• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13 Ngày soạn : 26/11/2021

Ngày giảng : Thứ hai ngày 29//11/2021 TOÁN LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết các vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, BĐD Toán 1.

2. HS: SGK, VBT Toán tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc trừ (trong phạm vi 10) trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

- HS nêu.

- GV giới thiệu, ghi tên bài.

2.Hoạt động thực hành, luyện tập(23) Bài 1

- Cho HS làm bài 1:

- HS nhắc lại tên bài.

+ Tìm các số phù họp cho mỗi ô? .

+ Củng cố nhận biết về quan hệ cộng - trừ.

Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.

- GV chốt lại cách làm bài; gọi một vài cặp HS chia sẻ cách làm cho cả lớp nghe.

- HS chia sẻ Bài 2

- Cho HS làm bài 2: Dựa vào hình ảnh trực quan để tìm số phù hợp cho mỗi ô dấu ? (HS có thể dựa vào phép đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số thích hợp trong ô trống) - Cho HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính

(2)

tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.

Bài 3. HS làm tương tự như bài 2: Quan sát hình vẽ, đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để tìm số cúc áo còn thiếu rồi nêu số phù hợp cho mỗi ô ? . GV có thể tổ chức thành trò chơi vẽ thêm, gắn thêm số cúc áo thích hợp cho mỗi người tuyết.

- HS thực hiện

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- HS suy nghĩ ra một sổ tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và làm quen với việc tìm một thành phần chưa biết của phép tính.

- HS nêu, nhận xét

* Củng cố, dặn dò (2’)

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS ghi nhớ và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...…

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 63: IÊNG- IÊM- YÊN ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh nhận biết và đọc đúng các vần iêng, iêm, yên, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu và đoạn có vần iêng, iêm, yên, hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần iêng, iêm, yên, viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần iêng, iêm, yên.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần iêng, iêm, yên, trong bài học. Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Loài chim được gợi ý từ tranh ming họa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh, chữ mẫu

2. Học sinh: Bộ chữ, VTV, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(3)

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Ôn lại những vần vừa học trong bài trước iêng, iêm, yên, tạo tâm thế cho giờ học sôi nổi.

-GV đọc cho HS viết từ : đèn điện

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Nhận biết (5’)

- Gv thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh, hướng dẫn h/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi

? Em thấy gì trong tranh ?

- Gv nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và h/s nói theo.

- Gv đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu h/s đọc theo.

Yến phụng có bộ lông tím biêng biếc, trông rất diêm dúa.

- Gv đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để h/s đọc theo.

Yến phụng/ có bộ lông tím biêng biếc,/

trông rất diêm dúa.

- Gv giới thiệu các vần mới iêng, iêm, yên. Viết tên bài lên bảng.

iêng iêm yên 2.2. Đọc (17’)

a.Đọc vần:

- So sánh các vần

- Gv giới thiệu vần iêng, iêm, yên.

+ Giống nhau: vần iê

+ Khác nhau các âm cuối: ng, m, n - Đánh vần các vần.

+ Gv đánh vần mẫu các vần iêng, iêm, yên.

- Đọc trơn các vần

- Ghép chữ cái tạo vần

+ Gv hướng dẫn h/s ghép chữ trên bảng gài.

b.Đọc tiếng:

- H/s ôn lại các vần vừa học -HS viết bài

- H/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- H/s thấy biển, những hòn đảo lớn nhỏ

- H/s đọc CN + ĐT

- 2-3 h/s so sánh các vần iêng, iêm, yên, để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- 4-5 h/s đọc nối tiếp nhau đánh vần.

Mỗi h/s đọc đánh vần cả 3 vần.

- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- 4-5 h/s đọc nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi h/s đọc trơn cả 3 vần.

- Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- H/s tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iêng, iêm, yên,

- H/s đọc đồng thanh iêng, iêm, yên.

(4)

- Đọc tiếng mẫu

+ Gv giới thiệu mô hình tiếng biêng b iêng

biêng

- Đọc đánh vần ( bờ - iêng - biêng) - Đọc tiếng trong sách học sinh - Đánh vần tiếng. Gv đưa các tiếng kiễng liệng riềng

diềm kiểm xiêm yên yến

- Đọc trơn tiếng

- Ghép chữ cái tạo tiếng

- Gv yêu cầu 1 -2 h/s phân tích tiếng

c.Đọc từ ngữ:

- Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: sầu riêng, cá kiếm, tổ yến.

- Gv yêu cầu h/s nói tên sự vật trong tranh.

- Gv nhận xét tuyên dương h/s

- Gv thực hiện các bước tương tự đối với cá kiếm, tổ yến.

d.Đọc lại các tiếng từ ngữ:

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- Gv nhận xét tuyên dương h/s 3. Hoạt động luyện tập, thực hành Viết bảng (8’)

- Gv đưa mẫu chữ viết các vần iêng, iêm, yên.

- Gv viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần iêng, iêm, yên.

- Gv nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho h/s.

- H/s đọc ĐV + ĐT tiếng biêng - Mỗi h/ đánh vần một tiếng nối tiếp nhau.

- Cả lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

- Mỗi h/s đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, đọc trơn các tiếng chứa một vần.

- Cả lớp đọc trơn đồng thanh các tiếng.

- H/s tự tạo các tiếng có chứa vần iêng, iêm, yên.

- 1 -2 h/s nêu lại cách ghép

- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

- H/s nhận biết tiếng chứa vần iêng trong sầu riêng phân tích và đánh vần tiếng iêng, đọc trơn từ ngữ sầu riêng.

- H/s đọc trơn nối tiếp, mỗi h/s đọc một từ ngữ 3-4 lượt.

- H/s đọc trơn các từ ngữ, lớp đọc đồng thanh.

- H/s đọc bài theo nhóm, cả lớp.

- H/s theo dõi viết vào bảng con:

iêng, iêm, yêm, sầu riêng, cá kiếm, yến

iêng iêm yêm

sầu riêng cá kiếm tổ yến

- H/s nhận xét bài của bạn

TIẾT 2 1. Hoạt động mở đầu (3’)

-GV cho HS hát một bài -HS hát

(5)

-GV gọi HS đọc lại bài ở tiết 1 a. Viết vở (10’)

- Gv quan sát và hỗ trợ cho những h/s gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- Gv nhận xét và sửa bài cho h/s.

b. Đọc đoạn (10’) - Gv đọc mẫu cả đoạn

- Gv yêu cầu h/s xác định số câu trong đoạn.

- Gv nhận xét, tuyên dương h/s - Gv hỏi h/s về nội dung đoạn văn + Chủ nhật, bố và Hà đi đâu?

+ Sân chim có gì?

+ Sau một ngày kiếm ăn, đàn chim làm gì?

c. Nói theo tranh (5’)

- Gv hướng dẫn h/s quan sát tranh nói về Loài chim trong tranh.

+ Em có biết tên loài chim nào trong các tranh không?

+ Những con chim trong các tranh đang làm gì?

+ Em có biết điểm đặc biệt nào của những loài chim này không?

3.Hoạt động vận dụng (5’)

- Gv gợi ý, mở rộng để h/s tìm được các từ ngữ lên quan đến đời sống của chim (hót, bay, kiếm mồi, làm tổ) - Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương h/s.

*Củng cố (2’)

- Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên h/s. Khuyến khích h/

s thực hành giao tiếp ở nhà, thực hành tìm hiểu thêm về thế giới loài chim.

-2-3 HS đọc

- H/s viết vào vở tập viết

iêng iêm yêm

sầu riêng cá kiếm tổ yến

- H/s đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêng, iêm, yên.

- 4 -5 h/s đọc trơn các tiếng mới, từng nhóm, cả lớp đồng thanh trong đoạn văn.

- H/s gồm 4 câu

- H/s đọc thành tiếng nối tiếp từng câu ( mỗi h/s một câu), từng nhóm, cả lớp đọc đồng thanh.

- 2-3 h/s đọc thành tiếng cả đoạn.

- H/s quan sát tranh trả lời các câu hỏi -HS : đến san chim

-Sân chim có : cò, diệc, sáo, bồ nông - HS : Đàn chim bay về tổ

- H/s quan sát tranh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- H/s chim én, vẹt, họa mi.

- H/s đang bay, đậu trên cành

- H/s chim én báo hiệu mùa xuân, Vẹt biết bắt chước tiếng người, Họa mi hót hay.

- H/s tìm một số từ ngữ có chứa các vần iêng, iêm, yên và đặt câu với từ ngữ tìm được.

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(6)

...…….

__________________________________________________________________

BUỔI CHIỀU TIẾNG VIỆT

BÀI 64: IÊT IÊU YÊU ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Giúp học sinh nhận biết và đọc đúng các vần iêt, iêu, yêu, đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu và đoạn có vần iêt, iêu, yêu, hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng các vần iêt, iêu, yêu, viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần iêt, iêu, yêu.

- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Thế giới trên bầu trời được gợi ý trong tranh.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần iêt, iêu, yêu, trong bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh, chữ mẫu

2. Học sinh: Bộ chữ , VTV, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Ôn lại những vần vừa học trong bài trước iêng, iêm, yên, tạo tâm thế cho giờ học thoải mái, sôi nổi.

-GV đọc cho HS viết bảng con: củ riềng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Nhận biết (5’)

- Gv thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh, hướng dẫn h/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi

? Em thấy gì trong tranh ?

- Gv nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và h/s nói theo.

- Gv đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu h/s đọc theo.

Em yêu sách. Nhờ có sách, em biết nhiều điều hay.

- Gv đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để h/s đọc theo.

Em yêu sách./ Nhờ có sách,/ em biết

- H/s ôn lại các vần vừa học -HS viết : củ riềng

- H/s quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- H/s thấy hai bạn, sách, hoa, cỏ, sườn đồi, con cò...

- H/s đọc CN + ĐT

(7)

nhiều điều hay.

- Gv giới thiệu các vần mới iêt,iêu,yêu.

Viết tên bài lên bảng.

iêt iêu yêu 22. Đọc (17’)

a.Đọc vần:

- So sánh các vần

- Gv giới thiệu vần iêt, iêu, yêu.

+ Giống nhau: vần iê

+ Khác nhau vần iêt có âm cuối: t - Đánh vần các vần.

+ Gv đánh vần mẫu các vần iêt, iêu, yêu - Đọc trơn các vần

- Ghép chữ cái tạo vần

+ Gv hướng dẫn h/s ghép chữ trên bảng gài.

b.Đọc tiếng:

- Đọc tiếng mẫu

+ Gv giới thiệu mô hình tiếng biết

b iêt

biết

- Đọc đánh vần (bờ- iết- biết- sắc - biết) - Đọc tiếng trong sách học sinh

- Đánh vần tiếng. Gv đưa các tiếng chiết viết việt chiều diễu kiểu yêu yếu yểu

- Đọc trơn tiếng

- Ghép chữ cái tạo tiếng

- Gv yêu cầu 1 -2 h/s phân tích tiếng

c.Đọc từ ngữ:

- Gv lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: nhiệt kế, con diều, yêu chiều.

- 2-3 h/s so sánh các vần iêt, iêu,yêu. để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- 4-5 h/s đọc nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi h/s đọc đánh vần cả 3 vần.

- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- 4-5 h/s đọc nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi h/s đọc trơn cả 3 vần.

- Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- H/s tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần iêt, iêu, yêu.

- H/s đọc đồng thanh iêt, iêu, yêu.

- H/s đọc ĐV + ĐT tiếng biết - Mỗi h/ đánh vần một tiếng nối tiếp nhau.

- Cả lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

- Mỗi h/s đọc trơn một tiếng nối tiếp nhau, đọc trơn các tiếng chứa một vần.

- Cả lớp đọc trơn đồng thanh các tiếng.

- H/s tự tạo các tiếng có chứa vần iêt, iêu, yêu.

- 1 -2 h/s nêu lại cách ghép

- Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

- H/s nhận biết tiếng chứa vần

(8)

- Gv yêu cầu h/s nói tên sự vật trong tranh.

- Gv nhận xét tuyên dương h/s

- Gv thực hiện các bước tương tự đối với con diều, yêu chiều.

d.Đọc lại các tiếng từ ngữ:

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

- Gv nhận xét tuyên dương h/s 3. Hoạt động luyện tập, thực hành Viết bảng (8’)

- Gv đưa mẫu chữ viết các vần iêt, iêu, yêu.

- Gv viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình viết các vần iêt, iêu, yêu.

- Gv nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho h/s.

nhiệt trong nhiệt kế phân tích và đánh vần tiếng iêt, đọc trơn từ ngữ nhiệt kế.

- H/s đọc trơn nối tiếp, mỗi h/s đọc một từ ngữ 3-4 lượt.

- H/s đọc trơn các từ ngữ, lớp đọc đồng thanh.

- H/s đọc bài theo nhóm, cả lớp.

- H/s theo dõi viết vào bảng con:

iêt, iêu, yêu, nhiệt kế, yêu chiều.

- H/s nhận xét bài của bạn

iêt iêu yêu

nhiệt kế yêu chiều

TIẾT 2 1.Hoạt động mở đầu (3’)

-GV cho HS hát một bài

-GV gọi HS đọc lại bài ở tiết 1 2. Hoạt động luyện tập, thực hành a. Viết vở (10’)

- Gv quan sát và hỗ trợ cho những h/s gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- Gv nhận xét và sửa bài cho h/s.

b. Đọc đoạn (10’) - Gv đọc mẫu cả đoạn

- Gv yêu cầu h/s xác định số câu trong đoạn.

- Gv nhận xét, tuyên dương h/s - Gv hỏi h/s về nội dung đoạn văn + Bố và hai anh em Nam làm gì?

+ Bố dạy Nam điều gì?

-HS hát -2-3 HS đọc

- H/s viết vào vở tập viết

- H/s đọc thầm và tìm các tiếng có vần iêt, iêu, yêu.

- 4 -5 h/s đọc trơn các tiếng mới, từng nhóm, cả lớp đồng thanh trong đoạn văn.

- H/s gồm 3 câu

- H/s đọc thành tiếng nối tiếp từng câu (mỗi h/s một câu), từng nhóm, cả lớp đọc đồng thanh.

- 2-3 h/s đọc thành tiếng cả đoạn.

- H/s quan sát tranh trả lời các câu hỏi - H/s bố và hai anh em chơi thả diều.

- H/s bố dạy Nam biết cách vừa chạy

(9)

+ Những cánh diều như thế nào?

c. Nói theo tranh (5’)

- Gv hướng dẫn h/s quan sát tranh hình ảnh bầu trời với những sự vật tự nhiên và những sự vật do con người tạo nên nói về Thế giới trên bầu trời trong tranh.

+ Tìm trong tranh những sự vật tự nhiên?

+ Tìm trong tranh những sự vật do con người tạo ra?

- Gv nêu câu hỏi phân hóa:

+ Tìm điểm giống nhau và khác nhau của các nhóm sự vật;

a. Máy bay, diều, chim b. Mặt trăng, mặt trời, vì sao

- Gv gợi ý để h/s tìm được câu trả lời hoàn chỉnh hơn.

- Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương h/s.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

-GV yêu cầu H/s tìm một số từ ngữ có chứa các vần iêt, iêu, yêu và đặt câu với từ ngữ tìm được.

* Củng cố (2’)

- Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên h/s. Khuyến khích h/

s thực hành giao tiếp ở nhà, thực hành tìm hiểu thêm về thế giới trên bầu trời.

vừa kéo căng dây và giật giật để con diều có thể bay cao.

- H/s những cánh diều sặc sỡ, đáng yêu chao liệng trên bầu trời.

- H/s quan sát tranh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- H/s trả lời + Giống nhau:

a. Bay được trên bầu trời.

b.Tỏa sáng trên bầu trời.

+ Khác nhau:

a.Chim tự bay được, các sự vật khác phải có con người hỗ trợ.

b. Mặt trời tỏa sáng vào ban ngày, mặt trăng và các vì sao tỏa sáng vào ban đêm.

- H/s tìm một số từ ngữ có chứa các vần iêt, iêu, yêu và đặt câu với từ ngữ tìm được.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

__________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 65: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng,iêm,yên, iêt, iêu, yêu, cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần ong, ông, ung, ưng,iêc, iên,iêp, iêng,iêm,yên, iêt, iêu, yêu, hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

(10)

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Lửa, mưa và con hổ hung hăng trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện.

Câu chuyện cũng giúp h/s rèn kỹ năng suy luận, đánh giá và ý thức khiêm tốn trong giao tiếp, ứng xử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh, thẻ từ

2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tạo tâm thế cho giờ học. Nên sử dụng các thẻ từ để h/s chia nhóm các sự vật:

Thế giới trong lòng biển,, Thế giới trên bầu trời.

- Gv chia nhóm và cho h/s chơi trò chơi phân loại và gắn thẻ từ lên bảng.

- Gv nhận xét tuyên dương các nhóm.

2.Hoạt động luyện tâp, thực hành 2.1. Đọc tiếng, từ ngữ (10’)

a.Đọc tiếng:

- Đọc tiếng mẫu

+ Gv giới thiệu mô hình tiếng

trong trông khung vừng việc chiên tiếp tiếng nhiệm yến

biết diều yếu

- Gv nhận xét sửa sai, tuyên dương h/s.

b.Đọc từ ngữ:

- Gv cho h/s đọc một số từ ngữ, những từ ngữ còn lại h/s tự đọc ở nhà.

xung phong

hiểu biết

yêu mến

yên tĩnh

tiếng trống xanh

biếc

trùng điệp

khu rừng

khiêm tốn

rong biển - Gv nhận xét sửa sai, tuyên dương h/s 2.2.Đọc đoạn:(10’)

- Gv đọc mẫu và giải thích từ từ ngữ: bao la, cao rộng, mênh mông, sinh sôi, tiếp diễn.

- H/s chơi trò chơi gắn thẻ từ.

- H/s đọc thàng tiếng (cá nhân, nhóm), đồng thanh cả lớp.

- H/s đọc thành tiếng, lớp đọc trơn đồng thanh.

- H/s đọc thành tiếng cả đoạn( theo cá nhân hoặc theo nhóm).

Trái đất của chúng ta vô cùng rộng

(11)

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

* Tìm hiểu nội dung đoạn đọc và trả lời câu hỏi :

+ Trái đất của chúng ta như thế nào?

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự sống?

*GV chốt lại và GD cho HS - Gv nhận xét tuyên dương h/s.

2.3. Tô và viết: (10’)

- Gv quan sát và hỗ trợ cho những h/s gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- Gv nhận xét và sửa bài cho h/s.

lớn. Núi rừng trùng điệp. Đồng xanh bao la. Bầu trời cao rộng.

Biển cả mênh mông. Sự sống không ngừng sinh sôi, nảy nở. Chúng ta cần biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ sự sống trên trái đất này.

-HS trả lời câu hỏi

- HS:Trái đất vô cùng rộng lớn,..

- HS: Chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn để bảo vệ sự sống

- H/s viết vào vở tập viết 1, tập một câu núi rừng trùng điệp

núi rừng trùng điệp

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

______________________________________________

CHÀO CỜ + HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SHDC: TÌM HIỂU VỀ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT.

- HS tích cực làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động.

- Củng cố một số kiến thức đã biết về “ Tìm hiểu và bổn phận của trẻ”

- HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet

- Tiểu phẩm tuyên truyển vể quyển và bổn phận trẻ em;

-Các đạo cụ biểu diễn tiểu phẩm;

2. Học sinh: Tiết mục văn nghệ, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 ’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần nhận xét thi đua.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe

(12)

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu về quyền và bổn phận của trẻ em ”( 18’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu cả lớp hát bài :Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (nhạc: Lê Mây - lời:

Phùng Ngọc Hùng).

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

Bước 1: Tuyên bố lí do tổ chức diễn đàn Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm

*Triển khai hoạt động.

-GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia biểu diễn tiểu phẩm. Khen các em HS tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn văn nghệ, tuyên dương các lớp sôi nổi, nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi trong phần biểu diễn tiểu phẩm tìm hiểu vể quyển và bổn phận của trẻ em.

-Nêu các câu hỏi để kiểm tra HS:

1/ Qua hoạt động “Tìm hiểu quyển và bổn phận của trẻ em” hôm nay, em ghi nhớ được điểu gì?

2/ Em hãy kể một số quyển cơ bản của trẻ em.

3/ Trẻ em có phải thực hiện bổn phận của mình không? Hãy nêu một số bổn phận mà trẻ em phải thực hiện.

-Mời đại diện HS chia sẻ ý kiến, nhắc nhở các em cần thực hiện tốt quyển và bổn phận của mình.

* Tổng kết, dặn dò (2’)

-GV yêu cầu HS vể nhà hỏi thêm bố mẹ và người thân vể quyển và bổn phận của mình.

-HS thực hiện quyển và bổn phận của mình trong học tập và rèn luyện hằng ngày.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS…

- HS hát.

- HS lắng nghe -HS lắng nhge - Lắng nghe

-HS trả lời

-HS chia sẻ

-HS nghe nhận xét, qua đó tự đánh giá bản thân.

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………..

(13)

_______________________________________________________________________

Ngày soạn : 27/11/2021

Ngày giảng : Thứ ba ngày 30/11/2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 65: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần ong, ông, ung, ưng, iêc, iên, iêp, iêng,iêm,yên, iêt, iêu, yêu, cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần ong, ông, ung, ưng,iêc, iên,iêp, iêng,iêm,yên, iêt, iêu, yêu, hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Lửa, mưa và con hổ hung hăng trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện.

Câu chuyện cũng giúp h/s rèn kỹ năng suy luận, đánh giá và ý thức khiêm tốn trong giao tiếp, ứng xử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh, thẻ từ

2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu 5’)

* Khởi dộng :

-Cho HS xem video bài hát

* Ôn bài cũ:

-GV treo 4 tranh câu chuyện : Quạ và đàn bồ câu

-Yêu cầu 4 HS lần lượt kể 4 tranh -Yêu cầu HS nhận xét

-GV nhận xét , đánh giá

-Giới thiệu câu chuyện : Lửa, mưa và con hổ hung hăng

2. Hoạt động khám phá (15’) 2.1. GV Kể chuyện:

a.Văn bản.

Lửa, mưa và con hổ hung hăng Trong khu rừng nọ có một con hổ rất

-HS xem và hát theo

-4 HS lần lượt kể theo tranh -Lắng nghe, nhận xét

-Nghe nhắc lại tên chuyện

(14)

hung hăng. Một hôm, đang đi thì hổ thấy một “con vật” gì đỏ rực cứ nhảy múa bập bùng. Hổ liền quát to:

- Ngươi là con vật gì? Sao ngươi thấy ta mà không cúi chào hả? “Con vật lạ” ấy reo cười thích thú:

- Tôi không phải là con vật, tôi là lửa.

Lửa vừa nói, vừa nhảy múa. Hổ tức quá liền lao vào lửa. Ngay lập tức, hổ thấy bỏng rát ở lưng, ở mặt. Hổ lành quay đầu bỏ chạy lửa chẳng buông tha mà còn đuổi theo hổ. Hổ la lên:“Nóng quá ! Thôi ta thua rồi!” và nhảy ùm xuống dòng nước trước mặt. Nước làm những vết bỏng dịu bớt, nhưng dấu chảy xém trên tấm áo lông vàng thì mãi còn cho đến tận bây giờ. Hổ còn chưa hoàn hồn thì lại thấy cái gì đó lộp độp đập trên lưng mình. Hổ ngơ ngác nhìn quanh và hỏi với giọng cáu bực:

- Đứa nào ném sỏi vào ta đấy?

- Tôi không ném sỏi lên người anh, tôi là mưa.

- Mưa là con vật nào sao ta chưa biết mặt?

Mưa đáp:

- Tôi là nước từ trên trời đổ xuống chứ không phải con vật, anh hổ ngốc nghếch a.!

Hổ gầm lên:

- Mi hỗn thật, dám chê ta ngốc nghếch sao! Ta sẽ cho ngươi biết tay. Chợt nó nhìn thấy hai người thợ săn từ xa đi tới. Hổ sợ quá vội chạy quay đầu chạy trốn. Mưa nói với hổ:

- Đừng sợ. Hãy xem ta đây! Nói rồi mưa trút xuống ào ào. Hai người thợ săn vội vã trở về nhà. Hổ thoát nạn, tự thấy xấu hổ. Từ đó, hổ không còn tính hung hăng như trước nữa.

2.2. Gv kể chuyện, đặt câu hỏi và h/s trả lời.

Lần 1: Gv kể toàn bộ câu chuyện Lần 2: Gv kể từng đoạn và đặt câu hỏi

- H/s theo dõi và nghe câu chuyện.

- H/s nghe

(15)

Đoạn 1: Từ đầu đến cho đến tận bây giờ.

+ Tính tình hổ như thế nào?

+ “Con vật lạ” đầu tiên mà hổ gặp thực ra là gì?

+ Vì sao hổ bị xém lông?

Đoạn 2: Từ Hổ còn chưa hoàng hồn đến Ta sẽ cho ngươi biết tay.

+ Hổ tiếp tục gặp ai?

+ Hổ tưởng mưa làm gì?

+ Mưa nói gì khiến hổ giận dữ?

Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết + Gặp hai người thợ săn, hổ làm gì?

+ Mua làm gì để giúp hổ?

+ Thoát nạn, hổ thế nào?

- Gv tạo điều kiện cho h/s được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

* Học sinh kể chuyện:(10 ’)

- Gv tạo điều kiện cho h/s được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.

- Tùy vào khả năng của h/s và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.

- Gv nhận xét tuyên dương h/s.

4. Hoạt động vận dụng (3’)

-Qua câu chuyện con họ được điều gì ? -GV chốt lại nội dung và GD cho HS

* Củng cố (2’)

- Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên h/s. Khuyến khích h/

s thực hành giao tiếp ở nhà, kể lại câu

- H/s tính tình hổ rất hung hăng.

- Là Lửa

- Vì Hổ tức quá liền lao vào lửa…..

- H/s gặp mưa

- Đứa nào ném sỏi vào ta đấy?

- Tôi là nước từ trên trời đổ xuống chứ không phải con vật, anh hổ ngốc nghếch a.!

- Chợt nó nhìn thấy hai người thợ săn từ xa đi tới. Hổ sợ quá vội chạy quay đầu chạy trốn.

- Mưa nói với hổ:

- Đừng sợ. Hãy xem ta đây! Nói rồi mưa trút xuống ào ào. Hai người thợ săn vội vã trở về nhà.

- Hổ thoát nạn, tự thấy xấu hổ. Từ đó, hổ không còn tính hung hăng như trước nữa.

- H/s kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của giáo viên - Một số h/s kể toàn bộ câu chuyện.

- H/s đóng vai kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện.

- HS trả lời

- H/s ôn lại các vần vừa học trong tuần ong, ông, ung, ưng,iêc, iên,iêp, iêng,iêm,yên, iêt, iêu, yêu.

(16)

chuyện Lửa, mưa và con hổ hung hăng cho người thân nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 66: UÔI – UÔM (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôi, uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu và đoạn có vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

Viết đúng các vần uôi, uôm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôi, uôm.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần uôi, uôm có trong bài học.

Phát triển kĩ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển, suy đoán nội tranh minh họa (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên : Tranh, chữ mẫu 2. Học sinh

- Bộ ghép vần thực hành, SGK, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Cho lớp hát - Ôn lại bài 65

-GV đọc cho HS viết từ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Nhận biết (5’)

- Cho HS QS tranh và trả lời câu hỏi: Em nhìn thấy những gì trong tranh?

- GV nêu nội dung tranh và đọc: Thuyền buồm/ xuôi theo chiều gió.

- GV giới thiệu vần: uôi, uôm. Ghi đầu bài.

2.2. Đọc (17’) a) Đọc vần

- GV đánh vần mẫu: uô-i-uôi; uô-mờ- uôm

- Đọc trơn vần: uôi, uôm - Ghép chữ cái tạo vần - Đọc lại các vần: uôi, uôm

- CL hát 1 bài.

- HS đọc nội dung mục 1 SGK bài 65.

-HS viết bảng con

- HS QS tranh và trả lời.

- HS nghe và đọc theo một số lần.

- HS đọc nối tiếp đầu bài.

- HS đánh vần CN-N-ĐT - HS đọc trơn CN-N-ĐT

- HS tìm chữ cái và ghép vần: uôi, uôm

- HS đọc ĐT 1 số lần.

(17)

- So sánh vần: uôi - uôm

- GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa 2 vần.

b) Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu

- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu xuôi x uôi

xuôi

- Đánh vần, đọc trơn tiếng xuôi.

* Đọc tiếng trong SHS

- GV đưa các tiếng: muối, muỗi, nguội, tuổi; buồm, muỗm, nhuốm, nhuộm.

- Đánh vần và đọc trơn tiếng.

- Ghép chữ cái tạo thành tiếng.

- Y/c HS phân tích các tiếng.

- Đọc những tiếng mới ghép được.

c) Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm.

- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần mới trong mỗi từ ngữ nêu trên.

- Đọc trơn tiếng, từ ngữ.

d) Đọc lại các tiếng, từ ngữ.

- Chỉ bảng cho HS đọc lại toàn bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Viết bảng (8’)

- GV đưa mẫu chữ viết các vần, từ ngữ:

uôi, uôm

- Viết mẫu, HD quy trình viết.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- Quan sát và sửa lỗi cho học sinh.

- Cùng HS nhận xét, chữa lỗi cho HS.

* Tổng kết, nhận xét :

-GV nhận xét giờ học và chuẩn bị bài để học tiết 2

- Giống nhau: Đều có âm uô đứng trước

- Khác nhau: Âm cuối i và m - HS nghe.

- Nhận biết mô hình tiếng xuôi - CN-N-ĐT

- HS đọc thầm.

- CN-N-ĐT.

- Ghép các tiếng có vần uôi, uôm - 1-2 HS phân tích tiếng, nêu lại cách ghép

- CN đọc trơn tiếng mới.

- Quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

- HS nhận biết tiếng chứa vần mới, phân tích, đánh vần tiếng.

- CN-N-ĐT.

- N-ĐT 1 đến 2 lần.

- Quan sát chữ mẫu.

- HS nghe, quan sát và viết trên không.

- HS viết bảng con.

uôi uôm

con suối, quả muỗm -HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 28/11/2021

Ngày giảng : Thứ Tư ngày 01/12/2021

(18)

TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) và không xét trường hợp có cả dấu phép tính cộng và dấu phép tính trừ.

- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 và vận dụng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các thẻ số và phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

2.Hoạt động thực hành, luyện tập (27) Bài 1. Bài này yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề.

- HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ: Với câu a), HS nói: Rổ thứ nhất có 5 quả bí ngô. Rổ thứ hai có 2 quả. Anh Tuấn chở thêm đến 1 quả bí ngô nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bí ngô? Ta có 5 + 2 + 1= ? -- GV hướng dần HS cách tính 5 + 2 + 1

= ?

-HS thực hiện từ trái sang phải 5 + 2

= 7; 7 + 1= 8.

- GV thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả bí ngô hoặc thay tình huống khác) để HS củng cố cách tính, chẳng hạn:

4 + 2 + 1 ;5 + l + l;6 + 2 + l;2 + 2+ l;...

Lưu ý: Giai đoạn đầu khi HS mới làm quen với thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng theo thứ tự từ trái sang phải, GV có thể cho phép HS viết kết quả ở bước trung gian. Sau này, khi HS đã biết cách tính, không nên viết kết quả trung gian nữa mà chỉ viết kết quả cuối cùng.

Với câu b): HS thực hiện và nói với bạn

(19)

cách tính của mình. GV có thể đưa thêm một vài phép tính khác để HS thực hiện.

Bài 2. Yêu cầu HS thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi nêu cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ: Với câu a), HS nói:

Có 8 quả mướp. Lần thứ nhất chị Lan hái 3 quả. Sau đó, chị Lan hái thêm 1 quả nữa.

Hỏi còn lại bao nhiêu quả mướp?

-Ta có 8 - 3 - 1 = ?

- GV hướng dần HS cách tính 8 - 3 - 1 = ? - GV thay đổi tình huống (thay đổi số lượng quả mướp hoặc thay tình huống khác) để HS củng cố cách tính, chẳng hạn:

7 - 3 - 1; 8 - 1 - 1; 8 - 3 - 2; ...

Với câu b): HS thực hiện và nói với bạn cách tính của mình. GV có thê đưa thêm một vài phép tính khác để HS thực hiện.

*Củng cố, dặn dò (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

-HS thực hiện từ trái sang phải: 8-3 = 5; 5-1= 4.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

______________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 66: UÔI – UÔM (Tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng các vần uôi, uôm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôi, uôm.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần uôi, uôm có trong bài học.

Phát triển kĩ năng nói về việc đi lại trên biển. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết cảnh sắc bình minh trên biển, các phương tiện trên biển (thuyền buồm, tàu đánh cá) và các hoạt động trên biển, suy đoán nội tranh minh họa (cánh buồm căng gió, cảnh sắc và các hoạt động lúc bình minh trên biển).

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên : Tranh, chữ mẫu 2. Học sinh

(20)

- Bộ ghép vần thực hành, SGK, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu(5’)

- GV yêu cầu HS hát

-GV yêu cầu HS đọc lại bài tiết 1 2. Hoạt động luyện tập, thực hành a. Viết vở (10’)

- HD HS viết vào vở tập viết.

- GV quan sát và hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn khi viết.

- Nhận xét và sửa lỗi cho một số HS.

b. Đọc đoạn (10’)

- GV đọc mẫu cả đoạn.

- YC HS tìm các tiếng có vần uôi, uôm.

- Đọc trơn các tiếng mới.

- Đoạn đọc gồm có mấy câu?

- YC HS tìm những tiếng được viết hoa? Vì sao?

- Cho HS đọc nối tiếp câu.

- Đọc cả đoạn.

* Trả lời câu hỏi:

- Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào?

- Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó?

- GV chốt lại nội dung bài.

* Đọc bài trong SGK:

- Theo dõi, giúp đỡ.

- Nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (5’)

- Cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi cho HS trả lời.

+ Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh?

+ Tên những phương tiện đó là gì?

+ Theo em, phương tiện nào di chuyển nhanh hơn?

+ Nếu di chuyển trên biển, em chọn phương tiện nào? Vì sao?

- GV kết luận về nội dung tranh.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

-HS hát

-2-3 HS đọc lại bài

- HS viết vào vở tập viết.

uôi uôm

con suối, quả muỗm

- HS theo dõi đọc thầm bằng mắt.

- HS đọc thầm đoạn và tìm các tiếng có vần uôi, uôm.

- CN-N-ĐT

- HS nêu: có 5 câu.

- HS nêu và giải thích.

- Mỗi em đọc 1 câu (1-2 lượt).

- CN-N-ĐT

* HS trả lời:

- Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc.

- Đàn hải âu sải cánh bay liệng trên bầu trời. Xa xa là những cánh buồm căng gió,…

- HS nghe.

* HS đọc mục 2, mục 4.

- HS đọc ĐT 1-2 lần.

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ HS trả lời.

+ Tàu, thuyền buồm, thuyền thúng.

+ Tàu di chuyển nhanh hơn.

+ Chọn tàu để đi trên biển vì nó an toàn.

- HS nghe. Nêu tên chủ đề “Đi lại trên biển”

(21)

- Tìm một số từ ngữ chứa vần uôi, uôm; đặt câu với từ ngữ tìm được.

* Củng cố, dặn dò (2’)

- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh.

- HS tìm các từ chứa vần: uôi, uôm.

Đặt câu với từ vừa tìm được - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 67: UÔC – UÔT (Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôc, uôt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu và đoạn có vần uôc, uôt; hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.

Viết đúng các vần uôc, uôt; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôc, uôt.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần uôc, uôt có trong bài học.

Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: Chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,….Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh.

- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên : Tranh, chữ mẫu

2. Học sinh: Bộ ghép vần thực hành, SGK, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Cho lớp hát - Ôn lại bài 66

-GV đọc cho HS viết bảng con từ: dòng suối

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Nhận biết (5’)

- Cho HS QS tranh và trả lời câu hỏi:

Em nhìn thấy những gì trong tranh?

- GV nêu nội dung tranh và đọc: Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà.

- GV giới thiệu vần: uôc, uôt. Ghi đầu bài.

2.2. Đọc (17’)

- CL hát 1 bài.

- HS đọc nội dung mục 1 và mục 4 SGK bài 66.

-HS viết bảng: dòng suối

- HS QS tranh và trả lời.

- HS nghe và đọc theo một số lần.

- HS đọc nối tiếp đầu bài.

(22)

a) Đọc vần

- GV đánh vần mẫu: uô-cờ-uôc; uô-tờ- uôt

- Đọc trơn vần: uôc, uôt - Ghép chữ cái tạo vần - Đọc lại các vần: uôc, uôt - So sánh vần: uôc, uôt

- GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa 2 vần.

b) Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu

- Giới thiệu mô hình tiếng mẫu buộc b uôc

buộc

- Đánh vần, đọc trơn tiếng buộc.

* Đọc tiếng trong SHS

- GV đưa các tiếng: cuốc, luộc, ruốc, thuộc; buốt, muốt, ruột, tuột.

- Đánh vần và đọc trơn tiếng.

- Ghép chữ cái tạo thành tiếng.

- Y/c HS phân tích các tiếng.

- Đọc những tiếng mới ghép được.

c) Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột.

- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần mới trong mỗi từ ngữ nêu trên.

- Đọc trơn tiếng, từ ngữ.

d) Đọc lại các tiếng, từ ngữ.

- Chỉ bảng cho HS đọc lại toàn bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Viết bảng (8’)

- GV đưa mẫu chữ viết các vần, từ ngữ:

uôc, uôt

- Viết mẫu, HD quy trình viết.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- Quan sát và sửa lỗi cho học sinh.

- Cùng HS nhận xét, chữa lỗi cho HS.

- HS đánh vần CN-N-ĐT - HS đọc trơn CN-N-ĐT

- HS tìm chữ cái và ghép vần: uôc, uôt - HS đọc ĐT 1 số lần.

- Giống nhau: Đều có âm uô đứng trước - Khác nhau: Âm cuối c và t

- HS nghe.

- Nhận biết mô hình tiếng buộc - CN-N-ĐT

- HS đọc thầm.

- CN-N-ĐT.

- Ghép các tiếng có vần uôc, uôt

- 1-2 HS phân tích tiếng, nêu lại cách ghép

- CN đọc trơn tiếng mới.

- Quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

- HS nhận biết tiếng chứa vần mới, phân tích, đánh vần tiếng.

- CN-N-ĐT.

- N-ĐT 1 đến 2 lần.

- Quan sát chữ mẫu.

- HS nghe, quan sát và viết trên không.

- HS viết bảng con.

uôc uôt

ngọn đuốc, con chuột

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

(23)

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 29/11/2021

Ngày giảng : Thứ năm ngày 02/12/2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 67: UÔC – UÔT (Tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng các vần uôc, uôt; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôc, uôt.

- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm đi dự sinh nhật bạn như: Chuẩn bị quà đi dự sinh nhật bạn, nói lời chúc mừng sinh nhật bạn,….Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những sự vật, hoạt động liên quan đến những sinh hoạt thường nhật trong gia đình, sự chăm sóc, tình cảm mẹ con qua việc quan sát tranh.

- Cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm giữa mẹ và con và sự chăm sóc của mẹ đối với con qua đoạn văn đọc và hình ảnh trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên : Tranh, chữ mẫu

2. Học sinh: Bộ ghép vần thực hành, SGK, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

-GV y/c HS hát một bài

-GV y/c HS đọc lại bài tiết 1

2. Hoạt động luyện tâp, thực hành a. Viết vở (10’)

- HD HS viết vào vở tập viết.

- GV quan sát và hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn khi viết.

- Nhận xét và sửa lỗi cho một số HS.

b. Đọc đoạn (10’)

- GV đọc mẫu cả đoạn.

- YC HS tìm các tiếng có vần uôc, uôt.

- Đọc trơn các tiếng mới.

- Đoạn đọc gồm có mấy câu?

- YC HS tìm những tiếng được viết hoa? Vì sao?

- Cho HS đọc nối tiếp câu.

- Đọc cả đoạn.

* Trả lời câu hỏi:

- Mẹ cho Hà đi đâu?

- Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui?

- Hà mặc gì khi đi chơi?

- Theo mẹ Hà, khi đi chơi cần phải

-HS hát -2 -3 HS đọc

- HS viết vào vở tập viết.

uôc uôt

ngọn đuốc, con chuột

- HS theo dõi đọc thầm bằng mắt.

- HS đọc thầm đoạn và tìm các tiếng có vần uôc, uôt.

- CN-N-ĐT

- HS nêu: có 5 câu.

- HS nêu và giải thích.

- Mỗi em đọc 1 câu (1-2 lượt).

- CN-N-ĐT

* HS trả lời:

- Mẹ cho Hà đi công viên.

- Thích thú và háo hức.

- Hà mặc váy trắng, đi giày màu hồng.

- Khi đi chơi cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự.

(24)

ăn mặc như thế nào?

- GV chốt lại nội dung bài.

* Đọc bài trong SGK:

- Theo dõi, giúp đỡ.

- Nhận xét, tuyên dương.

c. Nói theo tranh (5’)

- Cho HS quan sát tranh, đặt câu hỏi cho HS trả lời.

+ Các em nhìn thấy những ai và những gì trong bức tranh?

+ Các bạn ấy đang làm gì?

+ Em đã bao giờ làm những việc đó chưa?

+ Khi làm việc đó, em cảm thấy như thế nào?

- GV kết luận về nội dung tranh.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- Tìm một số từ ngữ chứa vần uôc, uôt; đặt câu với từ ngữ tìm được.

8. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên học sinh.

- HS nghe.

* HS đọc mục 2, mục 4.

- HS đọc ĐT 1-2 lần.

- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ HS trả lời.

+ Bạn Nam đang gói quà, bạn Hà viết thiệp chúc mừng sinh nhật.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS nghe. Nêu tên chủ đề “Chuẩn bị đi sinh nhật”.

- HS tìm các từ ngữ chứa vần: uôc, uôt.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...…….

_________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 67: UÔN UÔNG ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và đọc đúng các vần uôn, uông; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần uôn, uông; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng các vần uôn, uông; viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần uôn, uông.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uôn, uông có trong bài học.

Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Mưa và nắng như: chuẩn bị đồ dùng khi đi dưới trời mưa, chuẩn bị đồ dùng khi đi dưới trời nắng...Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết sự vật, hiện tượng thời tiết thay đổi trong thiên nhiên liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Trời mưa mây đen, trời tối sầm, chuồn chuồn bay thấp sát mặt đất, trời nắng bầu trời cao, trong xanh có mặt trời...

- Giáo dục ý thức tự phục vụ bản thân và nhắc nhở mọi người xung quanh:Trời mưa em không chạy ra ngoài, Khi đi có mưa phải dừng lại trú, che ô, mặc áo mưa để không bị ướt. Trời nắng phải đội mũ, nón,áo chống nắng khi đi ra ngoài.

(25)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, bảng tương tác, tranh, bộ đồ dùng, chữ mẫu.

- HS: Sách giáo khoa, bộ chữ Tiếng Việt, bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5'

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đi chợ” để ôn lại các vần đã học và tạo tâm thế cho giờ học.

2. Nhận biết: 5'

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

? Em thấy gì trong tranh?

- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV giới thiệu các vần mới uôn, uông. Viết tên bài lên bảng.

3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ: 15' . Đọc vần

* Vần uôn:

+ Đánh vần

- GV đánh vần mẫu

- HS đánh vần ( cá nhân, nhóm, đồng thanh)

+ Đọc trơn

- HS đọc trơn ( cá nhân, nhóm, đồng thanh) + Ghép chữ cái tạo vần

- HS ghép vần uôn trên bảng cài - HS nêu cách ghép vần uôn

* Vần uông ( Tiến hành tương tự như uôn) - So sánh các vần

+ GV yêu cầu HS tìm điểm giống và khác nhau giữa vần uôn - uông

- Hs chơi

- Chuồn chuồn bay ở luống rau.

- Chuồn chuồn bay qua các luống rau.

Bài 68: uôn, uông

uô – n - uôn

uôn

(26)

+ GV yêu cầu HS nêu lại các vần vừa học b. Đọc tiếng: 5'

- Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng buộc.

+ GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn tiếng chuồn.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau . Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

+ Đọc trơn tiếng: Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.

+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần.

Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần uôn hoặc uông.

+ HS nêu tiếng vừa ghép được – GV ghi bảng.

+ GV yêu cầu 1 -2 HS phân tích tiếng hoặc nêu cách ghép,

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ: 5'

- GV lần lượt đưa ( vật thật) tranh minh hoạ cho từng từ ngữ.

Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ:

+ GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, + GV cho từ xuất hiện dưới tranh

+ Nhận biết tiếng chứa vần mới

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng, đọc trơn tử .

- Giống nhau: Đều có âm uô đứng trước.

Khác nhau ở âm đứng sau: n, ng

- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, đồng thanh)

khuôn muốn muộn nguồn buồng luống thuổng vuông

+ HS ghép: luôn, cuộn, tuôn, huống, muống, cuống...

+ HS đọc tiếng vừa ghép được.

ch uôn chuồn

(27)

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc.

- 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Lớp đọc đồng thanh.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng

- GV đưa mẫu chữ viết các vần uôn, uông.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần uôn, uông

- HS viết vào bảng con: uôn, uông (chữ cỡ vừa).

- Hướng dẫn viết từ: cuộn chỉ, buồng chuối ( quy trình tương tự).

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

cuộn chỉ buồng chuối quả chuông

- HS nói - HS quan sát

- HS phân tích và đánh vần

- Hs nêu độ cao các con chữ trong vần

TIẾT 2 5. Viết vở: 15'

- HS nêu nội dung bài viết

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV yêu cầu HS viết vào vở uôn, uông, cuộn chỉ, buồng chuối.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

- 1- 2 HS đọc: uôn, uông

cuộn chỉ, buồng chuối.

(28)

6. Đọc đoạn: 13'

- GV đọc mẫu cả đoạn .

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần uôn, uông

- HS đọc tiếng mới ( cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. (Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS đọc cả đoạn ( Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc:

+ Nhìn tranh con thấy quang cảnh bầu trời thế nào?

+ Quang cảnh bầu trời sắp mưa có hiện tượng gì?

+ Mưa tạnh bầu trời thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh: 5'

- GV yêu cầu HS nói nêu tên chủ điểm - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

+ Quan sát tranh bên trái em thấy bầu trời thế nào?

+ Khi đi dưới trời mưa em cần phải làm gì?

+ Quan sát tranh bên trái em thấy bầu trời thế nào?

+ Khi đi dưới trời nắng em cầm phải làm gì?

- GV và HS thống nhất nội dung tranh.

- Yêu cầu HS TLN2 để chia sẻ về những việc tự mình cần phải làm và chuẩn bị khi đi dưới trời mưa, trời nắng.

- Vài nhóm chia sẻ trước lớp. Sau đó, đóng vai theo tình huống đang đi học trời đổ mưa

- chuồn chuồn, cuốn, xuống, cuống,

+ Bầu trời sắp mưa.

+ Chuồn chuồn bay thấp + Bầu trời đen kịt.

+ Gió thổi mạnh, mưa rào rào.

+ Những hạt mưa đọng trên các cuống lá.

+ Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ..

- Mưa và nắng.

- HS tham gia TLN.

- HS theo dõi.

(29)

to. nắng to thì làm thế nào?

- GV và cả lớp nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ : Khi thời tiết thay đổi em cần giữ gìn sức khỏe. trời mưa, trời nắng không tự ý chạy ra ngoài nô đùa. Khi đi dưới trời mưa cần che ô, mặc áo mưa. khi đi dưới trời nắng phải đội nón, mũ, mặc áo chống nắng.

Để phòng bệnh dịch em cần thực hiện tốt 5K thường xuyên đeo khẩu trang trừ lúc ăn ngủ và khi ở nhà.

* Củng cố: 2'

- HS nhắc lại tên bài học

- Tìm một số từ ngữ có chứa vần uôn, uông và đặt câu với từ ngữ vừa tìm được,

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS lắng nghe.

-Trời mưa: Che ô, mặc áo mưa.

- Trời nắng: đội mũ nón, áo chống nắng.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn : 30/11/2021

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 03/12/2021

TOÁN LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 10.

- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giãi quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV:

- Các thẻ phép tính như ở bài 1 để HS chơi trò chơi tính nhẩm.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

2.HS :VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu : (5’)

(30)

- Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

- Hs tham gia chơi.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập: (22’) Bài 3

- Trước hết HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng.

- Sau đó HS làm tính với trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ.

- Cho HS nói cách thực hiện trong từng hợp.

- Cho HS tự nêu thêm ví dụ tương tự đố bạn thực hiện.

- HS thực hiện.

Bài 4. Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.

* Ở bức tranh thứ nhất:

- Có 4 con chim ở tốp thứ nhất đang đậu trên cây. Có 3 con chim ở tốp thứ hai bay đến. Tiếp tục có 3 con chim ở tốp thứ ba bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?

- Hs trả lời.

- Ta có 4 + 3 + 3 = 10. Vậy có tất cả 10 con chim.

* Ở bức tranh thứ hai:

- Có 9 con vịt. Đầu tiên có 2 con bơi đi.

Tiếp tục có 4 con bơi đi. Còn lại bao nhiêu con vịt đang ở trên bờ?

- Hs trả lời.

- Ta có 9 - 2 - 4 = 3. Vậy còn lại 3 con vịt đang ở trên bờ.

3. Hoạt động vận dụng: (5’)

- GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến việc thực hành tính trong trường hợp có liên tiếp 2 dấu phép tính cộng hoặc có liên tiếp 2 dấu phép tính trừ, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS chia sẻ trước lớp.

*Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Hs trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

……….

____________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong giai đoạn trứng, hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển, phân hóa các cơ quan để tạo thành ấu trùng non.. - Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Khi những

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần em, êm, im, um có trong bài học; ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý trong tranh Giúp bạn; kỹ năng quan sát, nhận

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần em, êm, im, um có trong bài học; ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý trong tranh Giúp bạn; kỹ năng quan sát, nhận

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uân, uât có trong bài học; Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đón Tết được gợi ý trong tranh; kỹ năng quan

D. Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh sân trường xong rồi mới đi chơi... Hùng và Hải cùng các bạn trai rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần em, êm, im, um có trong bài học; ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý trong tranh Giúp bạn; kỹ năng quan sát, nhận

Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần uân, uât có trong bài học; Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đón Tết được gợi ý trong tranh; kỹ năng quan

(Bạn sẽ đi dự tiệc sinh nhật Nam phải không?) Nam's birthday party.. It was