi thấy người khác buồn em phải làm gì?

- Các em có thường nói chuyện với ông bà không ?

- GV: Khi ai đó gặp chuyện buồn, ta hãy nói một vài lời an ủi, người đó sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Bài học hôm nay dạy các em biết nói lới chia buồn, an ủi ông bà. Sau đó các em viết một bưu thiếp hỏi thăm ông bà.

- GV ghi bảng.

- Kể về người thân

- Hs đọc bài làm vở bài tập

- Giúp đỡ và nói lời an ủi - Hs trả lời

- Hs nhắc lại

(26)

2. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28’)

* Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói giáo viên sửa từng lời nói:

- Nói lời thăm hỏi sức khỏe ông (bà) ân cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu.

* Bài 2:

- GV yêu cầu học sinh quan sát từng tranh TLCH:

- GV treo tranh (2 bà cháu) bức tranh vẽ cảnh gì?

- Nếu em là em bé đó, em sẽ nói lời an ủi gì với bà?

- Treo tranh: Chuyện gì xảy ra với ông ? - Nếu em là bé trai trong tranh em sẽ nói gì?

- Nhận xét tuyên dương HS nói tốt - Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập

*Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh đọc lại bài bưu thiếp.

- Nhắc Hs cần (nói) viết lời hỏi thăm ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu. Thể hiện thái độ quan tâm lo lắng.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- Gọi HS đọc lại bài nhận xét phê điểm.

- GV thu một số bài chấm nhận xét . C. Củng cố dặn dò:( 3’)

- TLV hôm nay học bài gì ?

- HS đọc yêu cầu . - HS nối tiếp nhau nói:

VD: Ông ơi, ông bị sao thế, cháu đi gọi bố mẹ về ông nhé!/ Ông ơi, ông mệt à, cháu lấy nước cho ông uống nhé!/ Ông cứ nghỉ đi để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông./

- HS quan sát

- Hai bà cháu đứng cạnh cây non đã chết.

- Bà đừng buồn mai bà cháu mình lại trång cây khác./Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn/

Bà đừng tiếc bà nhé, ngày mai cháu và bà sẽ trồng cây khác đẹp hơn.

- Ông bị vỡ kính

- Ông ơi, kính cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới./ Ông đừng buồn mai ông cháu mình sẽ đi mua kính khác.

- Hs làm bài

- Hs đọc yêu cầu bài 3 -1-2 HS

- Hs làm bài - Hs đọc bài

VD : Mạo Khê 26/11/2008 Ông bà kính mến !

Biết tin ở quê bị bão, cháu lo lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Nhà cửa và đồ đạc ở quê có hư hỏng nhiều không?

Cháu cầu mong ông bà luôn mạnh khỏe may mắn.

Cháu nhớ ông bà nhiều!

Cháu của ông bà Phương Anh - HS nộp vở chấm.

- Chia buồn- an ủi

(27)

- Về viết bưu thiếp hỏi thăm ông bà, hay người thân ở xa.

- GV nhận xét tiết học .

---

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng 12 trừ đi một số. Thực hiện được phép trừ dạng 52 – 28.

Biết tìm số hạng của một tổng.Biết giải bài toán có một phếp trừ dạng 52 – 28.

2. Kỹ năng: HS làm đúng các bài tập, trình bày đúng, đẹp.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học , cẩn thận khi tính toán và trình bày bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ sửa bài, phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: ( 5') Đặt tính và tính

82 - 46 52 - 37

- Nêu quy trình thực hiện phép trừ có nhớ.

- Nhận xét cho điểm.

B. Bài mới: (25') 1. Thực hành:

* Bài 1:

- Yêu cầu của bài là gì?

- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả theo hình thức Trò chơi : “Đố bạn” .

- Nhận xét, sửa chữa nếu HS sai . - Yêu cầu 3-4 hs đọc lại.

* Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài .

- Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ?

- Tính từ đâu tới đâu ?

- Yêu cầu HS làm bài vào Phiếu bài tập.

Gọi 2 HS lên bảng làm bài .

- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng .

- 2 học sinh lên bảng trình bày dưới lớp làm bảng con

- 1-2 HS nêu : tính nhẩm .

- HS nối tiếp nhau đố và nêu kết quả từng phép tính .

12-3=9 12-5=7 12-7=5 12- 9=3 12-4=8 12-6=6 12-8=4 12- 0=2 - Học sinh làm bài đọc kết quả đối chiếu.

- 2 HS nêu : Đặt tính rồi tính . - Viết số sao cho số ở hàng đơn vị thẳng cột với số ở hàng đơn vị, số ở hàng chục thẳng cột với số ở hàng chục.

- Tính từ phải sang trái . - 2 HS Làm bài bảng lớp.

a . 62 – 27 72 – 15 62 72 - - 27 15 35 57 b. 53 + 19 36 + 36

(28)

- Nhận xét và cho điểm HS trong phiếu.

- Nhận xét chung.

* Bài 3:

? Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm thế nào?

? Ki tìm x ta thực hiên theo mấy bước?

? Ta viết x như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bảng con

- Nhận xét chung.

* Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Để giải bài toán ta phải thực hiện mấy bước?

- Gọi 1 hs lên tóm tắt

- Yêu cầu hs làm vào vở , 1 giải bảng lớp.

- Nhận xét chung.

*Bài 5:

- Vẽ hình lên bảng.

- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác trắng.

- Yêu cầu đếm các hình tam giác xanh - Yêu cầu đếm số hình tam giác ghép nửa trắng nửa xanh.

- Có tất cả bao nhiêu hình tam giác?

- Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng.

C. Củng cố: (5')

- Bài học hôm nay em luyện tập những dạng toán gì?

- Trò chơi: Tìm 2 số bất kì có tổng là 32, có

53 36 + + 19 36 72 72 - Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. Tự kiểm tra lại bài mình .

- 1- 2 hs : Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- 2hs – Ta làm 2 bước

- 1- 2 HS :Ta đặt x thẳng số hạng thứ hai.

- 2 HS Làm bài trên bảng:

a) x +18 = 52 b) x + 24= 62 x = 52 - 18 x = 62-24 x = 34 x = 38 - HS nhận xét, sửa sai

- 2-3 hs đọc đề bài

-1-2 hs : Bài toán cho biết vừa gà vừa thỏ có 42 con trong đó có 18 con thỏ.

- Bài toán hỏi có bao nhiêu con gà?

- Ta thực hiên ba bước Tóm tắt

Gà và thỏ : 42 con . Thỏ : 18 con . Gà : ... con ?

Bài giải Số con gà có là : 42 - 18 = 24 ( con ) Đáp số : 24 con - 4 hình

- 4 hình.

- 2 hình.

- Có tất cả 10 hình tam giác.

- D . Có 10 hình tam giác

20 + 12 = 32 84 – 42 = 42 10 + 22 = 32 52 – 9 = 42

(29)

hiệu là 42

- Nhận xét tiết học

- Khen ngợi và nhắc nhở hs

- Ôn lại bảng cộng, trừ 11, 12 trừ đi một số

---

SINH HOẠT TUẦN 11 - KĨ NĂNG SỐNG A. SINH HOẠT TUẦN 11

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần và phương hướng của tuần tới.

- Biết đề ra biện pháp khắc phục nhược điểm.

- Giáo dục tinh thần phê và tự phê bình.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Lớp trưởng báo cáo hoạt động của lớp trong tuần qua:

2. Ý kiến của tổ viên.

3. Giáo viên nhận xét:

- Chuyên cần: Ra vào lớp đúng giờ, đảm bảo sĩ số.

- Học tập: Hăng hái xây dựng bài, nhiều nhóm bàn học tốt.

- Vệ sinh: VS thân thể sạch sẽ gọn gàng.

- Đội: Khăn quàng đủ, đồng phục đều, thực hiện tốt hoạt động đội đề ra.

- Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép.

* Tuyên dương: ...

* Phê bình: ... hay quên sách vở, đồ dùng học tập 4. Phương hướng tuần tới:

- Duy trì tốt nề nếp đã đạt được.

- Hăng hái học tập, xây dựng bài, xây dựng những giờ học tốt, điểm tốt, đôi bạn học tốt, đôi bạn cùng tiến...

- Có ý thức rèn luyện và giữ VSCĐ.

- Tập thể dục và múa hát tập thể đúng động tác, đều và đẹp.

B. KĨ NĂNG SỐNG

KÍ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN , THƯƠNG TICH ( TIẾT 3) I MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Học sinh nhận biết các hành vi nguy hiểm có thể xảy ra gây tai nạn thương tích cho mình và những người xung quanh.

2. Kĩ năng: - Biết từ chối và khuyên các bạn không tham gia các hành vi gây tai nạn thương tích.

3. Thái độ: - Học sinh rèn kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động II PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

- Bài tập thực hành kĩ năng sống III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1: Ổn định tổ chức.- Giới thiệu môn học

2: Kiểm tra bài cũ.- Kiểm tra sách của học sinh 3: Bài mới

(30)

a: Giới thiệu bài b; Dạy bài mới

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - GV treo trnh ,yêu cầu HS quan sát

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nêu tên cho từng tính huống và nêu điều nguy hiểm có thể xảy ra thường từng tình huống đó.

GV ghi tên TH TH 1: Đốt pháo nổ.

TH 2: Chơi bắn súng cao su vào nhau. : Bắn vào nhau làm thương ở mặt , mắt TH 3: ChơI trên đường ray . : Sẽ bị tàu đâm

TH 4: Trợt trên thành cầu thang Bị ngã đau - Gọi học sinh nhận xét

- GV kết luận tranh

Hoạt động 2: Xử lí tình huống

- Gv nêu yêu cầu: Nếu em chứng kiến việc làm của các bạn trong từng tình huống trên em sẽ khuyên các bạn nh thế nào?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện các nhó nêu ý kiến - HS nhận xét

- Giáo viên đa giải pháp đúng cho từng tranh

4: Củng cố: Nêu lại các điều nguy hiểm ở các tranh.

5:Dặn dò: Thực hiện theo lời khuyên ở hoạt động 2

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch

HĐ 3: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình

HĐ 3: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình

HĐ 3: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình

Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử-

Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch

Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch

Kiến thức: HS kể được kể câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch