• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 3 Ngày soạn: 17/9/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?

Đọc: Em có xinh không? (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc. Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

- HSKT: Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Các bức tranh thể hiện điều gì?

+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?

+ Em thích được khen về điều gì nhất?

- GV dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Đọc văn bản. (30 phút)

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê).

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.

+ Đoạn 2: Phần còn lại

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- Thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- Đọc thầm.

(2)

___________________________

Ngày soạn: 17/9/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang.Trả lời được các câu hỏi của bài.Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.

- Biết mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

* HSKT: Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học. Trả lời được các câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Mở đầu: (5’)

- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS:

+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen?

+ Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen?

- GV dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

(25’)

- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi

- Cả lớp hát và vận động theo bài hát.

- HS chia sẻ ý kiến.

- Hs ghi đầu bài.

- HS theo dõi

- Hs lắng nghe.

- Hát và vận động theo bài hát.

- Theo dõi

- Lắng nghe.

(3)

đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ...

à...; Mẹ... ờ... bảo.).

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang.

- HDHS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầuđến mình thích + Đoạn 2: Tiếp theo đến thế là được rồi đấy!

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trước lớp, lúng túng, sáng nay...

- HD HS đọc câu dài: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/

“Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.

- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV giải thích thêm nghĩa của một số từ: tự tin, giao tiếp.

Tiết 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

(10’)

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.13.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Hs theo dõi.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm ba.

- HS theo dõi

- Hs đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1:Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.

C2: Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế

C3: Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang;

- Theo dõi.

- Đọc nối tiếp.

- Đọc theo nhóm ba.

- Theo dõi.

- Thực hiện cùng

- Theo dõi bạn đọc - Chia sẻ ý kiến hoàn thiện bài 1

(4)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động luyện tập thực hành: (20’)

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc lời của nhân vật Quang.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.28.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.13.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.

- Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: (5’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Quang rất cố gắng.

C4: HS chia sẻ - Hs lắng nghe.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu: Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?.

Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang

- Hs lắng nghe.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- Theo dõi bạn đọc

- Đọc yêu cầu trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2

- Đọc yêu cầu trả - Nhận xét bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

...

________________________________________

MÔN: TOÁN

Tiết 13: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 ( T1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(5)

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách nhẩm hoặc tách số.Hình thành được bảng cộng có nhớ. Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

* HSKT: Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách nhẩm hoặc tách số. Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HSKT 1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Có 8 bạn đang chơi nhảy dây. Sau đó có thêm 3 bạn nữa muốn đến xin chơi. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn tham gia chơi nhảy dây?

GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+ Có bao nhiêu bạn đang chơi nhảy dây?

+ Có thêm bao nhiêu bạn đến tham gia chơi cùng?

+ Vậy muốn biết tất cả có bao nhiêu bạn tham gia chơi nhảy dây ta làm phép tính gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu kết quả phép tính 8 + 3

- HS hát

- HS quan sát tranh

+ Các bạn đang chơi nhảy dây.

+ Có 8 bạn đang chơi nhảy dây.

+ Có thêm 3 bạn đến tham gia chơi

+ HS nêu: 8 + 3 - HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

- Hát - Quan sát tranh

- Thảo luận nhóm.

(6)

- Gvnx kết hợp vào bài.

2. Hoạt dộng hình thành kiến thức (15p)

- GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 8 + 3 bằng cách đếm thêm.

- GV yêu cầu hs lấy các chấm tròn và thực hiện theo mình

+ Nêu: Có 8 chấm tròn, đồng thời gắn 8 chấm tròn lên bảng.

- GV tay lần lượt chỉ vào các chấm tròn, miệng đếm 9, 10, 11.

- Vậy 8 + 3 =?

- Muốn tính 8 + 3 ta đã thực hiện đếm thêm như thế nào?

- GV chốt ý: Muốn tính 8 + 3 ta thực hiện đếm thêm 3 bắt đầu từ 8.

- Yêu cầu hs sử dụng chấm tròn để tính

8 + 5

- Gọi 2, 3 hs thực hiện tính bằng cách đếm thêm trước lớp.

- Hs thực hiện một số phép tính khác và ghi kết quả vào nháp:

9 + 4, 7 + 5

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (8p)

Bài 1

- Yêu cầu hs làm bài

- Gọi hs chữa miệng

- Hỏi: Muốn tính 8 + 4 ta bắt đầu

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV - Hs lấy 8 chấm tròn - Hs thao tác trên các chấm tròn của mình, tay chỉ, miệng đếm 9,10, 11.

- Hs trả lời: 8 + 3 = 11 - 2, 3 hs trả lời

- Hs đếm chấm tròn tìm kết quả 8 + 5

- Hs thực hành tính - HS làm một số VD:

9 + 4 = 13, 7 + 5 = 12

-HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs tự nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách đếm thêm

- Hs nêu kết quả - Hs khác nhận xét

- Lắng nghe.

- Lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV.

- Thao tác trên các chấm tròn của mình.

- Đếm chấm tròn tìm kết quả 8 + 5

- Xác định yêu cầu bài tập.

- Nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách đếm thêm

(7)

đếm thêm 4 từ mấy?

- Tương tự với 9 + 3

*Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách “đếm thêm”.

Bài 2

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài -Yêu cầu hs làm bài vào vở - Chiếu bài và chữa bài của hs

- Gọi hs nêu cách tính từng phép tính

-Yêu cầu hs thực hành đếm tiếp trong đầu tìm kết quả

- Gọi hs chữa bài nối tiếp

- Chốt lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 bằng cách đếm tiếp

4. Hoạt dộng vận dụng (5p) - Yêu cầu hs nêu đề toán - Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp - Gọi hs chữa miệng

- Nhận xét bài làm của hs

* Củng cố- dặn dò (2p)

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa”

- Khen đội thắng cuộc

-Dặn hs tìm hỏi ông bà, bố mẹ xem còn cách nào khác để thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 không để tiết sau chia sẻ với cả lớp.

- Hs trả lời; Đếm thêm 4 bắt đầu từ 8.

- Đếm thêm 3 bắt đầu từ 9

- Hs lắng nghe và ghi nhớ

- Hs nêu đề toán - Hs làm bài vào vở - Hs nhận xét bài của bạn

- Hs nêu cách tính

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- Hs tính nhẩm

- Hs chữa bài nối tiếp - Hs lắng nghe và ghi nhớ

- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép cộng.

- Hs đọc đề - Hs trả lời

- Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

-Hs tham gia trò chơi

- Hs lắng nghe

- Đếm thêm 3 bắt đầu từ 9 - Lắng nghe

- Nêu đề toán - Làm bài vào vở

- Đổi chéo vở chữa bài.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Đọc đề - Trả lời

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

___________________________________

(8)

Ngày soạn: 17/9/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021

_____________________________________

MÔN TIẾNG VIỆT

BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (TIẾT 3) Viết: Một giờ học

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

* HSKT: Viết được 3 câu trong đoạn chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Hoạt động Mở đầu (3')

- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS:

+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen?

- GV dẫn dắt vào bài.

2.Hoạt động Hình thành kiến thức: (24 phút)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết

- HS vận động theo bài hát

- HS trả lời.

- HS theo dõi - 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- Vận động theo bài hát

- Trả lời.

- Theo dõi - Theo dõi

- Luyện viết

(9)

sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (8 phút)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/

tr.14.

- GV chữa bài, nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng (1p) - Về nhà viết lại bài.

- GV nhận xét giờ học.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

bảng con - Viết bài.

- Đổi vở soát lỗi.

- Theo dõi

- Làm bài đổi chéo KT.

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

_________________________________

MÔN TIẾNG VIỆT

BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (TIẾT 4)

Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm. Ghép các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm; đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.

- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm.

- Rèn kĩ năng đặt câu miêu tả người, tả vật.

* HSKT: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm. Ghép các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Hoạt động Mở đầu (3p)

- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Chú thỏ con

- Chú thỏ con có những điểm gì nổi bật đáng yêu?

- GV nhận xét vào bài

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS chia sẻ

- Hát và vận động theo bài hát.

(10)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức: (15 phút)

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Những từ ngừ nào dưới đây chỉ đặc điểm?

