• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2021 ĐẠO ĐỨC: (Lớp 4D3, 4D2)

TIẾT 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- Có ý thức kính trọng và biết ơn người lao động- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Tôn trọng giá trị sức lao động.

- Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

- HS: SGK, SBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

-TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 30p HĐ1: Tìm hiểu câu chuyên

(Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)

- GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?

+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

- 1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”

- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ lớp + Vì một số bạn cho rằng nghề của bố mẹ bạn Hà là tầm thường...

+ Em không nên cười khi bạn giới thiệu về nghề nghiệp của bố....

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ

(2)

- GV chốt bài, chốt nội dung Ghi nhớ HĐ2: Thế nào là người lao động?

- GV nêu yêu cầu bài tập 1:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập.

- GV kết luận:

+Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).

+ Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.

HĐ3: Vai trò của người lao động (BT2- SGK/

29- 30):

- GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.

+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?

Nhóm 1:Tranh 1,2

Nhóm 2: Tranh 3,4

Nhóm 3: Tranh 5,6

- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột ST

T

Nghề nghiệp Ích lợi mang lại cho xã hội

- GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

HĐ4: Bày tỏ ý kiến (BT3- SGK/30):

- GV nêu yêu cầu bài tập 3:

- YC HS tự suy nghĩ, làm bài.

- HS đọc yêu cầu và ND bài tập 1.

- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ kết quả

- HS lắng nghe.

- Các nhóm làm việc.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

H1: Khám, chữa bệnh cho mọi người...

H2: Xây những công trình và những ngôi nhà...

H3: Công nhân làm...

H4: Đánh bắt cá...

H5: Đồ hoạ bìa sách giáo khoa...

H6: Cấy lúa...

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.

(3)

- YC HS giơ thẻ Đ, S với mỗi phương án và giải thích vì sao đúng, vì sao sai.

- GV kết luận:

+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.

+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe

- Thực hành KNS: Tôn trong người lao động.

- Sưu tầm các câu chuyện về biết ơn, kính trọng người lao động.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……….

……….

...………....

ĐẠO ĐỨC ( 5E3)

TIẾT 19. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

- Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.

Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

*GDTTĐĐHCM:

Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ.

(liên hệ ở hoạt động 3 trong bài)

*GDBĐ (Toàn phần):

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo.

(4)

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo.

*KNS:

- Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh và con người của quê hương.

- Kỹ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: Phiếu học tập cá nhân, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS hát bài"Quê hương tươi đẹp"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)

Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện Cây đa làng em, SGK.

- GV kể chuyện.

- YC HS thảo luận theo nhóm 4.

+Cây đa mang lại lợi ích gì cho dân làng?

+Tại sao bạn Hà góp tiền để cứu cây đa?

+Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?

+ Noi theo bạn Hà, chúng ta cần làm gì cho quê hương ?

- HS nghe.

- HS đọc thầm, thảo luận nhóm

- Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng, đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”.

- Cây đa bị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.

- Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

- Tham gia xây dựng quê hương là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi trẻ em.

(5)

+ Quê hương em ở đâu?

+ Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê hương?

+ Nêu một số biểu hiện tình yêu quê hương?

- GV kết luận: Bạn Hà đã góp tiền chữa cho cây đa. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương.

Hoạt động 2. Thảo luận, xử lí tình huống ( BT1, SGK)

Theo em, trường hợp nào dưới đây thể hiện tình cảm yêu quê hương?

a) Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.

b) Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương

c) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

d) Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê.

đ) Không thích về thăm quê.

e) Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.

- Phân nhóm, y/c HS thảo luận xử lý tình huống.

- Gọi nhóm trình bày

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

a, b, c, d, e – là thể hiện tình yêu quê hương.

- GV nhận xét chung

- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Bài tập. Nếu em tham gia một buổi giao lưu với các bạn học sinh ở các địa phương khác và được các bạn đề nghị giới thiệu về quê hương mình, em sẽ giới thiệu như thế nào?

- GV mời HS trả lời - GV chốt.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,...

- Mời đại diện một số nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời

- HS nhắc lại bài học

- HS thảo luận, trình bày - Đại diện nhóm trình bày

- 2-3 HS đọc - HS có thể trả lời:

- Em sẽ giới thiệu ngắn gọn về quê hương của mình: truyền thống văn hóa và lịch sử, đặc sản quê hương cũng như danh lam thắng cảnh. Đặc biệt là sự hiếu khách của mỗi con người ở quê hương

(6)

nói về tình yêu quê hương.

- GV liên hệ HCM và GDBĐ: Bác Hồ đã hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc VN....chúng ta cần biết ơn và học tập theo tấm gương đạo đức của người đó là tình yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh đó chúng ta cần biết bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo.

* Củng cố, dặn dò:

- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.

em...

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

- HS trả lời

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐẠO ĐỨC: (lớp 3C5)

TIẾT 19: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng trình bày.

- Kĩ năng ứng xử.

(7)

- Kĩ năng bình luận.

*GDBVMT:

- Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho mơi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

- Học sinh: Vở bài tập đạo đức. Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút):

- Nhận xét, đánh giá ý thức học tập trong học kì I.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe.

2. HĐ Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1: Phân tích thông tin (Nhóm -> Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

*Giáo viên kết luận: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới - thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp

- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.

- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung và thống nhất kết quả.

(8)

năm châu bốn biển.

Hoạt động 2: Du lịch thế giới (Cá nhân -> nhóm -> Cả lớp)

- Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.

* Thảo luận cả lớp

- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.

*Giáo viên kết luận: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.

Hoạt động 3: (Nhóm -> Cả lớp) Thảo luận nhóm

- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

*Giáo viên kết luận: quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.

*Liên hệ

- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp,

- Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.

- Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.

- Học sinh thảo luận.

- Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như:

+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.

+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.

+ Tham gia các cuộc giao lưu.

+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.

- Học sinh tự liên hệ.

(9)

trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế - Học sinh xung phong hát, múa, đọc thơ...

- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.

*Giáo viên tổng kết.

- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ ý kiến.

- Học sinh hát, đọc thơ,..

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Hát những bài hát về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Sưu tầm thêm những bài hát hoặc bài thơ, câu chuyện nói về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở nền tảng lý luận đã được hệ thống hóa và làm rõ hơn đồng thời qua nghiên cứu thực trạng về phương pháp và quy trình phân tích tài chính DNNVV tại các NHTMCP

3.Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới , làm cho thế giới hiểu rõ

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Mở rộng quan hệ quốc tế.. Việt Nam – Trung

Các em khởi động máy tính và chỉ ra biểu tượng các trình duyệt web trên máy tính em đang sử dụng.. Cốc

Tinh hoàn ở lỗ bẹn nông 32,3% cao hơn các tác giả khác do chúng tôi chẩn đoán, theo dõi ngay sau sinh và có điều trị bằng nội tiết tố, tư vấn lợi ích của phẫu

e) Cười nói, chỉ trỏ, bình luận với nhau về trang phục, màu da, ngôn ngữ, … của các bạn thiếu nhi quốc tế... g) Gửi thư thăm hỏi, kết bạn với các

Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng

- Sử dụng phần mềm WM và Matlab giải các bài toán mạch điện sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho giáo viên so với phương pháp giải tích trước đây. - Khi sử