• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cách mạng khoa học kĩ thuật có tác động tích cực gì đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay? 3.0 a

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cách mạng khoa học kĩ thuật có tác động tích cực gì đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay? 3.0 a"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XIII TUYÊN QUANG 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10

Ngày thi: 29 tháng 7 năm 2017 (Hướng dẫn chấm có 04 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC A. Hướng dẫn chung

- Giám khảo chấm theo hướng dẫn và biểu điểm, những thay đổi về nội dung kiến thức và biểu điểm phải có sự thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Giám khảo cho điểm lẻ tới 0.25 điểm, điểm toàn bài là điểm tổng các ý, không được làm tròn.

- Chỉ cho điểm tối đa nếu học sinh trình bày, lập luận tốt; không sai sót về kiến thức cơ bản.

- Học sinh trình bày theo cách khác, nếu lập luận đúng kiến thức vẫn cho điểm tối đa.

B. Hướng dẫn chấm và biểu điểm

Câu Nội dung chính cần đạt Điểm

Câu 1 Trình bày nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa học kĩ thuật (nửa sau thế kỷ XX). Cách mạng khoa học kĩ thuật có tác động tích cực gì đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?

3.0

a. Nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng KHKT (nửa sau thế kỷ XX).

* Nguồn gốc

- Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và

tinh thần ngày càng cao của con người 0.25

- Nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn các nguồn tài nguyên....đặt ra yêu cầu về những công cụ sản xuất mới, vật liệu mới....

0.25 - Để phục vụ cho chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến đã đi sâu vào việc nghiên

cứu khoa học - kĩ thuật....

0.25 - Những thành tựu KHKT trước đó (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; cách mạng

công nghiệp) tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của CMKHKT.

0.25

* Đặc điểm

- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp... 0.5 - CMKHKT diễn ra trên quy mô lớn, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, phát triển với tốc

độ nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. ...

0.25 - Thời gian từ phát minh đến ứng dụng ngày càng rút ngắn.... 0.25 b. Tác động tích cực của cách mạng KHKT đối với công cuộc đổi mới của Việt

Nam hiện nay.

- Tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng KHKT, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thay đổi cơ cấu ngành nghề, chất lượng nguồn nhân lực....

0.5

(2)

2 - Tạo cơ hội và thúc đẩy Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng... 0.5 Câu 2. Các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII diễn ra dưới

những hình thức nào? Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản đó đối với sự phát triển của các nước tư bản Âu - Mĩ.

3.0 a. Hình thức:

- Hình thức nội chiến: cách mạng tư sản Anh. 0,25

- Hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc: cuộc chiến tranh giành độc lập của các

thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan. 0,25

- Kết hợp giữa hình thức nội chiến và chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc: cách mạng

tư sản Pháp. 0,25

b. Vai trò:

- Xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra khối lượng của cải đồ sộ, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất mới.

0,5 - Mở đường cho cách mạng công nghiệp, làm thay đổi sản xuất, chuyển từ sản xuất

công trường thủ công sang sản xuất bằng máy móc.

0,25 - Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB và những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy

CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền.

0,25 - CNTB ra đời tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ 0,5 + Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế và quan hệ xã hội cũ, hình thành chế độ xã hội

mới cùng các quyền tự do dân chủ.

0.25 + Từ nền dân chủ đó, loài người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ văn

minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

0,25 - Hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính

quyền...

0,25 Câu 3 Kể tên các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ XI đến thế

kỉ XV. Chứng minh tính chủ động là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077).

5.0

a. Kể tên...

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) 0.25

- Ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần (1258 - 1288) 0.25

- Kháng chiến chống quân Minh thời nhà Hồ (1407) 0.25

- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) 0.25

b. Chứng minh tính chủ động...

- Giới thiệu khái quát cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.... 0.25

* Chủ động tiến công để phòng vệ 0.25

- Chủ động đối phó với quân Tống bằng biện pháp tích cực nhất theo chủ trương

“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”

(Tiên phát chế nhân) chủ động tấn công tiêu diệt các cứ điểm xuất phát của giặc ngay trên đất Tống.... trước khi chúng có thời gian hoàn tất việc chuẩn bị lực lượng kéo vào nước ta....

0.75

- Đem quân chinh phạt Cham-pa đập tan mưu đồ của quân Tống câu kết với quân 0.25

(3)

3 Cham-pa.

* Chủ động phòng ngự để phản công địch/ tiến công 0.5

- Chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt ... chặn đường tiến của quân giặc vào Thăng Long....

0.5 - Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc phản công vào trận tuyến của địch, quân

Tống thất bại, đè bẹp ý đồ xâm lược của quân Tống.

0.5

* Chủ động kết thúc chiến tranh 0.25

- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị giảng hòa, thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống và giữ mối quan hệ hòa hảo lâu dài....

0.5 - Quân Tống chấp nhận đề nghị của ta và rút quân. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng

lợi. Nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt, nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được bảo vệ vững chắc.

0.25

Câu 4 Trình bày những nội dung cơ bản của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Lê Thánh Tông. Phân tích tác dụng của cuộc cải cách đó đối với chế độ phong kiến Việt Nam thế kỉ XV.

5.0

a. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông

- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

0.25 - Ở trung ương: các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ, sáu bộ được thành lập

trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

0.75

- Ở địa phương: nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên (sau khi thắng quân Cham-pa thành lập thêm đạo thừa tuyên Quảng Nam). Mỗi đạo thừa tuyên có 3 ti (phụ trách các lĩnh vực dân sự, quân sự, kiện tụng). Dưới là phủ, huyện, châu, xã. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

0.75

- Tuyển dụng quan lại: được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử… 0.25 - Luật pháp: Bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng

Đức), gồm hơn 700 điều đề cập hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc…

0.5

- Quân đội: được tổ chức chặt chẽ, quy củ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ…

0.5 b. Phân tích tác dụng của cuộc cải cách đó đến chế độ phong kiến Việt Nam thế

kỉ XV.

- Những cải cách trên có tính toàn diện, sâu sắc, góp phần đưa nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao: quyền lực tập trung trong tay vua, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, hiệu quả...

0.75

- Tạo điều kiện ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa 0.75

- Hoàn chỉnh/ xác lập chế độ phong kiến Việt Nam... 0.5

Câu 5 Nêu bối cảnh lịch sử và mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương. Vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào Việt Nam nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ

4.0

(4)

4 nghĩa?

a. Bối cảnh lịch sử...

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng kinh tế Pháp bị tàn phá nặng nề, nợ nước ngoài tăng, các khoản đầu tư ở Nga mất trắng…Vì thế nhà cầm quyền Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa ráo riết đẩy mạnh khai thác, bóc lột các thuộc địa.

0.75

b. Mục đích:

- Nhằm bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.

0.5

- Bóc lột thuộc địa để làm giàu.... 0.25

c. Vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào Việt Nam nhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ nghĩa

- Mặc dù thực dân Pháp có du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam nhưng không du nhập một cách hoàn chỉnh: hạn chế công nghiệp nặng...

1.0 - Vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và

phong kiến để thu nhiều lợi nhuận.

1.0

 Việt Nam không thể phát triển sang một nước tư bản và nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu...

0.5

Ghi chú:

- Câu 1: Tham khảo đề của THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) và THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên).

- Câu 2: Tham khảo đề của THPT Chuyên Vĩnh Phúc và THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) - Câu 3: Tham khảo đề của THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái)

- Câu 4: Tham khảo đề của THPT Hòn Gai (Quảng Ninh) và THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Lai Châu)

- Câu 5: Tham khảo đề của THPT Chuyên Lào Cai và THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

ĐỌC BẢN ĐỒ- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng

- Bài thơ trình bày một cách nghệ thuật mâu thuẫn giữa k vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với thực tế phũ phàng (phải sống trong cô đơn,

Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.. Cuộc cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) từ khái quát đến chi tiết cho thấy: Tổng công ty

- Làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của thực dân Pháp, buộc Pháp phải bị động phân tán lực lượng và bị giam chân ở vùng rừng núi, chúng phải điều chỉnh kế hoạch

- Vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ nổ ra ở các nước tư bản còn Liên Xô xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và thực hiện thành công trước thời

Coi trọng việc đưa giảng viên trường đại học đi thực tế tại doanh nghiệp để bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề, phương pháp