• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Tiết 66: Luyện tập I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức:

Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.

* Giảm tải:Bài tập 4 tổ chức dưới dạng trò chơi.

b. Kĩ năng :

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

c. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

.2. Mục tiêu riêng Hs Nam.

-Biết đọc, viết các số từ 1- 50 theo hướng dẫn của giáo viên. Viết được tên đơn vị đo khối lượng gam, viết được 1 vài phép tính đơn giản có kèm đơn vị gam trong bài học theo HD của GV.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án, 1 cân đĩa, 1 cân đồng hồ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Nam

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3,4

- Nhận xét, tuyên dương.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Hướng dẫn luyện tập: ( 29 phút )

Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c bài

Ghi bảng: 744g ……474g.

- Vì sao 744g > 474g?

- Vậy, khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như so sánh với các số tự nhiên.

- 2 HS lên bảng làm

- HS đọc y/c bài

- 1HS đứng tại chỗ làm bài.

- 744g > 474g.

- Vì 744 > 474.

- 2HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở

400g + 8g < 480g 1kg > 900g + 5g 760g + 240g = 1 kg

- Lắng nghe

-Viết tên đơn vị gam (g) theo HD của GV

Đọc lại tên đơn vị này.

(2)

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi hs nêu y/c bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Gọi hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở

- Nhận xét.

Bài 4:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV hướng dẫn và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: "Bảng chia 9"

305g < 350g 450g <500g - 40

- 2 HS đọc y/c bài - HS trả lời

- 1 hs lên bảng làm Bài giải

Số gam kẹo mẹ Hà đã mua là:

130  4 = 520 (g) Số gam kẹo và bánh mẹ Hà đã mua là:

520 + 175 = 695(g) Đáp số: 695g - 2 hs đọc đề bài

- HS trả lời

- 1 hs lên bảng làm Bài giải 1kg = 1000g

Sau khi làm bánh cô Lan còn lại số đường là:

1000 – 400 = 600(g) Số gam đường trong mỗi túi

nhỏ là:

600 : 3 = 200(g) Đáp số: 200g đường - Đổi chéo vở kiểm tra - HS tiến hành chơi trò chơi - HS làm bài tập và nêu kết quả

- Lắng nghe

Viết số 130g, 695g.

Đọc lại hai số vừa viết.

Viết các số từ 30 - 50 theo HD của GV

Đọc các số vừa viết được.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số từ 10 - 50

--- TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Tiết 27 + 14: Người liên lạc nhỏ I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức:

(3)

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

b. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

c. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

* TT HCM:

- Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.

- Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Kim Đồng (liên hệ).

* QTE: Quyền được làm việc, cống hiến cho cách mạng, cho đất nước. ( Hoạt động 3 ).

2. Mục tiêu riêng cho HSKT

- Biết đọc theo hướng dẫn của giáo viên một số từ và câu đơn giản trong bài.

- Nghe bạn kể lại từng đoạn và cả câu chuyện. Nêu được tên một vài nhân vật trong chuyện.

- Có ý thức học tập

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ các đoạn truyện. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. Bản đồ để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng..

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Nam

TIẾT 1 TẬP ĐỌC I.Kiểm tra bài cũ (5’):

-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng.

- Gv nhận xét, đánh giá . II. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài(1’): Người liên lạc nhỏ

2. Luyện đọc (24’)

a.GV đọc mẫu toàn bài . Gv đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn hs cách đọc.

b.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

-Yêu cầu hs đọc nối tiếp câu trong bài.

- 2 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cửa Tùng.

- Lớp theo dõi, nhận xét Nghe giới thiệu

- Học sinh theo dõi SGK

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.

- Lắng nghe

Nghe giới thiệu

- lắng nghe

- Quan sát Đọc các từ:

liên lạc, lững thững..…theo

(4)

+ Gv theo dõi, sửa lỗi phát âm và giúp hs luyện đọc những từ khó, dễ lẫn:

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

- Gv chia đoạn, hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật:

+ Gv kết hợp giải nghĩa các từ khó:

+ Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài trước lớp.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu đọc đồng thanh TIẾT 2

3.Tìm hiểu bài (15’).

Gv tổ chức cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.

- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

- Chuyện gì xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? - Bọn Tây đồn làm gì khi chúng phát hiện ra bác cán bộ?

- Tìm những chi tiết cho thấy sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của anh Kim Đồng

- Đọc lại những tiếng đọc sai liên lạc, lên đường, lững thững,..

- Học sinh luyện đọc từng đoạn Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá,/…thì ngồi chốc lát.//

- Học sinh đọc chú giải Kim Đồng, ông Ké, thong manh,…

- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Lớp theo dõi SGK

- Mỗi nhóm 4 hs, lần lượt từng hs đọc 1 đoạn trong nhóm.

- 2 nhóm thi đọc, lớp theo dõi, nhận xét.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1

Hs đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi:

- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

- Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay…

- Để địch tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ.

- Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi đằng sau.Gặp điều gì đáng ngờ Kim Đồng huýt sáo làm hiệu để ông kịp tránh...

- Gặp Tây đồn đem lính đi tuần.

- Chúng kêu ầm lên.

- Gặp địch Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ.

Khi địch hỏi, anh bình tĩnh trả

HD của GV

- Lắng nghe

-Nghe bạn đọc

- Đọc câu theo hướng dẫn của GV

- Nghe bạn đọc

Đọc theo các bạn.

- Nghe bạn trả lời

(5)

?

- Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng ? - Nội dung chính của bài là gì?

- Gv kết luận nội dung bài.

4. Luyện đọc lại (10’).

- Gv hướng dẫn học sinh đọc phân vai.

- Gọi học sinh đọc bài.

- Chia nhóm, yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.

-Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

KỂ CHUYỆN (20’) 1. Xác định yêu cầu.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

2.Kể mẫu.

- Gọi 3 học sinh khá kể, mỗi em kể một đoạn.

- Gv theo dõi, bổ sung 3. Kể theo nhóm:

- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.

- Quan sát, giúp đỡ các nhóm.

4. Kể trước lớp:

- Tổ chức thi kể chuyện.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò (5’):

- Phát biểu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng?

- Gv nhận xét giờ học, - Dặn hs về kể lại cho người thân nghe.

lời là đi đón thầy mo về cúng…

- Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước

* Kim Đồng là một người liên lạc viên rất nhanh trí dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ các cán bộ cách mạng.

- Hs nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh theo dõi.

- 4 học sinh đọc bài.

- Học sinh luyện đọc theo nhóm.

- Đại diện 2 nhóm thi đọc.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc.

- 3 học sinh kể. Lớp theo dõi, nhận xét.

- Học sinh kể truyện trong nhóm .

- 2,3 nhóm thi kể

- Lớp bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất, đúng nhất.

- Kim Đồng là một người liên lạc viên rất nhanh trí, dũng cảm…

Nghe bạn đọc

Nghe bạn đọc

Nghe bạn kể

Nghe bạn trả lời

_______________________________________________

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 05 tháng 12 năm 2020

(6)

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 08 tháng 12 năm 2020 TÓAN

Tiết 67: Bảng chia 9 I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức:

Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

b. Kĩ năng :

- Biết giải bài toán có lời văn bằng hai bước tính.

c. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

2.Mục tiêu riêng cho học sinh KT

-Biết đọc, viết các số có một, hai chữ số trong phạm vi 50. Đọc, viết được một vài phép tính đơn giản trong bảng chia 9 theo hướng dẫn của giáo viên.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. GV: Các tấm bìa có 9 chấm tròn 2. HS: SGK,VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Nam

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2, 3

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD lập bảng chia 9:( 12 phút

- Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

- Có 27 chấm tròn trên các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?

- Từ phép nhân 9 ta lập được phép chia 9: Từ 9 x 3 = 27 ta có 27 : 9 = 3

- Y/c hs lập tiếp các phép chia còn lại

- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng bảng chia 9

c. Luyện tập- Thực hành: ( 17 phút )

- 2 HS lên bảng làm

- Lắng nghe - 9 x 3 = 27

- 27 : 9 = 3

- HS lần lượt lập các phép chia còn lại

- HS thi đọc

- HS đọc y/c bài

Quan sát

Nghe giới thiệu Quan sát

-Viết phép tính: 9 : 9 = 1 18: 9 = 2

theo HD của GV

Đọc lại các phép chia vừa viết.

(7)

Bài 1: ( cột 1,2,3 ) - Gọi HS đọc y/c bài - Y/c HS làm bài cá nhân

Bài 2: ( cột 1,2,3 ) - Gọi HS đọc y/c bài tập - Y/c HS làm bài cá nhân - Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

Bài 4:

- Gọi HS đọc y/c bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập”

- HS tự làm bài

18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 54 : 9 = 6

45 : 9 = 5 90 : 9 = 10 36 : 9 = 4

9 : 9 = 1 72: 9 = 8 81 : 9 = 9 - Đổi chéo vở kiểm tra - HS đọc

- 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở

9 5 = 45 9 6 = 54 9 7 = 63

45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7

45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9

- 2 HS đọc đề bài - HS trả lời

- 1HS lên bảng làm Bài giải

Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo là:

45 : 9 = 5(kg) ĐS: 5kg - 2 HS đọc Y/c bài - HS trả lời

-1 HS lên bảng làm Bài giải Số túi gạo có là:

45 : 9 = 5( túi) ĐS: 5 túi - Lắng nghe

Viết các số từ 20 - 50 theo HD của GV

Đọc các số vừa viết được.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số từ 10 - 50

---

CHÍNH TẢ

Tiết 27: Nghe – viết: Người lien lạc nhỏ I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức :

(8)

Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

b. Kĩ năng:

Làm đúng BT điền tiếng có vần ay/ây (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

c. Thái độ :

Giáo dục HS cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

2. Mục tiêu riêng:

- Mở vở và tập viết một số chữ theo hướng dẫn của GV. Nhìn bảng viết được tên bài .

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng phụ, SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Nam I. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gv đọc cho học sinh viết:

- Nhận xét, chỉnh sửa.

II. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài (1’): Người liên lạc nhỏ

2.Hướng dẫn viết chính tả (19’) a/ Trao đổi về nội dung đoạn viết.

- Gv đọc đoạn viết chính tả - Gọi học sinh đọc lại.

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

b/Hướng dẫn cách trình bày.

- Đoạn văn có mấy câu ?

- Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- Lời của các nhân vật ta viết như thế nào?

- Những dấu câu nào được sử dụng?

c/ Hướng dẫn viết từ khó.

-Yêu cầu hs tìm các từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả.

- Nhận xét, chỉnh sửa

- Yêu cầu học sinh đọc lại các từ

- 2 hs viết bảng lớp, lớp viết nháp: huýt sáo, hít thở, suýt

ngã

Nghe giới thiệu - Học sinh theo dõi SGK.

- 2 học sinh lại. Lớp theo dõi.

- Đoạn văn có nhân vật: anh Đức Thanh, Kim Đồng và

ông Ké

- Đoạn văn có 6 câu.

- Tên riêng : Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng và các chữ đầu câu

phải viết hoa.

- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.

- 3 học sinh viết bảng, Lớp viết nháp. chờ sẵn, lên đường, gậy trúc, lững

thững…

- 2 học sinh đọc các từ trên bảng.

- Học sinh viết bài vào vở.

Viết các chữ:

c,r,t… vào bảng con Nghe giới

thiệu

-Lắng nghe

-Viết bảng con các chữ:

g,tr,ư…

-Nhìn bảng viết

(9)

trên.

d/ Viết chính tả.

- Gv đọc bài cho học sinh viết.

- Hướng dẫn học sinh soát lỗi.

- Thu chấm một số bài, nhận xét chung.

3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10’)

Bài 2.

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi lên bảng trình bày.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 3 a:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi lên bảng trình bày.

-Nhận xét bài làm của học sinh.

3. Củng cố, dặn dò (5’):

Nêu cách viết hoa các tên riêng - Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về viết lại bài cho đúng, đẹp bài chính tả nếu chưa đạt.

- Từng cặp đổi vở, kiểm tra lỗi cho nhau.

- 1 học sinh đọc yêu cầu ở SGK.

- Học sinh làm bài.

- 2 học sinh lên bảng chữa.

Lớp nhận xét, bổ sung.

Lời giải

cây sậy, chày giã gạo dạy học, ngủ dậy, số bảy,

đòn bẩy

-1 học sinh đọc yêu cầu ở SGK.

- Học sinh làm bài và chữa.

Lời giải

Trưa nay- nằm- nấu cơm- nát- mọi lần

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

Lắng nghe.

tên bài vào vở theo HD của GV: Người liên

lạc nhỏ.

Để vở để GV kiểm tra -Tiếp tục viết nếu chưa hoàn

thành.

Đọc lại tên bài vừa viết.

Lắng nghe.

--- TẬP ĐỌC

Tiết 28: Nhớ Việt Bắc I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a. Kiến thức : Hiểu nội dung: ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 10 dòng thơ đầu.

b. Kĩ năng :

- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.

- Rèn đọc đúng các từ: Việt Bắc, thắt lưng, đan nón, chuốt, ...

c. Thái độ:

(10)

- Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa người miền xuôi và người miền núi.

* GD TTHCM:

- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng DT.

- Nội dung: Ca ngợi ý chí quyết tâm chèo lái con thuyền cách mạng của Bác trên Chiến khu Việt Bắc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (liên hệ).

2. Mục tiêu riêng cho HSKT

- Biết đọc theo hướng dẫn của giáo viên một số từ và câu đơn giản.

- Nghe bạn đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ.

- Có ý thức học tập.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.GV:Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi sẵn 10 dòng thơ.

2.HS: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Nam

I.Kiểm tra bài cũ (5’):

- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện Người liên lạc nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung của truyện.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài (1’): Nhớ Việt Bắc

2.Luyện đọc (15’):

a. GV đọc mẫu toàn bài Gv đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn hs cách đọc.

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ khó, đễ lẫn:

-Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc, mỗi học sinh đọc một câu.

- Gv theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm một số từ:

+ Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.

- 3 học sinh lên bảng kể chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.

Lớp nhận xét.

Lắng nghe

- Học sinh theo dõi SGK

- Học sinh đọc 2 lượt.

- Học sinh luyện đọc từ : thắt lưng, rừng phách, núi giăng…

- Học sinh đọc từng khổ thơ kết hợp tập ngắt giọng đúng.

Ta về,/ mình có nhớ ta/…

Quan sát, lắng nghe

Lắng nghe

-Nghe cô đọc

- Đọc từ:thắt lưng, rừng phách…theo HD của GV

GV đọc - HS đọc theo câu dài vừa

(11)

- Gv yêu cầu hs đọc từng khổ thơ.

- Theo dõi, hướng dẫn ngắt giọng đúng:

- Giúp học sinh giải nghĩa từ khó

+ Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.

+ Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm

Tổ chức thi đọc. Nhận xét, tuyên dương

+ Đọc đồng thanh.

3. Tìm hiểu bài (10’):

- Gv tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi:

- Em hãy cho biết “ta” là chỉ ai? “mình” là chỉ ai?

-Khi về xuôi người cán bộ nhớ những gì?

- Tìm những câu thơ nói lên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc ? - Hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi ?

- Tìm những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của người Việt Bắc.

-Tình cảm của tác giả với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?

- Nội dung bài nói lên điều gì?

4.Học thuộc lòng bài thơ (5’)

- Đưa bảng phụ, cho cả lớp đọc thầm

Rừng cây/núi đá/ta cùng đánh Tây.

- Đọc chú giải trong SGK - 4 học sinh đọc nối tiếp.

- Từng nhóm luyện đọc sau đó cử đại diện đọc trước lớp.

-Học sinh đọc đồng thanh toàn bài .

- Học sinh đọc bài và trả lời:

-“Ta” là chỉ người về xuôi “Mình” chỉ người Việt Bắc - Nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc.

- Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ngày xuân mơ nở trắng rừng ..Rừng thu trăng dọi hoà bình -Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày.

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

-Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

-Tác giả gắn bó, yêu thương, ngưỡng mộ cảnh đẹp và con người Việt Bắc

*Ca ngợi đất và rừng Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.

hướng dẫn.

- Lắng nghe

-Theo dõi

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(12)

- Xoá dần bảng và yêu cầu hs đọc

- Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò (4’):

-Qua bài em thấy tình cảm của người cán bộ cách mạng với chiến khu Việt Bắc thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc - Học sinh luyện đọc.

- 3, 4 học sinh thi đọc.

- Lớp nhận xét.

- Thấy tình cảm của người cán bộ cách mạng rất lưu luyến với cảnh và người ở chiến khu

Nghe bạn trả lời

Nghe cô dặn dò --- Ngày soạn:Chủ nhật, ngày 06 tháng 12 năm 2020 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 09 tháng 12 năm 2020 TOÁN

Tiết 68: Luyện tập I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức:

Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).

b. Kĩ năng :

- Vận dụng bảng chia 9 thực hiện tốt các bài tập: tìm số bị chia, tìm số chia, vận dụng vào giải toán có lời văn

c. Thái độ

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

2.Mục tiêu riêng cho học sinh KT

-Biết đọc, viết các số có một, hai chữ số trong phạm vi 50. Đọc, viết được một vài phép tính đơn giản trong bảng chia 9 theo hướng dẫn của giáo viên.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-GV: 5 máy tính bảng để ƯDPHTM khi làm bài tập số 2. Nội dung BT 2 để gửi bài về máy tính bảng cho HS. Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, VBT, bảng con

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hoạt động của Nam I. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Hs lên bảng chữa bài - Kiểm tra hs bảng chia 9 - Gv nhận xét, đánh giá II. Bài mới:

1.GV giới thiệu bài (1’):

Luyện tập

2.Hướng dẫn hs làm bài

- 2 HS chữa bài 3, 4/ SGK.

- 2 hs đọc bảng chia 9.

Quan sát

Nghe giới thiệu

(13)

SGK/69 (30’) Bài 1: Tính nhẩm

- Yêu cầu hs tự làm phần a.

- Khi đã biết 9 x 6 = 54 có thể ghi ngay kết quả của 54 : 9 được không? Vì sao?

- Yêu cầu hs giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.

- HS đọc từng cặp phép tính trong bài.

- Cho hs làm tiếp phần b)

* GV chốt về mối quan hệ giữa bảng nhân 9 và bảng chia 9.

Bài 2: Số?

* ƯDPHTM: Chia lớp thành 5 nhóm giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 máy tính bảng sau đó gửi nội dung BT như trong SGK vào 5 máy tính bảng. Cho HS thảo luận trong nhóm để tìm kết quả đúng. Khi đã hết thời gian thảo luận các nhóm gửi kết quả về cho GV. Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

Đáp án

Số bị chia 27 27 27

Số chia 9 9 9

Thương 3 3 3

- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?

* Gv chốt cách tìm thương, số bị chia, số chia.

Bài 3: Giải toán - Gọi hs đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc loại toán gì?

-HS tự làm bài và chữa miệng.

Đáp án

9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 72 : 9 = 8 18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 36 : 9 = 4 18 : 2 = 9 27 : 3 = 9 36 : 4 = 9

Chia nhóm

Từng nhóm thảo luận Đại diện các nhóm gửi bài.

Báo cáo trước lớp.

- Hs đọc bài toán.

- Bài toán giải bằng hai phép tính Bài giải

Số ngôi nhà đã xây là:

36 : 9 = 4 ( ngôi nhà) Số ngôi nhà còn phải xây tiếp là:

36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Đáp số: 32 ngôi nhà - Học sinh đọc yêu cầu.

- 18 ô vuông

- Đếm số ô vuông sau đó chia nhẩm

-Viết phép tính:

18 : 9 = 2 18 : 2 = 9

theo HD của GV

Đọc lại các phép chia vừa viết.

Cùng thực hiện nhóm với bạn.

Viết các số từ 20 - 50 theo HD của GV

(14)

- Hướng dẫn hs làm bài theo hai bước:

+ Tìm số nhà đã xây

+ Tìm số nhà phải xây tiếp - Yêu cầu hs trình bày bài giải.

* Gv nhận xét, chốt nội dung bài: Vận dụng bảng chia 9 để giải bài toán bằng hai phép tính.

Bài 4: Tìm

9

1số ô vuông - Gọi hs đọc yêu cầu.

- Hình a có bao nhiêu ô vuông?

- Muốn tìm một phần chín số ô vuông có trong hình a) ta phải làm thế nào?

- Hướng dẫn hs tô màu 2 ô vuông trong hình a.

- Làm phần b tương tự.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Chữa bài cho học sinh nêu vì sao tìm được kết quả là 2 ô vuông trong mỗi hình.

3. Củng cố, dặn dò (4’) - Cho hs đọc lại bảng chia 9 - Nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

( 18 : 9 = 2 ) để tìm 91 - Lớp làm bài.

-Một số em báo cáo. Lớp nhận xét.

Đáp án

a/ 91 số ô vuông trong hình a là 2 ô vuông

a/ 91số ô vuông trong hình b là 2 ô vuông

- 1 học sinh đọc bảng chia 9

Đọc các số vừa viết được.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số từ 10 - 50

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 14: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?

I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức :

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (Bài tập 1).

- Ôn tập và củng cố mẫu câu Ai thế nào?

b. Kĩ năng :

- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (Bài tập2).

- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào? (Bài tập3).

c. Thái độ:

- HS thêm yêu thích môn học.

2.Mục tiêu riêng cho HSKT

(15)

- Mở sách để quan sát và nghe bạn trả lời; đọc được một số từ chỉ đặc điểm trong bài theo HD của GV. Trả lời được câu hỏi theo mẫu Ai, thế nào?

- Có ý thức học tập.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên : Giáo án,Viết sẵn bài tập lên bảng.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của HS Nam 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS làm miệng bài tập 1 - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

(29 phút ) Bài 1:

- Gọi HS đọc bài tập 1

- Gọi HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương

- Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?

- Gv gạch dưới các từ xanh trong tre xanh, lúa xanh trên bảng lớp - Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?

- GV Y/c HS tìm các từ chỉ đặc điểm trong cáccâu còn lại

- Gọi HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ.

- GV: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điêm của tre, lúa , sông máng , trời thu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c bài - Gọi HS đọc câu a

- Tác giả so sánh sự vật nào với nhau

- Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?

- 2HS làm miệng

- Lắng nghe

- 1 HS đọc - 2 HS đọc lại - …Xanh

- …xanh mát

- HS phát biểu ý kiến: bát ngát, xanh ngắt

-1 hs nhắc lại - Lắng nghe

- HS đọc y/c bài

- Tiếng suối trong như tiếng hát xa

- …Tiếng suối với tiếng hát.

- ….. đặc điểm “trong”

Quan sát

- Lắng nghe

-lắng nghe

Đọc được các từ chỉ đặc điểm: xanh ngắt, bát ngát...

theo HD của GV.

(16)

- Tương tự Y/c HS làm tiếp các phần còn lại

- Nhận xét chốt lời giải đúng

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c bài

- Cả 3 câu văn trong VBT đều viêt theo mẫu câu Ai (cái gì?

Con gì? ) Thế nào? Tìm câu trả lời cho câu hỏi sau.

- Nhận xét chốt lời giải đúng

3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học

- Về nhà xem lại các bài tập và học thuộc long các câu thơ có hình ảnh so sánh đẹp ở bài 2

- HS làm

Sự vật A Ss về đđ

Sự vật B Tiếng

suối

trong tiếng hát

Ông hiền hạt gạo

hiền suối

trong Giọt

nước cam

vàng mật ong

- HS đọc y/c bài

- 3 Hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

Câu Ai(cái gì, con gì)?

Thế nào?

Anh Kim Đồng rất

…cảm

Anh Kim

Đồng nhanh trí và dũng cảm.

Những hạt sương sớm … bóng đèn pha lê.

Những hạt sương sớm

long lanh như những bóng đèn pha lê.

Chợ hoa trên đường … người.

Chợ hoa đông nghịt người.

- Lắng nghe

Đọc được các từ : trong, hiền,vàng...

theo HD của GV.

Quan sát.

TL: Anh Kim Đồng là người thế nào?

Lắng nghe.

--- TẬP VIẾT

Tiết 14: Ôn chữ hoa K I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức

- Có ý thức rèn chữ, giữ vở.

-Viết đúng chữ hoa K, KH, Y; viết đúng tên riêng Yết Kiêu và câu ứng dụng: “Khi đói… chung một lòng” bằng cỡ chữ nhỏ.

b. Kĩ năng

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.

c. Thái độ

- Giáo dục HS có thức rèn chữ viết và giữ gìn vở sạch sẽ 2.Mục tiêu riêng cho HSKT

- Biết lấy vở tập tô chữ hoa K trong vở tập tô chữ viết hoa .

(17)

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ viêt hoa K.Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn bảng lớp 2. Hoc sinh: Vở tập viết 3, tập 1.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của HS Nam I. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi học sinh đọc lại từ và câu ứng dụng của tiết trước.

- Yêu cầu học sinh viết:

- GV nhận xét . II. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài (1’): Ôn chữ hoa K

2.Hướng dẫn viết chữ hoa(5’).

a/ Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: Y, K

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ hoa Y, K

- G/viên viết kết hợp nhắc lại quy trình.

Chữ hoa K cao 2,5 li,gồm 3 nét :hai nét đầu giống nét 1 và 2 của chữ I, nét 3 là kết hợp của 2 nét móc xuôi phải và móc ngược phải.

b/Viết bảng:

-Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa vào bảng con:

-Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.

3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng (5’).

a/ Giới thiệu từ ứng dụng.

- Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng.

- Gv giảng: Yết Kiêu là một tướng tài thời Trần.Ông có tài bơi lặn nên đã phá được nhiều chiến thuyền của giặc…

-1 học sinh đọc: Ông Ích Khiêm

Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí

- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con: Ông Ích Khiêm.

- Có các chữ : Y, K

- 3 học sinh nhắc lại. Lớp theo dõi.

- Quan sát g/viên viết mẫu chữ Y, K

- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con. Y, K

-1 học sinh đọc: Yết Kiêu

Viết chữ:I,c,h

… vào bảng con

- Lắng nghe

Quan sát

Viết các chữ hoa: Y, K..

vào bảng con

Nghe bạn đọc

(18)

b/Quan sát và nhận xét.

- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?

- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?

c/ Viết bảng.

- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng vào bảng con.

- Theo dõi, chỉnh sửa.

4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng (5’).

a/Giới thiệu câu ứng dụng.

- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.

- Giải thích : Đây là câu tục ngữ của dân tộc Mường khuyên người ta phải đoàn kết giúp đỡ nhau trong gian khổ...

b/ Quan sát và nhận xét.

- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

c/ Viết bảng.

-Yêu cầu học sinh viết : vào bảng con.

-Theo dõi, chỉnh sửa.

5.Hướng dẫn viết vào vở (15’) - Yêu cầu học sinh viết bài.

- Theo dõi, chỉnh sửa.

- Thu chấm nhận xét một số bài.

- Nhận xét bài viết

6. Củng cố, dặn dò (4’):

- Nêu cấu tạo của chữ K cỡ nhỏ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài viết và học thuộc lòng câu ứng dụng.

- Các chữ Y,K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li - Bằng một chữ cái o.

- 2 học sinh viết bảng lớp. Lớp viết bảng con: Yết Kiêu

- 2 học sinh đọc câu ứng dụng.

Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một lòng

- Các chữ K, đ, g, d, l cao 2 li rưỡi, chữ r, t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng con

- Học sinh viết vào vở.

- Cao 2,5 li,gồm 3 nét :hai nét đầu giống nét 1 và 2 của chữ I, nét 3 là kết hợp của 2 nét móc xuôi phải và móc ngược phải.

Tập viết chữ Kiêu vào bảng con.

Tập tô chữ hoa K vào vở

Nghe dặn dò ---

LUYỆN TOÁN Ôn tập về bảng chia 9 I/ MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

a. Kiến thức

- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán( có một phép chia 9)

(19)

b. Kĩ năng

- Vận dụng vào giải toán có lời văn.

c. Thái độ

- HS tự giác làm bài.

2.Mục tiêu riêng cho học sinh KT

-Biết đọc, viết các số có một, hai chữ số trong phạm vi 50. Đọc, viết được một vài phép tính đơn giản trong bảng chia 9 theo hướng dẫn của giáo viên.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Sách thực hành

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động của Nam

1.Kiểm tra bài cũ(5’) -Gv kiểm tra đồ dùng hs -Gv nhận xét

2.Luyện tập(25’) Bài 1.

-Gọi hs đọc đề bài -Yêu cầu hs tính nhẩm -Yêu cầu hs làm bài

- Gv nhận xét Bài 2

- Yêu cầu hs điền số?

-Yêu cầu hs làm bài

- Gv nhận xét Bài 3

- Yêu cầu hs đọc bài - Yêu cầu hs điền số?

- Gv nhận xét Bài 4

- Yêu cầu hs tìm x - Yêu cầu hs làm bài

-2 hs lên bảng

-hs đọc

-hs tính nhẩm -hs làm bài

a, 27 : 9 = 3 36 : 9 = 4 18 : 9 = 2 63 : 9 = 7 54 : 9 = 6 81 : 9 = 9 b, 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 4 = 36 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 36 : 9 = 4 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 36 : 4 = 9

- hs điền số.

- hs làm bài

18 : 9 = 2 18 : 2 = 9 54 : 9 = 6 54 : 6 = 9

- hs đọc - hs điền

Số bị chia 36 81 72 35 Số chia 9 9 8 7 Thương 4 9 9 5

-hs tìm x - hs làm bài

a, x x 9 = 36 x = 36 : 9 x = 4 b, 9 x x = 45 x = 45 : 9

Quan sát

-Viết phép tính:

27 : 9 = 3 63 : 9 = 7

theo HD của GV

Đọc lại các phép chia vừa viết.

Viết các số từ 15 – 50 theo HD của GV

(20)

- Gv nhận xét Bài 5

-Yêu cầu hs đọc bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs làm bài

- Gv nhận xét

3.Củng cố - dặn dò(3’) -Nhận xét tiết học -Về nhà xem lại bài -Chuẩn bị giờ sau.

x = 5 c, x x 9 = 9 x = 9 : 9 x = 1

-hs đọc - hs trả lời -hs trả lời -hs làm bài

Bài giải Số cây dừa cưa trồng là:

45 : 5 = 9( cây) Số cây dừa đã trồng là:

45 – 9 = 36 (cây) Đáp số: 36 cây dừa.

Đọc các số vừa viết được.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số từ 10 – 50

--- LUYỆN TIẾNG VIỆT

Đọc hiểu truyện: Đôi bạn I/ MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ phát âm sai.Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài: Người Hmông, người Dao là anh em một nhà, cần phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

2. Mục tiêu riêng cho HSKT

- Nghe bạn đọc lại từng đoạn và cả bài tập đọc. Tập đọc một số từ câu theo HD của GV.

- Có ý thức học tập.

II/ CHUẨN BỊ - sách thực hành

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS

Nam 1. Kiểm tra bài cũ ( 3')

- Gv kiểm tra đồ dùng của học sinh

- Gv nhận xét 2/ Bài mới ( 25') a. Luyện đọc

(21)

- Gv yêu cầu hs đọc bài và nắm được cách đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài + Yêu cầu hs đọc từng câu - Luyện đọc từ khó.

+ Gv yêu cầu hs đọc từng đoạn - Gv kết hợp giải nghĩa từ: chim mồi, lùm cây, vồ, bẫy, nương chè.

- Gv yêu cầu hs đọc đoạn trong nhóm.

- Gọihs thi đọc từng đoạn.

- GV nhận xét.

b, Hướng dẫn tìm hiểu bài - Gúp hs hiểu nội dung của bài và trả lời đúng câu hỏi

Bài 2:

- Gv yêu cầu hs đọc thầm và đánh dấu vào ô trước câu trả lời đúng.

- GV nhận xét, chốt lại.

? Câu chuyện này nói lên điều gì?

- Gv nhận xét

- Gv đưa ra nội dung chính của bài?

- Gv nhận xét

3. Củng cố - dặn dò ( 3') - Nhận xét tiết học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- hs đọc thầm bài

- hs nối tiếp đọc từng câu.

- Luyện đọc từ khó.

- hs nhận xét

- hs đọc đoạn nối tiếp.

- hs giải nghĩa từ

- hs đọc theo nhóm.

- hs thi đọc đoạn.

- hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- hs nêu kết quả bài làm.

- hs nêu lại nội dung của bài

Nghe nhận xét

Nghe cô đọc bài

Đọc được 1 số từ: lùm cây, nương chè…

GV đọc - HS đọc theo câu GV vừa hướng dẫn.

- Lắng nghe

-Theo dõi

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Tiết 69: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.

b. Kĩ năng

- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2; Bài 3.

(22)

c. Thái độ

- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

2.Mục tiêu riêng cho học sinh KT

-Biết đọc, viết các số có một, hai chữ số trong phạm vi 50. Đọc, viết được một vài phép tính đơn giản trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sgk, vbt

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Nam 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 - Nhận xét., tuyên dương.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. HD HS thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số: ( 12 phút )

* GV ghi bảng: 72: 3 =?

- Y/c HS lên bảng đặt tính và tính

72| 3 - 7 chia 3 được 2, viết 2.

6 24 2 x 3 bằng 6, 7 trừ 6 = 1 12 - Hạ 2, 12 chia 3= 4, viết 4 12 - 4 x 3 = 12, 12 trừ 12=0 0

- Vậy 72 : 3 bằng bao nhiêu?

* GV ghi bảng: 65 : 2 =?

- Y/c HS lên bảng đặt tính

65|2 - 6 chia 2 được 3, viết 3 6 32 - 2 nhân 3 bằng 6, 6-6=0 05 - Hạ 5, 5 : 2 được 2, viết 2 4 - 2 nhân 2 bằng 4, 5- 4 = 1 0

- Vậy: 65 : 2 bằng bao nhiêu - Y/c HS so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 phép tính 3/ Luyện tập - thực hành: ( 18 phút )

Bài 1: ( cột 1,2,3 ) - Gọi HS đọc y/c bài - Gọi HS lên bảng làm

- Gọi HS nêu lại cách thực hiện - GV nhận xét.

Bài 2:

- 1 HS lên bảng làm

- Dưới lớp đọc lại các bảng chia đã học

Nghe giới thiệu

- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp

- HS nêu lại cách thực hiện

- …bằng 24

- 1HS lên bảng tính và thực hiện

- Nhận xét

- HS nêu lại cách thực hiện phép tính.

- …bằng 32 dư 1 - HS trả lời

- HS đọc và tự làm bài

- 3 HS lên bảng làm cột 1,2,3 - Nhận xét

Quan sát

Nghe giới thiệu

Quan sát

-Viết phép tính:

72: 3= 24 65 : 2 = 32 (dư 1) theo HD của GV.

Đọc lại các phép chia vừa viết.

Viết các số từ 20 -50 theo HD của GV

(23)

- Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS nêu y/c bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài:

" Chia số có hai….(tiếp theo)"

- 2 HS đọc

- HS trả lời và làm bài Bài giải

1/5 giờ có số phút là 60 : 5 = 12 ( phút) Đáp số: 12 phút - 2 HS đọc bài

- HS trả lời và làm bài Bài giải

Ta có: 31 : 3 = 10( dư 1) Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn

thừa 1 mét vải

Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải

- Lắng nghe

Đọc các số vừa viết được.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số từ 10 - 50

--- CHÍNH TẢ

Tiết 28: Nghe – viết: Nhớ Việt Bắc I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức

- Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức thơ lục bát b. Kĩ năng

- Làm đúng các BT điền tiếng có vần au / âu ( bt2 ).Làm đúng ( bt3 ) c. Thái độ

- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch

2. Mục tiêu riêng:

- Mở vở và tập viết một số chữ theo hướng dẫn của GV. Nhìn bảng viết được tên bài .

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Giáo án, chép sẵn BT lên bảng phụ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Nam

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc các từ cho HS viết trên bảng: thứ bảy, giày dép, dạy hoc, kiếm tìm.

- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con

Viết các chữ:

c,r,t… vào bảng con

(24)

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Hướng dẫn nghe viết:

( 29 phút )

* Hướng dẫn hs chuẩn bị: ( 5 phút )

- Gv đọc mẫu

- Đoạn viết có mấy câu thơ?

- Đây là thơ gì?

- Cách trình bày các câu thơ như thế nào?

- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?

- Hãy nêu những từ khó viết, dễ lẫn

* GV đọc cho hs viết bài: ( 15 phút )

* Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) c. HD làm bài tập chính tả:

( 5 phút ) Bài 2:

- Gọi HS đọc y/c bài - HS làm bài cá nhân

- Gọi vài HS đọc lại kết quả.

GV sửa lỗi phát âm cho hs - Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3a:

- HS đọc y/c bài - Y/c hs làm bài

- GV giải nghĩa từ: Tay quai;

miệng trễ - Nhận xét,

3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại bài tập 2,3.

Ghi nhớ chính tả, HTL các câu tục ngữ.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc lại

- Đoạn viết có 5 câu (10 dòng thơ).

- Thơ lục bát

- Câu 6 lùi vào 2 ô li. Câu 8 lùi 1 ô li

- Các chữ đầu dòng thơ, danh từ riêng Việt Bắc.

- nguôi, rừng xanh, thắt lưng, giang,……

Viết từ khó trên bảng con - HS viết bài

- HS đọc

- HS lên bảng thi làm bài tiếp sức

+ Hoa mẫu đơn - mưa mau hạt + Lá trầu- đàn trâu

+ Sáu điểm - quả sấu - 2 HS đọc y/c

- HS làm bài

a. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

- Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

- Lắng nghe

Nghe giới thiệu

-Lắng nghe

-Viết bảng con các chữ: n,t,r…

-Nhìn bảng viết tên bài vào vở theo HD của GV: Nhớ Việt Bắc.

Để vở để GV kiểm tra

-Tiếp tục viết nếu chưa hoàn thành.

Đọc lại tên bài vừa viết.

Lắng nghe.

(25)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 27: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sông I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung a. Kiến thức:

Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế...ở địa phương.

b. Kĩ năng:

Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.

c. Thái độ :

Có ý thức gắn bó, yêu quê hương. Yêu thích môn học.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

- Các phương pháp: Quan sát thực tế. Đóng vai.

2. Mục tiêu riêng:

- Biết kể tên thôn, xóm nơi mình đang sống. Kể được một số cảnh đẹp của thôn, xóm mình đang sống.

- Biết yêu quý bạn bè trong thôn, xóm.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.

- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.GV: Các hình như trong sgk, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh.

2.HS: SGK

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của HS Nam I. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Sau giờ học mệt mỏi em nên làm gì để khoẻ người, vui vẻ ?

- Những trò chơi nào có tính chất nguy hiểm có hại ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’): Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống

2. Các hoạt động

Hoạt động 1(13’): Làm việc với SGK

* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh.

- Hs trả lời.

- Hs nhận xét

Nghe bạn trả lời

(26)

* Cách tiến hành:

Làm việc theo nhóm

* GDKNS

- GV chia lớp 6 nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm.

+ Nhóm 1: Quan sát tranh trang 52, 53 cho biết tranh vẽ những hình ảnh gì ?

+ Nhóm 2: Tranh 1/54 vẽ cảnh gì ?

+ Nhóm 3: Quan sát tranh 2/54 cho biết tranh vẽ cảnh gì ?

+ Nhóm 4: Tranh 3/55 cho biết tranh vẽ cảnh gì ?

+ Nhóm 5: Tranh 4/55 cho biết tranh vẽ cảnh gì ?

- HS các nhóm trình bày

GV kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, và khu vui chơi giải trí...để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân.

Hoạt động 2 (12’): Nói về tỉnh, thành phố nơi bạn đang sinh sống.

* Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, ý tế ở tỉnh nơi đang sống.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu các nhóm thảo luận - Cho một số hs kể về một vài cảnh đẹp nơi em ở hoặc đặc sản nơi em sống.

* Hoạt động nhóm

- Đại diện các nhóm nhận phiếu học tập, thảo luận.

+ Tranh vẽ cảnh nhà máy, trường học bên rừng cây, có bệnh viện để chữa bệnh, có công an tỉnh, có đài truyền hình, bưu điện và sở GD.

+ Vẽ cảnh trụ sở của uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

+ Vẽ cảnh viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở Hà Nội

+ Vẽ cảnh Công Viên Hồ Tây

+ Vẽ cảnh trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

- Đại diện các nhóm lên kể tên cơ quan mà quan sát được trong nhóm.

-Các nhóm khác bổ sung.

* Hoạt động nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày.

- Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được

Trả lời : Con đang ở thôn mấy, xóm con ở gọi là xóm gì?

- Kể tên một số cảnh đẹp ở quê hương nơi con đang sống?

Nêu tên hoạt động mà người dân thôn xóm em

(27)

*GDMTBĐ

- Đường bờ biển dài, bãi tắm đẹp người dân có thể phát triển nghề gì?

- Khi phát triển du lịch và khai thác hải sản người dân cần làm gì để bảo vệ môi trường ?

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Để quê em càng giàu đẹp hơn em phải làm gì?

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài và xem trước bài sau.

ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có biển, đảo,đồng bằng, trung du, đồi

núi, biên giới.. .Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km, với nhiều bãi tắm đẹp: Trà Cổ, Bãi Cháy..

- Phát triển du lịch, đánh bắt hải sản.

- Không vứt rác ra môi trường va ra biển, không sử dụng các phương tiện khai thác tận diệt: kích điện, mìn...

- Em cần học tập thật tốt để sau này xây dựng quê hương...

thường làm.

Nghe bạn trả lời.

Nghe bạn trả lời

Nghe cô nhắc nhở.

--- ĐẠO ĐỨC

Quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng xóm giềng.

2. Kĩ năng:

Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

3. Thái độ

Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến “ tình làng, nghĩa xóm”.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

- Các phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút. Đóng vai.

(28)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên:Tranh minh họa, bài tập Đạo đức.

2. Học sinh: Bài tập Đạo đức.

(29)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách xử lí tình huống sau :

+ Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn ?

+ Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

2. Dạy ài mới ( 30’ ) a) Giới thiệu bài ( 1’ )

Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết như thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

b) Các hoạt động chính ( 29’ )

* Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em.

- Giáo viên kể chuyện cho học sinh cả lớp nghe.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh.

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc lại câu chuyện.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đàm thoại theo các câu hỏi:

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ ?

+Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?

+ Vì sao mẹ của Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?

+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?

+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?

Hoạt động của học sinh

a) Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối.

b) Em sẽ xung phong giúp các bạn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi đầu bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe giáo viên kể chuyện.

- Học sinh quan sát tranh.

- 2 học sinh đọc lại câu chuyện.

- Học sinh trả lời nhiêu ý kiến.

+Bé Viên, chị Thuỷ, mẹ của bé Viên.

+ Vì bé Viên còn nhỏ mà không ai trông nom.

+Làm chong chóng, dạy chữ.

+Vì Thuỷ trông giúp bé Viên.

+Cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

- Học sinh trả lời.

(30)

- Giáo viên kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.

* Hoạt động 2: Đặt tên tranh

- Giáo viên chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe góp ý kiến.

- Giáo viên kết luận : Về nội dung từng bức tranh, khẳng định từng việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến làng xóm láng giềng.

* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến

- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.

a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.

b) Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.

c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.

d)Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.

- Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.

- Giáo viên kết luận :Các ý a, c, d là đúng Ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh chia nhóm và nhận tranh, quan sát tranh.

- Học sinh thảo luận nhóm.

-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chia nhóm và thảo luận nhóm theo yêu cầu.

-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.

a)Tán thành.

b) Không tán thành.

c) Tán thành d) Tán thành

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

(31)

láng giềng.

3. Củng cố, dặn dò ( 3’ )

-Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ. . . và vẽ tranh về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Học sinh lắng nghe.

--- Ngày soạn: Thứ ba, ngày 08 tháng 12 năm 2020 Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020

TOÁN

Tiết 70 : Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( tiếp theo) I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a. Kiến thức

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

b. Kĩ năng

- Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 4.

c. Thái độ

- Giáo dục HS thích học toán.

2.Mục tiêu riêng cho học sinh KT

-Biết đọc, viết các số có một, hai chữ số trong phạm vi 50. Đọc, viết được một vài phép tính đơn giản trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: 8 miếng bìa hình tam giác - HS: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Nam 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1, 3 - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. HDHS thực hiện phép chia 78 : 4 ( 12 p)

- GV ghi bảng: 78 : 4

- Gọi HS lên thực hiện chia

78| 4 - 7 chia 4 được 1, viết 1 4 19 1 nhân 4=4, 7 trừ 4 bằng 3.

- 3 HS lên bảng làm

- Lắng nghe

- 1 HS lên bảng thực hiện - Nhận xét

Quan sát

Nghe giới thiệu

Quan sát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

Kể được tên một số hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tham gia - Biết yêu quý bạn bè trong lớp, trong trường.. II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Biết kể tên một số hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. Kể được một số tầm quan trọng của các hoạt động đó. - Biết yêu quý bạn bè, mọi người trong thôn, xóm.

Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.. * Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động

Tìm ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời : - Người chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm vẫn tin vào thắng lợi của cách mạng, vui sống để tiếp tục chiến đấu ( như Bác Hồ

Đọc SGK, quan sát các hình ảnh và nêu tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Gà ri

- Trình bày vấn đề là một hoạt động phổ biến trong cuộc sống nhằm mục đích bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ và thuyết phục người nghe, người đọc đồng tình với quan điểm

Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi;