• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10( Học trực tuyến) Ngày soạn : 5/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Tự phát hiện được cách trừ hai số thập phân; Thực hiện tính và đặt tính trừ hai số thập phân; Vận dụng linh hoạt kiến thức cộng trừ các sô thập phân vào giải bài toán có nội dung thực tế.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính)

- HS: Sách, vở.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. . Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Gọi HS lên làm phép tính sau.

825 – 243= ?

- GV gọi HS nhận xét

- GV: Nếu cô thêm dấu phẩy vào hai số trên thành 82,5 – 24,3 em dự đoán kết quả của phép tính là bao nhiêu?

- Gọi HS nêu kết quả.

- Vậy để biết cách trừ hai số thập phân như thế nào cô và các em sẽ cùng bước sang bài học ngày hôm nay. “Trừ hai số thập phân”

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (12 phút)

2.1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai STP

a. Ví dụ 1: Hình thành phép trừ - GV nêu đề toán: SGK

- Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm như thế nào ?

- Hãy đọc phép tính đó?

- Vậy 4,29 - 1,84 chính là 1 phép trừ hai STP.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm váo vở 825

243 582 - Lớp nhận xét.

- HS dưới lớp tự thảo luận cách làm

- HS nêu.

- HS nghe và tự phân tích bài toán.

- Ta phải lấy độ dài đoạn gấp khúc ABC trừ đi đoạn thẳng AB.

- Phép trừ: 4,29 - 1,84

-

(2)

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện 4,29m - 1,84m.

- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp.

- GV nhận xét cách tính của HS.

- Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu?

- GV nêu: Trong bài trên để tìm kết quả phép trừ: 4,29m - 1,84m = 2,45m.

thuận tiện nhất vì thế người ta nghĩ ra cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu: Việc đặt tính và thực hiện phép trừ 2 STP cũng tương tự như cách đặt tính và thực hiện phép cộng 2 STP. Các em hãy cùng đặt tính và thực hiện tính 4,29 - 1,84

- Cách đặt tính cho kết quả như thế nào so với cách đổi đơn vị thành xăng-ti-mét ?

- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ.

- Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân?

b. Ví dụ 2

- GV nêu: Đặt tính rồi tính 45,8 - 19,26

- GV yêu cầu HS tự thực hiện cách trừ

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.

- Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ so với các chữ số ở phần thập phân của số trừ ?

- Hãy tìm cách làm cho các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng số phần thập phân của số trừ mà giá trị của số không thay đổi?

- HS trao đổi với nhau và tính.

- 1 HS nêu: 4,29m = 429cm;

1,84m = 184cm Độ dài đoạn thẳng BC là : 429 - 184 = 245 (cm) = 2,45 (m) - HS nêu : 419 - 184 = 245

- HS nghe

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính. 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa giải thích. HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- Kết quả phép trừ đều là 2,45m

- HS so sánh và nêu.

+ Giống nhau về cách đặt tính và cách thự hiện tính.

+ Khác nhau ở chỗ mỗi phép tính có dấu phẩy.

- Trong phép tính trừ hai số thập phân, dấu phẩy ở số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.

HS nghe yêu cầu.

- HS thự hiện theo nhóm đôi.

- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Số chữ số ở phần thập phân của số trừ ít hơn so với số chữ số ở phần thập phân của số trừ.

(3)

- Qua hai ví dụ, em nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai STP ?

2.2. Ghi nhớ

- GV nhận xét và gọi HS đọc phần in nghiêng trong sgk

- GV chốt chuyển ý.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.

(13 phút)

Bài 1 (trang 54). Tính:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV HS nhận xét từng HS

- Gọi HS nêu cách thực hiện tính trù hai số thập phân.

- GV nhận xét chuyển ý.

Bài 2 (trang 54). Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV nhận xét kết quả.

- Muốn trừ 2 STP ta làm như thế nào?

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm. (10 phút)

Bài 3(trang 54).

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV tóm tắt và gọi HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- GV hỏi HS còn cách giải nào khác không?

- Ta viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ.

- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và thống nhất:

+ Đặt tính

+ Thự hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy vào hiệu thẳng cột với các dấu phấy của SBT và ST.

- 2 HS đọc

- Hs đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng làm, HS vở.

68,4 25,7 42,7

46,8 9,34 37,46

50,81 19,256

31 554

- 1 HS nhận xét, nếu làm sai thì sửa cho đúng.

- HS nêu.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

72,1 30 , 4 31,7

5,12 0 , 68 4,44

69 7 , 85 61,15 - HS nêu, lớp nhận xét

1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- HS nêu.

- 1 HS làm bảng, lớp làm bảng.

- - -

- - -

(4)

- GV nhận xét chốt cách làm đúng - Muốn trừ 2 số thập phân ta làm ntn?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.

Bài giải

Số đường còn lại sau khi lấy lần thứ nhất:

28,75 - 10,5 = 18,25 (kg)

Số đường còn lại sau khi lấy lần thứ hai là:

18,25 - 8 = 10,25 (kg) Đáp số: 10,25kg.

- HS nêu.

Bài giải Số đường lấy 2 lần là:

10,5 + 8 = 18,5 (kg)

Số đường còn lại trong thùng là:

28,75 - 18,5 = 10,25 (kg)

Đáp số: 10,25kg.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- 2 HS nêu IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Tập đọc

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu), giọng hiền từ (người ông). Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Yêu quý thiên nhiên, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt.

*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính.

- HS: Vở ghi đầu bài, SGK

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV cho cả lớp hát bài: Vườn cây của ba

- Dùng tranh minh hoạ để giới thiệu bài và ghi bảng.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (20p)

- Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát - HS theo dõi

(5)

a. Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc toàn bài - HS chia đoạn: 3 đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn:

+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm - GV sửa cách phát âm, giọng đọc, chú ý các từ: Rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, lá nâu, săm soi, líu ríu, ...

+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó

Săm soi, cầu viện, ...

+ Lần 3: Đọc theo cặp

- Yêu cầu đại diện cặp đọc trước lớp - GV nhận xét, đánh giá

- GV hướng dẫn giọng đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1, 2 - SGK:

+ CH1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ CH2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Bạn Thu chưa vui vì điều gì?

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Em hiểu: "Đất lành chim đậu" là thế nào?

- Giảng: câu nói "Đất lành chim đậu"của ông bé Thu thật nhiều ý nghĩa. Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, … một mảnh vườn nhỏ trên ban công của một căn hộ tập thể.

- GV ghi ý 1: Đặc điểm nổi bật của

- 1 HS đọc

- HS nối tiếp đọc lần 1.

- HS đọc từ khó

- HS nối tiếp đọc lần 2 - 1 HS tìm hiểu nghĩa từ khó - Lớp luyện đọc theo cặp

- Đại diện cặp nối tiếp đọc đoạn - HS lắng nghe

+ Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.

+ Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước.

Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.

+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.

+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cùng là vườn.

+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.

- Lắng nghe

(6)

mỗi loài cây

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo cặp câu hỏi 3, 4 - SGK.

- Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- GV giảng bài.

- Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?

- GV ghi ý 2: Ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên

- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài, nhận xét, ghi bảng, giảng bài.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10p)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn - Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài.

- Nhận xét, đánh giá

- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3

+ Yêu cầu HS đọc thầm theo nhóm 3, tìm cách đọc đúng

+ GV tổ chức thi đọc diễn cảm + GV nhận xét, đánh giá

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Gọi HS nêu nội dung bài và ghi nội dung vào vở.

- GV liên hệ khu vườn trường và nhắc HS chăm sóc cây cối thường xuyên.

- Nhận xét tiết học. Yêu cầu về nhà ôn bài

- Lớp đọc thàm, thảo luận N2 và trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loại cây rất tỉ mỉ.

- Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.

- HS đọc nối tiếp 1 lượt

- HS: giọng nhẹ nhàng, giọng bé Thu:

hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ,

- Luyện đọc theo vai, tìm cách đọc đúng

- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu và ghi nội dung vào vở.

- Lắng nghe

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 3: Luyện từ và câu

ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ); Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2); HSNK nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Thể hiện đúng thái độ tình cảm khi dùng một đại từ xưng hô; Góp phần bồi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách cho HS.

(7)

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính.

- HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS hát bài “Con chim Vành Khuyên”

- Trong bài hát chim Vành Khuyên đã gặp những ai?

- Vành Khuyên đã xưng hô với họ như thế nào?

- Bên cạnh các từ xưng hô trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính. Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng tìm hiều trong bài học này nhé.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15p)

Bài 1: Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

- Các nhân vật làm gì?

- Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?

- Những từ đó dùng để làm gì?

- Những từ nào chỉ người nghe?

- Từ nào được chỉ người hay vật được nhắc tới?

-> GVkết luận: Những từ chị, chúng tôi, ta, ngươi, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.

- Thế nào là đại từ xưng hô?

Bài 2. Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế

- HS hát theo nhạc.

- Gặp bác Chào Mào, cô Sơn Ca, anh Chích Chòe, chị Sáo Nâu.

- Bác, cô, anh, chị.

Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Các nhân vật: Hơ Bia, cơm và thóc.

- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau.

Thóc và gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.

- Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.

- Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.

- Chị,các người.

- Chúng.

- Lắng nghe.

- HS trả lời theo khả năng.

(8)

nào?

- Yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.

- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS.

Bài 3. Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô

- Gọi HS nêu yêu cầu .

- Yêu cầuHS trao đổi theo cặp.

- Gọi HS phát biểu và ghi nhanh lên bảng.

- Nhận xét cách xưng hô đúng, đánh giá, tuyên dương HS.

-> GV kết luận: Tùy thứ bậc, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh … cần lựa chọn xưng hô phù hợp để lời nói bảo đảm tính lịch sự hay thân mật, đạt mục đích giao tiếp, tránh xưng hô xuồng xã, vô lễ với người trên.

*Ghi nhớ (3’):

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

- Khi dùng đại từ xưng hô chú ý điều gì?

- Chúng ta vừa học và nắm được kiến thức về đại từ xưng hô, cô và các con cùng chuyển sang phần thực hành.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (15p)

Bài 1. Tìm các từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm vủa nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau: ...

- Gọi HS nêu yêu và nội dung.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Cách xưng hô của cơm rất lịch sự.

Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS trao đổi theo cặp.

- HS phát biểu.

Đối tượng Gọi Tự xưng

Thầygiáo côgiáo

thầy, cô em, con bố, mẹ bố, mẹ,

cha..

Con anh, chị anh, chị Em bạnbè bạn, cậu,

đằngấy

tôi, tớ - Lớp nhận xét.

- 3 HS đọcghinhớ.

- Tùy thứ bậc, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh … cần lựa chọn xưng hô phù hợp để lời nói bảo đảm tính lịch sự hay thân mật, đạt mục đích giao tiếp, tránh xưng hô xuồng vã, vô lễ với người trên.

- Lắng nghe.

- 2 HS nêu.

(9)

- Yêu cầu HS làm bài nhóm 4.

- Gọi các nhóm phát biểu, GV gạch chân các đại từ trong đoạn văn trên bảng phụ.

-> GV kết luận: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.

Bài 2. Chọn các đại từ xưng hô "tôi, nó, chúng ta" thích hợp với mỗi ô trống: ...

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

- Nội dung đoạn văn là gì?

- YCHS làm bài cá nhân và trình bày.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV KL lời giải đúng, gọi 1 HS đọc lại.

- Đại từ xưng hô dùng để làm gì?

- Đại từ xưng hô được chia theo mấy ngôi?

- Khi dùng đại từ xưng hô chú ý điều gì?

- GV chốt

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Để củng cố kiến thức đã học, cô sẽ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi đóng vai theo tình huống:

- Cho HS lên bốc thăm.

- HS làm bài nhóm 4.

- Các nhóm phát biểu, nhận xét, bổ sung:

+ Các đại từ xưng hô là: ta. Chú em, tôi, anh, ...

+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ: kiêu căng, coi thường rùa.

+ Rùa xưng là tôi, gọi Thỏ là anh, thái độ của rùa: tự trọng, lịch sự với thỏ.

- HS lắng nghê.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS trả lời.

- HS làm cá nhân, 1 em làm bảng phụ rồi trình bày.

1-tôi, 2-tôi, 3-nó, 4-tôi, 5-nó, 6-chúng tôi.

- HS đọc lại 3 câu văn khi đã dùng đại từ xưng hô đúng.

- HS nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc lại lời giải đúng.

- Dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.

- Hai ngôi.

- Tùy thứ bậc, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh … cần lựa chọn xưng hô phù hợp để lời nói bảo đảm tính lịch sự hay thân mật, đạt mục đích giao tiếp, tránh xưng hô xuồng vã, vô lễ với người trên.

- Chơi theo nhóm 4, bốc thăm tình huống của nhóm mình.

(10)

- Thảo luận tình huống 2’

- Khi rủ bạn đi đá bóng, mình gặp bố mẹ bạn, em sẽ xưng hô như thế nào?

- Ở lớp được thầy cô giáo phân công nhiệm vụ quản lý các bạn trong hoạt động ngoại khóa.

+ Đi chợ gặp các bà, các bác, các cô hàng xóm, em sẽ chào hỏi và xưng hô ntn cho phù hợp với từng người.

- Gọi HS nhận xét, đánh giá từng tình huống.

- GV tổng kết tiết học và dặn dò.

- Thảo luận trong nhóm.

- Đóng vai theo tình huống.

- HS nhận xét, đánh giá từng tình huống.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 4: Khoa học

Tre, mây, song I. Yêu cầu cần đạt

- Kể tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song; Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song; Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

*BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tre, mây, song trong cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính.

- HS: SGK, vở ghi

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Yêu cầu HS kể tên các bài thơ, bài hát, câu chuyện nói về cây tre, song, mây?

- Chủ đề của phần 3 chương trình khoa học có tên là gì ?

=> Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng ... Bài học đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về tre, mây, song.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (17 phút)

- Tre Việt Nam, Tí Xíu, Cây tre trăm đốt, Lũy tre,....

- Vật chất và năng lượng.

- Lắng nghe.

(11)

Hoạt động 1: Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.

- Cho HS quan sát mẫu về 3 loại cây..

- Đây là cây gì ? Hãy nói những điều em biết về loài cây này?

- Nhận xét biểu dương.

- Chia nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Theo em, cây tre, mây, song có đặc điểm chung là gì ?

- Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết cây tre còn được dùng vào những việc gì khác ?

* BVMT: Tre, mây, song là những loại cây rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Nhưng hiện nay do sự phát triển của XH những loại cây này đang bị tàn phá lấy đất xây nhà máy, khu công nghiệp vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tre, mây, song trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song.

- Quan sát hình 47, thảo luận theo cặp:

+ Đó là đồ dùng nào ?

+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?

- Gọi HS trình bày ý kiến.

- Em có biết những đồ dùng nào làm từ mây, tre, song ?

- HS quan sát

- Đây là cây tre. Cây tre để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn...

- Đây là cây mây. Cây mây thân leo dùng làm ghế, cạp rổ rá...

- Đây là cây song. Cây song có nhiều ở vùng núi.

- Trao đổi để hoàn thành phiếu.

- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.

- Là mọc thành bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm đồ dùng trong gia đình.

- Tre được trồng thành nhiều bụi lớn ở chân đê chống xói mòn. Tre dùng làm cọc đóng móng nhà. Tre còn dùng làm cung tên để giết giặc.

- HS lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu.

- 3 HS trình bày.

+ Hình 4: Đòn gánh, ống đựng nước được làm từ tre.

+ Hình 5: Bộ bàn ghế sa lông được làm từ cây mây (hoặc song)

+ Hình 6: Các loại rổ rá được làm từ tre.

+ Hình 7: Ghế tủ đựng đồ nhỏ được làm từ mây (hoặc song)

- Tre: Chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng

(12)

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (12

phút)

Hoạt động 3: Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song.

- Nhà em có những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình?

- Nhận xét, khen ngợi.

=> Kết luận

- Gọi HS đọc nội dung bóng đèn toả sáng.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (6 phút)

- Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre ? - Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?

- Nhận xét giờ học

bàn...

Mây, song: làn, giỏ hoa, lạt để cạp rổ..

- Các đồ dùng nhhư: Rổ, rá, nong, nia, thúng, dễ, vòng lắc,...

- Cần bảo quản đúng cách: Không được để dưới trời nắng, treo khô sau khi sử dụng,...

- 3HS đọc

- HS lần lượt trả lời.

- HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Ngày soạn : 6/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Biết tính và đặt tính trừ hai số thập phân; Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân; Vận dụng cách cộng, trừ số thập phân vào giải bài toán có lời văn; Biết cách trừ một số cho một tổng rồi so sánh giá trị.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính.

- HS: vở, sgk.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

(13)

+

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu. (5 phút)

- GV tổ chức phần thi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV đưa ra các phép tính với số thập phân. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ- S.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ- S.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu: Với trò chơi ‘Ai nhanh, ai đúng?” chúng ta đã được nhớ lại cách thực hiện trừ số thập phân. Để chúng ta thực hiện thành thạo các phép tính về cộng trừ số thập phân và vận dụng giải toán có lời văn tốt hơn. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1 (trang 54): Đặt tính rồi tính.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tính

- GV HS nhận xét và đánh giá từng HS

- Gọi HS nêu cách trừ hai số thập phân

Bài 2: Tìm x

- Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

a. x + 4,32 = 8,67

x = 8,67 - 4,32 x = 4,35

c. x - 3,64 = 5,86

x = 5,86 +3,64

- HS lắng nghe.

- Đại diện HS tham gia.

15,9 45,8 5,256 8,75 19,26 3,8 24,65 265,4 1,456

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a. 68,72 29,91 38 81

b. 25,37 8,64 16,73 c. 75,5

30,26 45,24

d. 60 12,45 47,55 - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS nêu.

- HS đọc đề bài - HS nêu

- HS làm vở. 4 HS làm bảng b. 6,85 + x = 10,29

x = 10,29 - 6,85 x = 3,44

d. 7,9 - x = 2,5

- -

- - -

S Đ

-

Đ -

(14)

x = 9,5

- GV gọi HS nhận xét bài là trên bảng.

- GV HS nêu cách tìm số trừ và số bị trừ?.

Bài 3 (trang 54)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV HS nhận xét và đánh giá từng HS.

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (10 p)

*Bài 4 (trang 54).

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a và yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tự thực hiện tính toán và rút ra kết luận.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày

- GV hướng dẫn HS nhận xét rút ra quy tắc về trừ một số thập phân cho

x = 7,9 - 2,5 x = 5,4

- 4 HS nhận xét bài làm của 4 bạn trên bảng.

- HS nêu

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.

- Ba quả dưa: 14,5kg.

- Quả dưa thứ nhất: 4,8kg

- Quả thứ hai: nhẹ hơn dưa thứ nhất 1,2kg

- Quả thứ ba: ... kg?

- 1 HS lên bảng làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Quả dưa thứ hai cân nặng là:

4,8 - 1,2 = 3,6 (kg)

Quả dưa thứ nhất và thứ hai cân nặng là:

4,8 + 3,6 = 8,4 (kg) Quả dưa thứ ba cân nặng là:

14,5 - 8,4 = 6,1 (kg) Đáp số : 6,1kg

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV

- Tính rồi so sánh giá trị của biểu thức a - b - c và a - (b - c).

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện 3 nhóm lên bảng làm. lớp làm vở bài tập nhận xét

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

a b c a - b - c a - (b+c)

8,9 2,3 3,5 8,9 – 2,3 – 3,5 = 3,1 8,9 – (2,3 + 3,5) = 3,1 12,38 4,3 2,08 12,38 – 4,3 – 2,08 = 6 12,38 – (4,3 + 2,08) = 6 16,72 8,4 3,6 16,72 – 8,4 – 3,6 = 4,72 16,72 – (8,4 + 3,6) = 4,72

(15)

một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng.

- Gọi HS đọc phần b.

- Yêu cầu HS làm bài

Cách 1: 8,3 - 1,4 - 3,6 = 6,9 - 3,6 = 3,3 Cách 2:

8,3 - 1,4 - 3,6 = 8,3 - (1,4 + 3,6)

= 8,3 - 5 = 3,3

+ Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính trên ở cách 1 và cách 2?

+ Em vừa áp dụng qui tắc nào để làm bài?

- GV củng cố các kiến thức, kĩ năng của bài

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc: Tính bằng hai cách.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở Cách 1:

18,64 - ( 6,24 + 10,5) = 18,64 - 16,74 = 1,9

Cách 2:

18,64- (6,24 + 10,5) = 18,64 - 6,24 - 10,5

= 12,4 - 10,5 = 1,9

- Cách 1 và cách 2 đều có kết quả bằng nhau.

- HS nêu: áp dụng quy tắc về trừ một số thập phân cho một tổng

- HS chuẩn bị bài sau.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Lịch sử

BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học lịch sử:

- Nêu một vài nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập; Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trong đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Năng lực tìm hiều lịch sử:

- Đọc thông tin sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, tra cứu sách tham khảo, mạng internet để biết thêm thông tin về buổi lễ đọc bản Tuyên ngôn độc lập; Rèn HS kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử và rút ra ý nghĩa.

2. Phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu nước.

- Giáo dục HS yêu kính và biết ơn Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thiết bị phòng học thông minh đưa hình ảnh minh họa buổi lễ đọc bản tuyên ngôn độc lập, đưa phiếu học tập.

- HS: Các thông tin tranh ảnh mà HS sưu tầm được.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

(16)

1. Hoạt động mở đầu (5p):

Tổ chức cho hs chơi trò chơi ô chữ bí mật. Mỗi ô chữ là một câu hỏi.

- Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra vào ngày tháng năm nào?

- Ngày 23 tháng 8 cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở đâu?

- Sài Gòn giành thắng lợi vào ngày tháng năm nào?

+ Giới thiệu bài:

- Em có biết Ngày 2/9 /1945 ở nước ta diễn ra sự kiện lich sử gì không?

GV: Trong ngày đó không khí ở Hà Nội như thế nào? Buổi lễ diễn biến ra sao? ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này là gì? Chúng ta cùng học bài lịch sử hôm nay: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25p)

2.1. Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội trong ngày 2/9/1945.

- GV yêu cầu 2 em 1 cặp, với nhiệm vụ:

- Đọc nội dung SGK và quan sát các bức ảnh minh hoạ: Hãy mô tả lại quang cảnh của Hà Nội trong ngày 2/9/1945?

- Cho 3 H/S thi mô tả lại quang cảnh của Hà Nội trong ngày 2/9/1945 bằng lời, bằng tranh ảnh.

- Tuyên dương những em miêu tả rõ ràng, mạch lạc.

GV kết luận: Ngày 2/9/1945 cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Dưới nắng Ba Đình mùa thu hàng triệu đồng bào Hà Nội và những tỉnh lân cận không kể già trẻ, gái trai đều nô nức xuống đường, hướng về quảng trường Nhà hát lớn để được tham dự buổi lễ. Đội danh dự đứng trang nghiêm quanh lễ đài. Vậy diễn

- HS tham gia chơi.

Hs nghe

- Ngày 2/9/1945 cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa. Dưới nắng Ba Đình mùa thu hàng triệu đồng bào Hà Nội và những tỉnh lân cận không kể già trẻ, gái trai đều nô nức xuống đường, hướng về quảng trường Nhà hát lớn để được tham dự buổi lễ. Đội danh dự đứng trang nghiêm quanh lễ đài.

(17)

biến của buổi lễ diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

2.2. Hoạt động 2: Diễn biến của buổi lễ Tuyên ngôn độc lập (nhóm lớn) - Yêu cầu nhóm: Đọc nội dung SGK đoạn từ ngày 2/9/1945...Tuyên ngôn độc lập”

Sau đó trả lời những câu hỏi ghi sẵn trong phiếu như sau:

1. Buổi lễ bắt đầu thời gian nào?

2. Trong buổi lễ diễn ra những sự việc chính nào?

3. Buổi lễ kết thúc ra sao?

- Gọi nhiều H/S trình bày lại 3 ý

? Khi đang đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã dừng lại làm gì?

- Theo em, việc hỏi nhân dân câu đó của Bác Hồ thê hiện tình cảm gì của người?

GV kết luận và mở rộng: Các thành viên của chính phủ lâm thời lúc đó là:

Bác Hồ, Bác Phạm Văn Đồng, bác Nguyễn Lương Bằng, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp…

2.3. Hoạt động 3: Một số nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập.

- Dựa vào nội dung trong SGK.

+ Nêu những nội dung được nêu trong bản Tuyên ngôn độc lập.

- Đúng 14 giờ 2/9/1945

+ Bác Hồ và các vị đại diện chính phủ lâm thời (tạm thời) bước lên lễ đài chào nhân dân.

+ Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

+ Các thành viên chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước quốc dân, đồng bào.

- Buổi lễ kết thúc tốt đẹp hình ảnh Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản tuyên ngôn độc lập còn vang vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam

- Bác hỏi:“Tôi nói, đồng bào nghe rõ không.’’?

- Bác vô cùng giản dị, gần gũi, quan tâm và tôn trọng nhân dân.

+ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

+ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập ấy và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả

(18)

GV: Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã:

+ Khẳng định quyền bình đẳng, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

+ Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

2.4. Hoạt động 4: Ý nghĩa lịch sử Hỏi: Sự kiện ngày 2/9/1945 có tác động như thế nào tới lịch sử nước ta?

(Nó khẳng định điều gì? tuyên bố khai sinh ra chế độ nào? Thể hiện điều gì của truyền thống dân tộc Việt Nam) Giáo viên kết luận: Sự kiện 2/9/1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà -> Sự kiện này một lần nữa khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.

3. Luyện tập thực hành (7p)

- GV đưa yêu cầu, tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 trong 4 phút

Hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh của Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập

- GV tổ chức cho HS trình bày - GV nhận xét

4. Hoạt động vận dụng (3p)

- Tại sao ngày 2/9 hàng năm đã trở thành ngày quốc khánh của dân tộc ta?

(Đọc phần ghi nhớ)

- Để có nền độc lập dân tộc ấy là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu chiến sĩ ta. Vậy, chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn ấy?

- Hs nêu lại phần ghi nhớ (sgk)

- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

- Sự kiện 2/9/1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhận nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm 4

- Đại diện các nhóm đọc đoạn văn của mình

- Các nhóm nhận xét.

- HS trả lời

- HS suy nghĩ phát biểu

- 2 em đọc

- Lắng nghe ghi nhớ.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

(19)

………

……….

--- Tiết 3: Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ I. Yêu cầu cần đạt

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả; Hiểu nội dung chính của bài : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GD hs biết yêu quý chăm sóc cây cối.

II. Đồ dùng - GV: Máy tính

- Học sinh. SGK, vở ghi

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS thi đọc bài Chuyện một khu

vườn nhỏ và trả lời câu hỏi:

+ Đọc đoạn 1,2: Bé Thu ra ban công để làm gì?

+ Đọc đoạn 3: Vì sao khi thấy chim bay về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

- Nhận xét, kết luận

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

* Tác giả : Ma Văn Kháng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936), tên thật Đinh Trọng Đoàn, là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi Mới. Các tác phẩm của ông đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Văn.

Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Tác phẩm mới nhất và theo dự kiến cũng là tác phẩm cuối cùng của ông vừa được xuất bản vào tháng 9 năm 2017, chính là tiểu

- HS đọc và TLCH

- HS nghe, HS ghi vở

(20)

thuyết Chim én liệng trời cao.

Ông nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn[4].

2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động luyện đọc: (10 phút) - Gọi hs đọc toàn bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn

Đ1: Từ đầu ... nếp áo, nếp khăn.

Đ2: Tiếp ... lấn chiếm không gian.

Đ3: Còn lại .

- Gọi 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: Gọi HS đọc – sửa lỗi phát âm - 1Hs đọc chú giải.

+ Lần 2: Gọi HS đọc – giải nghĩa từ khó.

? Sinh sôi là gì?

? Thế nào là nhấp nháy?

- Yều câu HS luyện đọc cặp.

- Gọi 1hs đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

?Nội dung đoạn 1?

- Gọi đọc đoạn 2

? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?

? Nội dung chính của đoạn 2?

- Yều cầu HS đọc thầm đoạn 3

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc – sửa lỗi phát âm - 1Hs đọc chú giải. .

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó.

- Sinh sôi: sinh ra và phát triển ngày một nhiều.

- Nhấp nháy: mở ra nhắm lại liền.

- 2 hs luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc cả bài.

- Lắng nghe

- Lớp đọc thầm đoạn 1

+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.

+ Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.

- Mùi thơm đặc biệt của thảo quả.

- 1 HS đọc lớp theo dõi

+ Những chi tiết: qua 1 năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới. Thoáng cái...

- Sự sinh sôi rất nhanh của cây thảo quả.

- Lớp đọc thầm

(21)

? Hoa thảo quả nảy ở đâu?

? Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?

? Nội dung chính của đoạn 3?

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

3. Luyện tập, thực hành

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

-Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1 từ Thảo quả ....nếp áo, nếp khăn.

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu cách ngắt nghỉ, các từ ngữ cần nhấn giọng?

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét đánh giá cho từng hs.

4. Vận dụng

- Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?

- Ngoài cây thảo quả, em hãy nêu tên một vài loại cây thuốc Nam mà em biết?

*GD& LH: Hãy yêu quý, chăm sóc các loại cây mà các em vừa kể vì nó là những cây thuốc Nam rất có ích cho con người. Ngoài ra các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh xung quanh mình để môi trường ngày càng trong sạch

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò.

+ Nảy ở dưới gốc cây.

+ Khi thảo quả chín, dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.

- Vẻ đẹp của thảo quả chín.

- Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung - Học sinh nhắc lại.

- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu

+ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa//... Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo,/ nếp khăn.//

+ 2 hs cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 hs thi đọc, lớp nhận xét

+ Tác giả miêu tả cây thảo quả theo trình tự thời gian theo sự phát triển của thảo quả giúp người đọc hình dung được sự phát triển của thảo quả,vẻ đẹp ở từng giai đoạn.

- Hs nêu

Hs lắng nghe

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

(22)

………

……….

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

QUAN HỆ TỪ I. Yêu cầu cần đạt

- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III).

- Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).

- HS có năng khiếu: đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.

- Có khả năng sử dụng quan hệ từ khi nói, viết.

- Hình thành và phát triển cho HS tính chăm chỉ, tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính.

- HS: SGK, VBTTV.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV cho HS tìm các đại từ xưng hô trong 1 đoạn thơ bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu:

Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

- GV nêu tên và luật chơi: 3 đội xếp thành 1 hàng dọc 5 người, mỗi bạn sẽ lần lượt lên gạch 1 đại từ xưng hô có trong đoạn thơ trên. Bạn nào gạch xong sẽ chuyển lại bút cho bạn tiếp

- 3 đội (mỗi đội 5 HS), 1 HS làm trọng tài.

- HS lắng nghe.

(23)

theo, cứ như vậy cho đến khi gạch hết được các đại từ xưng hô có trong đoạn thơ. Đội nào gạch đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc. Đội thắng cuộc sẽ nhận được 1 phần quà.

- GV tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Qua trò chơi, các em đã được ôn lại kiến thức gì?

- GV giới thiệu bài: Qua phần khởi động các em đã nắm được kiến thức về đại từ xưng hô. Vậy, khi nói và viết chúng ta vẫn thường sử dụng các từ để nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau gọi là quan hệ từ. Vậy quan hệ từ là gì? Chúng có tác dụng gì? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (13p)

Bài 1: Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, Gợi ý cho HS:

- Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?

- Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?

- Gọi HS phát biểu, bổ sung (nếu cần) - GV chốt lại lời giải đúng.

a. Rừng say ngất và ấm nóng b. Tiếng hót dìu dắt của Hoạ mi ...

c. Không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai ...

=> Những từ in đậm … hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. các từ ấy được gọi là quan hệ từ.

- Qua bài tập trên, em hãy cho biết quan hệ từ là gì?

- HS chơi trò chơi.

- Đại từ xưng hô.

- Hs lắng nghe

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối nhau phát biểu, bổ sung. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.

a) vànối xay ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)

b) của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi (quan hệ sở hữu)

c) Như nối không đơm đặc với hoa đào: (quan hệ so sánh).

nhưng nối với câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản)

- Lắng nghe

- Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu.

(24)

Bài 2: Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá – mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội) được biểu hiện bằng những cặp từ nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4.

- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng:

a. Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim

- Nếu... thì... biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.

- Kết quả

b. Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.

- Tuy...nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

=> GVKL: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu … những quan hệ nhất định về nghĩa các bộ phận câu.

- Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ có tác dụng gì?

* Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho ND ghi nhớ.

- GV chốt và chuyển ý: Qua phần nhận xét, các em đã hiểu thế nào là quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ. Để củng cố hơn về kiến thức các con vừa học, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động thực hành.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (17 p)

Bài 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Hướng dẫn cách làm bài:

+ Đọc kỹ từng câu văn.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS chia nhóm 4cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS lấy ví dụ minh họa cho ND ghi nhớ.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bảng phụ. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các câu văn.

(25)

+ Dùng bút chì gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của quan hệ từ ở phía dưới câu.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV chốt và chuyển ý: Ở bài tập 1, các em đã tìm được các quan hệ từ là từ nối các từ ngữ; để mở rộng hơn về các cặp quan hệ từ là từ nối trong các câu văn ta cùng chuyển sang bài tập 2.

Bài 2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi.

- Cách dùng các cặp quan hệ từ trong các câu văn trên có tác dụng như thế nào?

*BVMT: Chúng ta thấy những hình ảnh cây xanh thật đẹp. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng?

- Yêu cầu HS đặt câu có sử dụng quan hệ từ về ý thức BVMT.

- Chúng ta cần có tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta để cây cối phát triển được tươi tốt.

- Chốt và chuyển ý: Việc sử dụng các cặp quan hệ từ nối các câu, thể hiện

a. và: nối nước và hoa

của: nối tiếng hót kì diệu với Họa mi b. và: nối to với nặng

như: nối rơi xuống với ai ném đá c. với: nối ngồi với ông nội về: nối giảng với từng loài cây - Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 cặp HS làm bảng phụ. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân vào các câu văn.

a. Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

Vì...nên... biểu thị quan hệ nhân - quả

b. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẵn luôn học giỏi.

Tuy ... nhưng ... biểu thị quan hệ tương phản.

- Nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những vế câu ấy với nhau.

- Nhiều HS trả lời.

- 1 số HS đặt.

- HS lắng nghe.

(26)

mối quan hệ liên quan chặt chẽ của các câu ấy với nhau. Để rèn thêm khả năng sử dụng quan hệ từ cho trước khi nói chúng ta cùng chuyển sang bài 3.

Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn, trao đổi và nhận xét các câu mình đặt với bạn.

- Gọi HS đọc câu mình đặt.

- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.

- GV chốt và chuyển ý: Qua các bài tập chúng ta đã nhận biết được quan hệ từ, tác dụng của quan hệ từ trong các câu văn, biết tìm các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu; đặt câu với các quan hệ từ cho trước. Để giúp các củng cố thêm về khả năng sử dụng các quan hệ từ khi nói, viết, chúng ta cùng chuyển sang Hoạt động vận dụng.

4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm (5p)

- GV cho HS đặt câu có chứa cặp quan hệ từ và chỉ ra được cặp quan hệ từ ấy biểu thị mối quan hệ nào.

- Việc dùng quan hệ từ nối các câu với nhau có tác dụng như thế nào?

- GV: Qua phần đặt câu các em đã được bổ sung thêm vốn từ, có kĩ năng để vận dụng vào viết những bài văn hay, nói các câu đúng với hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu

- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.

- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm việc theo nhóm bàn.

- Nhiều HS đọc.

VD:

+ Em và An là đôi bạn thân.

+Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán.

+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.

- HS nhận xét câu bạn đặt.

- HS lắng nghe

- Nhiều HS đặt câu và nêu mối quan hệ của cặp quan hệ từ mình đã đặt.

- Nhằm thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu với nhau.

- HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

(27)

--- Ngày soạn : 7/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021 Tiết 1: Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt

- Tự phát hiện được cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên; Tính và đặt tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên; Vận dụng phép nhân một số thập phân với một số vào giải bài toán có lời văn

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính.

- HS: Vở, sgk

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV đưa phép tính, yêu cầu HS lên bảng làm.

156 × 27 34567×16

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện nhân.

- GV: Nếu cô thêm dấu phẩy vào thừa số thứ nhất cô được phép tính:

15,6× 243 em dự đoán kết quả của phép tính là bao nhiêu?

- Gọi HS nêu kết quả.

- Vậy để biết cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên như thế nào cô và các em sẽ cùng bước sang bài học ngày hôm nay. “Nhân một số thập phân với một số tự nhiên”

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15 phút)

2.1. Giới thiệu qui tắc nhân 1 số

- 2 HS lên làm bài.

156 243

468 624 322 38908

825 243

2475 3300 1650 200475 - HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS nêu

× ×

(28)

thập phân với 1 số tự nhiên.

a. Ví dụ:

* Hình thành phép nhân

- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m.

Tính chu vi hình tam giác đó.

- GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.

- 3 cạnh của hình tam giác có gì đặc biệt?

- Vậy tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng ta còn cách nào khác?

- Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này ta thực hiện phép nhân 1,2m3. Đây là phép nhân 1 STP với một số tự nhiên.

* Đi tìm kết quả

- GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m × 3 - Yêu cầu HS nêu cách tính của mình

- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK.

- Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét ?

* Giới thiệu kĩ thuật tính

- Trong bài toán trên để tính được 1,2m 3 các em phải đổi …đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau:

- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK lưu ý cách viết 2 phép nhân 12 3 = 36 và 1,2 3 = 3,6 ngang nhau để HS so sánh.

- Em hãy so sánh tích 1,2 3 ở hai cách tính?

- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.

- Chu vi hình tam giác ABC bằng tổng độ dài ba cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.

- Ta còn cách thực hiện phép nhân.

1,2m 3

- HS thảo luận theo cặp.

- 1 HS nêu trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét.

1,2m = 12dm 12 3 36 36dm = 3,6m Vậy 1,2 3 = 3,6 (m)

- 1,2m 3 = 3,6m

- Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3

= 3,6 (m).

(29)

- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo hai cách tính.

- Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích?

- Dựa vào cách thực hiện 1,2 3 em hãy nêu cách tính thực hiện nhân 1 STP với 1 STN?

b. Ví dụ 2

- GV yêu cầu HS nêu VD2: Đặt tính và tính 0,46 12

- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.

- GV nhận xét cách tính của HS.

2.2. Ghi nhớ

- Qua 2 ví dụ bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân 1 STP với 1 STN ?

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS đọc thuộc luôn tại lớp

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (12 phút)

Bài 1 (trang 56): Đặt tính rồi tính.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.

- Gọi HS nêu cách đặt dấu phẩy ở phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- GV nhận xét đánh giá HS.

- HS cả lớp cùng thực hiện.

- Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.

- HS nêu

- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.

- HS nhận xét đúng /sai. Nếu sai thì sửa lại.

- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính, cả lớp làm bài vào vở.

2,5 7

17,5

4,18 5

20,90 0,256

8 2,048

6,8 15

340 68 1020 - HS nhận xét

- HS nêu cách thực hiện - HS nêu.

×

× ×

×

(30)

- Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhau.

Bài 2 (trang 56). Viết số thích hợp vào ô trống

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV gọi HS đọc kết quả tính của mình.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét đánh giá HS.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (8p)

Bài 3

- GV gọi HS đọc đề bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm.

- GV nhận xét đánh giá - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

- HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra nhau theo bàn.

- HS nêu: Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữa số ở phần thập phân.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích.

- HS tự làm bài vào vở.

- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- 1 HS đọc đề toán trước lớp - 1 giờ: 42,6km

- 4 giờ: ...km?

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

Bài giải

Trong 4 giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:

42,6 × 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170,4 km - HS lắng nghe.

IV.Điều chỉnh sau bài dạy

………

……….

--- Tiết 2: Chính tả ( Nghe viết)

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – MÙA THẢO QUẢ I. Yêu cầu cần đạt

- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật. Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Rèn kĩ năng phân biệt s/x.

Thừa số

8,07 8,07 2,389

Thừa số 3

5 10

Tích 9,54

40,35 23,89

(31)

- Làm được BT2 a/b hoặc BT3 a/b

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

*BVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.

*BĐ: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT nói chung, MT biển đảo nói riêng.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính.

- HS: Vở chính tả, VBTTV

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Cho HS nghe bài hát Em yêu cây xanh + Trồng cây xanh cho ta bóng mát, còn cho ta ích lợi gì?

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (17p)

a. Trao đổi về nội dung bài viết Luật bảo vệ môi trường

- Gọi HS đọc đoạn Luật Bảo vệ môi trường

- Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?

*BVMT: C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc đoạn văn sau và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.. Nhà gấu ở

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em. điều hay, mái trường.. 2. Đồ dùng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em. điều hay, mái trường.. 2. Đồ dùng

SINH HOẠT LỚP: EM VÀ CÁC BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TỎ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ. Hát bài: bông hồng

Cô sẽ phỏng vấn nhanh các bạn tham gia trò chơi về thói quen học tập, sinh hoạt hằng ngày của mình. Ví dụ: Sau giờ học, em thường

Câu 38: Trên bàn có một cố nước hình trụ chứa đầy nước, có chiều cao bằng 3 lần đường kính của đáy;.. Một viên bi và một khối nón đều

Vì vậy mỗi công ty hoạt động trên lĩnh vực bất động sản muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đầy khóc liệt này thì phải có một chiến lược marketing đúng

-Thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô, người lớn tuổi và sự thân thiện với bạn