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.14.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành(15 phút)

* Hoạt động 2: Ghép các từ ngữ ở bài 1 tạo thành câu chỉ đặc điểm.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu chỉ đặc điểm.

- YC làm vào VBT tr.14.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 2: Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng (2p)

- Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của người thân trong gia đình em?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu: mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời:

VD: quạt máy - làm mát;

chổi - quét nhà; mắc áo - treo quần áo; nồi - nấu thức ăn; ghế - ngồi;...

- HS đọc.

- HS đặt câu (Bé Hà có đôi mắt đen láy).

- HS chia sẻ.

- Theo dõi

- Làm bài

- Đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- Theo dõi

- Làm bài

(11)

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

________________________________________

MÔN: TOÁN

Tiết 14: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách làm tròn 10.Hình thành được bảng cộng có nhớ.Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

* HSKT: Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách làm tròn 10. Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính, máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2, một khung 10 ô để thả các chấm tròn in trên giấy A4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT 1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Truyền điện” để ôn lại các phép tính có tổng bằng 10 và 10 cộng với một số

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Bạn Hà có 9 quả na. Bạn có thêm 4 quả na nữa. Hỏi Bạn Hà có tất cả bao nhiêu quả na?

GV nêu câu hỏi:

+ Bạn Hà có bao nhiêu quả na trong khay?

+Bạn có thêm bao nhiêu quả na nữa?

+ Vậy muốn biết bạn Hà có tất cả bao nhiêu quả na ta làm phép tính

- HS tham gia trò chơi

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

+ Bạn Hà có 9 quả na trong khay.

+ Bạn có thêm 4 quả na nữa.

+ HS nêu: 9 + 4 - HS nêu kq

- Tham gia trò chơi

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

- Nêu kq

(12)

gì?

- Cho HS nêu phép tính thích hợp.

- Vậy bạn Hà có bao nhiêu quả na?

- Con đã thực hiện tính 9 + 4 như thế nào?

- Gv kết hợp vào bài

2. Hoạt dộng hình thành kiến thức (15p)

- GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 9 + 4 bằng cách làm cho tròn 10.

- Gv cho hs xem clip hoạt hình tìm kết quả phép cộng 9 + 4 bằng cách làm tròn 10.

- Con hãy nhận xét cách tính của bạn voi trong đoạn clip?

- GV yêu cầu hs lấy các chấm tròn và hướng dẫn hs thực hiện theo cách bạn voi vừa làm.

- GV đọc phép tính 9 + 4, đồng thời gắn 9 chấm tròn lên bảng vào bảng ô đã chuẩn bị

- Gv lấy thêm 4 chấm tròn

- GV cho hs thực hiện tính theo nhóm giống cách của bạn voi

- Gọi 2 hs đai diện 2 nhóm trình bày trước lớp.

- Gv cho hs tiếp tục thực hiện tính với phép tính 8 + 4 bằng cách sử dụng chấm tròn và bảng ô vuông - Muốn tính 8 + 4 ta đã thực hiện

- HS nêu cách tính bằng cách đếm thêm hoặc đếm tiếp.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs xem clip

- Hs nêu

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV - Hs lấy 9 chấm tròn vào bảng ô

- Hs lấy thêm 4 chấm tròn

- Hs thực hiện tính theo nhóm thao tác trên các chấm tròn của mình, tay chỉ, vào 1 chấm tròn bên phải, miệng nói 9 + 1 bằng 10. Sau đó gộp thêm 3, nói vậy 9 + 4 = 13.

- Đại diện 2 nhóm sử dụng các chấm tròn trình bày cách tính

- Hs dùng chấm tròn tính 8 + 4

- Xem clip.

- Lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV.

- Lấy thêm 4 chấm tròn.

- Thực hiện tính theo nhóm thao tác trên các chấm tròn của mình.

- Dùng chấm tròn tính

8 + 4.

(13)

bằng cách làm tròn 10 như thế nào?

- GV chốt ý: Cách tìm kết quả phép cộng bằng cách làm tròn 10 - Hs thực hiện một số phép tính khác và ghi kết quả vào nháp:

9 + 5, 7+ 6

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (8p)

- GV nêu BT1.

- Yêu cầu hs làm bài

-Gọi hs chữa miệng

- Hỏi: Muốn tính 9 + 3 ta làm như thế nào?

- Tương tự với 8 + 3

* Gv chốt lại cách thực hiện phép cộng bằng cách “ làm tròn 10”.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài -Yêu cầu hs làm bài vào vở - Chiếu bài và chữa bài của hs - Gọi hs nêu cách tính từng phép tính

- Gv hỏi thêm để hs hiểu tại sao phải tách 1 khi cộng với 9 và lại tách 2 khi cộng với 8?

-Yêu cầu hs thực hành tính làm tròn 10 trong đầu tìm kết quả

- Gọi hs chữa bài nối tiếp

- Chốt lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 bằng cách làm tròn 10.

4. Hoạt dộng vận dụng (5p)

- Hs trả lời: Tách 2 ở 4 gộp với 8 để được 10 rồi lấy 10 cộng với 2 bằng 12.

- Hs lắng nghe

- HS làm một số VD:

9 + 5 = 14 7 + 6 = 13

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs tự nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách làm tròn 10

- Hs nêu kết quả - Hs khác nhận xét

- Hs trả lời ; Tách 1 ở 3 gộp với 9 được 10 rồi lấy10 + 2 = 12

- Hs lắng nghe và ghi nhớ - Hs nêu đề toán

- Hs làm bài vào vở - Hs nhận xét bài của bạn - Hs nêu cách tính

- Hs đổi chéo vở chữa bài.

- Hs suy nghĩ và trả lời - Hs tính nhẩm

- Hs chữa bài nối tiếp - Hs lắng nghe và ghi nhớ - 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện cách tính

- Lắng nghe

- Xác định yêu cầu bài tập.

- Nhìn hình vẽ tính kết quả bằng cách làm tròn 10

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Nêu đề toán - Làm bài vào vở

-Nêu cách tính - Đổi chéo vở chữa bài.

(14)

- Yêu cầu hs nêu đề toán - Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?

- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp

- Gọi hs chữa miệng - Nhận xét bài làm của hs

* Củng cố- dặn dò (2p)

- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “Ong tìm hoa”

- Khen đội thắng cuộc

- Dặn hs tìm một tính huống trong thực tiễn có sử dụng phép tính cộng trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

- Hs đọc đề - Hs trả lời

- Hs viết phép tính và trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

- Hs tham gia trò chơi

- Hs lắng nghe

- Đọc đề - Trả lời

- Viết phép tính và trả lời

- Tham gia trò chơi.

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

____________________________________________

Ngày soạn: 17/9/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 MÔN TIẾNG VIỆT

BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (TIẾT 5 +6)

Luyện tập: Viết đoạn văn kể việc thường làm - Đọc mở rộng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh quan sát tranh nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh.Viết 3 - 4 câu về việc em làm em thường làm trước khi đi học.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.

- Biết tự giác vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ dùng học tập.

* HSKT: Học sinh quan sát tranh nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh.Viết 2 câu về việc em làm em thường làm trước khi đi học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT Tiết 1

1. Mở đầu: (5’)

- Cho HS hát bài hát: Tập thể dục buổi sáng.

- HS hát và vận động theo bài hát

- HS hát và vận động theo bài hát

(15)

? Nêu tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng?

- Nhận xét, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh. (30’)

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát từng tranh theo câu hỏi gợi ý trong SHS.

* Tranh 1:

- GV lưu ý HS đoán xem thời gian thực hiện các hoạt động đó vào lúc nào.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

*Tranh 2: Cách triển khai tương tự.

+ Bạn nhỏ đang làm gì?

+ Bạn nhỏ làm việc đó vào lúc nào?

+ Theo em, việc làm đó cho thấy bạn nhỏ là người thế nào?

- GV triển khai tương tự với tranh 3 và 4.

- GV nhận xét, tuyên dương HS của các nhóm hoạt động tích cực.

Bài 2:

- HS chia sẻ

- 1-2 HS đọc.

- Hs chia sẻ.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Làm việc nhóm 2:

+ Từng em quan sát tranh.

+ Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời.

+ Cả nhóm nhận xét.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- HS chia sẻ theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- Theo dõi bạn đọc.

- Làm việc nhóm 2.

- Chia sẻ theo cặp.

(16)

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.15.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

Tiết 2

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng. (30’)

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.

- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

* Củng cố, dặn dò: (5’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện về trẻ em làm việc nhà

- HS chia sẻ theo nhóm 4 - HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- Theo dõi bạn đọc

- Viết 2 câu vào vở

- Chia sẻ bài làm.

- Theo dõi bạn đọc

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

_____________________________________________

MÔN: TOÁN Tiết 15: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách đếm thêm và cách làm tròn 10. Hình thành được bảng cộng có nhớ.Vận

(17)

dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm,có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

* HSKT: - Nhận biết được phép cộng có nhớ trong phạm vi 20, tính được phép cộng có nhớ bằng cách đếm thêm và cách làm tròn 10. Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Máy tính, máy chiếu chiếu slide minh họa, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HSKT 1. Hoạt động khởi động (3p)

- GV cho lớp vận động theo nhạc bài hát.

- GV cho HS chơi trò chơi Đố vui theo nhóm 2

- GV yêu cầu HS A nêu 1 phép tính và Hs B nêu kết quả và cách tính . Sau đó đổi vai và cùng thực hiện. Nhóm nào nhanh và cộng đúng sẽ cùng thi với nhóm khác.

- GV cùng HS nhận xét vào bài.

- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.

- HS tham gia chơi theo nhóm 2

- Kết thúc thời gian chơi, đại diện hs từng nhóm thi đố vui nối tiếp với bạn nhóm khác.

- HS nhận xét

- Vận động theo nhạc bài hátEm học toán.

- Tham gia chơi theo nhóm 2

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (20p)

Bài 1

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS dùng bút chì nối pt với kq đúng trong vở BT.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- HS làm việc cá nhân trong vở bài tập nối phép cộng trên mỗi tấm thẻ các con vật cầm trên tay với số thích hợp ghi trên cánh diều.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Làm việc cá nhân trong vở bài tập

(18)

- Chữa bài bằng trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- Mỗi đội 4 hs lên bảng nối tiếp nhau lựa chọn con vật có phép tính phù hợp với kết quả ghi trên cánh diều.

- Gv khen đội thắng cuộc.

Bài 2

- GV HD HS tính nhẩm rồi điền kết quả.

- Gv hd học sinh cách làm bài có 2 phép cộng liên tiếp thì thực hiện từ trái qua phải.VD 9 +1 + 7 = 10 + 7

= 17

- GV cho HS báo cáo kết quả.

- GV khoanh từng cột ở bài 2 và bài 2 muốn nhắc lại cho các con kiến thức gì vừa học?

- Gv gọi hs nêu lại cách tính nhẩm bằng cách làm tròn 10 với PT:

8 + 6, 6 + 9 Bài 3

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài 3 vào vở - GV cho HS làm bài rồi chữa bài.

- Gv hỏi: Con có nhận xét gì về kết quả phép tính: 9 + 2, 2 + 9 hoặc 8 + 4, 4 + 8?

- GV nhận xét, chốt nội dung:

Trong phép cộng, khi đổi chỗ các SH thì tổng không thay đổi. Từ đó, nhắc hs tính chất này giúp chúng ta có thể tính nhẩm nhanh trong 1 số trường hợp.

- GV yêu cầu hs nêu thêm VD 3. Hoạt dộng vận dụng(7') Bài 5: Thảo luận cách tính của

- Hai đội lên tham gia chơi

- HS đọc yêu cầu bài - HS lắng nghe

- HS làm trong vở bài tập.

- HS nối tiếp nêu kết quả.

- HS trả lời

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở.

2HS lên bảng làm.

- Lớp cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs nêu một số ví dụ về vận dụng tính chất.

---

- Đọc yêu cầu bài - Lắng nghe

- Làm trong vở bài

- Đọc yêu cầu - Làm bài vào vở - Nhận xét bạn

(19)

Đức và Dung. Em thích cách nào hơn?.

- GV cho HS quan sát và nêu nội dung bài

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

- GV gọi đại diệm các nhóm nhận xét và nêu lí do.

- Gv đưa thêm 1 số PT sau và yêu cầu hs tính theo 2 cách và nhận xét xem đối với mỗi PT cách nào nhanh hơn:

9 + 2, 8 + 3, 9 + 7, 8 + 8

-GV chốt: Khi thực hiện cộng có nhớ trong phạm vi 20 ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đếm thêm hoặc làm tròn 10. Tuy nhiên, cách đếm thêm thường dùng trong trường hợp cộng với số bé 9 + 2, 8 +3..

* Củng cố, dặn dò(3')

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn hs tìm một tính huống trong thực tiễn có sử dụng phép tính cộng trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp

- HS xác định yêu cầu.

- HS các nhóm nói cho bạn nghe cách mình thích và lí do - Đại diện các nhóm lên trả lời.

- HS nêu cách làm từng phép tính và nêu cách làm nhanh.

- HS lắng nghe.

- HS nêu nội dung đã học: Củng cố phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 20.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe.

- Đọc yêu cầu - Nói cho bạn nghe cách mình thích và lí do

- Lắng nghe.

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

_______________________________________________

(20)

Sinh hoạt lớp tuần 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS chia sẻ cách làm xiếc bóng những con vật mà mình biết.

- HS rèn luyện được sự khéo léo, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ trang trí một bức tranh.

* HSKT: HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. Biết chia sẻ cách làm một đồ vật mà mình biết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: máy tính, máy chiếu chiếu bài. Tấm bìa cứng có in hình đơn giản.

- HS: Hạt đỗ, hạt gạo và các vật liệu khác;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 1:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 2:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2.

- Theo dõi

- Nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2.

(21)

của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ về cách làm xiếc bóng của gia đình em.

- YCHS làm việc theo nhóm tổ + Mỗi tổ sẽ là một gia đình loài vật, mỗi HS sẽ làm bóng một con vật bằng đôi bàn tay của mình.

+ GV cho HS thể hiện các loài vật bằng tay .

+ GV mời từng bạn trong tổ sẽ giới thiệu về con vật mình thể hiện bằng đôi bàn tay khi xuất hiện: Chào các bạn! Mình là...!

Kết luận: GV cùng cả lớp chia sẻ niềm vui sau màn chào hỏi sáng tạo.

b. Hoạt động nhóm:

- GV mời các nhóm lựa chọn ý tưởng cho bức tranh sẽ trang trí.

+ GV đưa ra các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các loại hạt, các dụng cụ trong quá trình trang trí tranh (không cho hạt vào mũi, miệng;

không vừa làm vừa đùa nghịch).

+ GV phát hạt đỗ, gạo và các vật liệu cho HS từng nhóm và hỗ trợ HS khi làm việc.

+ Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.

− GV cùng HS đánh giá và khen tặng bức tranh được trang trí đẹp, sáng tạo.

Kết luận: Khi có một đôi tay khéo,

- Các tổ thảo luận, chọn con vật và các hành động để chia sẻ trước lớp

- Làm việc theo nhóm 4

- Trưng bày sản phẩm - Giới thiệu về tranh của nhóm mình ( hình ảnh, nguyên liệu)

- Thảo luận, chọn con vật và các hành động để chia sẻ trước lớp

- Thực hiện theo nhóm

(22)

những việc khó khăn đều có thể thực hiện.

3. Cam kết hành động.

- GV hỏi cả lớp: Sau bài học hôm nay các con thấy mình có thể luyện tập để có đôi bàn tay khéo léo không?

+ GV đề nghị HS lựa chọn một việc làm trong hôm nay để thể hiện sự khéo léo của mình.

- GV đề nghị HS tự làm HỘP SÁNG TẠO để thu nhặt những món đồ có thể tái chế, HS có thể đặt một tên khác cho chiếc hộp này.

Điều chỉnh sau bài dạy...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi

Con đường nào ngắn nhất để kiến vàng bò đến hạt

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

Nhìn tranh nêu phép tính. Kiểm tra

[r]

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi