• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiến thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kiến thức"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 10 I. MỤC TIÊU

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử thế giới cổ đại học kì I, lớp 10 so với yêu cầu của chương trình. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá mình trong việc học tập thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo .

- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.

1. Kiến thức:

- HS nắm được thành tự văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây

- So sánh được các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị.

- HS nắm được sự thịnh trị về kinh tế, chính trị thời Đường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, giải thích và đánh giá vấn đề lịch sử.

II. HÌNH THỨC: Tự luận.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

TÊN CHỦ ĐỀ

NHẬN BIẾT THÔNG

HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

TN TL TN TL TN TL

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây

Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại PT

So sánh các quốc gia cổ đại PĐ và PT Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

câu: Số

điểm Số

Số câu:1

Số điểm: 4

câu Số

điểm: Số

Số câu:

điểm: Số

câu:1 Số

điểm: 4 Số

Số câu:2 8 điểm

=80%

2. Trung Quốc thời phong

Sự thịnh trị về

(2)

kiến kinh tế, chính trị thời Đường Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

câu: Số

điểm: Số

câu:1 Số

điểm: Số 2

Số câu Số điểm:

Số câu: 1 2 điểm

=20%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

Số câu: 1 Số điểm: 4

40 %

Số câu: 1 Số điểm: 2

20 %

Số câu:1 Số điểm: 4

40 %

Số câu:3 Số điểm :10

100%

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I Môn : Lịch Sử 10

Thời gian : 45 phút Đề ra:

Câu 1. Hãy trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây? (4 đ) Câu 2. Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường. (2 đ)

Câu 3. Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây với các nội dung: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. (4 đ)

(3)

IV. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ LỚP 10

TT Hướng dẫn chấm Biểu điểm

Câu 1

- Lịch và chữ viết:

+ Dương lịch chia 1 năm có 365 ngày và ¼, chính xác hơn

+ Hệ chữ cái RôMa gồm 26 chữ cái, hoàn chỉnh đơn giản và linh hoạt, được dùng phổ biến đến ngày nay.

- Sự ra đời của khoa học

+ Đã đạt tới trình độ khái quát hoá và trừu tượng hoá, trở thành nền tảng của khoa học.

+ Một số nhà khoa học nổi tiếng: Talét, Pitago(Toán học), Ác si met, Hêrôđốt....

- Văn học

+ Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học:

tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch.

+ Một số tác phẩm và nhà thơ nổi tiếng: Iliát và Ôđixê, Xaphơ(nàng thơ thứ mười), Etxin...

- Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc và hội hoạ

+ Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và độc đáo.

+ Kiến trúc: đền Pác tê nông, đấu trường Cô li dê...

+ Điêu khắc: lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atêna, tượng thần Dớt..

1 đ 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ

Câu 2

* kinh tế.

- Nông nghiệp: thực hiện chính sách quân điền, và chế độ tô – dung - điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: bước vào giai đoạn thịnh đạt. Có các phường hội xuất hiện. Xưởng thủ công( tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.

- Ngoại thương: Phát triển đường biển và hình thành “con đường tơ lụa ”

* Chính trị:

- Từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Lập thêm chức Tiết độ sứ ( là những thân tộc và công thần đi cai trị vùng biên cương).

- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử ( con em địa chủ).

1 đ 0.5 đ 0.25 đ

0.25 đ 1 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ

(4)

Câu 3

Nội dung Phương Đông Phương Tây

ĐKTN

- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi

+ Thuận lợi: đất đai phù sa mầu mỡ + Khó khăn: dễ bị lũ lụt

-Ven Địa Trung Hải gồm nhiều đảo và bán đảo

+ Thuận lợi: trong giao thông đường biển

+ Khó khăn: đất đai ít khô cằn

Kinh tế

Nông nghiệp là chủ yếu

Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Chính trị Chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu

Theo thể chế dân chủ cổ đại tiêu biểu là thành bang Aten Xã hội

Gồm 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

Gồm 3 tầng lớp: Chủ nô, bình dân và nô lệ

1 đ

1 đ

1 đ 1 đ

KIỂM TRA HỌC KỲ I . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian: 45 phút ĐỀ CHẴN:

Câu 1: (3 điểm) Trình bày sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

Câu 2: (3 điểm) Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa phong kiến như thế nào?

Câu 3: (4 điểm) Vì sao ở thời hậu kỳ trung đại lại có các cuộc phát kiến địa lí? Hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và hệ quả của nó ở thời hậu kỳ trung đại?

SỞ GD – ĐT ĐẮK LẮK

Trường THPT Buôn Đôn. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian: 45 phút ĐỀ LẺ

Câu 1: (3 điểm) Trình bày những nét tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến? Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này?

(5)

Câu 2: (3 điểm) Trình bày nguồn gốc, hoạt động, vai trò của các thành thị trung đại ở Châu Âu?

Câu 3: (4 điểm) Tại sao vào thời hậu kỳ trung đại quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Châu Âu? Trình bày ngắn gọn các cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp Tư sản chống lại giai cấp phong kiến trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng?

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 10 Môn: Lịch Sử

ĐỀ CHẴN Câu 1: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,5 điểm

*Sự hình thành.

- Từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

* Sự phát triển.

- Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầy thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia Đông Nam Á:

+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

+ Thế kỷ XIV thống nhất lập vương quốc Thái.

+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

* Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:

+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

(6)

Câu 2: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,25 điểm

0,5 điểm

* Khái niệm lãnh địa phong kiến

- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.

- Lãnh Địa phong kiến là khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần…..

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.

+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

0,75 điểm

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập do lãnh chúa cai quản như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng...

Câu 3: (4 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,5 điểm * Nguyên nhân:

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

0,5 diểm * Điều kiện:

- Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

* Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

-Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong các cuộc phát kiển địa lý.

+ Năm 1487 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng….

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498)….

+ Tháng 8-1492 Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ…..

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1522)…..

(7)

0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

* Hệ quả của phát kiến địa lý:

 đựơc coi là “cuộc cách mạng thực sự” trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

+ Lần đầu tiên con người biết được hình ảnh chính xác của Trái đất (hình cầu).

+ Đem lại cho con người hiểu biết về những vùng đất mới, con đường mới, dân tộc mới.

+ Thị trường thế giới được mở rộngthúc đẩy ngành thương mại thế giới phát triển

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 10 Môn: Lịch Sử

ĐỀ LẺ

Câu 1: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0, 25 điểm

0, 25 điểm 0, 5 điểm

0, 25 điểm

* Văn Hoá Campuchia: Cam-pu-chia xây dựng được một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo:

- Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Văn học dân gian và văn học viết phát triển với nhiều thể loại:

Truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ… phản ánh tình cảm của con người với thiên nhiên, đất nước…

- Kiến trúc: Gắn chặt với các tôn giáo nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co

0, 25 điểm 0, 25 điểm

* Văn hoá Lào:Lào xây dựng được một nền văn hoá riêng, giàu bản sắc dân tộc.

- Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết

(8)

0, 25 điểm 0, 25 điểm

của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.

- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luông ở Viêng Chăn.

0,75 điểm

* Giải thích:

- Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 2: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,5 điểm * Nguyên nhân ra đời:

- Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Thị trường buôn bán tự do.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

0,5 điểm * Sự ra đời: Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

0,5 điểm * Hoạt động của thành thị:

- Cư dân: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Hoạt động dưới hình thức phường hội, hàng năm còn tổ chức các hôi chợ. Họ còn thành lập các thương đoàn để buôn bán.

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

* Vai trò thành thị:

- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

- Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền hình thành chế độ phong kiến tập quyền là cơ sở để thống nhất quốc gia, dân tộc

- Mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu, Tạo điều kiện mở mang tri thức cho con ngưòi dẫn đến sự ra đời của các trường đại học lớn ở Châu Âu.

Câu 3: (4 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,25 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

* Nguyên nhân nảy sinh chủ nghĩa tư bản

- Quá trình tích luỹ ban đâu: Là quá trình tập trung vốn vào tay 1 số ít người, tước đoạt TLSX của nhân dân (nông dân)  người làm thuê - Biện pháp:

+ Tầng lớp quí tộc, thương nhân tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

+ Giai cấp tư sản còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành

(9)

các đồn điền.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm

Các cuộc đấu tranh đầu tiên

*Văn hóa phục hưng - Nguyên nhân:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

+ Con người bước đầu nhận thức được bản chất của thế giới.

- Nội dung:

+ Lên án nghiêm khắc giáo hội Kitô, tấn công trật tự xã hội Phong Kiến, đề cao tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

- Thành tựu:

+ Có những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự phát triển về văn học hội họa.

- Ý nghĩa:

Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên mặt trận văn hóa tư tưởng của GCTS chống lại GCPK.

* Cải cách tôn giáo - Nguyên nhân:

+ Sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

- Nét chính về phong trào:

+ Diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ, sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ.

- Đặc điểm:

+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thủy.

+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn III. THIẾT LẬP MA TRẬN

TÊN CHỦ ĐỀ

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG

CỘNG

Thấp cao Thấp cao Thấp cao

1. Các nước

Những nét tiêu

Điều gì thể hiện tính sáng

(10)

Đông Nam Á

biểu của văn hoá Campuch ia và Lào

thời phong

kiến

tạo trong văn hoá của hai quốc gia này

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

: Số

câu:2/3 điểm:2 Số

Số câu:

điểm: Số

câu:1/3 Số

điểm:1 Số

Số câu:1 3 điểm

=30%

2. Tây Âu thời trung đại.

Thế nào là lãnh địa phong kiến

Vì sao ở thời hậu kỳ trung đại lại có các cuộc phát kiến địa lí

Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa

Các cuộc phát kiến địa lý lớn

hệ quả của nó

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

Số câu:1/3 điểm:o,75 Số

Số câu:1/3

điểm: 1 Số

câu:2/3 Số

điểm:2,Số 25

câu:1/3 Số

Số điểm:

1,25

câu:1/3 Số

Số điểm:1, 75

Số câu: 2 7 điểm

=70%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

Số câu: 1/3+1/3 Số điểm: 1,75

10,75 %

Số câu:

2/3+1/3+2/3 Số điểm:5,5

50,5 %

Số câu:1 /3+1/3 Số điểm:2,75

20,75 %

Số câu:3 Số điểm

:10 100%

. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian: 45 phút ĐỀ RA:

(11)

Câu 1:(3 điểm) Trình bày những nét tiêu biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến? Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá của hai quốc gia này?

Câu 2:(3 điểm) Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa phong kiến như thế nào?

Câu :(4 điểm) Vì sao ở thời hậu kỳ trung đại lại có các cuộc phát kiến địa lí? Hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn và hệ quả của nó ở thời hậu kỳ trung đại?

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI 10 Môn: Lịch Sử

Câu 1: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0, 25 điểm

0, 25 điểm 0, 5 điểm

0, 25 điểm

* Văn Hoá Campuchia: Cam-pu-chia xây dựng được một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo:

- Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Văn học dân gian và văn học viết phát triển với nhiều thể loại:

Truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ… phản ánh tình cảm của con người với thiên nhiên, đất nước…

- Kiến trúc: Gắn chặt với các tôn giáo nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co

0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm

* Văn hoá Lào:Lào xây dựng được một nền văn hoá riêng, giàu bản sắc dân tộc.

- Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.

- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luông ở Viêng Chăn.

0,75 điểm

* Giải thích:

- Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 2: (3 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,25 điểm

0,5 điểm

* Khái niệm lãnh địa phong kiến

- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.

- Lãnh Địa phong kiến là khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần…..

(12)

0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.

+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

0,75 điểm

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập do lãnh chúa cai quản như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng...

Câu 3: (4 điểm)

Thang Điểm Nội dung kiến thức học sinh cần trình bày 0,5 điểm * Nguyên nhân:

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

0,5 diểm * Điều kiện:

- Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

0,25 điểm 0,25 điểm

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

* Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

-Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong các cuộc phát kiển địa lý.

+ Năm 1487 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng….

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498)….

+ Tháng 8-1492 Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ…..

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1522)…..

0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

* Hệ quả của phát kiến địa lý:

 đựơc coi là “cuộc cách mạng thực sự” trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

+ Lần đầu tiên con người biết được hình ảnh chính xác của Trái đất (hình cầu).

+ Đem lại cho con người hiểu biết về những vùng đất mới, con đường mới, dân tộc mới.

(13)

0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

+ Thị trường thế giới được mở rộngthúc đẩy ngành thương mại thế giới phát triển

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điểm khác nhau giữa quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. THẢO

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây - Thời gian: Khoảng đầu thiên?. niên kỷ I TCN, 2 quốc gia Hy Lạp và Rô-ma

385 ngày Câu 8: Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành từ thời gian nào.. Thiên niên kỷ

b, Những yếu tố văn hóa nào của các quốc gia của gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma ảnh hưởng tới sự phát triển của văn hóa nhân

Sự hình thành các quốc gia cổ đạia. Văn hóa

Điểm khác nhau giữa quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. THẢO

Hình thái nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây. có gì khác so với các quốc gia cổ đại

Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ.. Tiết 4