• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 89 SGK Sinh học 10: Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở chỗ nào?

Lời giải:

Đặc điểm VSV quang tự dưỡng VSV hóa dị dưỡng

Nguồn năng lượng Ánh sáng Chất hữu cơ

Nguồn cacbon CO2 Chất hữu cơ

Tính chất quá trình Đồng hóa (Tổng hợp) Dị hóa (Phân giải)

Câu hỏi ▼ trang 89 SGK Sinh học 10: Hãy lấy ví dụ về vi sinh vật cho từng loại hô hấp mà em biết.

Lời giải:

- Hô hấp hiếu khí: Vi khuẩn lam, tảo…

- Hô hấp kị khí: Vi khuẩn lactic, vi khuẩn phản nitrat hóa, nấm men…

(2)

Bài tập cuối bài

Câu 1 trang 91 SGK Sinh học 10: Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển.

Lời giải:

Vi sinh vật có mặt ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên với hệ sinh thái rất đa dạng:

- Trong đất: vi khuẩn cố định nitơ, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh…

- Trong nước: tảo, vi khuẩn tả, vi khuẩn suối nước nóng…

- Trong không khí: virut cúm, virut sởi…

- Trên cơ thể sinh vật khác: vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lao…

(3)

Câu 2 trang 91 SGK Sinh học 10: Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiều dinh dưỡng của vi sinh vật.

Lời giải:

Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu:

Kiểu dinh

dưỡng Nguồn năng

lượng Nguồn cacbon

chủ yếu Ví dụ

Quang tự

dưỡng Ánh sáng CO2

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục

Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh

Quang dị

dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp

(4)

Câu 3 trang 91 SGK Sinh học 10: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

(NH4)3PO4 – 1,5 ; KH2PO4 – 1,0 ; MgSO4 – 0,2 ; CaCl2 – 0,1 ; NaCl – 5,0.

a) Môi trường trên là loại môi trường gì?

b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?

c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?

Lời giải:

Môi trường trên là môi trường tổng hợp, môi trường này chỉ thích hợp với một số loài vi sinh vật có khả năng quang hợp.

b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này thuộc kiểu quang tự dưỡng.

c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là (NH4)3PO4.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái

Trả lời câu hỏi 4 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 84 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thành phần cấu tạo và cơ chế điều hòa quá trình chuyển

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 125 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 134 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào.. Nêu

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Môi trường tự nhiên: Trong tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng... Môi trường phòng thí

- Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit tạo thành đường đơn, sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp

+ Hàm lượng oxygen hòa tan trong nước biến động theo ngày đêm do hoạt động quang hợp của thủy sinh thực vật (làm tăng O 2 ) và hô hấp của thủy sinh vật (làm giảm O 2