• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề học sinh giỏi Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Phùng Khắc Khoan – Hà Nội

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề học sinh giỏi Lịch sử 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Phùng Khắc Khoan – Hà Nội"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi môn Lịch sử Lớp 11 Trang 1/ 1 trang SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN - THẠCH THẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI 10, 11

NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang)

Số báo danh:... Họ và tên ...

Câu 1 (5 điểm):

Vì sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản thoát khỏi số phận là một nước thuộc địa, nửa thuộc địa còn Việt Nam và Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa, nửa thuộc địa?

Câu 2 (3 điểm):

Phân tích nguyên nhân, kết cục của chiến tranh Thế giới thứ Nhất? Chiến sự chính của Chiến tranh thế giới thứ Nhất diễn ra ở đâu?

Câu 3 (5 điểm):

Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX? Cách mạng Việt Nam đã học tập được những gì từ cuộc CM Tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 4 (3 điểm):

Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929- 1933? Tại sao các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Ý, Nhật lại lựa chọn các con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau.

Câu 5 (4 điểm):

Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ Hai? Mỹ có cần thiết phải ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản để kết thúc chiến tranh không? Tại sao?

--- HẾT ---

(Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN

- THẠCH THẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI 10, 11

NĂM HỌC 2022-2023 ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian làm bài 150 phút

1. Vì sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản thoát khỏi số phận là một nước thuộc địa, nửa thuộc địa còn Việt Nam và Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa, nửa thuộc địa?

5,0

Vì ở Nhật Bản năm 1868 Minh Trị Duy Tân đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.

0,25

Nội dung cải cách của Minh Trị Duy Tân 1868:

- Về chính trị: Chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới tổ chức theo kiểu phương Tây, …

0,5

- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ thống nhất thị trường và tiền tệ; cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, …

0,5

- Về giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc; coi giáo dục là chìa khóa khóa cho sự phát triển, nội dung khoa học kỹ thuật được tăng cường giảng dạy, cho học sinh đi du học ở phương Tây.

0,5

- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, sản xuất vũ khí đóng tàu nhờ các chuyên gia phương Tây giúp đỡ

0,5

=> Kết quả, ý nghĩa: Minh Trị Duy Tân đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận là một nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành một nước đế quốc.

0,5

Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. 0,25 Nguyên nhân cải cách ở Nhật Bản thành công:

- Dưới thời chế độ Mạc Phủ, nhân dân Nhật Bản sống lầm than khổ cực vì vậy họ muốn thay đổi

0,5

- Minh Trị Thiên Hoàng có đầu óc duy tân, thực hiện chính sách cải cách phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội nguyện vọng của nhân dân đặc biệt là được sự ủng hộ của tầng lớp Đai-mi-ô và Samurai.

0,5

Còn ở Trung Quốc và Việt Nam cải cách thất bại vì:

- Ở Trung Quốc lưụ lượng phong kiến bảo thủ (phe của Từ Hy Thái Hậu) còn mạnh đã phá hoại cuộc cải cách duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khai Siêu.

0,5

- Ở Việt Nam, lực lượng bảo thủ của quan lại Triều Nguyễn đã ngăn cản Vua Tự Đức, từ chối những đề nghị cải cách của nhóm Duy Tân đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ.

0,5

2. Phân tích nguyên nhân, kết cục của chiến tranh Thế giới thứ Nhất? Chiến sự chính diễn ra ở đâu?

3,0 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

(3)

Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đồng đều của các nước đế quốc làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc. Anh, Pháp có thuộc địa rộng lớn nhưng kinh tế lạc hậu còn Mỹ, Đức, Nhật thuộc địa ít nhưng kinh tế phát triển mạnh.

0,5

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa sâu sắc dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều nơi: chiến tranh Trung- Nhật (1894- 1895), chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899-1902), chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905).

0,5

Nguyên nhân trực tiếp:

- Hai khối quân sự đối lập: phe Liên minh và phe Hiệp ước được thành lập -> chạy đua vũ trang, tích cực chuẩn bị chiến tranh.

0,5

- Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi -> phe Liên minh chớp cơ hội này để phát động chiến tranh.

0,5

Kết cục:

- Hơn 10 triệu người chết, 20 người bị thương, …, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

- Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới biến đổi căn bản: ra đời và thành lập của nhà nước Xô Viết XHCN, đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.

0,75

Chiến sự chính diễn ra ở mặt trận phía Đông và mặt trận phía Tây ở châu Âu. 0,25 3. Tại sao nói: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại thế kỷ XX? Cách mạng Việt Nam đã học tập được những gì từ cuộc CM Tháng Mười Nga năm 1917?

5,0

Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đưa đến việc thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nước Nga nói riêng và thế giới nói chung:

0,5

- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa.

0,5

- Sự ra đời của nhà nước XHCN đã đưa nhân dân lên nắm quyền với mục đích cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con người thoát khỏi xiềng xích làm chủ đất nước và vận mệnh của mịnh, xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho người lao động.

1

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới, cũng như phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

0,5

- Mở ra một kỉ nguyên mới, làm thay đổi vận mệnh của đất nước và số phận hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng

0,5

Cách mạng Việt Nam đã học tập CM tháng Mười Nga năm 1917: tập hợp lực lượng, xác định giai cấp lãnh đạo và phương pháp đấu tranh.

0,5

- Tập hợp lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân, … 0,25

(4)

- Giai cấp lãnh đạo là Đảng cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp vô sản 0,25 - Phương pháp đấu tranh từ thấp đến cao: mít-ting, biểu tình, bãi công, khởi nghĩa

vũ trang

0,25

 Cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp 1946-1954, kháng chiến chống Mỹ 1954-1975

0,75

4. Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933? Tại sao các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Ý, Nhật lại lựa chọn các con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau.

3,0

Trong những năm 1924- 1929, các nước tư bản, đặc biệt là nước Mĩ có ổn định trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, dẫn đến tình trạng cung vượt quá xa cầu. Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.

1,0

Các nước Anh – Pháp – Mĩ, là những nước có chính quyền bộ maý nhà nước còn tương đối mạnh và có hệ thống thị trường thuộc địa rộng lớn, được hưởng lợi từ hệ thống Vecxai – oa sinh tơn. Bên trong họ tiến hành nhiều cải cách kinh tế, đổi mới quản lý sản xuất, nới lỏng một số quyền tự do, xoa dịu mâu thuãn xã hội, bên ngoài vơ vét bóc lột các thuộc địa để tăng cường nguồn lực góp phần vào việc giải quyết khủng hoảng kinh tế

1,0

Các nước Đức – Ý – Nhật, do có bộ máy nhà nước không đủ mạnh đặc biệt là không có hệ thống thuộc địa rộng lớn, bất mãn với hệ thống Vecxai – oa sinh tơn.(Nhật Bản bộ máy nhà nước còn mạnh nhưng không có hệ thống thuộc địa rộng lớn, Đức thì chính quyền nhà nước không đủ mạnh, không có thị trường. Đặc điểm chung nhất của Đức,ý, Nhật là không có thị trường và bất mãn với hệ thống Vecxai – oa sinh tơn) Bên trong họ tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước, bóc lột nhân dân, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, kích động tư tưởng trả thù và truyền thống hiếu chiến, bên ngoài phát động chiến tranh đòi xóa bỏ hệ thống Vecxai – oa sinh tơn, phân chia lại thị trường thế giới.

1,0

5. Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh Thế giới thứ Hai? Mỹ có cần thiết phải ném bom nguyên tử xuống Nhật để kết thúc chiến tranh không? Tại sao?

4,0

Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Châu Âu trở thành chiến trường chính. Từ tháng 9- 1939 đến giữa 1941 phe Trục đã thống trị phần lớn Châu Âu. Từ tháng 6-1941 đến tháng 6-1944, chiến tranh lan rộng khắp thế giới, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc và đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu và phát xít Nhật ở Châu Á.

0,5

(5)

Với cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva (cuối 1941) đã làm cho phát xít Đức - lực lượng đầu sỏ của phe Trục bị thất baị nặng nề đầu tiên. Hồng quân Liên Xô làm thất bại chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức. ...

0,25

Liên Xô cùng với Anh, Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942, 26 quốc gia đứng đầu là ba cường quốc Mỹ, Liên Xô, Anh ký bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc, thành lập Khối đồng minh chống phát xít....

0,25

Từ tháng 11-1942 đến 6-1944, phe Đồng minh phản công. Chiến thắng Xtalingrat (2-1943) của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của chiến tranh thế giới: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh. Kể từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp mặt trận. ....

0,75

Với chiến dịch Bê-lô-rut-xi-a (từ 6/1944 đến 8/1944), Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ Xô Viết, sau đó giải phóng các nước Đông Âu…..

0,5

Từ tháng 2-1945, Liên Xô cùng quân Anh- Mỹ tạo thành hai gọng kìm bao vây tiêu diệt phát xít Đức. Hồng quân Liên Xô đã trực tiếp đánh bại phát xít Đức tại thủ đô Bec-lin vào ngày 30/4/1945.

0,5

Sau đó, từ ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu -Trung Quốc, góp phần quan trọng trong việc đánh bại phát xít Nhật. ...

0,25

Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử để kết thúc sớm chiến tranh. Vì Phát xít Ý đã sụp đổ ở Châu Phi trong khi đó Phát xít Đức đã sụp đổ ở châu Âu và Phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện ở Châu Á. Mỹ ném bom nguyên tử để phô trương sức mạnh quân sự với thế giới và muốn cướp công của Liên Xô.

1,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình có bốn nghiệm thực phân biệt... LƯU

Write complete sentences using the words/ phrases given in their correct forms.. You can add some more if necessary , but you have to use all the

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn

Câu 1(4 điểm): Hiện nay, một số học sinh có thói quen lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ đặc biệt là điện thoại thông minh, máy tính bảng,

Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực

Đây chính là mấu chốt của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope Ratio - Tỉ lệ đồng vị carbon) - một xét nghiệm với mục đích xác định xem vận động viên có sử dụng

Giả sử bóng chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với xà ngang, bóng được coi như một chất điểm và bỏ qua sức cản không khí.. Xà

a) Cellulose là thành phần chính của màng tế bào thực vật, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucose liên kết với nhau bằng liên kết  1,4 glycoside. b)